Cùng học nấu ăn! (10 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

BỔ SUNG CẨM NANG NHÀ BẾP: (KINH NGHIỆM MÌNH ĐƯỢC MẸ HƯỚNG DẪN)

1.Khi luộc hoặc hầm thịt bò phải thái miếng to:


Thường các loại thịt khi nấu sẽ co lại, luộc ở nhiệt độ 70 độ C thì thịt bò co lại còn khoảng 50%, do vậy thái miếng to tránh việc sau khi chế biến xong thì miếng thịt còn quá nhỏ.

2.Hầm thịt bò cho thêm dấm ăn thì nhanh nhừ:
Bản chất của thịt bò là dai, trong môi trường axit nhiệt độ cao có thể làm nhanh mềm thịt hơn.

3.Khi làm rau thì nên dùng tay cấu để tránh làm mất vitamin:

Khi làm rau dùng dao cắt sẽ phá hủy mô tế bào của rau, vết thái dễ biến thành màu thâm cấu bằng tay thì không ảnh hưởng nhiều, nên dùng tay cấu chứ không nên dùng dao thái.

4.Bảo quản thực phẩm đông lanh:
Khi mua thịt tươi về chế biến không hết thì nên cắt nhỏ vừa đủ 1 lần dùng sau đó buộc vào túi nilong khô, buộc kín lại tránh bị nước làm hỏng. Không nên lấy ra lấy vào thịt nhiều lần hoặc tiếp tục bảo quản thịt đông lạnh với các thịt đã giã đông.
Thịt thái càng nhỏ thì thời gian bảo quản càng ngắn, thời hạn không dài bằng miếng lớn.

(Thôi đi ngủ, mai nhớ ra cái gì viết tiếp cái đó)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
BỔ SUNG CẨM NANG NHÀ BẾP: (KINH NGHIỆM MÌNH ĐƯỢC MẸ HƯỚNG DẪN)

1.Khi luộc hoặc hầm thịt bò phải thái miếng to:


Thường các loại thịt khi nấu sẽ co lại, luộc ở nhiệt độ 70 độ C thì thịt bò co lại còn khoảng 50%, do vậy thái miếng to tránh việc sau khi chế biến xong thì miếng thịt còn quá nhỏ.

2.Hầm thịt bò cho thêm dấm ăn thì nhanh nhừ:
Bản chất của thịt bò là dai, trong môi trường axit nhiệt độ cao có thể làm nhanh mềm thịt hơn.

3.Khi làm rau thì nên dùng tay cấu để tránh làm mất vitamin:

Khi làm rau dùng dao cắt sẽ phá hủy mô tế bào của rau, vết thái dễ biến thành màu thâm cấu bằng tay thì không ảnh hưởng nhiều, nên dùng tay cấu chứ không nên dùng dao thái.

4.Bảo quản thực phẩm đông lanh:
Khi mua thịt tươi về chế biến không hết thì nên cắt nhỏ vừa đủ 1 lần dùng sau đó buộc vào túi nilong khô, buộc kín lại tránh bị nước làm hỏng. Không nên lấy ra lấy vào thịt nhiều lần hoặc tiếp tục bảo quản thịt đông lạnh với các thịt đã giã đông.
Thịt thái càng nhỏ thì thời gian bảo quản càng ngắn, thời hạn không dài bằng miếng lớn.

(Thôi đi ngủ, mai nhớ ra cái gì viết tiếp cái đó)
Thịt bò (chứa rất nhiều protein) muốn nhanh mềm và thơm hơn thì không nên ướp dấm!
Ướp một ít dứa (có thể vắt lấy nước ướp) hoặc hầm chung với đu đủ (Papain) thì thịt nhanh mềm và thơm.
Vì trong 2 loại quả này có chứa enzyme protease, một loại thủy phân thịt protein thịt làm cho thịt nhanh mềm
 
Thịt bò (chứa rất nhiều protein) muốn nhanh mềm và thơm hơn thì không nên ướp dấm!
Ướp một ít dứa (có thể vắt lấy nước ướp) hoặc hầm chung với đu đủ (Papain) thì thịt nhanh mềm và thơm.
Vì trong 2 loại quả này có chứa enzyme protease, một loại thủy phân thịt protein thịt làm cho thịt nhanh mềm

Hí hí, thế mà chị toàn ướp dấm, Vì nghĩ là protein trong môi trường ãxit ở nhiệt độ cao có thể bị phân giải nhanh hòa tan và nhanh mềm.
Quả này làm lại thôi. (Mẹ chị ở nhà cũng toàn ướp dấm) á á á..

Thời điểm cho dấm vào thích hợp nhất trong các món ăn bình thường chị làm là lúc sôi ở nhiệt độ cao nhất. Khi môi trường ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra phản ứng tạo mùi thơm....
Em có làm thế không? hay có phương cách nào khác không chỉ giúp chị với.
 
Hí hí, thế mà chị toàn ướp dấm, Vì nghĩ là protein trong môi trường ãxit ở nhiệt độ cao có thể bị phân giải nhanh hòa tan và nhanh mềm.
Quả này làm lại thôi. (Mẹ chị ở nhà cũng toàn ướp dấm) á á á..

Thời điểm cho dấm vào thích hợp nhất trong các món ăn bình thường chị làm là lúc sôi ở nhiệt độ cao nhất. Khi môi trường ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra phản ứng tạo mùi thơm....
Em có làm thế không? hay có phương cách nào khác không chỉ giúp chị với.
Nên ướp thịt trước khi nấu khoảng 30 phút đến một tiếng. Theo đúng khoa học đó chị.
Protease trong đu đủ, dứa sẽ thủy phân/phân cắt các protein trong thịt làm cho thịt nhanh mềm và thơm!
Cho dấm vào sẽ có mùi hơi hắt và không thơm ngon như ướp vậy đâu chị à!
Ôi trời, chỗ chữ màu xanh kia...........phản khoa học lắm chị ơi, những chất tạo mùi thơm đa phần nó là các este, ete có mùi thơm mà chúng nhẹ và dễ bốc hơi lắm, sôi to như thế thì bay mùi hết, chất dinh dưỡng cũng bị biến tính, mà lỡ chị cho bột ngọt vào mà sôi to và lâu như thế này thì còn gì nữa chị!!!!!!!!!! ẹc ẹc.............
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Nên ướp thịt trước khi nấu khoảng 30 phút đến một tiếng. Theo đúng khoa học đó chị.
Protease trong đu đủ, dứa sẽ thủy phân/phân cắt các protein trong thịt làm cho thịt nhanh mềm và thơm!
Cho dấm vào sẽ có mùi hơi hắt và không thơm ngon như ướp vậy đâu chị à!
Ôi trời, chỗ chữ màu xanh kia...........phản khoa học lắm chị ơi, những chất tạo mùi thơm đa phần nó là các este, ete có mùi thơm mà chúng nhẹ và dễ bốc hơi lắm, sôi to như thế thì bay mùi hết, chất dinh dưỡng cũng bị biến tính, mà lỡ chị cho bột ngọt vào mà sôi to và lâu như thế này thì còn gì nữa chị!!!!!!!!!! ẹc ẹc.............

Vậy tiếp nhé: Có chỗ nào mà kinh nghiệm chưa ổn thì em bổ sung nhé.

*Ngâm rau phải dùng nước muối đun sôi (để nguội)
Có nhiều loại rau có vị hăng và đắng, muốn loại bỏ hăng đắng mà giữ nguyên màu sắc cho rau thì trước khi chế bién nên dùng nước sôi ngâm rau có cho thêm ít muối.
*Làm sạch cát ở nấm:
-Ngâm vào dung dịch nước muối nồng độ thấp sau khi rửa, nhưng chỉ được vuốt nhẹ và không ngâm lâu vì nấm sẽ bị nát

*Bảo quản rau dạng lá:
Có thể dùng giấy để ngăn chặn sự mất nước, dùng giấy báo cũ bọc ngoài rồi để trong tủ lạnh có thể để lâu hơn, giữ độ tươi ngon cho rau

*Phân biệt thịt lợn có nhúng nước hay không:
Khi mua thịt thấy thịt nạc lợn có màu hồng nhạt và hơi trắng, sáng bóng, sờ lên bề mặt thịt không dính tay, hoặc thử bằng cách có miếng giấy mỏng ép lên bề mặt nếu nước thấm qua giấy thì đó là thịt nhúng nước, nếu thịt màu hồng tươi , sờ lên bề mặt dính tay đó là thịt tươi không bị nhúng nước.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Vậy tiếp nhé: Có chỗ nào mà kinh nghiệm chưa ổn thì em bổ sung nhé.

*Ngâm rau phải dùng nước muối đun sôi:
Có nhiều loại rau có vị hăng và đắng, muốn loại bỏ hăng đắng mà giữ nguyên màu sắc cho rau thì trước khi chế bién nên dùng nước sôi ngâm rau có cho thêm ít muối.
*Làm sạch cát ở nấm:
-Ngâm vào dung dịch nước muối nồng độ thấp sau khi rửa, nhưng chỉ được vuốt nhẹ và không ngâm lâu vì nấm sẽ bị nát

*Bảo quản rau dạng lá:
Có thể dùng giấy để ngăn chặn sự mất nước, dùng giấy báo cũ bọc ngoài rồi để trong tủ lạnh có thể để lâu hơn, giữ độ tươi ngon cho rau

*Phân biệt thịt lợn có nhúng nước hay không:
Khi mua thịt thấy thịt nạc lợn có màu hồng nhạt và hơi trắng, sáng bóng, sờ lên bề mặt thịt không dính tay, hoặc thử bằng cách có miếng giấy mỏng ép lên bề mặt nếu nước thấm qua giấy thì đó là thịt nhúng nước, nếu thịt màu hồng tươi , sờ lên bề mặt dính tay đó là thịt tươi không bị nhúng nước.

Em chưa bao giờ dùng nước sôi ngâm rau cả chị ơi!!!!!!!!!!!
Không phải rau gì cũng dùng nước sôi/muối ngâm rau để loại bỏ vị đắng đâu chị. Em ví dụ nhé:
Rau đắng dùng nấu canh hoặc ăn cháo cá lóc/ăn lẩu mà mất vị đắng thì mất ngon nè.
Đối với khổ qua, muốn cho khi nấu không/ít bị đắng thì nên thái lát mỏng ra trước, ngâm nước lạnh trong vòng 15-20 phút, sau đó rửa thật kỹ chị sẽ thấy ra bọt nhiều và lát sau sẽ hết (nếu để bọt đó nhiều thì ăn vào lâu ngày với lượng nhiều sẽ bị nhứt mỏi [có thể thui, tùy cơ địa]). Sau đó khi nấu canh thì đun sôi, cho thịt vào trước, gia vị mắm muối bột nêm rồi mới cho khổ qua vào và chỉ cần sôi nhẹ, cho tí bột ngọt vào và nhắc xuống, đừng đậy nắp lại, vì đậy nắp lại thì khổ qua sẽ ngả vàng, không còn xanh lè và đẹp mắt nữa.
Tóm lại nên cho vào khi nước sôi và chỉ sôi nhẹ rồi tắt lửa thui à!!!!!!! Thui em mần việc típ đây!!!!!!!
 
Em chưa bao giờ dùng nước sôi ngâm rau cả chị ơi!!!!!!!!!!!
Không phải rau gì cũng dùng nước sôi/muối ngâm rau để loại bỏ vị đắng đâu chị. Em ví dụ nhé:
Rau đắng dùng nấu canh hoặc ăn cháo cá lóc/ăn lẩu mà mất vị đắng thì mất ngon nè.
Đối với khổ qua, muốn cho khi nấu không/ít bị đắng thì nên thái lát mỏng ra trước, ngâm nước lạnh trong vòng 15-20 phút, sau đó rửa thật kỹ chị sẽ thấy ra bọt nhiều và lát sau sẽ hết (nếu để bọt đó nhiều thì ăn vào lâu ngày với lượng nhiều sẽ bị nhứt mỏi [có thể thui, tùy cơ địa]). Sau đó khi nấu canh thì đun sôi, cho thịt vào trước, gia vị mắm muối bột nêm rồi mới cho khổ qua vào và chỉ cần sôi nhẹ, cho tí bột ngọt vào và nhắc xuống, đừng đậy nắp lại, vì đậy nắp lại thì khổ qua sẽ ngả vàng, không còn xanh lè và đẹp mắt nữa.
Tóm lại nên cho vào khi nước sôi và chỉ sôi nhẹ rồi tắt lửa thui à!!!!!!! Thui em mần việc típ đây!!!!!!!

Sorry chị nói thiếu: Nước đun sôi để nguội ..hì hì

Ừa, em mần ziệc đi, khi nào rảnh lại nói chuyện tiếp.
 
Liên quan đến ổ qua hay còn gọi là khổ qua, có 1 món làm cực dễ mà nhà hàng bán cực mắc đó là món "khổ qua chà bông"
1 dĩa trung bình khoảng 60 đến 80k.
Cách làm:
Ổ qua lựa trái tròn, màu sáng, gai nở đem rửa sạch, bỏ ruột, xắt mỏng. Sau đó xếp ra dĩa, lấy nước đá viên nhỏ rãi đều lên trên chừng 10 phút, sau đó đổ nước đá đi và rắc chà bông/ ruốc lên và măm măm ^^

Bonus cái hình mà nhìn trong hình hông hấp dẫn tẹo nào ^^
003.jpg
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Liên quan đến ổ qua hay còn gọi là khổ qua, có 1 món làm cực dễ mà nhà hàng bán cực mắc đó là món "khổ qua chà bông"
1 dĩa trung bình khoảng 60 đến 80k.
Cách làm:
Ổ qua lựa trái tròn, màu sáng, gai nở đem rửa sạch, bỏ ruột, xắt mỏng. Sau đó xếp ra dĩa, lấy nước đá viên nhỏ rãi đều lên trên chừng 10 phút, sau đó đổ nước đá đi và rắc chà bông/ ruốc lên và măm măm ^^

Nghe rất hấp dẫn, cho thêm cái hình cho sinh động đi bạn thân mến ới ơi!
 
Liên quan đến ổ qua hay còn gọi là khổ qua, có 1 món làm cực dễ mà nhà hàng bán cực mắc đó là món "khổ qua chà bông"
1 dĩa trung bình khoảng 60 đến 80k.
Cách làm:
Ổ qua lựa trái tròn, màu sáng, gai nở đem rửa sạch, bỏ ruột, xắt mỏng. Sau đó xếp ra dĩa, lấy nước đá viên nhỏ rãi đều lên trên chừng 10 phút, sau đó đổ nước đá đi và rắc chà bông/ ruốc lên và măm măm ^^
Theo đúng nghĩa "Khổ qua chà bông" quá hen!!!!!!!!!!!!&&&%$R
 
Giữa tuần xực món "CHÈ CHUỐI THÁI LAI.......... &&&%$R
Khoảng 5 quả chuối, 500g dừa xay, đường, muối, lá nếp (không thì dùng dầu chuối thay thế).
Dừa xay vắt lấy nước đem đun với nước, đường, muối, lá nếp (hoặc cho tí dầu chuối vào).
Chuối bóc vỏ luộc chín và vớt ra, chẻ/bổ làm đôi và cắt ngắn tùy sở thích.
Cho chuối vào nước cốt dừa đã đun. Cho ra bát, ăn nguội hoặc cho vào tủ lạnh.
Đơn giản như đang giỡn............
Nếu mún làm chè bà ba thì có thể cho thêm củ mì/sắn, khoai.......vào
 
Giữa tuần xực món "CHÈ CHUỐI THÁI LAI.......... &&&%$R
Khoảng 5 quả chuối, 500g dừa xay, đường, muối, lá nếp (không thì dùng dầu chuối thay thế).
Dừa xay vắt lấy nước đem đun với nước, đường, muối, lá nếp (hoặc cho tí dầu chuối vào).
Chuối bóc vỏ luộc chín và vớt ra, chẻ/bổ làm đôi và cắt ngắn tùy sở thích.
Cho chuối vào nước cốt dừa đã đun. Cho ra bát, ăn nguội hoặc cho vào tủ lạnh.
Đơn giản như đang giỡn............
Nếu mún làm chè bà ba thì có thể cho thêm củ mì/sắn, khoai.......vào

Cuối giờ đọc bài này, đói và thèm muốn chết

Tí ởi, món chè Huế thì làm thế nào nhỉ? Chị thích ăn món đó, mà có (viên tròn tròn rất to, giống bánh chay trong đó nữa)
ăn rất ngon. Nếu biết thì hướng dẫn chị em với nha.
Thank em nhìu!
 
Cuối giờ đọc bài này, đói và thèm muốn chết

Tí ởi, món chè Huế thì làm thế nào nhỉ? Chị thích ăn món đó, mà có (viên tròn tròn rất to, giống bánh chay trong đó nữa)
ăn rất ngon. Nếu biết thì hướng dẫn chị em với nha.
Thank em nhìu!
Em thấy giống bánh trôi nước/chè trôi nước (Hồ Xuân Hương) chị ơi!

Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm giữa nước non
Rắn nát mặt dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Có đúng với ý chị là như vậy không, vì chè Huế thì nó khác đấy chị à!
Nếu đúng là trôi nước thì cũng dễ làm nhưng tốn nhiều thời gian lắm chị ơi!!!!!!!!!!
 
Làm món cơm nướng ăn đổi bữa nữa nè, tối qua làm nhưng hơi bị...cháy. hic

Gạo nhật : 1 kg và vo sạch, để ráo
Nước sạch : 1.2kg
Dùng 1kg gạo Nhật đã vo sạch và để ráo nấu với 1.2kg nước tới chín
Tỷ lệ trộn cơm

Lượng cơm nấu từ 1kg gạo
Khi cơm chín, múc cơm từ nồi còn nóng ra thau đảo đều, quạt cho nguội, thỉnh thoảng đảo qua lại đảm bảo cơm quyện đều, không ướt, không nát, không khô


  • Yêu cầu: sử dụng cơm đã nấu. Chuẩn bị với 1 khuôn nặn cơm sạch (khuôn mua trong chợ hoặc hàng tạp hóa.
  • Tỷ lệ thành phần như sau:
  • Cơm: Như trên
  • Ruốc: 1 lạng
  • Vừng: 01 lạng Rong biển Nori: vài lá
  • Trộn đều hỗn hợp trên rồi cho vào khuôn nặn chặt thành hình khối.
  • Cho vào bếp nướng và nướng sẵn trên bếp, nướng từng mặt tới khi vàng đều và tạo lớp vỏ cứng giòn. Nhưng ăn bên trong mềm dẻo và thơm ngon.
  • hình ảnh :
  • khuông:
  • khuon_zpsb268a30e.png
  • chovaokhuon_zpsb130307b.png
  • nuong_zps4f224376.png
  • thành phẩm
  • thagravenhpham_zps8dc6f617.png
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Làm món quê hương mình nha, đơn giản mà dễ làm:

Vó cần hay gọi là nộm rau Cần


Nguyên liệu chính để làm nên món này là rau cần, thịt ba chỉ và bánh đa mật.
Gia vị: chanh, ớt, lạc rang, rau thơm,

Cách làm:
Rau cần trắng nhặt hết rễ và lá, rửa sạch, chẻ đôi những cọng to, nghiêng dao thái vát thành miếng dài chừng hai đốt ngón tay (hai đầu đều vạt ống).

Bánh đa mật đường (chưa nướng) cắt nhỏ cỡ ngón tay rán giòn xoắn lại như phoi bào gỗ.

Thịt ba chỉ (cả bì) đem luộc chín thái mỏng, lạc rang giã dập.

Tất cả các thứ trên cho vào trộn đều, cho thêm chanh, đường, gia vị, nếm vừa khẩu vị. Bày lên đĩa, trên mặt nộm rắc thêm rau thơm.

Nhìn đĩa nộm đã thấy hấp dẫn. Khi ăn thấy có đủ hương vị thơm giòn của cọng cần, bùi béo của vừng lạc, ngọt ngọt của đường, chua chua của giấm, giòn tan, béo, ngọt của bánh đa quyện với dẻo thơm của bì, thịt mỡ ba chỉ lại điểm một chút rau thơm,
Bánh đa trong món vó cần là bánh đa mật mà chỉ có ở đất Bình Xuyên, bánh đa mật không giống như các loại bánh đa khác, ngọt mà không gắt, giòn mà không nát, rán (chiên) lên rồi có thể để cả tháng ăn dần.

Thành phẩm:
can.jpg
 
Cuối tuần rồi, làm món gì đây nhỉ?
 
Cuối tuần rồi, làm món gì đây nhỉ?

Làm món cá kho tương đi. Anh xã tớ "bồ kết" món này lắm hi

NL:
- Cá trắm: chọn cá to, khúc ngon, rửa sạch
- Tương bần: 2 thìa canh
- Ớt trái, gừng, nước mắm, đường, hạt nêm, bột ngọt

CL:
- Cá đem ướp muối khoảng 15' rồi rửa sạch để bớt mùi tanh
- Đem rán cá vàng đều 2 mặt
- Cho dầu ăn vào 1 cái nồi sau đó cho cá đã rán vào, cho tương, nước mắm, đường, hạt nêm, gừng, ớt vào đậy vung đun nhỏ lửa. Thỉnh thoảng trở mặt cá cho thấm gia vị. Khi cạn gần hết nước cho thêm chút bột ngọt, tắt bếp và dùng nóng với cơm trắng.

Trong siêu thị có bán tương bần đó, không cần phải về Hưng Yên mới mua được tương bần
 
Làm món Nem rán nữa nha:

Nguyên liệu:
thịt lợn nạc 0,3gram
Tôm tươi hoặc cua bể: 0,2gram (không có cũng được)
Miến: 4 gram
Bánh đa nem, trứng gà
Giá đỗ
Hành khô, nước mắm, mì chính, chanh, hạt tiêu, đường, tỏi, ớt, gia vị, rau sống, xà lách, rau thơm, mộc nhĩ...

Cách làm:
Ai cũng biết rồi nên khỏi đưa lên. Hic...

Thành phẩm:

anh1.jpg

2.jpg
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Sa lat nui

Tỷ lệ thành phần nguyên liệu
Nui ống : 0.02 kg yêu cầu: còn hạn sử dụng, khô, không mốc, không ỉu
Nui xoắn : 0.02 kg yêu cầu: còn hạn sử dụng, khô, không mốc, không ỉu
Hành tây : 0.01 kg yêu cầu: củ tươi, không thối, không khô xác
Dưa chuột : 0.01 kg yêu cầu: quả non, thuôn dài, đường kính từ 2.5 -3cm
Cà rốt : 0.01 kg yêu cầu: củ non, thuôn dài, đường kính từ 3 – 4cm
Mayonelisa : 0.015 kg còn hạn sử dụng, loại đựng trong lọ thủy tinh, màu trắng ngà
Trứng gà : 0.25 quả còn tươi mới

Hướng dẫn sơ chế
Hành tây: Thái lát mỏng bằng dao bào trộn muối khoảng 1’ rửa sạch vắt khô lấy xác
Dưa chuột: bổ đôi theo chiều dọc thái vát lát mỏng theo chiều ngang trộn muối khoảng 1’ cùng hành tây rửa sạch vắt khô lấy xác
Cà rốt: sơ chế tương tự khoai tây
Nui xoắn, nui ống: đun nước sôi, thả nui vào, cho thêm chút muối cho nui khỏi bị nát, luộc trong vòng 8-10 phút tới khi bấm tay thấy mềm cho ra rổ xả nước lạnh cho hết nhớt dính à vắt khô nước.
Trứng gà: luộc chín bóc vỏ bổ tư

Chế biến:
Cho trứng gà đã bóc vỏ vào thau inox rồi bóp nát à cho cà rốt, khoai tây, nui, hành tây vào trộn đều với trứng. Cho tiếp sốt mayonelisa vào hỗn hợp trong thau và trộn đều tới khi sốt Mayonelisa quyện đều vào tất cả các nguyên liệu thành khối. Rắc thêm chút tiêu muối vào để cân bằng vị.


  • Các nguyên liệu quyện đều cùng sốt Mayonelisa dạng sệt dính
  • Hỗn hợp Salad thành phẩm có vị ngậy và thơm mùi Mayonelisa. Nui và cà rốt chín mềm vừa tới, không quá nhừ và không sượng. Hành tây và dưa chuột không còn mùi hăng, vị giòn dai.

Thành phẩm:
Untitled_zpsb9842a7e.png
 
Mình rất thích ăn món gân bò kho, có ai có bí quyết nấu món này thì chỉ giúp mình với nhé.

Thèm gân bò kho quá.
Gân bò kho hay gân bò sốt vang đó ạ.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom