Cần giúp: "Ngôn phong" là gì?

Liên hệ QC
Từ khi chủ đề này được tạo ra thì mình đã mường tượng ẩn ý trong đó. Tính mình hay cao ngạo, ngôn từ thì thô lỗ nên vừa đọc qua chủ đề thì ngượng đỏ mặt luôn.
Cho tới bài #48 của Hải thì mình không thấy gì hết.
 
Ý bác là nếu nói bâng quơ, ai nghe tự hiểu gọi là nói "phong long"?
Bài #57 đã xác định là không phải mà.

Vả lại, phong long có ba cách hiểu:
phong = phong phú; long = long trọng => to lớn, hoành tráng
phong = gió máy; long = rồng rắn => chuyện tầm xàm
phong = cái gói; long = bể, rách => te tua

Còn "ai nghe tự hiểu" chắc là nhủ phong.
 
Chả có lý do gì để đóng lại cả.
Có đấy, tiêu đề nhờ giúp giải thích ngôn phong là gì, thì tới đây nó đã tràn lan đại hải các vấn đề khác rồi. Muốn không đóng thì nên đổi tiêu đề lại là "Giải nghĩa Hán-Việt" chứ vẫn để như thế đã lạc đề quá xa. Cần xem lại nội quy.
 
Có đấy, tiêu đề nhờ giúp giải thích ngôn phong là gì, thì tới đây nó đã tràn lan đại hải các vấn đề khác rồi. Muốn không đóng thì nên đổi tiêu đề lại là "Giải nghĩa Hán-Việt" chứ vẫn để như thế đã lạc đề quá xa. Cần xem lại nội quy.
Các "vấn đề khác" chỉ có khoảng 20%-50% là chuyện rác rưởi. 50%-80% còn lại thực ra là kiến thức khác. Rác của bạn có thể là vàng của tôi.
Có thể bạn chỉ cần biết "ngôn phong" là gì. Nhưng hiểu cách hiểu tiếng Việt của người khác là cái tôi cần học.

"Cần xem lại nội quy":
Bạn là mót. Nếu muốn áp dụng nội quy thì cứ nêu thẳng nội quy ra đây, giải thích rõ chỗ vi phạm, và dựa vào đó đóng thớt lại.
 
Các "vấn đề khác" chỉ có khoảng 20%-50% là chuyện rác rưởi. 50%-80% còn lại thực ra là kiến thức khác. Rác của bạn có thể là vàng của tôi.
Có thể bạn chỉ cần biết "ngôn phong" là gì. Nhưng hiểu cách hiểu tiếng Việt của người khác là cái tôi cần học.

"Cần xem lại nội quy":
Bạn là mót. Nếu muốn áp dụng nội quy thì cứ nêu thẳng nội quy ra đây, giải thích rõ chỗ vi phạm, và dựa vào đó đóng thớt lại.
Trích:

II. Hình thức của bài viết:

4. Trong những chủ đề thảo luận nghiêm túc, tránh nói bâng quơ, sa đà vào chuyện riêng tư.

5. Bài viết phải được gửi (post) ở đúng vị trí, đúng mục (box) và đúng chủ đề (topic).
 
Thì cứ chiếu theo điều 4, xoá hết mấy bài không "thảo luận nghiêm túc..."
Và chiếu điều 5, xoá hết mấy bài không "đúng chủ đề".
Không ai có thể cãi nữa.

Đề nghị nhỏ: mót chịu khó vào tất cả những thớt ở diễn đàn này, cứ cái nào có thêm bài khác sau khi đã có giải đáp thì tương câu "tràn lan đại hải các vấn đề khác rồi [sic]" vào. (xem có tất cả bao nhiêu bài)
 
Nhưng đây là chuyên mục "Thành viên giúp nhau" mà, là chuyên mục "riêng tư" mà. @@

Vụ này có mấy lần nói rồi á, không vi phạm quy định chung thì tất cả đều "mặc kệ" chuyện riêng tư... Ai đó từng nói vậy.


1609149223478.png
 
Thì cứ chiếu theo điều 4, xoá hết mấy bài không "thảo luận nghiêm túc..."
Và chiếu điều 5, xoá hết mấy bài không "đúng chủ đề".
Không ai có thể cãi nữa.

Đề nghị nhỏ: mót chịu khó vào tất cả những thớt ở diễn đàn này, cứ cái nào có thêm bài khác sau khi đã có giải đáp thì tương câu "tràn lan đại hải các vấn đề khác rồi [sic]" vào. (xem có tất cả bao nhiêu bài)
Luật phải rõ ràng, cụ thể. Nội quy cũng vậy. Nếu không cụ thể được thì phải chấp nhận nhiều trường hợp không rõ, hiểu cách nào cũng được.

Pê ếch: tui nói mấy anh mót.
 
Nội 2ui (N2) là 'Luật', ai cũng đồng ý;
Luật bao giờ cũng có độ trễ so với thực tiển, hiễn nhiên
Cho nên iêu cầu luật phải rõ ràng cho mọi trường hợp là không tưởng trong vài trường hợp nào đó . . . .

Nhưng luật cũng cho phép những bài không đúng N2 được phép vô 'thùng rác' bỡi những người có thẩm quyền.
Vấn đề ở đây là đề cao N2 & tuân thủ N2, Mọi người đều & nên góp ý xây dựng cho N2
. . . . . .
Chúc các bạn vui!
 
Trích:

II. Hình thức của bài viết:

4. Trong những chủ đề thảo luận nghiêm túc, tránh nói bâng quơ, sa đà vào chuyện riêng tư.

5. Bài viết phải được gửi (post) ở đúng vị trí, đúng mục (box) và đúng chủ đề (topic).
Ai giỏi Hán thì người ta gọi là thâm hán
Ai giỏi Nho thì người ta gọi thâm nho,

Còn tui đây hán chưa thâm, nho cũng chưa thâm, chủ đề này nên đóng lại là vừa nhỉ?
Đã bảo không thâm hán, chẳng thâm nho mà kêu nhọ gì thâm gì? Cả nho lẫn hán đều chưa thâm nhé! (trả lời bebo)
1609154712187.png

Câu trả lời nằm trong trích dẫn, màu theo màu, và trích dẫn bên dưới đây nữa
Chả có lý do gì để đóng lại cả. Ai viết gì cao siêu cũng cứ viết, ai muốn thư giãn thì cứ viết hài hước thư giãn, ai không muốn đọc thì thôi đừng vào. Đừng viết tục, chọc ngoáy công kích là được.
 
Chuyện này nhằm đề cao một danh sỹ thời xưa của ta (tôi không nhớ rõ lắm vì đọc lâu lắm rồi).
Các bác trên đây nếu chưa nhớ ra thì tôi cũng sẽ ráng moi óc nhớ xem vị danh sĩ này là ai. Tôi cũng từng đọc kha khá danh sĩ nước mình thời "ngàn năm bị đô hộ" nhưng trí nhớ cũng không tốt cho lắm. :(
Rất cảm ơn những kiến giải của bạn, của bác @VetMini , bác @Thanh Binh111 cùng các chú các bác trong chủ đề này. Kiến thức thật bao la!

Tái bút: @Vô danh Tiểu tốt , bạn có thể giải thích ý nghĩa "phần chữ ký" của bạn được không? Mỗi lần tôi xem bài viết bất cứ đâu trong diễn đàn này của bạn tôi đều vô tình hay có chủ ý đọc hết bài thơ vì sự trúc trắc của nó, mà tới nay cũng không hiểu ý của chủ nhân là gì. Đọc không dưới 20 lần, híc. Mong bạn hoan hỉ.
 
Các bác trên đây nếu chưa nhớ ra thì tôi cũng sẽ ráng moi óc nhớ xem vị danh sĩ này là ai. Tôi cũng từng đọc kha khá danh sĩ nước mình thời "ngàn năm bị đô hộ" nhưng trí nhớ cũng không tốt cho lắm. :(
Thời "ngàn năm bị đô hộ" làm gì có vua quan ta để mà tiếp sứ Tàu và cũng khó có danh sỹ lắm vì chỉ có người Hán hoặc quy phục Hán được coi trọng. Tôi thử tìm theo trí nhớ mang máng thì tìm được một danh nhân có nhiều điểm giống với nhân vật tôi đề cập. Lê Quý Đôn và câu đối khiến sứ thần nhà Thanh vái lạy
Tái bút: @Vô danh Tiểu tốt , bạn có thể giải thích ý nghĩa "phần chữ ký" của bạn được không? Mỗi lần tôi xem bài viết bất cứ đâu trong diễn đàn này của bạn tôi đều vô tình hay có chủ ý đọc hết bài thơ vì sự trúc trắc của nó, mà tới nay cũng không hiểu ý của chủ nhân là gì. Đọc không dưới 20 lần, híc. Mong bạn hoan hỉ.
Chúng ta quen với từ "Hán Việt" trong gần như suốt đời học sinh nhưng chả mấy ai có khái niệm cụ thể từ Hán Việt là gì. Tôi có vài quan điểm thế này:
Trong quá trình đô hộ cũng như giao thương, với văn bản hoàn toàn bằng chữ Hán, từ ngữ gốc Hán dần xâm nhập vào ngôn ngữ của ông bà ta. Các chữ Hán này có 3 yếu tố hợp thành: [1] nghĩa, [2] mặt chữ, [3]phát âm. Nghĩa với mặt chữ thì học thuộc lòng nhưng với phần phát âm thì không phải chữ Hán nào ông bà ta cũng có thể phát âm chuẩn được. Thời đó không có băng đĩa cũng như hiếm giáo viên bản ngữ cho nên ông bà tổ tiên chúng ta phát âm các chữ Hán này một cách ngọng nghịu không giống âm Hán chuẩn (Hán ngọng). Nhất là sau khi đánh đuổi hoàn toàn người Hán, không còn giọng bản ngữ để làm chuẩn, ông bà ta thỏa sức phát âm các từ gốc Hán theo cách tự nhiên của dân ta, lớp này truyền lại lớp sau, phát âm cũng dần biến đổi ngày càng xa dần âm Hán gốc.

Trải qua hàng thế kỷ quen miệng phát âm lệch chuẩn từ Hán (Hán ngọng nghịu) cộng với việc dùng chữ Tây thay cho chữ Tàu, bây giờ chúng ta sử dụng các từ gốc Hán hằng ngày nhưng lại chả có cảm giác là đang dùng từ ngữ gốc Trung Quốc. Tuy nhiên nếu tinh ý, thi thoảng xem phim Tàu, chúng ta sẽ vô tình nhận ra vài từ Hán Việt có phát âm gần như tiếng Trung Quốc.

Chữ Hán đã đi vào ngôn ngữ của dân ta cách đây hàng trăm năm như thế. Và nay thì đến lượt tiếng Tây cũng xâm nhập vào ngôn ngữ ta như vậy. Chỉ khác là tiếng Tây đi sau tiếng Hán hàng trăm năm nên chưa nghe quen tai thôi, sau vài thế kỷ nữa chúng ta sẽ có từ "Tây Việt". Với cái nhìn công tâm, tôi chả thấy có việc gì phải phân biệt 2 thứ chữ gốc ngoại này cả. Chỉ có mấy ông không nhận thức việc nói ngọng từ ngữ Hán bấy lâu rồi cứ thích phân biệt, bắt bẻ.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Chữ Hán đã đi vào ngôn ngữ của dân ta cách đây hàng trăm năm như thế. Và nay thì đến lượt tiếng Tây cũng xâm nhập vào ngôn ngữ ta như vậy. Chỉ khác là tiếng Tây đi sau tiếng Hán hàng trăm năm nên chưa nghe quen tai thôi, sau vài thế kỷ nữa chúng ta sẽ có từ "Tây Việt". Với cái nhìn công tâm, tôi chả thấy có việc gì phải phân biệt 2 thứ chữ gốc ngoại này cả. Chỉ có mấy ông không nhận thức việc nói ngọng từ ngữ Hán bấy lâu rồi cứ thích phân biệt, bắt bẻ.
Tôi thì nghĩ đơn giản. Ai nghiên cứu về ngôn ngữ thì phải hiểu, còn "dân thường" thì không bắt buộc. Nhiều khi nói về nguồn gốc, về đúng sai rất khó. Từ Hán - Việt hay thuần Việt thì cũng chỉ cần hiểu nghĩa và dùng đúng. Thế thôi.
Ngôn ngữ biến đổi không ngừng. Ngôn ngữ nào cũng thế thôi. Có những từ mà người Ba Lan cũng không hiểu nghĩa, hóa ra nó là từ cổ, từ dùng ngày nay thì ai cũng biết. Trong quá trình lịch sử có những âm bị nói trẹo đi, viết khác đi, vd. thay cho "c" là "k", thay cho "gi" là "j" là "z", vân vân và mây mây. Rồi đến ngày nay nó biến dạng rất nhiều trong phát âm và chữ viết, đến nỗi người ngày nay không biết, không hiểu. Có rất nhiều khi người ngày nay đọc các tác phẩm cổ xưa không hiểu là vì thế. Vẫn là Ba Lan chứ chả phải Hán-Ba Lan gì cả. Thậm chí ngày nay có từ "abc" với nghĩa này nhưng ngày xưa cũng từ ấy lại có nghĩa đối lập. Ngày xưa abc vd. là lời khen, nghĩa tích cực, ngày nay dùng với ý chê trách, tiêu cực.
Bàn về nguồn gốc, biến hóa của từ ngữ bên bình rượu chỉ khi đàm đạo với những người cùng có kiến thức, đam mê thôi. Người thường chỉ cần hiểu đúng và dùng đúng.
 
GIÓ CÔ ĐƠN
Gió nhớ gì ngơ ngẫn trước hiên
Mưa đau lắm hữ trước hiên thềm
Bao đêm đã phải 1 mình nhớ
Tới sáng nao lòng khóc Đạm Tiên.​
$$$$@
 
Tôi thì nghĩ đơn giản. Ai nghiên cứu về ngôn ngữ thì phải hiểu, còn "dân thường" thì không bắt buộc. Nhiều khi nói về nguồn gốc, về đúng sai rất khó. Từ Hán - Việt hay thuần Việt thì cũng chỉ cần hiểu nghĩa và dùng đúng. Thế thôi.
...
Bàn về nguồn gốc, biến hóa của từ ngữ bên bình rượu chỉ khi đàm đạo với những người cùng có kiến thức, đam mê thôi. Người thường chỉ cần hiểu đúng và dùng đúng.
Chỉ có dân tộc nào đẻ ra từ ngữ may ra mới dùng đúng, hiểu đúng bởi vì nó sản phẩm tư duy của dân tộc họ. Còn với dân tộc khác mượn tạm vì không bỏ công tư duy, rất dễ hiểu nhầm ý rồi dùng từ ngữ theo hướng lệch lạc so với ý gốc.

Trong truyện Kiều có câu "Hoa khôi mộ tiếng Kiều nhi", từ "hoa khôi" dùng chỉ người trong ngữ cảnh truyện Kiều vốn là danh hiệu dành cho kỹ nữ được bình chọn là đẹp nhất hay người gái điếm đẹp nhất của một nhà chứa gái, hoặc của một vùng. Có lẽ nhờ truyện Kiều phổ biến, từ "hoa khôi" được dân Việt Nam ta dùng như một danh hiệu người đẹp. Giả sử có một anh Việt Nam khen cô bạn gái của một anh Trung Quốc: "Bạn gái của cậu đúng là hoa khôi của trường" bằng tiếng Trung, theo cách hiểu của người Trung Quốc sẽ là "Bạn gái của cậu đúng là cô gái điếm đẹp nhất của trường". Kết quả là anh Việt Nam ta bị đánh cho thâm mặt thâm mũi...

Tôi thử tra cứu từ 花魁 (hoa khôi) trên Google thì được biết đây là danh hiệu dành cho các kỹ nữ cao cấp bên Nhật tương tự như ý nghĩa dùng chỉ người bên Trung Quốc. Giả sử có một anh người Việt khen cô bạn gái của một anh người Nhật "Bạn gái của cậu đúng là hoa khôi của quận" bằng tiếng Nhật, kết cục như thế nào chắc mọi người cũng hình dung ra --=0
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Chỉ có dân tộc nào đẻ ra từ ngữ may ra mới dùng đúng, hiểu đúng bởi vì nó sản phẩm tư duy của dân tộc họ. Còn với dân tộc khác mượn tạm vì không bỏ công tư duy, rất dễ hiểu nhầm ý rồi dùng từ ngữ theo hướng lệch lạc so với ý gốc.
Dùng đúng với nghĩa như sau. Nếu trong từ điển, được viết rõ ràng bởi những người tìm hiểu, có kiến thức về ngôn ngữ học, giảng nghĩa là thế này thế này, và khắp mọi nơi và bởi mọi người được dùng với nghĩa đó, thì tôi chỉ cần biết nó có nghĩa đó để nói cho đúng. Tôi cần quái gì biết từ đó có là thuần Việt hay Hán-Việt. Nói cho cùng thì cũng là từ đó, viết hệt y như một từ Hán-Việt nhưng được hiểu với nghĩa hoàn toàn khác bởi cả dân tộc Việt, bởi hàng trăm triệu người Việt thì có được không? Quá được đi chứ. Lúc đó nó sẽ được coi là từ thuần Việt chứ không phải là từ Hán-Việt. Cả 2 có cùng một từ nhưng khác nghĩa có được không? Nói cho cùng thì ngôn ngữ là để giao tiếp, là để hiểu nhau. Nó là những qui ước giữa những người cùng dùng một ngôn ngữ. Dù đó là ngôn ngữ phổ thông hay ngôn ngữ của một nhóm người (tiếng lóng) dùng để nói chuyện với nhau. Cần quái gì, và trên cơ sở gì khẳng định nhất định từ kia là Hán? Người Việt có thể lấy làm của mình với nghĩa khác đôi chút. Không được sao? Chả thằng nào nói Mão là từ của ai đó và phải có nghĩa là thế này thế này mới đúng. Nếu dân Việt nói trệch xa với nguyên bản, và lấy làm của mình với nghĩa không 100% giống với nguyên bản thì sao? Không được phép? Thằng nào không cho phép?
 
Giả sử có một anh người Việt khen cô bạn gái của một anh người Nhật "Bạn gái của cậu đúng là hoa khôi của quận" bằng tiếng Nhật, kết cục như thế nào chắc mọi người cũng hình dung ra --=0
Dịch xuôi, dịch ngược (để nói hay viết) luôn luôn phải hiểu từng từ theo đúng ngữ cảnh, theo ngôn ngữ và văn hoá của cả hai ngôn ngữ. Chẳng phải black cat là mèo mun, black dog là chó mực, black horse là ngựa ô hay sao? Dịch tiếng nước ngoài về tiếng Việt phải chú trọng thế nào thì khi dịch sang tiếng nước ngoài phải chú trọng thế ấy, học ngoại ngữ mà không học văn hoá thì ăn đòn là phải thôi.
 
... Chẳng phải black cat là mèo mun, black dog là chó mực, black horse là ngựa ô hay sao? ...
Sẵn cái vụ này tôi thêm:
Vậy thì con gà đen gọi là gà quạ hay gà ô mới đúng?

Trả lời luôn:
Gà quạ là một giống gà ta, tương đối có dáng ốm lều khều. Tính theo nuôi thì không kinh tế bằng gà tàu. Nhưng nếu về vùng quê mùa nước ngập mới thấy giá trị của chúng. Vì chân lều khều cho nên chúng vẫn cón thể đi kiếm ăn trong nước ngập chân lấp xấp. Và chiều tối chúng tự bay lên cành cao để ngủ. Gà tàu mùa này chỉ ở trong chuồng.

Gà ô là tiếng gọi các giống gà còn lại. Nhưng thường thì ta ít nuôi gà đen cho nên chỉ xảy ra cho gà chọi. Lưu ý là nhiều người giành tiếng này cho gà trống. Gà mái đen vẫn gọi là mái đen.
 
Web KT
Back
Top Bottom