Cần giúp: "Ngôn phong" là gì? (8 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Chữ minh vẫn là sáng, từ ghép u minh mới là "mù mịt, ngu dốt, tối tăm". Tôi không rõ nghĩa từ "u" (Hán Việt) nhưng hình như khi ghép vào từ khác (Hán Việt) nó làm đảo ngược nghĩa. Ghép với từ thuần Việt như "u tối" lại hiểu theo nghĩa "vừa u vừa tối"
U là từ Hán Việt, nghĩa là tối mà bác, con nghĩ không phải thuần Việt đâu: u ngục, u hồn....
U minh là "sáng tối". Cõi u minh lại được chỉ là cõi địa ngục. Con thấy có nhiều từ ghép hay lấy 2 từ đơn có nghĩa trái ngược với nhau ghép lại để chỉ 1 nghĩa chung, tự nhiên nhất thời không nhớ ra 1 vài ví dụ.

PS: nói xong vào link trên của @Vô danh Tiểu tốt thì thấy mình nói bậy tùm lum, haha... híc híc
 
Bởi chú ptm0412 chắc cũng là người Việt nên không nắm rõ nghĩa của nhiều từ Hán khác nhau nhưng đều được dân ta phiên âm là "minh" rồi. Mời chú tham khảo ở đây. Chả cần thêm U thì từ "minh" cũng có thể mang nghĩa là "tối tăm" rồi chú.
Ờ đúng, do đồng âm dị nghĩa, chữ Hán viết cũng khác chỉ tiếng Việt mới giống nhau. Tôi vừa xem xong thì thấy minh = tối tăm mù mịt, ngu dốt, rất ít gặp. Kể cả đọc sách, truyện thế kỷ trước cũng không thấy
 
Ờ đúng, do đồng âm dị nghĩa, chữ Hán viết cũng khác chỉ tiếng Việt mới giống nhau. Tôi vừa xem xong thì thấy minh = tối tăm mù mịt, ngu dốt, rất ít gặp. Kể cả đọc sách, truyện thế kỷ trước cũng không thấy
Vậy "minh" trong "liên minh", "đồng minh" không lẽ nghĩa là kết hợp (động từ), sự kết hợp (danh từ). Nếu đúng là vậy thì tới giờ con mới biết luôn, xưa giờ không rõ.
 
Hán Việt cũng có nhiều từ đồng âm khác nghĩa như tiếng Việt vậy, "minh" trong "thông minh", "u minh", đồng minh" là 3 từ khác nhau (đồng âm nhưng nghĩa khác nhau). Nhưng chỉ là phát âm Hán Việt giống nhau, còn trong tiếng Trung phát âm chưa chắc giống nhau, chữ viết thì cũng khác nhau.
 

File đính kèm

  • 1608783710329.png
    1608783710329.png
    441.6 KB · Đọc: 18
Lần chỉnh sửa cuối:
Đấy chỉ là do tiếng phiên âm thành trùng âm thôi.
Chữ minh (sáng) (明) viết với nhật bên trái và nguyệt bên phải.
Chữ minh (tối) (冥) thuộc về bộ mịch. Thực ra chính từ này cũng có ba cách viết, và nghĩa tuy cùng là u tối, nhưng sử dụng khác nhau.

Cũng như tiếng Anh, bear (động) và bear (danh) là hai từ khác nhau hoàn toàn. Nếu muốn viết giống nhau, đọc khác, nghĩa khác thì ta có lead (chì), và lead (dẫn dắt)
Túm lại, việc trùng âm khi đi từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác là điều không thể tránh.

Chú: tuy nhiên, theo quy tắc nói và viết, nếu không rõ 100% cách dùng của từ thì nên tránh.
Câu "Sau một time [làm cái gì đó]..." tôi thỉnh thoảng thấy người ta dùng. Rất tiếc là từ "time" có hai nghĩa thường dùng, "thời gian" và "lần/lượt". Và hai nghĩa này đem vào câu thì sẽ hiểu khác nhau.
 
Mọi người cho mình hỏi "ngôn phong" là gì với?
Họp tổng kết phòng cuối năm, trước cả phòng sếp nói mình cần lưu ý ngôn phong.
Mình có tra Google với tìm ở 1 số từ điển tiếng Việt mà không thấy có từ này.

Xin cảm ơn.
Ngôn = Ngôn ngữ
Phong = Phong cách

=> Ngôn phong = Phong cách ngôn ngữ!
 
Ngôn = Ngôn ngữ; Phong = Phong cách
=> Ngôn phong = Phong cách ngôn ngữ!
Đơn giản nhất là vậy;
Còn muốn phức tạp thì phải xem tính cách của tác giả câu phán (Sếp - S) & người chịu phê phán (là bạn) trong môi trường (đó là trong 'phòng' (công tác))
Xét về bạn trước, vì dễ: Bạn trong đơn vị hay phát ngôn như thế nào so với anh chị em?
Đã có ai nhận xét tương tự hay ngược với ý sếp về phát ngôn của bạn trong năm chưa?

Thứ đến là Sếp: Thường S . hay phát ngôn như thế nào (hay bóng gió, hay thẳng ruột ngựa,. . . )

Về các đồng nghiệp: Sau khi nghe câu S về bạn họ phản ứng ra sao?
. . . . .

. . . . . .
Từ tất thẩy dữ liệu đó có thể cho ra đáp án gần đúng nhất, nhưng khuyên bạn không nên hỏi lại S hay đề nghị S diễn giải gì hết

& dù sao chăng nữa bạn cũng sẽ được S nhắc lại trong năm tới khi hành vi phát ngôn của bạn trùng với ý S nhận xét về bạn.

Chúc vui Noel đến hết tuần!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Rồi thiệp hồng mà sao thường toàn màu đỏ??????
Ngày xưa thiệp có màu trắng. Các cụ ngày xưa rất đề cao sự toàn vẹn của cô dâu, nên thường lén đặt tấm thiệp dưới tấm trải giường. Nếu ngả màu hồng hồng thì coi như hồng phúc của gia đình. Nên gọi là thiệp hồng.
Ngày nay, thời đại 4.0, các cô dâu thường đối phó bằng cách ra tiệm thuốc tây mua thuốc đỏ, từ từ đặt in thiệp có màu đỏ luôn cho tiện.
Đôi khi, tiệm bán nhầm cho chai thuốc tím, nên mới có giai thoại kỳ trăng mật bị "giập mật".
 
Ngày xưa thiệp có màu trắng. Các cụ ngày xưa rất đề cao sự toàn vẹn của cô dâu, nên thường lén đặt tấm thiệp dưới tấm trải giường. Nếu ngả màu hồng hồng thì coi như hồng phúc của gia đình. Nên gọi là thiệp hồng.
Ngày nay, thời đại 4.0, các cô dâu thường đối phó bằng cách ra tiệm thuốc tây mua thuốc đỏ, từ từ đặt in thiệp có màu đỏ luôn cho tiện.
Đôi khi, tiệm bán nhầm cho chai thuốc tím, nên mới có giai thoại kỳ trăng mật bị "giập mật".
Có thể do sở thích mầu sắc của vài người hoặc do thiếu loại giấy đúng tiêu chuẩn chứ đúng theo truyền thống thiệp hồng phải màu đỏ. Trong tiếng Hán "Hồng bao" là để chỉ cái bao tiền mừng màu đỏ - màu tượng trưng cho may mắn trong văn hóa Á Đông. Không phải vô cớ mà nhiều thứ có tên gọi màu hồng nhưng thực chất là màu đỏ hoặc gần giống màu đỏ. Chẳng hạn như quả hồng khi chín có màu đỏ hoặc đỏ cam. Nếu quả hồng mà đúng là màu hồng chắc chả ai dám ăn vì tưởng nhuộm chất hóa học. Hồng hào chỉ da người có sắc đỏ chứ da ông nào đúng màu hồng chắc chỉ do son phấn.
Tôi thấy bọn Tây nó dịch "Hồng binh" là "Red army" chứ chả phải là "Pink army". Dịch như vậy không phải bởi bọn Tây mù màu mà nó dịch theo đúng nghĩa gốc.

Dân ta "Việt hóa" ngoại ngữ kiểu nôm na theo cách hiểu của dân ta nên có khi lệch lạc ý nghĩa. Ngay cả thời hiện đại bây giờ, nhiều anh trình độ ngoại ngữ cao nhưng dịch từ lôm côm so với nghĩa gốc. Điển hình như dịch từ "server" là "máy chủ", "virtual" dịch ra là "ảo", hoặc ssd thành "ổ cứng ssd"... Rất nhiều từ được dịch lệch lạc nhưng nhiều người quen miệng quá lại thành "chuẩn".
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bản chất từ Hồng trong Hán Việt có nghĩa là màu đỏ chứ không phải màu hồng, khi người nào dùng một từ Hán Việt chứa từ Hồng thì phải tự ngầm hiểu nghĩa nó trong từ là màu đỏ chứ không thể là màu hồng được, ví dụ: Hồng nhan, Hồng trần, Hồng quân...
Vốn dĩ Hán Việt cũng xuất phát từ chữ Hán mà ra, lúc chuyển từ tiếng Hán ra tiếng Hán Việt cũng có những quy tắc nhất định, từ Hồng trong tiếng Hán là "紅", nghĩa là màu đỏ, phiên âm là "hóng", theo quy tắc thì bắt buộc khi chuyển qua Hán Việt thì phải là Hồng, có chăng gây hiểu nhầm là vì chữ Hồng (nghĩa là màu hồng) trong tiếng thuần Việt lại trùng âm với Hồng (nghĩa là màu đỏ) trong Hán Việt nên mới gây ra hiểu nhầm như vậy.
 
Ngày xưa thiệp có màu trắng. Các cụ ngày xưa rất đề cao sự toàn vẹn của cô dâu, nên thường lén đặt tấm thiệp dưới tấm trải giường. Nếu ngả màu hồng hồng thì coi như hồng phúc của gia đình. Nên gọi là thiệp hồng.
Ngày nay, thời đại 4.0, các cô dâu thường đối phó bằng cách ra tiệm thuốc tây mua thuốc đỏ, từ từ đặt in thiệp có màu đỏ luôn cho tiện.
Đôi khi, tiệm bán nhầm cho chai thuốc tím, nên mới có giai thoại kỳ trăng mật bị "giập mật".
Bậy. Có lẽ bạn chưa nghe câu "nước vỏ lựu, máu mào gà" bao giờ.

Hồng (红) trong tiếng Hán là nói chung chung cho màu đỏ. Cũng như 'red' trong tiếng Anh vậy.
Nếu màu đỏ xậm thì gọi là xích hồng (crimson), tươi thì gọi là tinh hồng (scarlet).
Ngày xưa, vào Chợ lớn gọi món "chuý hùng" có nghĩa là huyết heo (trư hồng). Tôi khoái món huyết xào hẹ của người Quảng.

Màu hồng tiếng Việt, tiếng Nam gọi trại là hường, tiếng Hán Việt là hồng đào (âm Quảng là hùng tú). Ngày xưa, Hồng Nhậm tức Tự Đức lên ngôi thì từ hồng được đọc trại thành hường và nhậm đọc trại thành nhiệm.

Chú thêm về "hồng phúc": từ hồng (红) này cũng được dùng để diễn tả sự thành công phát đạt (có lẽ vì vậy mà người Tàu coi hồng là may mắn?). Trong thương nghiệp, hồng là liền lời.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
@VetMini : con có vài thắc mắc về chữ "hồng".
1. Không biết màu hồng hay màu đỏ mới là biểu tượng của tình yêu? Hoa hồng màu đỏ, thiệp hồng, pháo hồng cũng màu đỏ. Mấy chữ hồng rõ ràng là thuần Việt, nhưng sự vật mang tên nó lại màu đỏ?
2. Màu đỏ tiếng Hán Việt là hồng, vậy màu hồng tiếng Hán Việt là gì?
3. Tại sao người ta lấy từ "hoa hồng" để chỉ: Tiền trả cho người đứng trung gian trong việc giao dịch, mua bán?
 
@VetMini : con có vài thắc mắc về chữ "hồng".
2. Màu đỏ tiếng Hán Việt là hồng, vậy màu hồng tiếng Hán Việt là gì?
3. Tại sao người ta lấy từ "hoa hồng" để chỉ: Tiền trả cho người đứng trung gian trong việc giao dịch, mua bán?
Hai câu 2 và 3 bác ấy mới vừa nói xong trong bài trên liền kề :P :P
 
Cây hoa hồng là tên gọi chung cho các loài thực vật có hoa dạng cây bụi hoặc cây leo lâu năm thuộc chi Rosa, họ Rosaceae, với hơn 100 loài với màu hoa đa dạng, phân bố từ miền ôn đới đến nhiệt đới.
Hoa của cây hoa hồng có rất nhiều màu sắc khác nhau, từ đơn sắc đến đa sắc (nhiều màu trên 1 cánh hoa, trên 1 bông hoa): Màu đỏ, trắng, đen, màu hồng, hồng phấn, trắng nhạt đỏ, ngũ sắc hoa hòe hoa sói :D

1608882173226.png1608882204323.png


---
Tiền hoa hồng là tiền màu đỏ chăng? :p
 
Chủ đề này nên chăng đổi tên là:
"Cần giúp: Air Blade là gì"
Đáp án:
1) Tên 1 thương hiệu xe máy
2) Chém gió phần phật

Đáp án 2 có vẻ phù hợp.
 
@VetMini : con có vài thắc mắc về chữ "hồng".
1. Không biết màu hồng hay màu đỏ mới là biểu tượng của tình yêu? Hoa hồng màu đỏ, thiệp hồng, pháo hồng cũng màu đỏ. Mấy chữ hồng rõ ràng là thuần Việt, nhưng sự vật mang tên nó lại màu đỏ?
2. Màu đỏ tiếng Hán Việt là hồng, vậy màu hồng tiếng Hán Việt là gì?
3. Tại sao người ta lấy từ "hoa hồng" để chỉ: Tiền trả cho người đứng trung gian trong việc giao dịch, mua bán?
Hồng màu đen, và các loại hồng khác, hoa thật 100%, chụp tại hội chợ triển lãm:
1608883547720.png

1608883591093.png

1608883623921.png

1608883656432.png

1608883676179.png

1608883696044.png
 
@VetMini : con có vài thắc mắc về chữ "hồng".
1. Không biết màu hồng hay màu đỏ mới là biểu tượng của tình yêu? Hoa hồng màu đỏ, thiệp hồng, pháo hồng cũng màu đỏ. Mấy chữ hồng rõ ràng là thuần Việt, nhưng sự vật mang tên nó lại màu đỏ?
2. Màu đỏ tiếng Hán Việt là hồng, vậy màu hồng tiếng Hán Việt là gì?
3. Tại sao người ta lấy từ "hoa hồng" để chỉ: Tiền trả cho người đứng trung gian trong việc giao dịch, mua bán?
1. Tất nhiên là màu đỏ.
2. Chính xác thì trong Hán Việt để chỉ màu hồng người ta dùng từ Phấn hồng (粉紅).
3. Khả năng không liên quan tới Hán Việt.

1608888754344.png
 
1. Không biết màu hồng hay màu đỏ mới là biểu tượng của tình yêu? Hoa hồng màu đỏ, thiệp hồng, pháo hồng cũng màu đỏ. Mấy chữ hồng rõ ràng là thuần Việt, nhưng sự vật mang tên nó lại màu đỏ?
2. Màu đỏ tiếng Hán Việt là hồng, vậy màu hồng tiếng Hán Việt là gì?
3. Tại sao người ta lấy từ "hoa hồng" để chỉ: Tiền trả cho người đứng trung gian trong việc giao dịch, mua bán?
Tôi tra cái từ điển phần Hán Việt thì không thấy chữ "đỏ", tra phần Nôm mới có chữ "đỏ" chứng tỏ nhiều khả năng "đỏ" mới đúng là thuần Việt còn "hồng" phiên âm từ gốc Hán. Còn màu hồng trong tiếng Hán nếu được phiên âm Việt lại là "phấn". Phấn trong tiếng Hán cũng là từ để chỉ son trang điểm. Có thể đoán được vài điều.

Trong một giai đoạn dài, dân ta sử dụng song song "đỏ" và "hồng" để chỉ một màu sắc. Từ "hồng" chủ yếu cho Hán văn và "đỏ" là dùng trong giao tiếp dân thường. Đến một thời điểm nào đó trong lịch sử, ông bà ta du nhập văn hóa trang điểm bằng son phấn (thường có sắc hồng) từ Trung Quốc đến nước ta. Phải biết rằng ở thời cổ đại, màu hồng thường là do con người pha chế chứ trong tự nhiên rất hiếm thấy trong khi ông bà ta chủ yếu dùng các màu sắc có sẵn trong tự nhiên.

Nhiều khả năng màu phấn chưa hề định nghĩa trong từ ngữ bản địa người Việt. Cộng với việc chữ "hồng" hay đi với từ "phấn" đỏ thế nên rất có thể ông bà ta liên tưởng luôn "hồng" gốc Trung Quốc để chỉ định cái màu xuất xứ từ bên Trung Quốc này. Từ đó mà từ "hồng" có 2 nghĩa, theo nguyên nghĩa Hán là "đỏ" và theo cách gán của ông bà ta là "màu hồng".

Hiện tượng mở rộng nghĩa từ ngữ này cũng xẩy ra với thế hệ 7x trở về trước khi họ dùng từ "honda" của Nhật để chỉ mọi loại xe gắn máy từ Nhật bất chấp chúng có mác Suzuki, Yamaha... Thế nên từ "honda" theo các thế hệ trước cũng có 2 nghĩa, theo nguyên nghĩa gốc là thương hiệu xe máy, còn nghĩa thứ hai là chỉ cái xe máy 2 bánh của Nhật nói chung.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cây hồng tiếng Hán là mai côi (玫瑰)
Như tôi đã chú thêm ở trên (bài #31), từ hồng còn dùng để chỉ lợi nhuận. Huê hồng dùng để chỉ tiền lãnh liên quan đến lợi nhuận hoặc tiền bán (commission).
Nếu em không nhầm thì tiếng Hán cây Hồng là "mai khôi" chứ ạ.
Còn tiền hoa hồng đúng chữ trong Hán Việt phải là Hồng lợi.
Suy nghĩ của em, mong các bác chỉ giáo thêm.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom