Chia sẻ tâm tư, xả nỗi lòng

Liên hệ QC

befaint

|||||||||||||
Tham gia
6/1/11
Bài viết
14,365
Được thích
19,323
"Có miếng và không có tiếng" nên quyết định lập một cái thớt cho có tiếng 'mình là chủ thớt'.
Chia sẻ gì chia sẻ, 'chém gì thì chém' nhưng nhất định không vi phạm nội quy, không nặng lời với người khác nhé mọi người. Vui vẻ thôi.
--------------
Mình trước nhé. Cái này là khoe (chia sẻ ấy) :D
Mới làm xong cho 'cái nhà thông minh' hơn.

Tiếp tới mục đố: Tuổi thọ của con muỗi tối đa là bao lâu?

:) :)
 

File đính kèm

  • Hass.zip
    368.6 KB · Đọc: 239
Gì mà có người kêu đợi tui cả đời cho tới khi dẫn đi ăn bún là chịu tui, nay lại một lời hai đường.

PS: Thế có gọi là tâm sự hơm?
 
Gì mà có người kêu đợi tui cả đời cho tới khi dẫn đi ăn bún là chịu tui, nay lại một lời hai đường.

PS: Thế có gọi là tâm sự hơm?
Chờ đợi đi. Bún chưa ăn thì gạo còn đó. Mấy bà hay buôn dưa lê nói là có cty gì đó mới tuyển cô gì đó. Mà hình như cô ấy khoe là bắt đầu đi làm rồi. Khi có công ăn việc làm thì mới mời được, vì chả nhẽ chỉ mời đi nhìn và hít hà hương thơm?

Hy vọng đi. Hy vọng chết cuối cùng. Vì thế một khi con người còn sống thì hy vọng ắt còn sống.

Cũng góp ý cho cô nọ. Đã hứa Bún Bò Huế thì đừng quên. Cho dù người ta bỏ mình để về lại với nàng tiên liệm hồn hay cô hàng xóm sau rặng mùng tơi.
 
Chờ đợi đi. Bún chưa ăn thì gạo còn đó. Mấy bà hay buôn dưa lê nói là có cty gì đó mới tuyển cô gì đó. Mà hình như cô ấy khoe là bắt đầu đi làm rồi. Khi có công ăn việc làm thì mới mời được, vì chả nhẽ chỉ mời đi nhìn và hít hà hương thơm?

Hy vọng đi. Hy vọng chết cuối cùng. Vì thế một khi con người còn sống thì hy vọng ắt còn sống.

Cũng góp ý cho cô nọ. Đã hứa Bún Bò Huế thì đừng quên. Cho dù người ta bỏ mình để về lại với nàng tiên liệm hồn hay cô hàng xóm sau rặng mùng tơi.

Quá chuẩn anh! tâm sự lại là đêm khuya nó mới sâu lắng. Mà hôm nay anh không có tâm sự gì chăng.
 
Lúc chiều chợt nhìn thấy quán bún đậu mắm tôm...
Sao ai lại nghĩ ra món đó nhỉ? Không cần bún cũng được, đậu phụ rán + mắm tôm + rau kinh giới. Chẹp chẹp!!!

Đó, có món siêu "nặng mùi" rồi này. :D :D
 
Lúc chiều chợt nhìn thấy quán bún đậu mắm tôm...
Sao ai lại nghĩ ra món đó nhỉ? Không cần bún cũng được, đậu phụ rán + mắm tôm + rau kinh giới. Chẹp chẹp!!!

Đó, có món siêu "nặng mùi" rồi này. :D :D

Bún để độn thêm cho no bụng. Và để giảm bớt số mỡ dầu của đậu phụ rán.
Tôi có thể ăn 2 tô bún nhưng khó ăn hết 2 bìa đậu.

Người Nam hồi xưa không biết ăn mắm tôm. Về sau này mới có nhiều người học. Cũng như người Bắc hồi xưa không biết mắm nêm.

Ở trong Nam, cũng có người gọi mắm tôm là mắm tép chua. Món này đem gói với thịt ba rọi và cuốn bún thì hết xẩy.
 
tự xóa tự xóa.............

(cái phần tự xoá này, tôi dời lại ở thớt này )
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Vào những năm 1994 - 2002 khi Mạnh còn đang ở Hà Nội ...làm ca đêm đi canh gác đại sứ quán Úc ở lý thường kiệt và Ai cập ở ngã ba phan bội châu với lý thường kiệt ấy ....

vào mùa đông mưa phùn gió rét ... mấy con gà đêm ế khách nó ghé vô xin tí lửa ... hỏi hút thuốc à ... nó keo cháu kéo vía cái thằng cha nội kia chơi xong mà ế quá

Xong nó qua bên đường đốt tờ báo Nhân Dân lên hơ vào chim nó xong nó nhảy qua nhảy lại kéo vía thằng cha kia .... nặng vía làm nó ế khách
-0-0-0-$$$$@
 
Lúc chiều chợt nhìn thấy quán bún đậu mắm tôm...
Sao ai lại nghĩ ra món đó nhỉ? Không cần bún cũng được, đậu phụ rán + mắm tôm + rau kinh giới. Chẹp chẹp!!!
Đậu phụ rán thì không rủ tôi cũng bám theo, nhưng mắm tôm thì không. Đã chấm thì nước mắm ớt. Mà tôi nhớ không nhầm thì đậu phụ luộc + mắm tôm chứ chưa nghe đậu phụ rán + mắm tôm.
 
chứ chưa nghe đậu phụ rán + mắm tôm.
Bạn lạc hậu mất rồi; Thời bao cấp bồn bồn để cho heo ăn; giờ là đặc sản trong các nhà hàng sang đó nha!

Nói về mắm thì mỗi nơi có 1 vài loại. Nào là mắm tôm, mắm cáy, ba khía (cua làm mắm)
Nhưng xài những món này chỉ là những người tốt bụng; Kẻ xấu bụng nên tránh xa; Nếu không muốn chạy có cờ như Tào Tháo lúc thua trận
& rất không khuyến cáo với những người không tiêu thụ kèm được nước mắt của 'Ngọc trời'

[Rất cảm ơn chủ bài đăng đề ra chuyên mục này!]

Chúc các bạn vui vẻ nhân xuân về!
 
Bạn lạc hậu mất rồi;
Cái này đúng. Tôi từ lâu không ở Việt Nam nên lạc hậu rất nhiều.
Thời bao cấp bồn bồn để cho heo ăn; giờ là đặc sản trong các nhà hàng sang đó nha!
Tôi không biết bồn bồn là gì, không chắc miền Bắc có không. Nhưng hồi nhỏ sơ tán về quê (1965) thấy bà ngoại nấu cho lợn chỉ có cám + thân chuối thái nhỏ + bèo (không nhớ rõ, 53 năm rồi).

Dễ hiểu thôi. Ngay tôi bây giờ mà có về Việt Nam thì thịt, cá không màng vì hàng ngày ăn ngán tận cổ rồi. Về mà được ăn chả cá, đậu phụ, bát canh mồng tơi riêu cua, dưa cải là sướng rồi. Đặc sản mà.
 
Vào những năm 1994 - 2002 khi Mạnh còn đang ở Hà Nội ...làm ca đêm đi canh gác đại sứ quán Úc ở lý thường kiệt và Ai cập ở ngã ba phan bội châu với lý thường kiệt ấy ....

vào mùa đông mưa phùn gió rét ... mấy con gà đêm ế khách nó ghé vô xin tí lửa ... hỏi hút thuốc à ... nó keo cháu kéo vía cái thằng cha nội kia chơi xong mà ế quá

Xong nó qua bên đường đốt tờ báo Nhân Dân lên hơ vào chim nó xong nó nhảy qua nhảy lại kéo vía thằng cha kia .... nặng vía làm nó ế khách
-0-0-0-$$$$@
Cái thời 1994 em thì không biết canh gác vì mới lớp 2 hay lớp 3 gì đó, nhưng mà theo chúng bạn trong xóm đào dế cơm, hay tới mùa mì đi theo mót mì để kiếm cái ăn qua ngày.
 
Trước học kì I năm 1965 đó, Mĩ thả bom MB; Bọn nội trú như mình được Nhà nước fân ra 5 loại. & 2 loại cuối được giải tỏa khỏi nội trú, về gia đình.
Hồi đó trường mình học đóng gần Chùa Trầm.

Rất nhiều kĩ niệm ùa về, li tán bỡi chiến tranh, cơ cực vì cơm không đủ cho tuổi đang lớn,. . . . Nhưng rất vui & hồn nhiên, ngây thơ.
Có vài đồng lứa đã chớm iêu thương,. . . .
. . . .
 
...
Tôi không biết bồn bồn là gì, không chắc miền Bắc có không. Nhưng hồi nhỏ sơ tán về quê (1965) thấy bà ngoại nấu cho lợn chỉ có cám + thân chuối thái nhỏ + bèo (không nhớ rõ, 53 năm rồi).

Dễ hiểu thôi. Ngay tôi bây giờ mà có về Việt Nam thì thịt, cá không màng vì hàng ngày ăn ngán tận cổ rồi. Về mà được ăn chả cá, đậu phụ, bát canh mồng tơi riêu cua, dưa cải là sướng rồi. Đặc sản mà.

Bồn bồn là một loại cỏ mọc vùng nước nổi hoặc nước hơi lợ một chút. Lúc mới trổ bông/hoa thì lông rậm như bông lau. Lúc bông già thì lông bay hết, còn lại cái lõi nâu xì. Tiếng Anh gọi nó là cat tail. Gú từ từ khoá "typha" sẽ thấy.
Cỏ này mọc rất nhiều ở vùng đồng bằng nước ngập miền Tây Nam Bộ. Cọng gần gốc ăn được, tuy không ngon lắm. Ngừoi dân miền Nam, nhất là dân sống trên ghe thuyền, hay nhổ lên, tuốt lấy phần gần gốc ăn như rau độn. Thường thì ăn với mắm. Muối dưa cũng được, nhưng theo khẩu vị của tôi thì không ngon lắm.
Về sau này dân VN bày biện đủ loại món ăn "cầu kỳ", "đặc sản",... Món bồn bồn từ một giống cỏ giành cho dân nghèo mạt rệp nghiễm nhiên lên địa vị "nhà hàng mấy sao". Nghe nói ở Cà Mau có một huyện chuyên sống nghề cung cấp bồn bồn.

Tôi chưa thấy cỏ này ở miền Bắc. Nhưng những cái tôi chưa thấy không có nghĩa là không có. và có thể ở miền Bắc nó mang tên khác.

Riêu cua có một dạo hơi khó kiếm vì ruộng rẫy canh tác theo kỹ nghệ hoá khong còn cửa cho cua đồng sinh sản. Nhưng về sau này, do ảnh hưởng của bài hát "canh riêu cua đồng", thiên hạ lại ùn ùn gây giống này để thương mại.
Ngừoi Nam hầu hết không biết ăn canh cua ray đay hay mồng tơi. Kiếm được nơi dọn món canh rau đay cà pháo (cà muối hay cà mắm tôm đều tốt) cực đỏ con mắt.
 
Theo kinh nghiệm cho thấy những nick nào mà quá rảnh thì không lâu sẽ tự nhiên biến mất. Những nick nào chuyên về kiến thức excel thì dù có bận bao nhiêu cũng len lén nhè nhẹ mò vào GPE để đọc, để học, và để giúp chút chút.
 
Theo kinh nghiệm cho thấy những nick nào mà quá rảnh thì không lâu sẽ tự nhiên biến mất. Những nick nào chuyên về kiến thức excel thì dù có bận bao nhiêu cũng len lén nhè nhẹ mò vào GPE để đọc, để học, và để giúp chút chút.
Lâu quá không gặp em, nhưng không có nghĩa là không vào diễn đàn, mượn lời của em "có bận bao nhiêu cũng len lén nhè nhẹ mò vào GPE để đọc".
 
Ủa xả là món ăn được, lòng cũng là món ăn được. Thớt này nói chiện ăn uóng mờ.
Ních đâu có ăn được mà lôi vào đây!

(hình như người Nam cũng có khi dùng từ "ních" để nói chuyện ăn nhiều)
 
Web KT
Back
Top Bottom