Cùng học nấu ăn! (3 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Cuối tuần rảnh rỗi chị em thử làm món này xem nhé:


SUSHi:

Tỷ lệ dấm trộn
Dấm Nhật : 1kg
Đường : 0.7kg
Muối : 0.18kg

Tỷ lệ thành phần nguyên liệu nấu cơm
Gạo nhật : 1 kg và vo sạch à để ráo (Gạo Nhật bán rất nhiều nơi, trong chợ cũng có)
Nước sạch : 1.2kg
Dùng 1kg gạo Nhật đã vo sạch và để ráo nấu với 1.2kg nước tới chín

Tỷ lệ trộn cơm và dấm
Lượng cơm nấu từ 1kg gạo
Dấm trộn : 0.25kg

Khi cơm chín và múc cơm từ nồi còn nóng ra thau, cho dấm trộn vào và đảo đều và quạt cho nguội, thỉnh thoảng đảo qua lại đảm bảo cơm và dấm quyện đều, không ướt, không nát, không khô, vị chua dịu
Quy cách nhân sushi
Tôm rảo
: vừa vừa dùng que xiên theo bụng của tôm để tôm không bị cong bóc hết phần vỏ lưng, để lại phần vỏ đuôi để tạo dáng
Lá rong biển nori: cắt 1/5 lá (vì chỉ dùng 4/5 lá thôi) theo chiều dọc
Thanh cua: rã đông à cắt đôi miếng thanh cua theo chiều dài à 2 miếng
Dưa chuột: chọn và thái mỏng
Trứng tráng nhiều lớp: và thái từng miếng
Xà lách: rửa sạch và cắt đôi theo chiều dọc à 2 miếng dài

Cách làm sushi lươn:

Nguyên liệu Cơm trộn dấm, lá rong biển, lươn:
Đặt lá rong biển ngay ngắn,
- đặt lá rong biển ngay ngắn
- dàn đều lớp cơm ra 3/4 lá tính từ mép trong
- đặt miếng lươn từ mép trong theo chiều dọc
- cuốn đều tay tới khi cơm và lá rong biển cuộn tròn đều à nắn thuôn
- cắt thành 6 – 7 miếng đều nhau theo chiều dọc

Sushi trứng, thanh cua:
Nguyên liệu:
- cơm trộn dấm: 0.18kg
- lá rong biển: 1 lá
- thanh cua: 2 miếng
- dưa chuột: 1 miếng
- trứng tráng: 1 miếng
- xà lách: 2 miếng
Cách làm:
- đặt lá rong biển ngay ngắn
- dàn đều lớp cơm từ ¼ mép trong lá rong biển, phủ đều ra khỏi mép ngoài lá rong biển tương đương với phần lá mép trong chưa được phủ
- lật ngược lại
- đặt lần lượt các loại nhân theo chiều dài
- cuốn đều tay và phủ trứng tôm ra ngoài lớp cơm cuộn
- cắt thành 8 miếng theo chiều dọc

Untitled7_zpsf030a0af.png
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cuối tuần em hay làm món cơm chiên dương châu, mà hỏng biết có phải dương châu hông!
Tối tranh thủ nấu cơm, đừng nấu nhão nhé! Để nguội, sáng hôm sau bóp/xới tơi cơm ra.
Cà rốt, đậu côve, xúc xích, chả,....thái hạt lựu! Cho dầu vào chảo nóng, phi hành mỡ, cho đậu côve và cà rốt vào đảo/xào sơ, sau đó đổ hỗn hợp trên vào đảo/xào trên chảo nóng. Sau đó nhắc xuống đổ ra đĩa.
Dùng chảo đó tiếp tục cho một ít mỡ (nếu thích thơm hơn có thể dùng bơ/magarin/shortening, không nên dùng dầu vì khi dùng dầu chiên cơm, lát sau cơm sẽ ướt, không ráo, mà cơm chiên phải khô/ráo tí mới ngon......hihi) và phi hành sau đó cho cơm vào chảo, đảo đều (tùy người thích ăn cơm vừa hay giòn.....nếu thích giòn thì để lâu hơn....).
Sau đó dùng trứng (nếu muốn trứng không có mùi tanh thì có thể đập trứng ra trước, cho một tí lá hành ngò và tiêu, 1 ít nước mắm cho vào trứng đánh đều) đổ vào chảo (nhớ là không nên đổ trực tiếp vào cơm mà cho vào giữa chảo, khuấy nhanh tay rồi trộn cơm vào, khoảng 3 - 5 phút, thấy trứng đã chín thì cho hỗn hợp trên vào, đảo đều.
Sau đó nêm nếm thêm một chút gia vị cho vừa ăn và tắt bếp, rắc một ít ngò rí vào cho thơm!!!!!!!!
Nếu trình bày trên đĩa thì cho vài lá xà lách xung quanh, sắp đều cà chua và dưa leo ở trên, cho cơm vào giữa đĩa và rắc vài cọng ngò lên...........(thế là có món "Đưa tay anh hái cọng ngò, thương em đứt ruột giả đò ngó lơ........)
 
Cuối tuần em hay làm món cơm chiên dương châu, mà hỏng biết có phải dương châu hông!
Tối tranh thủ nấu cơm, đừng nấu nhão nhé! Để nguội, sáng hôm sau bóp/xới tơi cơm ra.
Cà rốt, đậu côve, xúc xích, chả,....thái hạt lựu! Cho dầu vào chảo nóng, phi hành mỡ, cho đậu côve và cà rốt vào đảo/xào sơ, sau đó đổ hỗn hợp trên vào đảo/xào trên chảo nóng. Sau đó nhắc xuống đổ ra đĩa.
Dùng chảo đó tiếp tục cho một ít mỡ (nếu thích thơm hơn có thể dùng bơ/magarin/shortening, không nên dùng dầu vì khi dùng dầu chiên cơm, lát sau cơm sẽ ướt, không ráo, mà cơm chiên phải khô/ráo tí mới ngon......hihi) và phi hành sau đó cho cơm vào chảo, đảo đều (tùy người thích ăn cơm vừa hay giòn.....nếu thích giòn thì để lâu hơn....).
Sau đó dùng trứng (nếu muốn trứng không có mùi tanh thì có thể đập trứng ra trước, cho một tí lá hành ngò và tiêu, 1 ít nước mắm cho vào trứng đánh đều) đổ vào chảo (nhớ là không nên đổ trực tiếp vào cơm mà cho vào giữa chảo, khuấy nhanh tay rồi trộn cơm vào, khoảng 3 - 5 phút, thấy trứng đã chín thì cho hỗn hợp trên vào, đảo đều.
Sau đó nêm nếm thêm một chút gia vị cho vừa ăn và tắt bếp, rắc một ít ngò rí vào cho thơm!!!!!!!!
Nếu trình bày trên đĩa thì cho vài lá xà lách xung quanh, sắp đều cà chua và dưa leo ở trên, cho cơm vào giữa đĩa và rắc vài cọng ngò lên...........(thế là có món "Đưa tay anh hái cọng ngò, thương em đứt ruột giả đò ngó lơ........)

Muốn cơm chiên được ngon, sau khi nấu cơm, để nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh để qua đêm.

Ngoài ra, mình thường chiên trứng trước (cho dầu ăn vào chảo, đập trứng vào, và đảo đều, cho ra đĩa), sau đó cho các nguyên liệu khác vào. Khi nào cơm gần được thì cho trứng vào rồi nêm gia vị.

Các bạn thay món xúc xích bằng giò lụa thử xem, cũng ngon ra trò đấy

@Xuân: Hôm nào mời bạn ăn sushi đi, trông ngon quá cơ hi hi
 
Làm xong món này vui lòng tiếp thêm món sashimi

Làm món ruốc nấm hương trước anh nhé.

Hôm nay mình làm món ruốc nấm hương.

Chân nấm khô mua về, có thể luộc, hoặc ngâm nước, nếu là ngâm nước nguội thì 1 ngày, nếu là ngâm nước nóng thì 1-2 tiếng đồng hồ...
Sau khi ngâm nước, rửa sạch, để ráo, xay ra, ướp mắm muối, bột ngọt rồi rang khô, có màu vàng vàng là được.
Món này ăn với xôi hoặc cơm rất ngon.
Sản phẩm của mình đây:

IMG_2130.jpg
 
đúng rồi, bột của củ bình tinh này làm miếng rất ngon!

ở miền nam thì cây dong là cây có lá để nấu bánh chưng:

250px-the_dong_leaf.jpg


còn cây bình tinh thì cũng giống như vậy nhưng lá nhỏ hơn nhiều, nó hao hao giống cây gừng vậy!

huynhtinh-maranta.jpg


củ bình tinh lột hết vỏ:

5178097059_8d2225b060.jpg
lá dong để gói bánh chưng khác hoàn toàn anh nghĩa à.cây lá dong gói bánh thường không có củ. Hôm nào xuống biên hòa em ra vườn nhổ tặng anh 1 cây nhé
 
nguyencanh ui,
sao tixiu nghe đồn phở lý quốc sư hà nội ngon lắm mà, ở biên hòa cũng có phở lý quốc sư, lúc nào cũng đông đen khách, nói thật là cũng ngon nhưng mà thấy làm cũng tạm chứ chưa được sạch sẽ cho lắm!!!!!!!
biên hòa phở ngon nhất chính là "phở diện" các đầu bếp chính gốc nam định. đảm bảo vệ sinh. Toàn xe của các cớm vào ăn không hà. Nhưng giá cũng được. 50k 1 tô. đảm bảo cỡ bác ếch xanh thì ăn mới hết
 
lá dong để gói bánh chưng khác hoàn toàn anh nghĩa à.cây lá dong gói bánh thường không có củ. Hôm nào xuống biên hòa em ra vườn nhổ tặng anh 1 cây nhé


5178097059_8d2225b060.jpg


Theo em biết thì lá dong gói bánh chưng củ hong ăn được, củ trong hình minh hoạ ở quê em gọi là củ chuối, lá mềm chứ ko cứng như lá dong, có hoa màu đỏ mật rất ngọt @@
 
Theo em biết thì lá dong gói bánh chưng củ hong ăn được, củ trong hình minh hoạ ở quê em gọi là củ chuối, lá mềm chứ ko cứng như lá dong, có hoa màu đỏ mật rất ngọt @@

Trời ơi, củ đó là củ bình tinh! Củ chuối mà em nói là củ khác trời ạ!

Cây chuối em nói:

C%C3%82Y%20HOA%20CHU%E1%BB%90I%20RONG%20RI%E1%BB%80NG%2035K.jpg


Nó có nhiều màu hoa lắm, và nó còn có tên là cây dong riềng gì đó, nhưng phía Nam gọi là cây hoa chuối.

Canna-arrow-root.jpg



Nhưng cây riềng, củ riềng (cái củ ăn chung với thịt chó đấy) nó có hình dáng như sau:

1307066559_c%C3%A2y_ri%E1%BB%81ng.jpg


Và củ của nó:

5892091817712.jpg

 
Lần chỉnh sửa cuối:
Trời ơi, củ đó là củ bình tinh! Củ chuối mà em nói là củ khác trời ạ!

Thì đúng là em nói lá cây bình tinh ( chuối) ko phải dùng để gói bánh chưng mà lá dong gói bánh chưng là lá riềng đúng ko nè :D

Hình minh họa:

Cây chuối: lá mềm èo

Canna-arrow-root.jpg

Cây riềng lá cứng ngắc

1307066559_cây_riềng.jpg
 
Thì đúng là em nói lá cây bình tinh (chuối) ko phải dùng để gói bánh chưng mà lá dong gói bánh chưng là lá riềng đúng ko nè :D
Tôi chưa thấy tận mắt cây nào, nhưng theo tôi biết thì dong (gói bánh chưng) là dong, riềng (nấu thịt cầy) là riềng.

Cây dong riềng thì hình như là lá giống lá dong, củ giống củ riềng, nhưng là loại thứ 3.

Củ "bình tinh" tôi nghe có người gọi là dong riềng, cái này thì không chắc lắm.

Bổ sung:
Tra trên mạng thì dong riềng ở địa phương khác nhau được gọi cho 2 loại củ khác nhau, trong đó có 1 loại là "củ bình tinh"
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Trời ơi, củ đó là củ bình tinh! Củ chuối mà em nói là củ khác trời ạ!

Cây chuối em nói:

C%C3%82Y%20HOA%20CHU%E1%BB%90I%20RONG%20RI%E1%BB%80NG%2035K.jpg


Nó có nhiều màu hoa lắm, và nó còn có tên là cây dong riềng gì đó, nhưng phía Nam gọi là cây hoa chuối.

Canna-arrow-root.jpg



Nhưng cây riềng, củ riềng (cái củ ăn chung với thịt chó đấy) nó có hình dáng như sau:

1307066559_c%C3%A2y_ri%E1%BB%81ng.jpg


Và củ của nó:

5892091817712.jpg

Anh nghĩa là dân thành thị rồi, em chưa thấy lá của mấy loại nay gói bánh bao giờ
 
Anh nghĩa là dân thành thị rồi, em chưa thấy lá của mấy loại nay gói bánh bao giờ

"Quê em" thì có gói bánh rồi chỉ trừ mỗi loại cây dong riềng, lá có viền tia tía kia thì chưa gói bao giờ.
Cây dong riềng trổ hoa, bọn em thường vặt hoa, hút nước ở trong hoa đó, ngọt ngọt, thơm thơm!
 
Anh nghĩa là dân thành thị rồi, em chưa thấy lá của mấy loại nay gói bánh bao giờ

Trời ơi, ai nói đó là cây DONG hồi nào đâu! Tôi nói đó là cây củ chuối mà! CÂY DONG GÓI BÁNH CHƯNG tôi đã gửi hình ở bài trước rồi mà!

Đúng rồi, bột của củ bình tinh này làm miếng rất ngon!

Ở miền Nam thì CÂY DONG là cây có lá để nấu bánh chưng:

250px-The_dong_leaf.jpg

Cũng nói thêm, ở miền Nam thì gọi tên rất xác định, DONG là DONG, RIÊNG là RIỀNG, không có vụ DONG RIỀNG để chung như cách gọi của miền Bắc cả, như thế thì chả biết cây nào cây nào cả!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Trời ơi, ai nói đó là cây DONG hồi nào đâu! Tôi nói đó là cây củ chuối mà! CÂY DONG GÓI BÁNH CHƯNG tôi đã gửi hình ở bài trước rồi mà!



Cũng nói thêm, ở miền Nam thì gọi tên rất xác định, DONG là DONG, RIÊNG là RIỀNG, không có vụ DONG RIỀNG để chung như cách gọi của miền Bắc cả, như thế thì chả biết cây nào cây nào cả!


Chỉ là tên gọi thôi mà anh, mỗi miền có cách gọi khác nhau, người miền Bắc gọi theo kiểu miền Bắc thì người Nam sẽ khó hiểu và ngược lại.

do vậy, biết thêm cách gọi mỗi miền là điều tốt, để mà khi nói chuyện giữa hai miền khói có kiểu: "ông nói gà, bà nói vịt".
 
Chỉ là tên gọi thôi mà anh, mỗi miền có cách gọi khác nhau, người miền Bắc gọi theo kiểu miền Bắc thì người Nam sẽ khó hiểu và ngược lại.

do vậy, biết thêm cách gọi mỗi miền để mà khi nói chuyện giữa hai miền khói có kiểu: "ông nói gà, bà nói vịt".

Chính xác là mỗi miền có tên gọi khác nhau, nên khi đưa ra nguyên liệu nấu ăn cần được hiểu cho đúng --> nguy hiểm lắm.

Ps: vì dụ về sự khác biệt trong dùng từ (không liên quan đến món ăn) là ở miền bắc gọi là Gái còn trong nam gọi là "ẻm" --=0
 
Sao tuần này hỏng thấy món nào vậy ta???????
 
Súp tôm bắp
Tôm đã lột vỏ, rửa sạch, băm nhỏ, ướp với nước mắm ngon. (muốn ngon hơn thì dùng Cua, chỉ lấy thịt Cua thui)
Phi dầu với hành tỏi băm cho thơm, cho tôm vào đảo đều, thêm nước vào đun sôi (dùng nước luộc nấu từ xương gà hoặc xương lợn thì ngon hơn). Nêm bột/hạt nêm, sau đó bỏ bắp đã mài nhỏ (hoặc khui hộp bắp từ trái/quả bắp tươi bỏ vào) đợi nước sôi lại, từ từ cho bột ngô đã hòa tan trong nước lạnh vào, khuấy hơi sánh lại.
Múc súp ra bát, rắc rau mùi/ngò, tiêu lên trên, món này dùng nóng rất ngon!
Đơn giản và rất dễ làm!!!!!!!!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cuối tuần làm món thịt bò nướng và thưởng thức chút rượu vang để ngất ngây ngày thứ Bảy.

1.Đồ nhậu: Thịt bò nướng:


Mua thịt bò diềm thăn hoặc thịt bò thăn (số lượng phù hợp với khẩu phần ăn của từng người)
Thái miếng vuông hoặc hình chữ nhật có độ dày 1cm.

Ướp dầu mè, dầu vừng, 1 chút tỏi, 1 chút hạt tiêu, thêm gia vị vừa đủ.
Ướp 15 phút, xếp lên vỉ nướng, khi xếp, ép chặt vỉ nướng vào miếng thịt để khi nướng sẽ tạo hình ô vuông trên miếng thịt nhìn đẹp mắt hơn. Trong trường hợp không thích thái miếng dày có thể thái miếng mỏng và khi nướng không tạo hình trên miếng thịt.

Lật vỉ liên tục tránh bị cháy 1 mặt mà không chín bên trong.
Thịt bò thông thường nướng tái, khi trên miếng thịt có nước màu đỏ nổi lên bề mặt, để khoảng 2 phút có thể bỏ ra. Nếu ai không ăn được tái có thể nướng kỹ hơn.

Sản phẩm sau khi nướng:

anh7-1_zpsca41a900.jpg


Thêm chút rượu vang:
Vang là loại rượu được lên men từ trái cây (chủ yếu là nho) và không qua chưng cất. Nồng độ cồn của rượu vang dao động 8-18%. Màu của rượu vang được quyết định bởi màu của vỏ nho trong quá trình lên men, nho trắng tạo thành vang trắng & nho đỏ tạo thành vang đỏ.

vang_zps462c16d7.png


Kiểm tra chai rượu và thử rượu thật hay dỏm:
1. Quan sát bằng mắt – đặc biệt quan sát rượu xung quanh thành ly
2. Lắc rượu xoay quanh để quan sát độ sánh và quậy mùi thơm của rượu .
3. Ngửi rượu
4. Nhấp một ngụm rượu – nhưng không nuốt ngay
Dư vị của rượu vang thật Phải có đủ Độ ngọt ,Độ chua, Độ đậm, Độ chát .

UỐNG RƯỢU VANG

  • Uống lạnh: đa số các loại vang trắng và vang đỏ
  • Uống không lạnh: vang đỏ
  • Rượu vang đỏ ăn cùng với các loại thịt như: thịt bò, thịt lơn, ...
  • Rượu vang trắng ăn cùng với hải sản: tôm, cá, mực,.....
Thịt bò sẽ mua 1 chai vang đỏ, món này thưởng thức xong, ngon ngất ngây….
Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ và hạnh phúc!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom