Cần giúp: "Ngôn phong" là gì?

Liên hệ QC
Đây cũng là ngôn phong nè:


HỒ TÂY CHIỀU THU


Bát ngát mênh mang phẵng lặng veo

Xa xăm khắp hướng cảnh eo xèo

Cờ lau lất phất bay theo gió

Tít tấp thuyền neo gác mái chèo​
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Không phải thời thế hệ bây giờ phải đau đầu với mấy từ gốc Hán đâu. Đời các cụ uyên bác, thâm nho thông mạch kinh sử ngày xưa cũng vã mồ hôi với mấy chữ gốc Hán đấy chứ.

Có chuyện xưa rằng, một vị tiểu quan của Tàu được sai đi xứ qua nước ta. Tuy có phẩm hàm thấp nhưng trong lòng hắn cũng có ý coi thường cái giống "man di" thấp kém phương Nam giống như cách nghĩ của đa số người phương Bắc bấy giờ. Để làm mất mặt toàn thể triều đình ta, tên tiểu quan này chuẩn bị một cái chữ mà hắn đinh ninh rằng sẽ chả có "danh nho" nào của nước Nam giải được nghĩa. Để cho bác nào chưa rõ thử thách này tôi xin cho vài thông tin nho nhỏ. Đời Tống, có 31.391 chữ, còn các đời khác số chữ Hán thay đổi ít nhiều. Nhưng trong mấy vạn chữ này chỉ có một phần là thường xuyên được sử dụng (phổ thông), còn một số chữ khác thuộc về nhóm ít dụng, không phải ai cũng biết.

Triều đình ta từ vua cho đến văn võ bá quan, từ nho sĩ quèn đến tiến sĩ đều gãi đầu trước cái chữ lạ hoắc mà tên tiểu quan Tàu thách đố giải nghĩa. Quyết không để bị coi khinh là ngu dốt, mấy vị đại thần mới nói nhỏ vua là cho mời một bác đại thần có tiếng uyên bác đã bị đẩy về vườn. Thế là vua hạ lệnh cho quân lính mang võng tức tốc vời bác này về triều. May mắn là bác đại thần già này không làm thất vọng khi giải nghĩa tường tận cái chữ này trước sự thán phục của tên tiểu quan Tàu nọ.

Chuyện này nhằm đề cao một danh sỹ thời xưa của ta (tôi không nhớ rõ lắm vì đọc lâu lắm rồi). Tuy nhiên nội dung câu chuyện cũng ít nhiều cũng xác nhận cho cái suy nghĩ của tên tiểu quan phương Bắc kia. Thực tế là tất cả những văn võ nước ta thời đấy vốn được chọn lọc từ hàng vạn nhân tài trên khắp cả nước đều đã không thể giải nghĩa được cái chữ ấy, duy nhất chỉ có một bác trải qua biết bao nhiêu năm tích lũy kiến thức mới hiểu được.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Mọi người cho mình hỏi "ngôn phong" là gì với?
Họp tổng kết phòng cuối năm, trước cả phòng sếp nói mình cần lưu ý ngôn phong.
Mình có tra Google với tìm ở 1 số từ điển tiếng Việt mà không thấy có từ này.

Xin cảm ơn.
Tiếng Việt phong phú và đa dạng lắm nên khó mà giải thích rõ được. Thân!.
 
Mệt quá rồi. Mấy cái từ Hớn Việt ấy chúng khá cao xa đối với giới bần dinh.

Sao không ai hỏi "Ngô nướng là gì", hay "Ngốn bánh phồng" là gì cho nó gần gủi nhỉ.
Ngô nướng thì còn nhường mấy bạn miền Trung chứ bánh phồng thì đây có thể thổi vài ngày.
 
Ai giỏi Hán thì người ta gọi là thâm hán
Ai giỏi Nho thì người ta gọi thâm nho,
Còn tui đây hán chưa thâm, nho cũng chưa thâm, chủ đề này nên đóng lại là vừa nhỉ?
 
Từ khi chủ đề này được tạo ra thì mình đã mường tượng ẩn ý trong đó. Tính mình hay cao ngạo, ngôn từ thì thô lỗ nên vừa đọc qua chủ đề thì ngượng đỏ mặt luôn.
 
chủ đề này nên đóng lại là vừa nhỉ?
Chả có lý do gì để đóng lại cả. Ai viết gì cao siêu cũng cứ viết, ai muốn thư giãn thì cứ viết hài hước thư giãn, ai không muốn đọc thì thôi đừng vào. Đừng viết tục, chọc ngoáy công kích là được.
 
Ngôn thì chắc là nói, còn phong thì là gió. Ngôn phong chắc là lời của gió. Nhiều người dùng từ rất hay là "thả hơi". Dân ít học như tôi thì ngồi uống bia ở quán lụp sụp ven đường nói với nhau như thế. Mình có phải là các vị học cao hiểu rộng ngồi nhâm nhi chai rượu ngoại ở salon bàn về Hán với chả Hạn đâu.
 
Ngôn phong chắc là lời của gió. Nhiều người dùng từ rất hay là "thả hơi". Dân ít học như tôi thì ngồi uống bia ở quán lụp sụp ven đường nói với nhau như thế.
Lời của gió mang nhiều nghĩa lắm nhé, bao gồm tốt và không tốt, khác nhau là gió phát xuất từ đâu.
 
Ngôn thì chỉ có một nghĩa, là "lời nói".
Phong thì có khá nhiều. Nhưng trong môi trường thư giãn thì có thể hiểu bằng những nghĩa sau:
1. gió (như bài #51): nói chuyện "hả hơi"
2. con ong: châm chích
3. mũi nhọn (vd kiếm phong): như 2, nhưng mạnh hơn. (Cái này là tôi khoái nhất)
4. trái núi: chắc dùng để chỉ mấy người có trên mười mấy ngàn bài.
5. cây phong: chắc dùng để chỉ mấy người ra đi
6. đốt lửa hiệu: xem bên dưới (tiếng VIệt)
7. đầy đủ (tĩnh): cái mà nhiều bạn trẻ lên GPE hỏi bài cần phải học.
8. xinh đẹp (tĩnh): cái mà ở đây hơi thiếu.
9. bao, gói: cái mà lập trình vê bê a cần học
10. .... (còn nhiều)

Riêng tiếng Việt thì từ phong còn dùng để chỉ bệnh: phong đòn gánh, phong đơn...

Và cuối cùng là từ phong long: đốt lửa đuổi tà ma.

Như vậy, ngôn phong trong bàn phím (phiếm) có thể dịch là nói chuyện bừa bãi xong đốt miếng lửa, xua tà, hết.
 
Còn 1 nghĩa của phong (gió) mô tả việc "trúng gió trên lưng ngựa !"
 
Có 1 thí dụ ngay bên trên :) :) :p :p
Bạn muốn nói bài #52?
Tôi e rằng nó không phải gió rồng.

Lời của gió mang nhiều nghĩa lắm nhé, bao gồm tốt và không tốt, khác nhau là gió phát xuất từ đâu.
Nơi phát xuất đâu có quan trọng. Nơi chĩa vào mới quan trọng. Muốn chĩa vào đâu thì đưa gió lái vào đấy.
 
Ngôn - lời ấy mà. Ngôn mà thêm chữ lờ huyền. Bà con quần chúng cứ toàn nghĩ bây (bậy)
 
Web KT
Back
Top Bottom