Thực phẩm thời @!!! (5 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Kiểu này ăn ở nhà cho an toàn. Sợ thật! Sao dân ta cứ hại dân ta nhỉ???????
 
Hamvui đã viết:
Kiểu này ăn ở nhà cho an toàn. Sợ thật! Sao dân ta cứ hại dân ta nhỉ???????

Hì, chưa chắc đâu anh ui. Anh đọc thêm bài sau nha:
__________________

Rau quả, thủy hải sản: Đầy hóa chất cấm và phân urê!​

ImageView.jpg

Cá biển được bày bán tại các chợ ở TP.HCM thường được ướp phân urê - Ảnh: T.T.D.

TT - Các bà nội trợ mỗi khi đi mua rau, củ, quả đều rất thích chọn những loại thật xanh bóng mượt, no tròn. Mua thủy hải sản lại hay chọn loại cứng, mang còn đỏ tươi... Tuy nhiên, thực tế tại một số chợ ở TP.HCM thì các loại thực phẩm này lại ẩn chứa nhiều hóa chất cấm, độc hại cho sức khỏe.

Hầu hết đều có hóa chất cấm

Trong hai ngày 19 và 20-3, chúng tôi đến một số chợ tại TP.HCM để mua rau, củ, quả và một số loại thủy hải sản. Tại chợ Kiến Thiết (Q.Phú Nhuận) chúng tôi mua ba loại: rau muống, đậu đũa và khoai tây Trung Quốc ở ba hàng khác nhau. Tại chợ Phú Nhuận (Q.Phú Nhuận) chúng tôi mua cải ngọt, dưa leo và đậu cô ve cũng ở hai hàng khác nhau.

Tại chợ Phạm Văn Hai (Q.Tân Bình) chúng tôi mua khoa tây Đà Lạt, cà rốt Trung Quốc và rau ngót ở ba hàng khác nhau. Vào cuối buổi chiều 19-3, chúng tôi còn mua mực râu, cá bạc má tại chợ Trần Hữu Trang (Q.Phú Nhuận) và cá nục tại chợ Hòa Hưng (Q.1). Chúng tôi đem tất cả các loại thực phẩm này gửi đến Trung tâm Đào tạo và phát triển sắc ký TP.HCM đề nghị kiểm nghiệm tìm hai loại hóa chất cấm sử dụng trong trồng trọt là Endosulfan và Metamidophos. Với thủy hải sản, chúng tôi đề nghị tìm urê.

Sau hơn mười ngày, trung tâm này đã có kết quả phân tích với những thông tin hết sức đáng lo ngại. Trong chín mẫu rau củ, quả mua ở các chợ, cơ quan kiểm nghiệm phát hiện bảy mẫu có hóa chất Metamidophos. Đây là hóa chất có tên biệt dược thường dùng là Monitor. Riêng chất cấm Endosulfan không phát hiện ở tất cả các mẫu.

Cụ thể, rau muống có chứa Monitor với hàm lượng rất cao, gần 3.750 mcrg/kg; khoai tây Trung Quốc 14,58mcrg/kg; đậu cô ve 7,59 mcrg/kg; cải ngọt 6,99 mcrg/kg; dưa leo 6,39 mcrg/kg; rau ngót 4,30 mcrg/kg; cà rốt Trung Quốc 1,57 mcrg/kg. Chỉ có đậu đũa và khoai tây Đà Lạt không thấy có Monitor.

Bác sĩ Trần Văn Ký cho biết khi rau củ quả có thuốc trừ sâu thì dù có rửa nước sạch và đun sôi, nấu chín cũng không thể loại bỏ hết mà chỉ giúp làm giảm phần nào. Còn thủy hải sản đã bị tẩm phân urê thì dù rửa hay nấu chín cũng không thể loại bỏ được do nó đã ngấm sâu vào trong thịt. Trước khi sử dụng rau củ quả nên rửa sạch thật kỹ ba lần dưới vòi nước đang chảy, sau đó ngâm rau trong nước thêm 15 phút. Không nên mua các loại rau bóng mượt vì đó là rau có hóa chất kích thích tăng trưởng. Kể cả thuốc trừ sâu cũng có tác dụng này (bóng mượt) nên người ta dùng thuốc trừ sâu cả khi rau... không có sâu. Nên mua rau củ quả ở nơi tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng.

Với thủy hải sản, nên chọn mua loại được bảo quản tốt (trong hệ thống cấp đông, tủ lạnh có nhiệt độ dưới 5oC, hoặc bảo quản trong đá mạt (đá bào nhỏ) phủ kín). Còn cá bảo quản ở chợ bằng mấy cục nước đá to chỉ là hình thức bảo quản cho có lệ, không ngăn chặn được thực phẩm hư hỏng nên người ta thường sử dụng phân urê để bảo quản.

Về thủy hải sản, kết quả kiểm nghiệm phát hiện 3/3 mẫu có urê. Cụ thể, mực râu có chứa phân urê ở hàm lượng 2,18mg/kg; cá nục ở mức 1,91mg/kg và cá bạc má ở mức 1,75mg/kg.

Tại hội nghị về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở TP.HCM cuối tháng 3-2007 vừa qua, Bộ Y tế cũng cảnh báo thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) cấm sử dụng trên rau là Endosulfan và Monitor vẫn tìm thấy trong một số mẫu rau.

Bộ Y tế còn cho biết với những loại hóa chất bảo vệ thực vật được phép sử dụng cũng phát hiện dư lượng quá mức cho phép khá cao. Cụ thể, 70% số mẫu rau ăn lá có dư lượng thuốc Pyrethroid, còn lại là Fipronil, Dithiocarbamate, một số loại lân hữu cơ và Carbendazim.

Độc hại khó lường

Bác sĩ Trần Văn Ký - phụ trách chuyên môn văn phòng phía Nam, Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm VN - cho biết Monitor là tên thương mại của loại thuốc trừ sâu có tên gọi Metamidophos. Đây là loại thuốc trừ sâu có gốc phosphor rất độc với thần kinh và các cơ quan nội tạng. Monitor có thể gây ngộ độc cấp tính và mãn tính cho người tiêu dùng.

Theo bác sĩ Ký, khi ăn phải các loại rau củ quả có hóa chất Monitor, người tiêu dùng có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng tức ngực, khó thở, chảy nước mũi, đau đầu, đau bụng, buồn nôn, ói, rối loạn nhịp tim, vã mồ hôi, cảm giác thấy rất yếu, sợ sệt, lo lắng.

Nếu ăn thường xuyên, lâu dài loại rau củ quả có chất độc hại này sẽ bị ngộ độc mãn tính, gây ung thư thần kinh các cơ quan nội tạng, giảm trí nhớ, đau đầu thường xuyên, đau thần kinh, mệt mỏi, suy nhược cơ thể... Loại thuốc trừ sâu này đã bị cấm sử dụng trên thế giới cũng như ở Việt Nam từ năm 2000.

Còn urê là một loại phân bón hóa học dùng trong nông nghiệp, không phải là hóa chất bảo quản thực phẩm. Đây là loại hóa chất có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, giá thành rất rẻ (chỉ 4.500-5.000đ/kg) nên không ít người kinh doanh thực phẩm thủy hải sản tươi sống đã dùng phân urê để bảo quản thực phẩm. Thủy hải sản khi được bôi hoặc tẩm urê sẽ nhìn như còn mới, dễ đánh lừa người tiêu dùng là thực phẩm còn tươi.

Theo bác sĩ Ký, khi ăn phải các loại thực phẩm có chứa phân urê thì người ăn có thể bị ngộ độc cấp tính với những biểu hiện như đau bụng dữ dội, ói, buồn nôn, tiêu chảy. Về lâu dài sẽ bị ngộ độc mãn tính: gây mất ngủ kéo dài, đau đầu, nhức mỏi cơ thể, trí nhớ giảm, hay cáu gắt.

Với những hóa chất BVTV được phép sử dụng nếu dư lượng cao quá mức cho phép cũng có thể gây độc hại cho sức khỏe nhưng ở mức độ nhẹ hơn.

Khi nào có thực phẩm an toàn?

Bác sĩ Trần Văn Ký cho rằng tại TP.HCM hiện chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng rau sạch của người dân. Ngoài ra, về mặt cảm quan, nhìn rau sạch không được đẹp và tươi như rau sử dụng nhiều hóa chất BVTV nên nhiều người không thích. Do đó dẫn đến tình trạng nông dân trồng rau sạch không tiêu thụ được hoặc bị lỗ, rốt cuộc là họ không mặn mà với việc trồng rau sạch.

Cũng tại hội nghị vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Y tế đánh giá rằng chưa kiểm soát được việc nuôi trồng rau củ quả, thủy sản... từ môi trường đến chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, thu hoạch và chế biến. Tình trạng dư lượng hóa chất BVTV, kháng sinh và hormon đang là mối lo ngại lớn, ảnh hưởng tới phát triển kinh tế, thương mại và an sinh xã hội. Thống kê từ năm 2000-2006 đã có 677 vụ ngộ độc thực phẩm do rau quả, hóa chất BVTV, ngộ độc thủy hải sản có tới 11.653 người mắc và 283 người chết.

Hằng năm, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành danh mục thuốc BVTV và qui định danh mục các loại thuốc BVTV cho rau, nhưng một số nơi vẫn còn sử dụng các thuốc trừ sâu hóa học đã cấm. Việc sử dụng thuốc BVTV không đúng hướng dẫn, không giữ đúng thời gian cách ly, lạm dụng thuốc BVTV vẫn là vấn đề nan giải. Do lạm dụng thuốc BVTV dẫn đến hậu quả để lại tồn dư thuốc BVTV trên nông sản thực phẩm.

Trong khi đó công tác kiểm tra, giám sát tồn dư thuốc BVTV trong rau quả lại tiến hành chưa thường xuyên, số mẫu được kiểm tra còn ít, chưa phản ánh đầy đủ thực trạng sản xuất rau an toàn hiện nay.

LÊ THANH HÀ(tuoitre.com.vn)​
 
Tiếp nữa nè!

Coi chừng trà sữa trân châu!

10-04-2007 10:53:55 GMT +7

0012.jpg

Không thể hình dung nổi cốc trà này được làm từ nguyên liệu như thế nào. Ảnh: Hồng Vĩnh


Tìm mỏi mắt cũng không thể thấy một vài chữ số dễ hiểu nhất cho biết ngày sản xuất, hạn sử dụng. Gói trân châu nào trông cũng ướt nhớt, mở một túi hạt trân châu, mùi bốc ra rất khó chịu, phẩm màu từ hạt trân châu thôi đỏ trên tay, rửa mãi không sạch.

Đó là loại thực phẩm hiện được kinh doanh và tiêu thụ khá mạnh tại nhiều nơi ở Hà Nội và TPHCM.

Loạn nguyên liệu trà sữa trân châu

Chưa vào hè nhưng thị trường bột trà sữa trân châu ở chợ Đồng Xuân (Hà Nội) đã tấp nập. Theo ghi nhận của chúng tôi, bột trà sữa bán rất chạy, chủ yếu cho khách mua buôn.

Khách thường mua hàng túi giá 30 – 35.000 đồng/kg hoặc cả bao tải lớn. Theo một chủ kiốt tại chợ Đồng Xuân, chỉ cần mua một gói này về có thể pha được vài chục cốc trà sữa.

Ngoài bột trà sữa còn có hạt trân châu hình viên bi nhỏ xíu được đóng thành từng gói nhỏ toàn chữ Trung Quốc với đủ màu xanh, đỏ, đen, trắng...

Tìm mỏi mắt cũng không thể thấy một vài chữ số dễ hiểu nhất cho biết ngày sản xuất, hạn sử dụng. Gói trân châu nào trông cũng ướt nhớt, mở một túi hạt trân châu, mùi thiu, ẩm mốc bốc ra rất khó chịu, phẩm màu từ hạt trân châu thôi đỏ trên tay, rửa mãi không sạch.

Khi chúng tôi lân la hỏi chuyện mua nguyên liệu làm trà sữa trân châu tại quán bán trà sữa di động trên đường Huỳnh Tịnh Của (Q.3, TPHCM), ông chủ quán không giấu diếm: “Ra ngoài các sạp hàng khô, đồ đóng gói… ở chợ Bình Tây, Q.6 mua bao nhiêu cũng có. Hàng loại nào, giá nào cũng có, mua dễ như đi chợ mua… rau”.

Tại khu vực bán hàng khô, nguyên liệu chế biến và sữa các loại trong chợ Bình Tây, chủ của một sạp hàng cho biết: Có rất nhiều nguyên liệu để làm trân châu, có cả sữa béo và các loại bột chế biến từ trái cây, các loại hoa quả.

Khi chúng tôi hỏi về xuất xứ của những sản phẩm này, chị này cho biết: “Đều nhập từ Đài Loan và Trung Quốc về cả. Có bảo hành 1 tháng hẳn hoi”. Tuy nhiên, trên sản phẩm bột trái cây không hề ghi ngày sản xuất, ngoài bao chỉ có ghi hạn sử dụng 1 tháng.

Trên đường Văn Tưởng (Q.6) và Vạn Kiếp (Q.5), các sạp hàng với hàng chục mẫu mã trà giăng đầy trên giá.

Bột sữa trà được đóng thành những túi nhỏ, cũng có đủ màu mà theo chủ cửa hàng này, đây là những loại sữa được chiết ra từ những bao lớn 25- 30kg, giá chỉ 30-40.000 đồng/kg.

“Các anh yên tâm, ở cửa hàng của tôi ngày nào cũng bán cả 50- 100 kg nguyên liệu cho những người bán trà sữa lớn nhỏ”- Một chủ cửa hàng nói.

0013.jpg

Nguyên liệu sữa trà được bán trong chợ Đồng Xuân. Ảnh: Hồng Vĩnh


Độc hại hay không: Phải chờ!


Từ những nguyên liệu bột sữa, trân châu... nhìn rùng mình, một người bán hàng biểu diễn ngay cách pha cho khách.

Chỉ cần bỏ một thìa nhỏ bột trà sữa, khuấy lên, đổ ít hạt trân châu xanh đỏ vào, thế là có một cốc trà sữa trân châu!

Pha loại màu vàng thì có trà cam, màu xanh thì có trà táo, màu đen thành trà nho…

Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, ông Nguyễn Thanh Phong - Phó Cục trưởng Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm cho biết chưa nhận được thông tin nào về trà sữa trân châu Trung Quốc.

Trong khi đó, GS Nguyễn Thị Dụ - Giám đốc Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai - cho biết, thời điểm chuyển mùa bệnh nhân ngộ độc thực phẩm bắt đầu gia tăng, trong đó không ít trường hợp do uống nước giải khát.

“Khó có thể xác định được nguyên nhân ngộ độc vì chúng tôi không có mẫu thức ăn bệnh nhân đã dùng. Tuy nhiên rất nhiều trường hợp khi được hỏi đã “khai” ra từng ăn hoặc uống thực phẩm ngoài đường phố” – GS Dụ cho biết.

Cũng theo GS Dụ, chưa có trường hợp nào xác định ngộ độc do trà sữa trân châu nhưng số trẻ em ngộ độc do ăn uống thực phẩm đường phố khá cao, chiếm 10 – 13% tổng số bệnh nhân điều trị tại Trung tâm.

“Tôi chưa uống món trà sữa trân châu bao giờ, nhưng được biết đây là món mà các cháu nhỏ rất yêu thích.

Tôi chưa thể khẳng định về mặt an toàn của sản phẩm này, nhưng hẳn là mất vệ sinh nếu chúng được nhuộm phẩm màu loè loẹt, ướt nhớt và đóng trong bao gói không hề có hạn sử dụng như vậy” – GS Dụ nói – “Để xác định phẩm mầu trong trà sữa, hay xác định độ an toàn của bột trà sữa bán trên thị trường có an toàn không, nếu độc hại thì nguyên nhân là vì chất gì, mức độ độc hại đến đâu, cần phải có máy móc xét nghiệm.

Một mẫu xét nghiệm hoá chất hay phẩm mầu thường rất đắt, từ 300.000 đồng - 500.000 đồng. Các cơ quan có loại máy móc đắt tiền này thường chỉ làm xét nghiệm theo đơn đặt hàng của các Cty hay hãng thực phẩm muốn công bố chất lượng và bán sản phẩm của họ ở thị trường Việt Nam”.

Như vậy, muốn biết loại bột trà sữa và hạt trân châu Trung Quốc bán tràn ngập ngoài thị trường có độc hại hay không, phải chờ đợi cơ quan chức năng vào cuộc.

Trong khi đó, các cửa hàng trà sữa trân châu mọc như nấm khắp Hà Nội và TPHCM vẫn bán rất chạy, chủ yếu cho học sinh và các cháu nhỏ.

Theo Tiền Phong​
 
Hì, biết rằng bài này sẽ đụng chạm tới ông anh "iu dấu" của mình. Nhưng vẫn phải post lên thui, vì sự thật vẫn là sự thật mừ!!!. Hic, mình là một fan của trà trân châu, giờ thì....hổng dám uống nữa!!!.@!##
 
(hẵn lẽ

(hẵn lẽ trên báo ghi toàn:
* Chuyện đàn ông hư hỏng thì các cô chửa chồng sẽ không lấy chồng;
* Chuyện đàn bà, con gái hư hỏng thì các cậu sợ lấy vợ;
nữa ru?!
 
Secret_grasses đã viết:
Hì, biết rằng bài này sẽ đụng chạm tới ông anh "iu dấu" của mình. Nhưng vẫn phải post lên thui, vì sự thật vẫn là sự thật mừ!!!. Hic, mình là một fan của trà trân châu, giờ thì....hổng dám uống nữa!!!.@!##

Đang định cố gắng làm kiếm tiền để đi đám cưới......
Bây giờ thì đổ xuống sông xuống biển hết rồi.
Hu hu hu hu
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom