Bàn về ý nghĩa của Toán học trong nghề nghiệp & cuộc sống? (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Tư vấn chọn thiết bị, tiện ích và dịch vụ thì như vậy, thế anh có tư vấn chọn vợ/ chồng không? Có yêu cầu "cần chết tiệt n%" trong bảng chi tiết không?
Cũng không đơn giản đâu anh. Vd. chọn vợ. Những tiêu chí như nết na, tháo vát, chăm chỉ ... cũng tùy từng người mà có hệ số khác nhau. Vd. nhà nông lại neo người. Thì rõ ràng con dâu sẽ là lao động chính trong nhà rồi. Vậy thì tiêu chí chăm chỉ có hệ số rất cao. Nhà giầu có của ăn của để, có giúp việc, đầu bếp, làm vườn, quản lý (sếp của các vị kia) thì con dâu chủ yếu phải nết na, được lòng bố mẹ chồng, sắc đẹp quí phái cũng có hệ số cao. Con dâu nhà nông kia được đánh giá cao nếu mắn đẻ (tạo thêm lao động), làm đồng giỏi, nấu ăn ngon, và tất nhiên phải chịu khó, còn "giản đơn" tẹo cũng chả sao.
 
Tư vấn chọn thiết bị, tiện ích và dịch vụ thì như vậy, thế anh có tư vấn chọn vợ/ chồng không? Có yêu cầu "cần chết tiệt n%" trong bảng chi tiết không?
Tôi có một mớ bà mợ, bà bác tư vấn việc vợ/chồng mệt cả óc cho nên tôi ớn làm chuyện này. :p
 
Tôi có một mớ bà mợ, bà bác tư vấn việc vợ/chồng mệt cả óc cho nên tôi ớn làm chuyện này. :p
Tôi biết rồi. Anh con một dẫn bạn gái về ra mắt. Các bác, dì nhìn thấy cô "mắt xanh mỏ đỏ", váy đến ngấn mông, chân dài tới tận cổ, móng tay móng chân sơn mầu mè thì sôi nổi hẳn lên. Bác cả phán: "Dẹp ngay, dừng ngay cho tôi. Tôi cũng không phải lạc hậu gì để mà kỳ thị, nhưng cái cô như này làm gì có chuyện lội xuống ruộng?". Dì út nhẹ nhàng; Khoan hẵng chị. Chị có biết cô gái này đi học ở Tây về làm cho công ty nước ngoài lương tháng vài chục triệu không. Cứ hàng tháng biếu bố mẹ chồng chục triệu thôi chứ cần gì lội ruộng hả chị.". Nhưng nhìn cái hông như đàn ông thế kia thì đẻ đái gì, bác cả vẫn không chịu. Dì út: ôi giời chị ơi, nếu không đẻ đái được thì kiếm cho thằng A cô vợ hai đít lồng bàn là xong chứ gì.
 
Giả sử tiêu chí bị cho tụt hạng là tiêu chí giá cả, thì cũng hợp lý chứ. Đang buồn, đang chán, nhưng không phải ai tán cũng yêu. Do đó tôi đã giả định ra 3 cái giả thiết trước khi giải.
Khi đánh giá chuyên môn (kỹ thuật) không xét giá cả mà anh.
Còn chuyện thương mại, mua bán thì lại khác.
Túi không nặng mà vẫn muốn ngon e rằng hơi khó, lựa cái nào vừa túi thôi, còn "thích là nhích" thì đâu cần đắn đo lựa chọn. :-p
 
Trở lại đề tài chính.

Tôi có đôi vợ chồng người bạn Tây. Họ có ba đứa con:
Con trai lớn học nhạc. Ra trường vài năm chật vật với miếng ăn, trở lại học nghề giáo và trở thành giáo viên dạy nhạc.
Con gái kế học Luật. Làm luật sư. (sẽ nói sau)
Con trai út từ nhỏ đã có ý muốn làm phóng viên. Học ngành làm báo (BA - Major in Journalism) và hiện làm phóng viên.

Cả 3 đứa đều làm việc và sống chả liên quan gì đến Toán. Nhưng chúng đều học đủ 12 năm Tiểu và Trung Học. Chả thấy bố mẹ chúng phàn nàn một tiếng về 12 năm học Toán và Khoa học vứt đi gì cả.

Riêng đứa con gái học Luật không phải loại bằng cử nhân thường. Đây là loại bằng gọi là Juris Doctor, đòi hỏi phải có một bằng cử nhân (Bachelor) trước khi đăng ký học. Tức là cô bé này phải trải qua 3 năm học lấy bằng cử nhân khoa học. Túm lại, 15 năm học Toán và Khoa học cũng chẳng thấy cô ta than thở về "thực dụng" hay gì gì cả.

Khi quý vị nói về sự tự lập và thực tế của Tây, quý vị đã quên xét tới tinh thần suy nghĩ phóng khoáng của họ.
 
Trở lại đề tài chính.

Tôi có đôi vợ chồng người bạn Tây. Họ có ba đứa con:
Con trai lớn học nhạc. Ra trường vài năm chật vật với miếng ăn, trở lại học nghề giáo và trở thành giáo viên dạy nhạc.
Con gái kế học Luật. Làm luật sư. (sẽ nói sau)
Con trai út từ nhỏ đã có ý muốn làm phóng viên. Học ngành làm báo (BA - Major in Journalism) và hiện làm phóng viên.

Cả 3 đứa đều làm việc và sống chả liên quan gì đến Toán. Nhưng chúng đều học đủ 12 năm Tiểu và Trung Học. Chả thấy bố mẹ chúng phàn nàn một tiếng về 12 năm học Toán và Khoa học vứt đi gì cả.

Riêng đứa con gái học Luật không phải loại bằng cử nhân thường. Đây là loại bằng gọi là Juris Doctor, đòi hỏi phải có một bằng cử nhân (Bachelor) trước khi đăng ký học. Tức là cô bé này phải trải qua 3 năm học lấy bằng cử nhân khoa học. Túm lại, 15 năm học Toán và Khoa học cũng chẳng thấy cô ta than thở về "thực dụng" hay gì gì cả.

Khi quý vị nói về sự tự lập và thực tế của Tây, quý vị đã quên xét tới tinh thần suy nghĩ phóng khoáng của họ.
Em nghĩ lại đúng là toán học từ tiểu học đến PTTH đơn giản là rèn luyện tư duy logic tưởng tượng. Người làm toán mà hay tính toán các bước làm , suy luận logic thì trong cuộc sống khi gặp những vấn đề nào đó, người ta cũng sẽ suy nghĩ logic đánh giá. ví dụ học tích phân để biết tính diện tích bằng cách chia nhỏ thì trong cuộc sống, làm việc gì đó cũng phải chia các vấn đề để giải quyết, làm hình học thì áp dụng các định luật để tìm lời giả thì ra trong cuộc sống thường người này sẽ suy xét vấn đề có cơ sở, cũng như người chơi cờ vua cờ tướng, người nào dùng đầu óc để tính toán nước đi thì trong cuộc sống người này thường tính toán các vấn đề
 
nhắc đến Toán học mình mới nực cười cô nhân viên ngân hàng: hôm đó mình vào ngân hàng có 2 chị em nó muốn chi tiền ra từ sổ tiết kiệm cũ, bây giờ chia làm 2 nhưng người em thì nhiều hơn người chị 20 triệu. Số tiền cần chia là 203 triệu.
Nhân viên ngân hàng bấm máy rồi, lấy giấy ghi nháp ghì đó xong trả lời: chỉ có thể chia cho người em nhiều hơn người chị là 19tr hoặc 21tr thôi.

Mình thấy kỳ, bài toán này đơn giản mà, vẫn chia theo yêu cầu là người em hơn người chị 20 triệu được mà.
 
Nhân viên ngân hàng bấm máy rồi, lấy giấy ghi nháp ghì đó xong trả lời: chỉ có thể chia cho người em nhiều hơn người chị là 19tr hoặc 21tr thôi.
Bài toán lớp 4 tổng & hiệu. Cô nàng này phân vân vì muốn mỗi phần đều tròn triệu
 
Bài toán lớp 4 tổng & hiệu. Cô nàng này phân vân vì muốn mỗi phần đều tròn triệu
Tôi thì lấy làm thắc mắc:
Ngân hàng gì làm việc kỳ cục vậy? Chuyện tiền bạc của khác hàng này tại sao lại để khách hàng khác biết vậy?
Hay là do người biết chuyện quá sức tò mò vào chuyện riêng của người khác, lén theo dõi câu chuyện?
 
Tôi thì lấy làm thắc mắc:
Ngân hàng gì làm việc kỳ cục vậy? Chuyện tiền bạc của khác hàng này tại sao lại để khách hàng khác biết vậy?
Hay là do người biết chuyện quá sức tò mò vào chuyện riêng của người khác, lén theo dõi câu chuyện?
Tôi thì chả thắc mắc hay vặn vẹo ai cả. Chỉ tò mò là hôm ấy có ai đi theo 2 chị em trên đường về không.
 
Tôi thì chả thắc mắc hay vặn vẹo ai cả. Chỉ tò mò là hôm ấy có ai đi theo 2 chị em trên đường về không.
Đã nghe được chuyện thì cũng biết có chia được tiền đâu mà đi theo.

(*) bởi vậy tôi mới nói ngân hàng lăm ăn bê bối.
Biết đâu có tay trong chuyên báo cho mấy thằng ngồi xe máy bên góc đường "chị ... mặc áo... cầm cái giỏ xách Gu Chi đỏ, vừa rút 200 triệu..."
Nhớ ngày xưa, bố tôi tắt thở ở bệnh viện. Còn đang làm thủ tục thì nhận được điện thoại ở nhà báo có đoàn thầy cúng gõ cửa đòi vào bày biện trước. Chắc chắn 100% là mấy cô y tá có liên lạc với họ.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Định nghĩa thế nào là "vô bổ"? Học mà sử dụng hết 100% mới là thực tế? Người nào nói thế mới là nới chuyện mơ tưởng.
Học mà nhớ, sử dụng được 10% chỗ mình học là có thể coi như mình may mắn. Và câu này tôi nói cho tất cả các môn học, không riêng gì Toán.

{1} Toán đương nhiên là quan trọng. Bất cứ ở đâu cũng vậy. Các nước Tây Âu vẫn coi trọng môn này.
Chính tôi chuyên Văn, thích Văn nhưng không hề sao lãng học Toán. Và với kinh nghiệm làm việc mấy chục năm, tôi khẳng định
Các ý kiến cho là thiếu tính thực tế cũng không hẳn là sai. Nhưng đó là do họ lẫn lộn "cách giảng dạy" với "môn học". Hầu hết các giáo viên dạy Tonas chỉ chú vào giải bài tập chứ không chú vào lý thuyết căn bản. Học nó lạ vậy đó, làm bài tập thực tế chỉ là học cho qua; nghiền ngẫm từ lý thuyết căn bản mới là cái thấm vào tâm não. Trừ cách học cộng trừ nhân chia bậc tiểu học - cái này đặc biệt càng học vẹt càng tốt. (tôi chỉ thấy thống kê như vậy, còn giải thích thì có nhiều ý kiến không đồng nhất)

{2} Tuỳ theo bạn nói Tin học người ta học cái gì. Học từ căn bản thì Toán quan trọng. Chỉ học ba cái cấu trúc máy vớ vẩn, lập trình mạng, lập trình ứng dụng, ... thì cũng giống như học sửa xe, sửa TV; gần như không cần phải biết đến Toán, Lý cấp 3. Nói trắng ra, làm mấy vệc này chỉ cần siêng mò mẫm.
Điển hình, CSDL LH dựa trên lý thuyết đại số tập hợp nhưng đâu có mấy người làm việc với SQL Server hay Oracle mà biết môn này.
Thiếu gì người không có một tí căn bản Toán Ứng dụng cũng lập trình ào ào. Và tôi tin là 90% các giáo viên dạy môn IT cũng khá dốt môn Toán Ứng Dụng và Toán Số.
Tuy nhiên ngành Tin học về giải thuật (algortihm) thì cần đến Toán cấp cao.

Nói tóm lại, chuyện "thiếu tính thực tế" theo tôi chỉ là do chính những người dạy không có kiến thức về thực tế. Cứ vào các diễn đàn công nghệ (kể cả GPE) xem mấy câu hỏi về bài tập ở trường sẽ thấy rõ là người ra bài tập không hề biết thực tế ứng dụng ra sao cả, cứ có mấy cái khuôn mẫu bài tập nắn qua bẻ lại buộc học sinh phải tìm cách giải bí hiểm thôi.
Điển hình nhiều Thầy/Cô còn dốt đến mức độ ra bài tập tính tiền điện bằng KW (Ki lô Watt).

Bài toán đòi hỏi tìm ra số cuối cùng sao cho đúng với quy luật của các số trước nó. bạn thử xem
1607483851092.png
 
@ bác bờ-mờ:
Bây giờ thì bác tin lời tôi là người ta có ba danh sách, bác nằm trong cái danh sách 1, và tôi nằm trong cái danh sách 3 chưa?
 
@ bác V-ni:
Bác nói gì tôi không hiểu. Chắc bác nhầm với chủ đề bên kia.

À, nhìn thấy rồi. Bác yên tâm là tôi chỉ có 1 danh sách, thực ra là danh sách do "người ta" tạ̣o ra, tôi chỉ dùng thôi. Và ai cần nằm trong danh sách đó thì đã nằm ngay như tôi nói. Bác yên tâm. Lúc đầu tôi không hiểu do không nhìn thấy, nhưng sau đó "show" thì nhìn thấy và hiểu rồi.
 
Đã nghe được chuyện thì cũng biết có chia được tiền đâu mà đi theo.

(*) bởi vậy tôi mới nói ngân hàng lăm ăn bê bối.
Biết đâu có tay trong chuyên báo cho mấy thằng ngồi xe máy bên góc đường "chị ... mặc áo... cầm cái giỏ xách Gu Chi đỏ, vừa rút 200 triệu..."
Nhớ ngày xưa, bố tôi tắt thở ở bệnh viện. Còn đang làm thủ tục thì nhận được điện thoại ở nhà báo có đoàn thầy cúng gõ cửa đòi vào bày biện trước. Chắc chắn 100% là mấy cô y tá có liên lạc với họ.
Y tá, bác sỹ, bọn cứu hộ y tế. Nhưng cướp giật thì nguy hiểm vô cùng. Nó giật túi của mình bất chấp tất cả. Có người bị túi giật ngã sấp mặt xuống đường. 200 triệu có thể kiếm lại được nhưng mạng sống thì chỉ có một. Bọn cướp kiểu này là bọn dã man nhất ở Việt Nam.
 
Tiếp tục với chuỗi luận điểm "ứng dụng toán học vào đời sống", tôi có một tình huống như sau:
  1. Tôi được đọc một bài báo về đề tài khoa học với nội dung "Không nên bỏ phí vỏ khoai lang" vì hàm lượng các chất tốt cho cơ thể gấp nhiều lần so với thịt khoai nếu tính trên cùng một khối lượng. Chẳng hạn 100 gram vỏ khoai có hàm lượng chất xơ, vitamin gấp N lần 100 gram thịt khoai.
  2. Không lâu sau đó, tôi lại ngẩn tò te khi đọc một bài báo với nội dung "Không nên ăn cả vỏ khoai lang" vì phần này chứa nhiều vi khuẩn từ đất và có thể gây hại cho cơ thể.
Không cần phải kỳ công nghiên cứu khoa học, bằng kiến thức toán học phổ thông, bác nào có thể đưa ra kết luận phù hợp nhất cho vấn đề này. --=0
 
Tôi thì bằng kiến thức thực tế trồng khoai thì thấy rằng phát biểu nào cũng đúng. Cái vấn đề thứ 2 phát sinh là do cách trồng khoai hiện giờ. Nhà bạn tôi trồng khoai xuất khẩu TQ mà nó không dám ăn khoai nó trồng là biết rồi, tưới thuốc các kiểu để tránh sâu bệnh cho khoai thì cái vỏ nó còn gì là an toàn nữa.Chỉ vậy thôi.
 
Thức ăn là Khoa Học, Sinh Hoá chứ liên quan gì đến Toán?

Lời của mấy tờ báo lá cải, ít nhất phải có nhắc tới nguồn trích dẫn, hay cái gì đó để kiểm chứng chứ nói khơi khơi thì chỉ là đề tài đánh cược nhau trong bàn nhậu.

1. Việc các chất củ hầu hết chứa chất bổ ở phần vỏ ngoài (hoặc gần vỏ) và đường, tinh bột bên trong ruột thì người ta đã biết từ giữa hế kỷ 20.
2. Vi khuẩn thì tuỳ theo loại. Có những vi khuẩn chỉ chết khi được nấu chín, có những vi khuẩn tạo chất độc, dẫu chúng chết thì chất độc vẫn còn đấy, cũng có những vi khuẩn chỉ cần rửa nước tím đủ rồi.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom