Xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương (9 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Chào mọi người!Mình mới tham gia diễn đàn. Hiện mình đang gặp khó khăn trong vấn đề xây dựng thang bảng lương và quy chế nâng bậc lương. Có bạn nào có mẫu thang bảng lương và quy chế nâng bậc lương thì cho mình xin với nhé! Cảm ơn trước nhé. email của mình là: hoang.diep25@yahoo.com
 
Theo qui định thì mức lương tối thiểu áp dụng từ 01/01/2011 là : 1.350.000 đ
Công ty mình cũng đang làm lại thang bảng lương nhưng Giám đốc không muốn tăng mức đóng BH, giờ muốn chuyển sang lương khóan .. Mức lương cũ đóng BH áp dụng đối với nhân viên (bậc trung cấp) : 980.000 đ x 1.86 = 1.822.800 đ
Nếu xây dựng lại bảng lương không theo hệ số mà theo mức lương khóan , ví dụ : 1.900.000 đ
không biết như vậy có được không? Mong các bạn chỉ giúp.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bác kế toán già gân ơi. Cháu là lính mới. Nên cần sự giúp đỡ của bác và mọi người ạ.
Hiện cháu đang xây dựng thang bảng lương cho công ty(cty cháu là cty cổ phần ạ) Nay là năm 2011 rồi có rất nhiều Nghị định và thông tư mới được áp dụng. Tuy nhiên cho cháu hỏi là khi xây dựng hệ thống thang bảng lương thì nó sẽ liên quan đến nhưng vấn đề gì trong công ty ạ? Cháu hỏi vậy vì khi được phân công làm BHXH cho nhân viên nhưng kế toán ko hỗ trợ gì nên cháu mơ hồ quá. Bác và các anh chị có kinh nghiệm làm về thang bảng lương hãy giúp cháu với nhé. Cháu sợ khi tự mình xây dựng thang bảng lương mà ko hiểu nó liên quan đến vấn đề gì đến khi ảnh hưởng tới các vấn đề khác thì ko nên. Vậy xin nhận được sự giúp đỡ. Chaú cảm ơn!
 
Khi xây dựng thang lương, bảng lương phối hợp việc lập hợp đồng lao động, các bạn chú ý cho các điểm sau:

I.- Thuế TNDN:


1.- Các khoản chi được trừ:

1.1 Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

1.2 Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Khoản chi phí tiền học được ghi trong hợp đồng có tính chất là tiền lương, tiền công, nên nếu khoản chi này không trái với các quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công và có đầy đủ chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.


2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm 31 khoản mục

Chú ý: Khoản tiền học phí cho người lao động, cá nhân đó vẫn chịu thuế TNCN.

Bổ sung văn bản: Cẩn trọng khi tăng lương

Quyết định tăng lương có được xem là chứng từ hợp lý, hợp lệ không? - Văn bản số 3340/TCT-CS ngày 30/08/2010 của Tổng Cục Thuế

dl6zta4oyfima65.jpg

II.- Thuế TNCN - Thu nhập được miễn thuế

Điều 4 - Luật thuế TNCN
Điều 4 - Nghị định số 100/2008/NĐ-CP
Điều 2, điều 3 - Thông tư 02/2010/TT-BTC ngày 11/01/2010​

9.-Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động:


9.1.Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.​

Ví dụ 1: Một cá nhân có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 20.000 đồng/giờ.
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 30.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
30.000 đồng/giờ – 20.000 đồng/giờ = 10.000 đồng/giờ
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 40.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
40.000 đồng/giờ – 20.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ

9.2.Đơn vị sử dụng lao động phải lập bảng kê phản ánh rõ thời gian làm đêm, làm thêm giờ, khoản tiền lương trả thêm do làm đêm, làm thêm giờ đã trả cho người lao động. Bảng kê này được gửi cho cơ quan thuế cùng với hồ sơ khai quyết toán thuế.

Xem thêm Cách tính lương tăng ca ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần,ngày lễ/Tết

III.- Bộ luật lao động cùng các văn bản liên quan về hợp đồng lao động, xây dựng thang lương bảng lương.

Hợp đồng lao động - Tìm hiểu tại mục Chương IV của Bộ luật lao động

Thông tư 07-LĐTBXH/TT ngày 11/04/1995 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Bộ luật lao động ngày 23/6/1994 và Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi (Hiệu lực: Chưa xác định)

Các điểm cần chú ý khi tính lương nghỉ phép

1.- “Thời gian sau đây được coi là thời gian làm việc của người lao động tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động để tính ngày nghỉ hàng năm:


Tại Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 09/05/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động



d) Ngoài thời gian nêu trên, nếu có những thời gian sau đây cũng được tính là thời gian làm việc cho người sử dụng lao động:

- Thời gian thử việc hoặc tập sự (nếu có) tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức;
- Thời gian doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nâng cao trình độ nghề nghiệp hoặc cử đi đào tạo nghề cho người lao động;
- Thời gian người lao động nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội, thời gian nghỉ ngơi theo quy định của Bộ luật Lao động;
- Thời gian chờ việc khi hết hạn tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc người lao động phải ngừng việc có hưởng lương;
- Thời gian học nghề, tập nghề tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức;
- Thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động do hai bên thoả thuận;
- Thời gian bị xử lý sai về kỷ luật sa thi hoặc về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Thời gian người lao động bị tạm đình chỉ công việc theo quy định tại Điều 92 của Bộ luật Lao động.​

2.- Thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi

Bộ luật lao động

Điều 74

1- Người lao động có 12 tháng làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương theo quy định sau đây:

a) 12 ngày làm việc, đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc, đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt và đối với người dưới 18 tuổi;

c) 16 ngày làm việc, đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt.
2- Thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hàng năm do Chính phủ quy định.
Điều 76

1- Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hàng năm sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở và phải thông báo trước cho mọi người trong doanh nghiệp.

2- Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hàng năm thành nhiều lần. Người làm việc ở nơi xa xôi hẻo lánh, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ của hai năm để nghỉ một lần; nếu nghỉ gộp ba năm một lần thì phải được người sử dụng lao động đồng ý.

3- Người lao động do thôi việc hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm, thì được trả lương những ngày chưa nghỉ.

3.- Tính lương nghỉ phép theo qui định tại khoản 1 Nghị định số 114/2002/NĐ – CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương.(Hiệu lực : Chưa xác định)

Điều 14.

1. Tiền lương trả cho người lao động nghỉ hàng năm, nghỉ ngày lễ, nghỉ về việc riêng có hưởng lương được tính theo lương thời gian, bằng tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có) chia cho số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp, cơ quan lựa chọn nhưng tối đa không quá 26 ngày, nhân với số ngày được nghỉ theo quy định.

2. Trong một ca làm việc, nếu ngừng việc theo quy định tại khoản 1 Điều 62 của Bộ luật Lao động từ 2 giờ trở lên, thì được trả lương ngừng việc theo Điều 16 của Nghị định này.

Quy định giữa các bậc lương trong thang bảng lương, khoảng cách giữa các bậc lương

Tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính Phủ V/v Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương

Điều 5, khoản d

d) Mức lương bậc 1 của thang lương, bảng lương phải cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Mức lương của nghề hoặc công việc độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại, nguy hiểm phải cao hơn mức lương của nghề hoặc công việc có điều kiện lao động bình thường

Việc xây dựng thang lương, bảng lương phải đảm bảo nguyên tắc quy định tại khoản 1,
Điều 5 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP, trong đó:
- Khoảng cách của các bậc lương phải bảo đảm khuyến khích để người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tích lũy kinh nghiệm, phát triển các tài năng; chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề thấp nhất bằng 5%;
- Mức lương thấp nhất trong thang lương, bảng lương quy định đối với lao động làm nghề, công việc đòi hỏi qua học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
- Mức lương của nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của nghề, công việc có điều kiện lao động bình thường. Danh mục nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm thực hiện theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Vui lòng tham khảo chi tiết bài này:
Tổng hợp các chủ đề thiết lập thang lương, bảng lương

Đố vui để học, có thưởng : Thang lương, bảng lương sai chỗ nào?
 
Lão kế toán già gân nên về vườn là vừa, để mọi người trả lời với, còn ham hố gì nữa lão gân vịt giặc ạ!!!

Bổ sung văn bản: Cẩn trọng khi tăng lương

Quyết định tăng lương có được xem là chứng từ hợp lý, hợp lệ không? - Văn bản số 3340/TCT-CS ngày 30/08/2010 của Tổng Cục Thuế

dl6zta4oyfima65.jpg

Sự việc này được bổ sung qua các văn bản để tránh khỏi tranh cãi nè lão gân ạ.

Nghị định số: 108/2010/NĐ-CP ngày 29/10/2010 của Chính Phủ Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động

2. Doanh nghiệp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 1 Nghị định này:

a) Áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 2 Nghị định này để tính các mức lương trong thang lương, bảng lương, các loại phụ cấp lương, tính các mức lương ghi trong hợp đồng lao động và thực hiện các chế độ khác do doanh nghiệp xây dựng và ban hành theo thẩm quyền do pháp luật lao động quy định;

b) Mức tiền lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 2 Nghị định này;

c) Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 2 Nghị định này;

d) Căn cứ mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 2 Nghị định này, doanh nghiệp điều chỉnh lại tiền lương trong hợp đồng lao động cho phù hợp.

Nghị định số: 107/2010/NĐ-CP ngày 29/10/2010 của Chính Phủ Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam

Điều 3. Áp dụng mức lương tối thiểu vùng

1. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 1 Nghị định này được dùng làm căn cứ tính các mức lương trong thang lương, bảng lương, các loại phụ cấp lương, tính các mức lương ghi trong hợp đồng lao động, thực hiện các chế độ khác do doanh nghiệp xây dựng và ban hành theo thẩm quyền do pháp luật lao động quy định.

2. Mức tiền lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 1 Nghị định này.

3. Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 1 Nghị định này.

4. Căn cứ mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 1 Nghị định này, doanh nghiệp điều chỉnh lại tiền lương trong hợp đồng lao động cho phù hợp.

Chi tiết văn bản, các bạn vui lòng tham khảo tại đây: http://www.giaiphapexcel.com/forum/showthread.php?41113-Văn-bản-mới-phát-hành-tháng-10-2010
 
Tôi cũng thật chán lão gân vịt giặc như bạn Hoa Quỳnh Tiểu Thư trình bày, lão gân không tổng hợp văn bản liên quan lại 1 lúc để anh chị em tụi tui còn biết cách vận dụng để lập thang lương, bảng lương cùng Hợp đồng lao đồng, quy chế trả lương cho hợp tình hợp lý, tránh bị truy thu, đóng thuế TNCN, tham gia BHXH nhiều ạ!!!

Chị Thắm xem bài này,

Thu nhập không theo kịp thuế - Phụ cấp cũng bị tận thu thuế

a59k92q9g4mnolu.jpg
| Theo các chuyên gia, trong lúc chờ Quốc hội sửa Luật thuế TNCN, Bộ Tài chính nên chủ động giảm gánh nặng cho người nộp thuế bằng cách loại ra những khoản thu bất hợp lý.
Tiền xăng phải chịu thuế

Chị T., nhân viên một công ty tại quận Phú Nhuận, TP.HCM, cho biết do công việc buộc phải di chuyển nhiều nên hằng tháng chị được công ty cấp 36 lít xăng, nhận dưới dạng phiếu mua xăng và không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.

Tuy nhiên từ giữa năm 2010 đến nay công ty chuyển sang hình thức trả bằng tiền mặt và khoản thu nhập này được tính luôn vào thu nhập chịu thuế. Thắc mắc, chị được nhân viên kế toán công ty giải thích do hướng dẫn mới của Cục Thuế TP.HCM.

Theo hướng dẫn này, nếu mua thẻ xăng để phát cho nhân viên hằng tháng thì bên bán không được xuất hóa đơn mà chỉ được phát phiếu thu cho bên mua. Theo quy định phiếu thu thì không được đưa vào chi phí của doanh nghiệp. Do vậy công ty đành phải chọn giải pháp phát tiền mặt để được trừ chi phí nhưng lại thiệt cho người lao động vì bị tính thuế TNCN.

Anh P.V.N., nhân viên tiếp thị một doanh nghiệp giấy, cho biết nếu đưa tiền xăng vào tổng thu nhập để tính thuế TNCN là vô lý vì đây là khoản chi phí phục vụ công việc, người lao động không được thụ hưởng. “Nếu đánh thuế trên tiền xăng thì hao mòn xe cộ mà người lao động đang phải chịu cơ quan thuế sẽ tính sao?” - anh N. bức xúc.

Theo luật sư Trần Xoa, Công ty luật Minh Đăng Quang, vẫn có cách để giải quyết vấn đề này theo hướng tránh thiệt hại cho người lao động.

Cụ thể, thông tư 153 hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ cho phép đơn vị bán xăng và người mua thường xuyên là tổ chức, cá nhân kinh doanh được lập hóa đơn định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ. Cơ quan thuế nên tính đến những trường hợp ngoại lệ khi ra hướng dẫn nhằm tạo thuận lợi và tránh gây bức xúc cho người nộp thuế.

Tiền điện thoại phải có hóa đơn

Cơ quan thuế cũng siết các khoản phụ cấp khác trong đó có phụ cấp điện thoại. Đầu tháng 11 Cục Thuế TP.HCM ban hành công văn 7070, trong đó quy định nếu công ty chi tiền điện thoại cho người lao động thì phải có hóa đơn hợp pháp ghi tên, địa chỉ, mã số thuế công ty mới được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp và người nhận không phải chịu thuế TNCN.

Nếu khoán chi tiền điện thoại theo quy định tại hợp đồng lao động thì phải tính vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của người nhận để kê khai nộp thuế TNCN.

Ông V.V.M., kế toán một doanh nghiệp truyền thông, cho biết công ty có hình thức khoán bằng cách thanh toán tiền điện thoại theo định mức với những người dùng thuê bao trả sau.

Theo hướng dẫn mới này của Cục Thuế TP.HCM, công ty chỉ còn cách mua thẻ điện thoại trả trước để phát cho người lao động. Người dùng thuê bao trả sau không còn cách nào khác phải nhận tiền và chịu thuế TNCN.

Theo một chuyên gia ngành thuế, công văn số 7070/CT-TTHT ngày 02/11/2010 của Cục Thuế TP.HCM về chính sách Thuế TNCN và TNDN khi chi tiền điện thoại cho người lao động đã đặt thêm điều kiện, gây thiệt hại quyền lợi hợp pháp của người lao động, đồng thời trái với thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính và công văn của Tổng cục Thuế.

Theo thông tư 62 của Bộ Tài chính, chỉ quy định mức khoán chi làm cơ sở chịu hay không chịu thuế TNCN chứ không quy định phải có “hóa đơn hợp pháp ghi tên, địa chỉ, mã số thuế công ty” mới không chịu thuế TNCN.

Công văn này cũng trái với công văn 451 của Tổng cục Thuế là các khoản khoán chi, trong đó có tiền điện thoại, thực hiện theo quy chế riêng của công ty. Trường hợp chi cao hơn mức khoán quy định thì phần vượt mới phải tính vào thu nhập chịu thuế.

Tiền trang phục, ăn trưa cũng bị khống chế

Không chỉ cơ quan thuế địa phương, Bộ Tài chính cũng có văn bản khống chế tiền trang phục, ăn trưa của người lao động trong khi trước đó Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thống nhất không khống chế hai loại phụ cấp này nhằm thể hiện sự quan tâm đến người lao động.

Theo thông tư của Bộ Tài chính, nếu doanh nghiệp không tổ chức bữa ăn trưa mà phát tiền cho người lao động thì mức chi phải phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động - thương binh và xã hội (không được quá 550.000 đồng/người/tháng).

Giám đốc một công ty điện tử cho biết thực chất phụ cấp ăn giữa ca nhằm tái tạo sức khỏe cho người lao động nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có điều kiện tổ chức bữa ăn cho người lao động do không đáp ứng được điều kiện về mặt bằng, nhân sự..., vì vậy cách tốt chất là phát tiền cho người lao động tự lo bữa ăn.

Với mặt bằng giá cả như hiện nay doanh nghiệp tính đến chuyện tăng phụ cấp ăn trưa cho người lao động nhưng không thể thực hiện được do bị khống chế. Tương tự, phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động khống chế ở mức 1,5 triệu đồng/người/năm, còn nếu chi bằng tiền mặt thì không vượt quá 1 triệu đồng/người/năm.



Nguồn: Phụ cấp cũng bị tận thu thuế - Tuổi Trẻ Online


Tham khảo thêm: Công văn số:7070/CT-TTHT ngày 02/11/2010 về chính sách Thuế TNCN và TNDN khi chi tiền điện thoại cho người lao động
 
Thang bảng lương cho cty mới thành lập

Mọi người ơi giúp em với. Công ty em mới thành lập đc 3 tháng. Em đang làm thủ tục tham gia BHXH lần đầu. Hiện tại bên em chưa xd thang bảng lương.
Bên em chỉ có 3 nhân viên thôi. LCB = 2.500.000 đ/tháng -> đây là mức lương đóng BH, Em không biết xd thang bảng lương thế nào.
Hệ số em tính là = 2.500.000/1.200.000 = 2.08 => đây có phải là Hệ số bậc I không a?
Nếu vậy bậc II em để = 2.08 + 7%= 2.15 có đúng k a?
= > mình phải xây dựng 7 bậc lương đúng không a?
Em xem nhiều bài nhưng k có bài nào giống như trường hợp của em cả.
Mọi người giúp em với. Cảm ơn mọi người nhiều nhiều
 
Liên hệ với mình để lấy bản mình mới đăng ký xong năm vừa rồi. (Thông cảm văn bản có thông tin riêng đơn vị mình sẽ để bạn tham khảo, vì vậy mà không đưa lên đây được)

Bạn nên xoá từ gấp gấp trên tiêu đề Topic đi.
 
bên em cũng đang đau đầu vì cái thang bảng lương này đây. bên phòng LĐTB&XH Hóc Môn bắt em làm thang lương trong đó ghi rõ 2 dòng là lương từ 01/01/2011->30/06/2011 là 1.200.000,từ 01/07/2011-31/12/2011 là 1.350.000, hiện nay mức lương bên em trả thấp nhất là 2.000.000 và cao nhất là 3.500.000 không có phụ cấp hay trợ cấp gì hết và đây cũng là mức lương đóng BHXH,ko lẽ mức lương đó phải trả tới tháng 6 thôi còn tháng 7 phải tăng lên nữa sao,như vậy thì cao quá. em có thể ghi 1 mức lương tối thiểu là 1.350.000 để áp dụng cho cả năm,mà ko cần ghi 2 dòng lương không ? có sai luật không?
 
bên em cũng đang đau đầu vì cái thang bảng lương này đây. bên phòng LĐTB&XH Hóc Môn bắt em làm thang lương trong đó ghi rõ 2 dòng là lương từ 01/01/2011->30/06/2011 là 1.200.000,từ 01/07/2011-31/12/2011 là 1.350.000, hiện nay mức lương bên em trả thấp nhất là 2.000.000 và cao nhất là 3.500.000 không có phụ cấp hay trợ cấp gì hết và đây cũng là mức lương đóng BHXH,ko lẽ mức lương đó phải trả tới tháng 6 thôi còn tháng 7 phải tăng lên nữa sao,như vậy thì cao quá. em có thể ghi 1 mức lương tối thiểu là 1.350.000 để áp dụng cho cả năm,mà ko cần ghi 2 dòng lương không ? có sai luật không?

Vấn đề em nêu, tại Nghị định số: 108/2010/NĐ-CP ngày 29/10/2010 của Chính Phủ Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động và Nghị định số: 107/2010/NĐ-CP ngày 29/10/2010 của Chính Phủ Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có hai phụ lục DANH MỤC ĐỊA BÀN ÁP DỤNG MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG TỪ NGÀY 01 THÁNG 01 NĂM 2011 và phụ lục DANH MỤC ĐỊA BÀN ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH ÁP DỤNG MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG TỪ NGÀY 01 THÁNG 07 NĂM 2011

Tại TP Hồ Minh có 4 huyện được điều chỉnh từ vùng II lên vùng I là Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè (huyện Cần Giờ vẫn giữ nguyên vùng II như cũ).
Các DN đặt tại 4 huyện này, từ ngày 1-1-2011 phải điều chỉnh lương tối thiểu (LTT) nhưng mức tăng lương áp dụng theo vùng II (1,35 triệu đồng đối với DN FDI và 1,2 triệu đồng đối với DN có vốn trong nước); sau đó, đến ngày 1-7-2011, phải điều chỉnh LTT từ vùng II sang vùng I (1,55 triệu đồng đối với DN FDI và 1,35 triệu đồng đối với DN có vốn trong nước).

Trường hợp của em nêu, không nhất thiết em phải đăng ký mức LTT từ 01/01/2011 với mức LTT áp dụng: 1,2 triệu và đến ngày 01/07/2011 mới điều chỉnh chuyển sang vùng I với mức LTT áp dụng: 1.35 triệu.

Nhà nước vẫn khuyến khích DN có thể thực hiện mức LTT cao hơn với quy định mà, cụ thể:

Phương án 1: Đăng ký hẳn với mức LTT 1,35 triệu. Thời điểm áp dụng: 01/01/2011
Phương án 2: Đăng ký với mức LTT 2 triệu. Thời điểm áp dụng: 01/01/2011

hiện nay mức lương bên em trả thấp nhất là 2.000.000

Hai phương án trên không trái quy định của pháp luật.

Chú ý cho: Hệ số lương bậc I không thể bằng 1. (Tìm lại đoạn này trong bài viết của tôi trình bày về cách xây dựng thang lương/bậc lương)

Ví dụ:

+ Nhân viên tạp vụ - bậc I không thể bằng 1, con số cụ thể: 1.350.000 đồng <--- Không đúng theo Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính Phủ V/v Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương

Điều 5, khoản d

d) Mức lương bậc 1 của thang lương, bảng lương phải cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Mức lương của nghề hoặc công việc độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại, nguy hiểm phải cao hơn mức lương của nghề hoặc công việc có điều kiện lao động bình thường

+ Mức tiền lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng quy định

Thân
 
Cho mình hỏi, hiện nay cty mình đóng BHXH, BHYT theo mức tiền (dựa theo hệ số theo nghị định 205/2004/NDD-CP)
bậc Đại học (8 bậc) 2,34 2,65 2,96 3,27 3,58 3,89 4,20 4,51 tương ứng số tiền 1.708 1.935 2.161 2.387 2.613 2.840 3.066 3.292 nghìn đồng
bậc Cao đẳng, trung cấp (12 bậc) 1,80 1,99 2,18 2,37 2,56 2,75 2,94 3,13 3,32 3,51 3,70 3,89 tương ứng số tiền là 1.314 1.453 1.591 1.730 1.869 2.008 2.146 2.285 2.424 2.562 2.701 2.840
Công ty mình thuộc vùng 1 doanh nghiệp hạng III
Theo nghị định 108/2010 thì mức lương tối thiểu vùng là 1350k (đối với ld có nghề +7% ~ 1450k) cao hơn mức lương trong thang bảng lương
Bên BHXH yêu cầu tăng mức lương cơ bản lên
Các bạn cho ý kiến Giờ phải làm thế nào???
 
Cho mình hỏi, hiện nay cty mình đóng BHXH, BHYT theo mức tiền (dựa theo hệ số theo nghị định 205/2004/NDD-CP)
bậc Đại học (8 bậc) 2,34 2,65 2,96 3,27 3,58 3,89 4,20 4,51 tương ứng số tiền 1.708 1.935 2.161 2.387 2.613 2.840 3.066 3.292 nghìn đồng
bậc Cao đẳng, trung cấp (12 bậc) 1,80 1,99 2,18 2,37 2,56 2,75 2,94 3,13 3,32 3,51 3,70 3,89 tương ứng số tiền là 1.314 1.453 1.591 1.730 1.869 2.008 2.146 2.285 2.424 2.562 2.701 2.840
Công ty mình thuộc vùng 1 doanh nghiệp hạng III
Theo nghị định 108/2010 thì mức lương tối thiểu vùng là 1350k (đối với ld có nghề +7% ~ 1450k) cao hơn mức lương trong thang bảng lương
Bên BHXH yêu cầu tăng mức lương cơ bản lên
Các bạn cho ý kiến Giờ phải làm thế nào???

Các bậc và mức lương của bạn nêu trên là đang áp dụng với mức lương tối thiểu vùng: 730.000 tại thời điểm bạn đăng ký thang lương bảng lương.
Kiểm tra số liệu nêu trên
Tôi lấy con số của bạn nêu để bạn thấy
Bậc Cao đẳng, trung cấp (12 bậc) 1,80 1,99 tương ứng số tiền là 1.314 1.453

1.314/1.8= 730.000

Bạn lấy mức lương tối thiểu vùng tại nghị định 108/2010 nhân với hệ số của bạn trước đây xây dựng, thế là xong. Chú ý:Đọc kỳ bài 203 để ứng dụng cho các trường hợp Quy định giữa các bậc lương trong thang bảng lương, khoảng cách giữa các bậc lương
 
Chào bác Kế Toán Già Gân và các bạn,

Em cũng đang xây dựng thang lương, bảng lương và cũng đang rất nhức đầu không biết nên làm thế nào. Trước khi nêu tình huống của em, cho em có cái thắc mắc nho nhỏ, rằng tại sao người ta lại bắt phải xây dựng thang lương, bảng lương? Nếu nói để bảo vệ người lao động thì chỉ cần bảo vệ những anh thấp cổ bé họng, lương thấp thôi, chẳng hạn như dưới 3tr, còn anh nào giỏi thì cứ lương thoả thuận, được thì làm không được thì nghỉ chứ hơi đâu nhà nước phải lo. Các qui định, thủ tục thì cứ rườm rà, rối rắm, đối với doanh nghiệp lớn đủ phòng ban bệ thì không sao, còn doanh nghiệp nhỏ có vài người, ai có thời gian đâu mà làm hết được những việc đó, thuê ngoài thì đắt đỏ. Em nghĩ cứ lương dưới 3 hay 4tr gì đó là phải đăng ký, còn trên nữa thì không cần, cứ lương thoả thuận mà làm.

Bây giờ là tình huống của em, nhờ các bác tư vấn:

Em mở 1 công ty cổ phần, có 3 cổ đông đều là người nhà (nói thẳng ra là hợp thức hoá cho đủ cơ số lập Cty CP), trong đó em làm Giám đốc, vợ em làm Phó giám đốc, còn lại kế toán thuê bán thời gian. Như vậy, chỉ có em (GĐ) và vợ em (Phó GĐ) là có đăng ký bảo hiểm. Trước đây, khi lương tối thiểu vùng là 800.000, em có lập thang lương, bảng lương cho Công ty, hệ số của GĐ là 6.2 và của Phó GĐ là 5.0 tương ứng với mức lương cơ bản là 4.960.000 và 4.000.000, mức lương đóng bảo hiểm tương ứng là 5.150.000 (em cộng thêm phụ cấp đi lại 190.000) và 4.000.000. Các hệ số của GĐ là 5.0, 5.4, 5.8, 6.2, 6.6, 7.0, 7.4 còn PGĐ là 3.5, 3.8, 4.1, 4.4, 4.7, 5.0, 5.3.

Năm ngoái, mức lương tối thiểu vùng tăng lên 980.000, em không điều chỉnh gì cả.

Năm nay, mức lương tối thiểu vùng tăng lên 1.350.000, em điều chỉnh lương lên một ít tương ứng là 5.500.000 cho Giám đốc và 5.000.000 cho Phó GĐ và làm thủ tục đóng BHXH nhưng bên BHXH không đồng ý. Họ yêu cầu phải đăng ký lại thang lương bảng lương cho phù hợp với nghị định 108 của Chính phủ qui định về mức lương tối thiểu.

Câu hỏi mà em đặt ra là:

1. Liệu em có phải áp vào thang bảng lương đã đăng ký để có mức lương phù hợp với qui định mới không? Chẳng hạn như em không tăng bậc lương mà lấy hệ số 6.2 nhân với 1.350.000 thành mức lương phải đóng bảo hiểm là 8.370.000 (nói thật, em tự trả lương cho em nên em cũng muốn vừa phải thôi, chứ lương cao quá em phải đóng nhiều tiền thuế TNCN và BHXH-BHYT, những khoản đóng gần như cầm chắc phần lỗ). Nếu em lập một thang bảng lương mới với hệ số thấp hơn so với bảng cũ nhưng bảo đảm lương mới cao hơn so với mức lương cũ thì có được chấp nhận không?

2. Liệu em có bị truy thu BHXH-BHYT năm 2010 vì không áp dụng theo mức lương tối thiểu 980.000 như qui định?

3. Nhờ các bác tư vấn cho em giải pháp tối ưu phù hợp với tình huống của em, đó là Công ty của em, em tự thuê và tự trả lương. Làm sao để có chi phí hợp lý, có thể đóng một ít thuế TNCN (hoặc không đóng) và BHXH-BHYT hợp lý.

Hôm nào có lẽ hẹn mời bác Kế Toán Già Gân bữa cơm hay bữa bia gì đó nhé bác. Định mời vài lần rồi nhưng thấy ngại ngại.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Mục đích của mức lương tối thiếu vùng của Nhà Nước ban hành nhằm để điều chỉnh hệ số trượt giá sinh hoạt của người lao động, do vậy khi Nghị định có hiệu lực thi hành thì phải áp lại mức lương tối thiểu vùng để đăng ký thang lương, bảng lương. Trừ các trường hợp, mức lương tối thiểu vùng áp dụng mà DN đăng ký áp dụng cao hơn với mức lương tối thiểu vùng do nhà nước ban hành.

Nếu em lập một thang bảng lương mới với hệ số thấp hơn so với bảng cũ nhưng bảo đảm lương mới cao hơn so với mức lương cũ thì có được chấp nhận không?

Thang lương, bảng lương (TLBL) chỉ điều chỉnh trong các trường hợp không đảm bảo các điều kiện sau :

+ Chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề thấp nhất bằng 5%;
+ Mức lương của nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của nghề, công việc có điều kiện lao động bình thường.
+ Mức lương bậc 1 của thang lương, bảng lương phải cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
+Mức tiền lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng quy định

Trường hợp TLBL trước đây với các hệ số lương theo bạn trình bày thì không cần phải điều chỉnh lại hệ số. Tuy nhiên bạn phải điều chỉnh lại mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 108 đã ban hành. (Xem Nghị định số: 108/2010/NĐ-CP ngày 29/10/2010 của Chính Phủ Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động để áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo quy định)

Và mức lương tham gia BHXH của bạn cho năm 2011, cụ thể con số như sau:

Giám Đốc: (1.350.000 đồng x 6.2) + 320.625 đồng (phụ cấp đi lại)= 8.690.625 đồng

Phụ cấp đi lại 190.000 đồng trước đây theo mức lương tối thiểu vùng 800.000 đồng tương ứng với tỉ lệ: 23,75%. Do vậy, khi điều chỉnh mức lương tham gia BHXH theo Nghị định 108 thì phần phụ cấp đi lại của bạn cũng tăng theo tỉ lệ tương ứng của mức lương tối thiểu vùng==> 1.350.000 đồng x 23,75%= 320.625 đồng

Kết luận, không thể lập thang lương, bảng lương mới với hệ số thấp hơn so với bảng cũ.

Năm nay, mức lương tối thiểu vùng tăng lên 1.350.000, em điều chỉnh lương lên một ít tương ứng là 5.500.000 cho Giám đốc và 5.000.000 cho Phó GĐ và làm thủ tục đóng BHXH nhưng bên BHXH không đồng ý. Họ yêu cầu phải đăng ký lại thang lương bảng lương cho phù hợp với nghị định 108 của Chính phủ qui định về mức lương tối thiểu.

Chính vì thế, cơ quan BHXH không chấp nhận hồ sơ của bạn.

Liệu em có bị truy thu BHXH-BHYT năm 2010 vì không áp dụng theo mức lương tối thiểu 980.000 như qui định?

Cơ quan BHXH sẽ truy thu.

Nhờ các bác tư vấn cho em giải pháp tối ưu phù hợp với tình huống của em, đó là Công ty của em, em tự thuê và tự trả lương. Làm sao để có chi phí hợp lý, có thể đóng một ít thuế TNCN (hoặc không đóng) và BHXH-BHYT hợp lý.

Xin lỗi phần này, tôi chịu chết thôi. Hồ sơ tham gia BHXH, thang lương, bảng lương ban đầu của bạn đã như thế rồi thì không cách nào điều chỉnh cả. Ngoại trừ, DN làm ăn thua lỗ sẽ có mức lương cầm chừng cho người lao động thì lúc ấy sẽ xử lý tình huống khác.
 
Cảm ơn bác nhiều lắm. Quả thật em rất nhức đầu không biết phải làm sao cho có lợi nhất nữa. Tự nhiên há miệng mắc quai!!! Bây giờ vừa phải đóng BHXH, BHYT lại vừa phải đóng thuế TNCN, cái nào cũng cao cả.

Nếu chiếu theo qui định mới thì tiền lương (mới chỉ tính 2 vợ chồng, chưa kể sắp tới có thêm mấy nhân viên nữa) hàng tháng của bên em là (5+6.2)*1.350.000 + 190.000 x 1.350.000/800.000 = 15.440.625 đồng.

Như vậy chi phí BHXH + BHYT là: 15.440.625 x 26.5% = 4.091.766
Thuế TNCN tạm tính (1 người phụ thuộc, chưa kể tháng 13, chưa trừ BHXH, BHYT): (15.440.625 - 9.600.000) x 10% = 584.063
Tổng chi phí tự đóng là: 4.091.766 + 584.063 = 4.675.829

Trong 1 năm phải đóng là 56.109.948. Quá lớn!!! Trong khi DN làm ăn đã có lãi được bao nhiêu đâu, cần tiết kiệm chi phí (tự trả) để tăng thêm vốn mà làm ăn chứ kiểu này thì ... tội nghiệp quá!

Có cách nào giúp em được không bác Kế Toán Già Gân ơi?
 
Cháu chào bác Kế toán già gân. Cảm ơn bác lần trước đã giúp cháu giải đáp một số thắc mắc ạ.
Hôm nay cháu muốn nhờ bác và các anh chị, ai biết thì mong được giúp đỡ. Em cảm ơn nhiều

Em đang xây dựng thang bảng lương, có đưa lên phòng LĐTBXH, họ bảo là cần phải có bảng chi tiết quy định từng chức danh trong công ty . Mà công ty em thì làm bên xây dựng nhưng nộp BHXH cho 4 người. Giám đốc, trưởng phòng thiết kế. và 2 công nhân. Vậy khi làm bảng chi tiết quy định từng chức danh nên làm thế nào ạ? Bác kế toán già gân và các anh chị ai có mẫu biểu nào cụ thể nhất thì cho em với nhé.
Cho em hỏi thêm là khi lập thang bảng lương thì lập cho cả doanh nghiệp hay là chỉ cần cho 4 người trên thôi ạ?( thật ra thì bên em cũng chỉ có 4 người này thôi, còn công nhân thì làm đến đâu thuê đến đấy)
Mới làm nên ko hiểu nhiều nhờ mọi người chỉ giáo giùm em. Em cảm ơn!
 
Các bậc và mức lương của bạn nêu trên là đang áp dụng với mức lương tối thiểu vùng: 730.000 tại thời điểm bạn đăng ký thang lương bảng lương.
Kiểm tra số liệu nêu trên
Tôi lấy con số của bạn nêu để bạn thấy
Bậc Cao đẳng, trung cấp (12 bậc) 1,80 1,99 tương ứng số tiền là 1.314 1.453

1.314/1.8= 730.000

Bạn lấy mức lương tối thiểu vùng tại nghị định 108/2010 nhân với hệ số của bạn trước đây xây dựng, thế là xong. Chú ý:Đọc kỳ bài 203 để ứng dụng cho các trường hợp Quy định giữa các bậc lương trong thang bảng lương, khoảng cách giữa các bậc lương

Thế này thì cao quá nhỉ tăng gần gấp đôi. (730.000 -> 1.350.000)
 
vừa lúc dang cần tìm thang bảng lương, tôi đã tìm thấy trên diễn này rất mong mọi người tham gia gửi bài lên để mọi người cùng học hỏi.Xin chân thành cảm ơn diễn đàn và bác kế toán gìa gân
 
vừa lúc dang cần tìm thang bảng lương, tôi đã tìm thấy trên diễn này rất mong mọi người tham gia gửi bài lên để mọi người cùng học hỏi.Xin chân thành cảm ơn diễn đàn và bác kế toán gìa gân

Dear anh !!

Em vào diễn đàn giải pháp excel thấy bài anh viết về hệ thống thang bảng lương, e đang làm thủ tục làm bảo hiểm xã hội cho công ty em, trong quá trình làm gặp rất nhiều khó khăn, anh có thể hướng dẫn em làm thang bảng lương để em nhanh chóng làm bảo hiểm cho mọi người trong công ty ạ

Cảm ơn anh nhiều

Mong anh phản hồi



Phạm Thuý Huyền

VIETNAM DATA AND TELECOMMUNICATION JSC (VDT)

Em cứ làm theo các bài hướng dẫn trên hoặc xem tại đây thêm. Có gì mình sẽ hỗ trợ thêm. Cần cung cấp các thông tin loại hình doanh nghiệp (nước ngoài, trong nước) - ngành nghề - cấu trúc tổ chức.

Hiện mình đang chuyển sang làm dịch vụ có thu tiền rùi, khà khà khà

Nhận dọn, xử lý rác "kế toán" và hướng dẫn lập thang lương, bảng lương với chi phí hợp lý, tình nghĩa.

Mục đích thu phí: Khấu hao máy móc, trả tiền điện, khấu hao dần cái quần tốt tươi bà xã mới mua sắm cho. Ẹc ẹc ẹc.

Tìm đọc thêm các bài để giúp DN tránh được nhiều rủi ro trong công tác tổ chức điều hành.

Thân,

P/S: Cứ gởi các yêu cầu qua email cùng cung cấp các thông tin như trên và bảng lương đang hiện hữu. Mình sẽ hỗ trợ cho.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom