- Tham gia
- 3/6/06
- Bài viết
- 1,611
- Được thích
- 14,002
- Nghề nghiệp
- ...thiết kế máy bay cho VOI tự lái...^.^
Rùng rợn... cầy tơ!
07-03-2007 01:03:24 GMT +7
Thịt chó đang được bày bán đầy các chợ ở Cần Thơ, khó mà biết được chất lượng của chúng. Trong ảnh: Một sạp bán thịt chó tại chợ 3-2, nằm trên Quốc lộ 91B, Cần Thơ.
Ngày nào cũng vậy, công việc trước tiên của những người lượm rác ở bãi rác Tân Long (Hậu Giang) là đào bới tìm xác chó chết. Nếu “vô mánh” lượm được một con chó chết thì coi như cầm chắc trên 100.000 đồng. Cho nên xác chó chết hiện nay là mặt hàng “siêu lợi nhuận” ở các bãi rác
Chưa khi nào nhu cầu thưởng thức thịt chó của người dân ĐBSCL lại nhiều như hiện nay. Nhưng khi thò đũa gắp những miếng dồi ngọt lịm, miếng thịt nướng thơm lừng, miếng hầm măng béo ngậy..., có mấy người tìm hiểu nguồn gốc, xuất xứ của thịt chó được cung cấp từ đâu?
Từ thịt chó chôm...
Khi lượng thịt chó không đủ cung ứng cho các quán nhậu thì những tay chuyên nghề trộm chó xuất hiện. “Cẩu tặc” hành nghề rất tinh vi. Trước khi đi trộm ở khu vực nào, chúng đều cử “trinh sát” điều nghiên xem xét địa bàn, đường đi nước bước kỹ càng. Khi nắm chắc nhà nào có chó thịt rồi mới ra tay vào thời điểm nửa đêm về sáng. Anh Phương, nhà ở khu vực Tầm Vu (phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ), vừa bị trộm đâm chết hai con chó, tức tối kể: Những tên trộm chó thường đi từ hai người trở lên. Đồ nghề chuyên dùng là một cây chĩa ba mũi có cán cầm dài khoảng một thước, nối với một bình ắc-quy bằng sợi dây điện gắn vào đầu của mũi chĩa, dòng điện đủ giật chết một con chó bẹc-giê. “Hôm đó tôi đi dọn hàng khuya thì hai con chó chạy theo. Phát hiện 4 thanh niên chạy hai xe gắn máy xấn lại, chưa kịp phản ứng thì bọn chúng đã nhanh tay đâm chĩa vào đùi hai con chó cho điện giật. Hai con chó chết không kịp la. Nghe tôi tri hô, bọn chúng bỏ cả đồ nghề để tháo chạy”.
Anh Huy Phong, nhà ở phường Lê Bình, quận Cái Răng, nhà rào lưới B40 rất chắc chắn, nhưng mới đây mấy con chó nhốt bên trong cũng bị mất. Đang giữa ban ngày, anh nghe con chó Cò (tên anh đặt cho con chó cưng) nặng trên 10 kg la cái “oẳng”. Nhìn ra anh thấy bọn trộm đang dùng thòng lọng thép câu cổ con chó lôi ra đầu đường và phóng lên xe rú ga chạy mất dạng, không làm gì kịp.
...Đến chó bệnh
Mới đây, anh V. làm nghề chạy xe lôi vô mánh bất tử. Số là con chó nhà kế bên đột nhiên kêu la một buổi trời, sau đó sùi bọt mép và lăn ra chết. Gia chủ không biết làm sao nên thuê anh chở vô bãi rác bỏ giùm với giá 50.000 đồng. Mừng thầm, anh V. chở xác con chó thẳng ra quán cầy tơ trên đường Cách Mạng Tháng Tám bán được 150.000 đồng. Hỏi anh sao bán chó bệnh chết cho thiên hạ ăn, anh cười hì hì: “Ai ăn ráng chịu chớ tui đâu có ăn đâu mà sợ. Tôi chỉ “ăn hai đầu” được 200.000 đồng”. Anh D., chủ một quán nhậu thịt chó trên đường 30-4, bật mí: “Bán thịt chó phải có nhiều mối quen mới đủ hàng. Quán tôi chó gì cũng thu mua. Đối với chó đã chết, không cần biết chết vì lý do gì, tôi chỉ xem thời gian “tử” lâu chưa mới ra giá. Đối với loại hàng này, chỉ cần vài phút qua khâu tẩm liệm (ướp gia vị) là ngon lành, có trời mới biết chó bệnh hay chó khỏe!”.
Nghe anh Bình, một người bạn của tôi kể chuyện về món cầy tơ mới thấy ớn lạnh. Mới đây, con chó nhà anh bị bệnh chết, mình mẩy bị xà mâu ăn lở loét, lông lá rụng trơ trọi. Sợ chó bị dịch lây lan sang người, anh đem chó đi chôn. Qua ngày hôm sau, anh cùng mấy người bạn trong lúc ngà ngà, muốn nhậu tiếp nhưng trong túi hết tiền, liền nhớ tới con chó cưng vừa an táng hôm qua. Anh cùng nhóm bạn ra vườn, đào xác chó lên “tuốt” sơ rồi đem ra quán nhậu thịt chó bán để lấy tiền đi chơi tiếp. Mặc dù cả nhóm ai nấy cũng đều là dân ghiền thịt cầy nặng.
Chó bãi rác cũng không tha
Ngoài nguồn thịt chó chôm chỉa của dân, một nguồn cung cấp cầy tơ cho các quán nhậu khá ổn định là bãi rác Cần Thơ. Anh Quân làm trong bãi rác gần cả chục năm nay cho biết: Ở bãi rác hầu như mỗi tuần đều có vài con được “bó chiếu” đưa vào. Chẳng cần rửa ráy, “tân trang” gì lại cả, họ cứ kêu xe Honda ôm chở thẳng đến quán cầy tơ. “Từ khi các quán nhậu thịt chó ùn ùn mở ra, người ta mới nghĩ đến việc mang cả chó chết đi bán, chứ hồi xưa làm gì có chuyện này!” - anh Q. nói.
Tại bãi rác Tân Hiệp, Hậu Giang, nhiều người trước đây chuyên sống bằng nghề bới rác tìm bọc ni-lông, thì nay chuyển hẳn sang ... lượm xác chó. Anh Nam, một người hành nghề tại bãi rác Tân Long, Hậu Giang, không giấu giếm: “Ngày nào cũng vậy, công việc trước tiên của những người lượm rác ở bãi rác Tân Long là đào bới tìm chó chết trước rồi mới thu gom rác sau. Nếu “vô mánh” lượm được một con chó chết thì coi như cầm chắc trên 100.000 đồng, bữa đó khỏi phải đi nhặt phế liệu. Cho nên xác chó chết hiện nay là mặt hàng “siêu lợi nhuận” ở các bãi rác!”.
Rùng rợn... cầy tơ!
Thương tặng mấy anh iu dấu của SG!!!
07-03-2007 01:03:24 GMT +7

Thịt chó đang được bày bán đầy các chợ ở Cần Thơ, khó mà biết được chất lượng của chúng. Trong ảnh: Một sạp bán thịt chó tại chợ 3-2, nằm trên Quốc lộ 91B, Cần Thơ.
Ngày nào cũng vậy, công việc trước tiên của những người lượm rác ở bãi rác Tân Long (Hậu Giang) là đào bới tìm xác chó chết. Nếu “vô mánh” lượm được một con chó chết thì coi như cầm chắc trên 100.000 đồng. Cho nên xác chó chết hiện nay là mặt hàng “siêu lợi nhuận” ở các bãi rác
Chưa khi nào nhu cầu thưởng thức thịt chó của người dân ĐBSCL lại nhiều như hiện nay. Nhưng khi thò đũa gắp những miếng dồi ngọt lịm, miếng thịt nướng thơm lừng, miếng hầm măng béo ngậy..., có mấy người tìm hiểu nguồn gốc, xuất xứ của thịt chó được cung cấp từ đâu?
Từ thịt chó chôm...
Khi lượng thịt chó không đủ cung ứng cho các quán nhậu thì những tay chuyên nghề trộm chó xuất hiện. “Cẩu tặc” hành nghề rất tinh vi. Trước khi đi trộm ở khu vực nào, chúng đều cử “trinh sát” điều nghiên xem xét địa bàn, đường đi nước bước kỹ càng. Khi nắm chắc nhà nào có chó thịt rồi mới ra tay vào thời điểm nửa đêm về sáng. Anh Phương, nhà ở khu vực Tầm Vu (phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ), vừa bị trộm đâm chết hai con chó, tức tối kể: Những tên trộm chó thường đi từ hai người trở lên. Đồ nghề chuyên dùng là một cây chĩa ba mũi có cán cầm dài khoảng một thước, nối với một bình ắc-quy bằng sợi dây điện gắn vào đầu của mũi chĩa, dòng điện đủ giật chết một con chó bẹc-giê. “Hôm đó tôi đi dọn hàng khuya thì hai con chó chạy theo. Phát hiện 4 thanh niên chạy hai xe gắn máy xấn lại, chưa kịp phản ứng thì bọn chúng đã nhanh tay đâm chĩa vào đùi hai con chó cho điện giật. Hai con chó chết không kịp la. Nghe tôi tri hô, bọn chúng bỏ cả đồ nghề để tháo chạy”.
Anh Huy Phong, nhà ở phường Lê Bình, quận Cái Răng, nhà rào lưới B40 rất chắc chắn, nhưng mới đây mấy con chó nhốt bên trong cũng bị mất. Đang giữa ban ngày, anh nghe con chó Cò (tên anh đặt cho con chó cưng) nặng trên 10 kg la cái “oẳng”. Nhìn ra anh thấy bọn trộm đang dùng thòng lọng thép câu cổ con chó lôi ra đầu đường và phóng lên xe rú ga chạy mất dạng, không làm gì kịp.
...Đến chó bệnh
Mới đây, anh V. làm nghề chạy xe lôi vô mánh bất tử. Số là con chó nhà kế bên đột nhiên kêu la một buổi trời, sau đó sùi bọt mép và lăn ra chết. Gia chủ không biết làm sao nên thuê anh chở vô bãi rác bỏ giùm với giá 50.000 đồng. Mừng thầm, anh V. chở xác con chó thẳng ra quán cầy tơ trên đường Cách Mạng Tháng Tám bán được 150.000 đồng. Hỏi anh sao bán chó bệnh chết cho thiên hạ ăn, anh cười hì hì: “Ai ăn ráng chịu chớ tui đâu có ăn đâu mà sợ. Tôi chỉ “ăn hai đầu” được 200.000 đồng”. Anh D., chủ một quán nhậu thịt chó trên đường 30-4, bật mí: “Bán thịt chó phải có nhiều mối quen mới đủ hàng. Quán tôi chó gì cũng thu mua. Đối với chó đã chết, không cần biết chết vì lý do gì, tôi chỉ xem thời gian “tử” lâu chưa mới ra giá. Đối với loại hàng này, chỉ cần vài phút qua khâu tẩm liệm (ướp gia vị) là ngon lành, có trời mới biết chó bệnh hay chó khỏe!”.
Nghe anh Bình, một người bạn của tôi kể chuyện về món cầy tơ mới thấy ớn lạnh. Mới đây, con chó nhà anh bị bệnh chết, mình mẩy bị xà mâu ăn lở loét, lông lá rụng trơ trọi. Sợ chó bị dịch lây lan sang người, anh đem chó đi chôn. Qua ngày hôm sau, anh cùng mấy người bạn trong lúc ngà ngà, muốn nhậu tiếp nhưng trong túi hết tiền, liền nhớ tới con chó cưng vừa an táng hôm qua. Anh cùng nhóm bạn ra vườn, đào xác chó lên “tuốt” sơ rồi đem ra quán nhậu thịt chó bán để lấy tiền đi chơi tiếp. Mặc dù cả nhóm ai nấy cũng đều là dân ghiền thịt cầy nặng.
Chó bãi rác cũng không tha
Ngoài nguồn thịt chó chôm chỉa của dân, một nguồn cung cấp cầy tơ cho các quán nhậu khá ổn định là bãi rác Cần Thơ. Anh Quân làm trong bãi rác gần cả chục năm nay cho biết: Ở bãi rác hầu như mỗi tuần đều có vài con được “bó chiếu” đưa vào. Chẳng cần rửa ráy, “tân trang” gì lại cả, họ cứ kêu xe Honda ôm chở thẳng đến quán cầy tơ. “Từ khi các quán nhậu thịt chó ùn ùn mở ra, người ta mới nghĩ đến việc mang cả chó chết đi bán, chứ hồi xưa làm gì có chuyện này!” - anh Q. nói.
Tại bãi rác Tân Hiệp, Hậu Giang, nhiều người trước đây chuyên sống bằng nghề bới rác tìm bọc ni-lông, thì nay chuyển hẳn sang ... lượm xác chó. Anh Nam, một người hành nghề tại bãi rác Tân Long, Hậu Giang, không giấu giếm: “Ngày nào cũng vậy, công việc trước tiên của những người lượm rác ở bãi rác Tân Long là đào bới tìm chó chết trước rồi mới thu gom rác sau. Nếu “vô mánh” lượm được một con chó chết thì coi như cầm chắc trên 100.000 đồng, bữa đó khỏi phải đi nhặt phế liệu. Cho nên xác chó chết hiện nay là mặt hàng “siêu lợi nhuận” ở các bãi rác!”.
Bài và ảnh: ĐỨC KHÁNH (nld.com.vn)