Cần giúp: "Ngôn phong" là gì?

Liên hệ QC

xuongrongdat

Có bao giờ bạn tự hỏi "Tôi là ai?"
Tham gia
30/6/08
Bài viết
1,704
Được thích
1,572
Donate (Momo)
Donate
Nghề nghiệp
Vô tư cùng bạn bè đi khắp nơi.
Mọi người cho mình hỏi "ngôn phong" là gì với?
Họp tổng kết phòng cuối năm, trước cả phòng sếp nói mình cần lưu ý ngôn phong.
Mình có tra Google với tìm ở 1 số từ điển tiếng Việt mà không thấy có từ này.

Xin cảm ơn.
 
Mọi người cho mình hỏi "ngôn phong" là gì với?
Họp tổng kết phòng cuối năm, trước cả phòng sếp nói mình cần lưu ý ngôn phong.
Mình có tra Google với tìm ở 1 số từ điển tiếng Việt mà không thấy có từ này.

Xin cảm ơn.
Liên hệ với những cụm từ sau:
- Văn phong
- Tác phong
- Ngôn phong
 
Ngôn là lớn
Phong là gió
"Ngôn phong" là "gió lớn"
...
Tóm lại là sếp lưu ý bạn khi đi họp nhớ mang theo lọ tương, vì họp xong thế nào sếp cũng chiêu đãi món bánh mì.

Ẹc ẹc...
 
Ngôn có thể hiểu là nói, lời nói.
Phong có thể hiểu là gió.
Dịch theo ngôn ngữ thông dụng có thể hiểu là "lời của gió" %$$ :yahoo:
 
Google có chứ:
Ngôn là lời nói
Phong là gió

=> Ngôn phong là
- Lời nói phát ra gió, gọi là chém gió
- Gió phát ra từ lời nói, mạnh thành bão, gọi là bão lời
 
Liên hệ với những cụm từ sau:
- Văn phong
- Tác phong
- Ngôn phong
Sao từ "ngôn phong" không có trong từ điển tiếng Việt vậy anh?
Ngôn là lớn
Phong là gió
"Ngôn phong" là "gió lớn"
...
Tóm lại là sếp lưu ý bạn khi đi họp nhớ mang theo lọ tương, vì họp xong thế nào sếp cũng chiêu đãi món bánh mì.

Ẹc ẹc...
Em mới biết ngôn là lớn luôn á anh. :D Ý sếp kiểu đó ai mà hiểu cho nổi chèn. Cám ơn anh. híc
 
Sao từ "ngôn phong" không có trong từ điển tiếng Việt vậy anh?
Những từ ghép lại từ các từ đơn mà ít dùng thì không có trong tự điển. Nhưng ý nghĩa thì hiểu theo các từ đơn. Văn phong thì nhiều người dùng và dùng nhiều nơi.
 
Sao từ "ngôn phong" không có trong từ điển tiếng Việt vậy anh?
"Ngôn phong" là phong cách phát ngôn, là thói quen dùng từ ngữ (lựa lời mà nói), âm điệu (dứt khoát, nhẹ nhàng, trầm, bổng, ...) của người nào đó.
Những từ ghép, vay mượn, du nhập, ... ít phổ biến, cần thời gian để đưa vào từ điển Tiếng Việt.
 
Dịch theo ngôn ngữ thông dụng có thể hiểu là "lời của gió"
Gió vẫn hát thì thầm đến bên tôi như thật gần
Gió muốn nói điều gì tha thiết
Gió vẫn nhắc một người đã ra đi không trở lại
Lỡ mất chuyện tình không thể quên... :rolleyes:
- Gió phát ra từ lời nói, mạnh thành bão, gọi là bão lời
Bão lời nghe giống lời đồn quá bác, hihi.
"Ngôn phong" là phong cách phát ngôn, là thói quen dùng từ ngữ (lựa lời mà nói), âm điệu (dứt khoát, nhẹ nhàng, trầm, bổng, ...) của người nào đó.
Nghĩa cũng rộng ghê anh. Chắc sếp thấy em kiểu xàm ngôn, ăn nói bá láp, lỗ mãng, sỗ sàng hay sao á mới kêu em lưu ý lời ăn tiếng nói, haizzzzz... Thật là kỳ lạ. o_O Chắc phải đi học 1 khóa giao tiếp thôi, hi.

Em cảm ơn mọi người nhiều.
 
Mọi người cho mình hỏi "ngôn phong" là gì với?
Họp tổng kết phòng cuối năm, trước cả phòng sếp nói mình cần lưu ý ngôn phong.
Mình có tra Google với tìm ở 1 số từ điển tiếng Việt mà không thấy có từ này.

Xin cảm ơn.
Sao bạn không hỏi sếp luôn, đôi khi nó chỉ là từ nói lầm, đi giải nghĩa cho mệt. Đôi khi là từ to theo phong trào (như kiểu: quy trình, lộ trình, lan tỏa, ... 4.0 5G ..vv hay trước là đổi mới tư duy, tư duy,...) nói cho sang , ...vv Nên hỏi người nói là chuẩn
 
Nghĩa cũng rộng ghê anh.
Thì văn phong cũng rộng mà: Cách dùng từ, cách đặt câu, cách mở đề, cách dẫn giải câu chuyện, cách hài hước, cách kết thúc, ... kể cả cách viết code lập trình
Văn phong, ngôn phong là đặc trưng của mỗi người không lẫn vào đâu được. Người ta có thể chỉ cần đọc văn phong và hiểu tính cách con người mà không cần gặp mặt. Nghe ngôn phong cũng thế.
Thí dụ như văn phong chết tiệt cũng không lẫn vào đâu, nhỉ?

Sao bạn không hỏi sếp luôn, đôi khi nó chỉ là từ nói lầm, đi giải nghĩa cho mệt. Đôi khi là từ phong trào nói cho sang , ...vv Nên hỏi người nói là chuẩn
Hỏi lại nhỡ đâu sếp nói đúng từ ngữ, mắng lại là "mày xàm ngôn quá, phải chỉnh sửa ngôn phong chứ sao nữa" thì chết :p :p :p
 
Sao bạn không hỏi sếp luôn, đôi khi nó chỉ là từ nói lầm, đi giải nghĩa cho mệt. Đôi khi là từ to theo phong trào (như kiểu: quy trình, lộ trình, lan tỏa, ... 4.0 5G ..vv hay trước là đổi mới tư duy, tư duy,...) nói cho sang , ...vv Nên hỏi người nói là chuẩn

Hỏi lại nhỡ đâu sếp nói đúng từ ngữ, mắng lại là "mày xàm ngôn quá, phải chỉnh sửa ngôn phong chứ sao nữa" thì chết
Ngay đương trường tất nhiên con không dám hỏi rồi 2 bác. Còn gặp riêng thì... cũng không dám hỏi luôn. :D

@tigertiger : bác nói đến mấy từ "to" làm con nghĩ đến 1 cụm từ mà thấy dạo này nhiều người dùng ghê luôn mà mỗi lần đọc tới là con không hiểu là cái gì: "năng lượng tích cực". Con chả hiểu nó là cái gì luôn á. :(
 
Gì mà thể dục thể thao sẽ có năng lượng tích cực.
Làm thiện nguyện sẽ có năng lượng tích cực.
Tụng niệm, cầu nguyện,... cũng sẽ có năng lượng tích cực.
.... và rất nhiều năng lượng tích cực khác.... nghe nhiều đến nỗi muốn phản hiệu ứng lại thành tiêu cực thiệt luôn á chứ.
 
Ngôn từ là lời nói
Ngôn phong là cung cách của lời nói.
Trong hai từ trên, chỉ có từ thứ nhất được người Hán xưa dùng nhiều cho nên nó du nhập vào Việt Nam và tồn tại. Từ thứ hai chính người Hán cũng ít dùng. Mãi về sau này giới viết tiểu thuyết mới dùng nó để chải chuốt lối văn mới. Và vì vậy nó đưa vào phim ảnh, mặc dù ngoài đời chưa chắc người ta đã dùng thường.
Cái thằng sếp nào đó dùng từ này để nói với nhân viên là thằng làm điệu. Nhưng cũng có thể vì cần cảnh báo một người trước cả phòng cho nên hắn/mụ nói tránh đi nghe cho nhẹ (điều này thì tôi nghĩ là chấp nhận được)
 
Ngôn từ là lời nói
Ngôn phong là cung cách của lời nói.
Trong hai từ trên, chỉ có từ thứ nhất được người Hán xưa dùng nhiều cho nên nó du nhập vào Việt Nam và tồn tại. Từ thứ hai chính người Hán cũng ít dùng. Mãi về sau này giới viết tiểu thuyết mới dùng nó để chải chuốt lối văn mới. Và vì vậy nó đưa vào phim ảnh, mặc dù ngoài đời chưa chắc người ta đã dùng thường.
Cái thằng sếp nào đó dùng từ này để nói với nhân viên là thằng làm điệu. Nhưng cũng có thể vì cần cảnh báo một người trước cả phòng cho nên hắn/mụ nói tránh đi nghe cho nhẹ (điều này thì tôi nghĩ là chấp nhận được)
Sếp con đã tốt nghiệp qua mấy lớp lý luận chính trị các cấp. Con nghĩ trong mấy lớp đó người ta có sử dụng từ này nhiều.
Con chưa học lớp nào nên không biết.
 
Sếp con đã tốt nghiệp qua mấy lớp lý luận chính trị các cấp. Con nghĩ trong mấy lớp đó người ta có sử dụng từ này nhiều.
Con chưa học lớp nào nên không biết.
Từ ngữ dùng hàng ngày chẳng liên quan gì đến ní nuận, cũng chẳng liên quan chính chị.
 
Phần lớn từ vựng tiếng Việt bây giờ đều là gốc Hán cả, chúng ta đang giao tiếp với nhau bằng "từ ngữ Tàu" theo giọng Việt mà không hề hay biết. Cũng bởi vì dùng nhiều từ "ngoại" này nên không phải người Việt nào cũng có thể hiểu trọn vẹn ý nghĩa từ ngữ gốc Hán. Ví dụ trong tiếng Việt, từ "minh" nghĩa là "trong sáng, sáng sủa..." nhưng khi tôi tra từ điển Hán Việt thì nó có thêm nghĩa là "mù mịt, ngu dốt, tối tăm". Hay như trong lịch sử có việc ông Hồ Quý Ly đặt nước ta quốc hiệu là "Đại Ngu". Chúng ta đều hiểu từ ngu nghĩa là thấp kém về nhận thức, trí tuệ nhưng từ "Ngu" mà Hồ Quý Ly dùng ở đây lại nghĩa là "Yên vui, hòa bình". Một người có học vấn cao, đứng đầu triều đình toàn người học cao hiểu rộng như ông Ly thì chắn chắn phải dùng từ "Ngu" rất chuẩn. Và không biết có bác nào đã từng bối rối vì không hiểu "Hồng Trường" với "Quảng Trường Đỏ" là một địa danh hay hai nơi khác nhau không? Rồi thiệp hồng mà sao thường toàn màu đỏ??????

Tất cả sự rối ren, khó hiểu này cũng là bởi "gốc ngoại" của nó mà ra cả. Chỉ có dân tộc nào đã khai sinh ra nó thì mới hiểu hết được ý nghĩa của nó còn dân ta mượn tạm thì cũng chỉ nắm được lõm bõm vài ý thôi. --=0
 
Ví dụ trong tiếng Việt, từ "minh" nghĩa là "trong sáng, sáng sủa..." nhưng khi tôi tra từ điển Hán Việt thì nó có thêm nghĩa là "mù mịt, ngu dốt, tối tăm".
Chữ minh vẫn là sáng, từ ghép u minh mới là "mù mịt, ngu dốt, tối tăm". Tôi không rõ nghĩa từ "u" (Hán Việt) nhưng hình như khi ghép vào từ khác (Hán Việt) nó làm đảo ngược nghĩa. Ghép với từ thuần Việt như "u tối" lại hiểu theo nghĩa "vừa u vừa tối"
 
Chữ minh vẫn là sáng, từ ghép u minh mới là "mù mịt, ngu dốt, tối tăm". Tôi không rõ nghĩa từ "u" (Hán Việt) nhưng hình như khi ghép vào từ khác (Hán Việt) nó làm đảo ngược nghĩa. Ghép với từ thuần Việt như "u tối" lại hiểu theo nghĩa "vừa u vừa tối
Bởi chú ptm0412 chắc cũng là người Việt nên không nắm rõ nghĩa của nhiều từ Hán khác nhau nhưng đều được dân ta phiên âm là "minh" rồi. Mời chú tham khảo ở đây. Chả cần thêm U thì từ "minh" cũng có thể mang nghĩa là "tối tăm" rồi chú.
 
Web KT
Back
Top Bottom