Bàn về ý nghĩa của Toán học trong nghề nghiệp & cuộc sống? (8 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Vấn đề của tôi đưa có vẻ quá đơn sơ để áp dụng bất cứ suy luận toán học nào thì phải nên không thấy có câu trả lời nào ăn nhập cả. Vậy tôi xin có vài ý thế này.

Bác nào từng lột vỏ khoai và luận bàn tình hình thế giới chắc đều biết vỏ khoai lang rất mỏng (có thể chưa đến 0.1mm), mỏng hơn cả loại giấy mỏng nhất mà chúng ta thường thấy. Cho nên khối lượng vỏ so với tổng khối lượng củ khoai là rất nhỏ, có thể phần vỏ chiếm chưa đến 0.5% tổng khối lượng của một củ khoai cỡ trung bình. Thế nên dù hàm lượng các chất tốt cho cơ thể trong vỏ khoai có cao gấp 2-3 lần so với thịt khoai thì nó cũng không chiếm quá 1-1,5% tổng lượng các chất có lợi trong một củ khoai. Với tỷ lệ quá nhỏ như thế này, thì chúng ta cũng không cần quan trọng hóa thành phần có lợi của vỏ khoai làm gì nữa. Nếu các bác xơi cả vỏ một củ khoai thì giống như các bác hấp thụ thêm một lượng chất có lợi tương đương một miếng khoai to bằng cái lóng ngón tay. Củ khoai và toán học trong trường hợp này có mối quan hệ khá là hữu cơ các bác ạ

Chắc là các nhà khoa học bên Tây chả bao giờ có trải nghiệm tỷ mẩn lột vỏ khoai mỏng sao cho ít rách như bên ta nên mới phí công đi nghiên cứu, phân tích thành phần trong cái vỏ khoai mỏng manh ấy. Điều này khiến tôi liên tưởng đến một vở kịch của Lưu Quang Vũ. Thời bao cấp thiếu lương thực, có một anh cán bộ sống trong cảnh dư giả, bữa cơm đầy chén, thịt đầy dĩa... làm đề tài "Trồng cây khoai mỳ làm lương thực thay thế" vì củ mỳ năng suất cao hơn lúa. Đề tài này bị một đồng nghiệp tài năng khác đồng thời cũng là bạn thân của anh ta cực lực phản đối. Anh ta cho rằng anh bạn thân của mình có tính đố ky, ghen ghét gì đây mới phản đối như thế. Cho đến một ngày anh ta vô tình bước vào căn phòng tập thể của anh bạn và ngỡ ngàng phát hiện ra là bữa trưa của anh bạn ấy chỉ toàn khoai mỳ --=0.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Vấn đề của tôi đưa có vẻ quá đơn sơ để áp dụng bất cứ suy luận toán học nào thì phải nên không thấy có câu trả lời nào ăn nhập cả. Vậy tôi xin có vài ý thế này.

Bác nào từng lột vỏ khoai và luận bàn tình hình thế giới chắc đều biết vỏ khoai lang rất mỏng (có thể chưa đến 0.1mm), mỏng hơn cả loại giấy mỏng nhất mà chúng ta thường thấy. Cho nên khối lượng vỏ so với tổng khối lượng củ khoai là rất nhỏ, có thể phần vỏ chiếm chưa đến 0.5% tổng khối lượng của một củ khoai cỡ trung bình. Thế nên dù hàm lượng các chất tốt cho cơ thể trong vỏ khoai có cao gấp 2-3 lần so với thịt khoai thì nó cũng không chiếm quá 1-1,5% tổng lượng các chất có lợi trong một củ khoai. Với tỷ lệ quá nhỏ như thế này, thì chúng ta cũng không cần quan trọng hóa thành phần có lợi của vỏ khoai làm gì nữa. Nếu các bác xơi cả vỏ một củ khoai thì giống như các bác hấp thụ thêm một lượng chất có lợi tương đương một miếng khoai to bằng cái lóng ngón tay. Củ khoai và toán học trong trường hợp này có mối quan hệ khá là hữu cơ các bác ạ

Chắc là các nhà khoa học bên Tây chả bao giờ có trải nghiệm tỷ mẩn lột vỏ khoai mỏng sao cho ít rách như bên ta nên mới phí công đi nghiên cứu, phân tích thành phần trong cái vỏ khoai mỏng manh ấy. Điều này khiến tôi liên tưởng đến một vở kịch của Lưu Quang Vũ. Thời bao cấp thiếu lương thực, có một anh cán bộ sống trong cảnh dư giả, bữa cơm đầy chén, thịt đầy dĩa... làm đề tài "Trồng cây khoai mỳ làm lương thực thay thế" vì củ mỳ năng suất cao hơn lúa. Đề tài này bị một đồng nghiệp tài năng khác đồng thời cũng là bạn thân của anh ta cực lực phản đối. Anh ta cho rằng anh bạn thân của mình có tính đố ky, ghen ghét gì đây mới phản đối như thế. Cho đến một ngày anh ta vô tình bước vào căn phòng tập thể của anh bạn và ngỡ ngàng phát hiện ra là bữa trưa của anh bạn ấy chỉ toàn khoai mỳ --=0.
Không thể so sánh như thế, không biết cụ thể nội dung bài báo thế nào nhưng tôi nghĩ ở vỏ khoai có những chất tốt cho cơ thể mà thịt khoai không có thì người ta mới viết báo. Một khi đã như thế thì có ăn 1 tấn thịt khoai cũng không có chất có chứa trong vỏ khoai.
 
Không thể so sánh như thế, không biết cụ thể nội dung bài báo thế nào nhưng tôi nghĩ ở vỏ khoai có những chất tốt cho cơ thể mà thịt khoai không có thì người ta mới viết báo. Một khi đã như thế thì có ăn 1 tấn thịt khoai cũng không có chất có chứa trong vỏ khoai.
Tôi đọc qua bài báo đó rồi thì tôi phải rõ hơn bác chứ. Với lại vỏ khoai siêu mỏng không tính cả lớp thịt dính vào thì cũng nặng chừng 1-2 gram mỗi củ đổ lại. Nếu hàm lượng dưỡng chất vỏ khoai mà ngang tầm nửa nhân sâm trở lên thì may ra 1-2 gram vỏ khoai mới đáng kể thôi bác. Với lại ý tôi không phản bác chuyện ăn khoai cả vỏ nên các bạn có sở thích ăn vỏ đừng hiểu lầm nhé.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Thời bao cấp & chiến tranh, có 1 nhà khoa học VN lúc bấy giời viết 1 bài báo động viên ăn độn bắp ngô, nội dung chủ iếu như sau:
Ngô bổ hơn gạo vì có rất nhiều vitamin PP
Khổ thay ông này dấu nhẹm đi vấn đề là cái vitamin đó con người Việt nam chân chính nào cũng tự sản tự tiêu chứ không hấp thụ trực tiếp từ bắp ngô được.

& lúc đó mình biết là có người thách đố (bằng lời thôi, vì có mà đăng báo sao được) rằng thì là mà: Hãy đổi ngang tiêu chuẩn ngô độn của tôi cho bạn đến cuối đời đây!
l
 
Thời bao cấp & chiến tranh, có 1 nhà khoa học VN lúc bấy giời viết 1 bài báo động viên ăn độn bắp ngô, nội dung chủ iếu như sau:
Ngô bổ hơn gạo vì có rất nhiều vitamin PP
Khổ thay ông này dấu nhẹm đi vấn đề là cái vitamin đó con người Việt nam chân chính nào cũng tự sản tự tiêu chứ không hấp thụ trực tiếp từ bắp ngô được.

& lúc đó mình biết là có người thách đố (bằng lời thôi, vì có mà đăng báo sao được) rằng thì là mà: Hãy đổi ngang tiêu chuẩn ngô độn của tôi cho bạn đến cuối đời đây!
l
Không chỉ ở Việt Nam mà ở đâu cũng thế thôi. Có rất nhiều bài trên truyền thông được đặt viết, mục đích để quảng bá cái gì đấy, định hướng gì đấy. Người, nhóm người này có thể viết về thực phẩm A với ý thế này, và sau một thời gian thì người và nhóm người khác cũng viết về thực phẩm A nhưng ý lại khác.

Tôi từng đọc là cơm nguội độc như thế nào. Nghe thì thấy cũng có lý vì mình không phải nhà khoa học. Ừ thì để vài tiếng sẽ có vi khuẩn gì đó hoạt động, sinh ra độc tố ... Nếu cứ đọc những bài như thế thì không chỉ cơm nguội không dám ăn mà cả gạo để lâu (nước nào cũng có kho dự trữ chiến lược) cũng không dám sờ đến. Rồi thịt "nguội", rau củ "nguội", chả dám ăn gì. Nghe thì có vẻ khoa học nhưng thậm chí nếu đúng thì nguy hiểm ở mức nào, độc tố ở mức nào. Cái đó mới quan trọng. Bởi hàng ngày riêng chuyện hít thở không khí ô nhiễm thôi đã đầu đọc cơ thể ở mức đáng lo. Nếu sợ hít thở vì nó độc thì đi chết luôn, đi nhẩy cầu cho thanh thản. Độc tố trong cơm nguội nếu có mà nó chỉ ở mức độ không đáng kể thì sao lại phải sợ ăn cơm nguội? Nếu cứ kiểu đó thì không dám ăn cơm nguội, thịt nguội, thịt giết mổ vì từ khi giết mổ tới khi vào bếp đã có một khoảng thời gian rất dài, nhiều loại vi khuẩn đã hoạt động. Mà trong cơ thể con người có hằng hà sa số vi khuẩn đấy nhé.

Chuyện cái vỏ khoai. Nếu hàm lượng chất bổ trong vỏ khoai rất nhỏ nhưng ta ăn khoai hàng ngày, mỗi ngày 3 bữa thì mới đáng bàn. Vì lúc đó bỏ vỏ khoai là bỏ một lượng đáng kể chất bổ. Còn cứ vài tuần vài tháng ăn một củ khoai cho vui miệng thì quên chuyện vỏ khoai đi. Mất mát ở mức không đáng mất công bàn luận.
 
...Tôi từng đọc là cơm nguội độc như thế nào. ...
Hết mong ăn món giả cầy. :(
(canh chua mẻ tôi không thích lắm nên không quan trọng)

...
Chuyện cái vỏ khoai. Nếu hàm lượng chất bổ trong vỏ khoai rất nhỏ nhưng ta ăn khoai hàng ngày, mỗi ngày 3 bữa thì mới đáng bàn. Vì lúc đó bỏ vỏ khoai là bỏ một lượng đáng kể chất bổ. Còn cứ vài tuần vài tháng ăn một củ khoai cho vui miệng thì quên chuyện vỏ khoai đi. Mất mát ở mức không đáng mất công bàn luận.
Tôi thích ăn khoại lang. Nhưng vỏ của khoại luộc/hấp hơi khó lột. Bữa nào lười tôi cạp luôn cả vỏ.
Tỷ lệ vỏ/ruột còn tuỳ thuộc vào giống khoai và phong thổ. Khoai lang có nguồn gốc Nam Mỹ, có hằng trăm loại và chỉ truyền giống vào Đông Nam Á vài loại. Mấy củ khoai lang bí, lang trắng trồng giồng VN nó to ềnh chứ gặp những nơi đất sỏi cũng đâu lớn lắm. Riêng việc này thì có thể áp dụng chút Toán: cùng một độ dày vỏ thì củ khoai nhỏ và ngoằn nghoèo có tỷ lệ vỏ/ruột lớn hơn củ khoai lớn, mập, láng.
 
Riêng việc này thì có thể áp dụng chút Toán: cùng một độ dày vỏ thì củ khoai nhỏ và ngoằn nghoèo có tỷ lệ vỏ/ruột lớn hơn củ khoai lớn, mập, láng.
Tốt nhất là củ khoai có nhiều "nếp nhăn" như não ấy nhỉ. :D

Ăn ngon, ăn để thưởng thức thôi. Nếu muốn bổ thì khỏi ăn gì, cứ sản xuất những "kem" đủ loại vitamin, chất bổ, kiểu như kem đánh răng rồi mỗi bữa làm một cốc kem như thế. Thế thì chết đi cho xong, sống làm gì.
 
Nếu các bác ở đây chịu khó vận dụng vài phép tính toán học phổ thông thì sẽ dễ hình dung ra điều tôi đã phân tích thôi.
Tôi giả sử một củ khoai Nhật - loại duy nhất tôi có thể mua ở hiện tại cỡ trung bình được gọt 2 đầu tương đương một khối trụ đường kính 4cm, dài 15cm.
  • Thể tích của củ khoai: 2^2 x 3.14 x 15 = 188.4 cm3
  • Độ phủ vỏ: 3.14 x 4 x 15 x 1.1 = 207.4cm2 (2 đầu bị cắt nên không tính diện tích). Tôi thêm vào hệ số 1.1 hàm ý vệ độ mấp mô khiến diện tích bề mặt củ lớn hơn bề mặt một khối trụ có kích thước và thể tích gần bằng.
  • Dùng thước kẹp thử đo độ dầy của 4 lớp nylon mỏng chồng lên nhau mà vẫn chưa đạt tới 0.1mm, tôi giả định độ dầy vỏ khoai là khoảng 0.05mm hay 0.005cm (Các bác chỉ cần dùng móng tay cào nhẹ là chạm tới phần thịt rồi nên đủ hiểu là vỏ khoai mỏng manh cỡ nào.). Ta có thể tích lớp vỏ này vào khoảng 1cm3.
Như vậy với một củ khoai kích cỡ trung bình, lớp vỏ chỉ chiếm khoảng hơn 0.5% (1/188) thể tích của cả củ khoai. Kể cả cho độ dầy vỏ gấp 3 lần thì cũng chỉ chiếm không quá 2% tổng thể tích. Bổ sung thêm là, thành phần vỏ khoai cũng tương tự thịt khoai, chỉ khác là hàm lượng chất sơ cao hơn phần thịt tạo nên độ dai cho lớp vỏ.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Những người thắc mắc thì mất ăn.
Muốn ăn thì chả cần biết bao nhiều phần trăm.

1607784462535.png

1607784922140.png

1607785008751.png

1607785300053.png
 
Ăn khoai lang nướng mà bóc vỏ bỏ đi thì vứt, không biết ăn. :p
 
Khoai lùi thì bẻ ra rồi cạp chứ chỉ có dạng công tử mới bóc vỏ. Cạp tới sát phần ngoài rồi mà nhận ra nó chưa cháy đắng thì nhai luôn.
Khoai lang nướng ngon nhất là cái vỏ cháy cháy, mùi khói ngai ngái, thơm thơm.
Vùi củ vẫn nguyên đất, rồi lúc bới ra đập đập vài cái rồi cạp cạp. :D :D
Nếu ăn mỗi cái lõi mềm mềm thì đi luộc luôn cho rồi.
 
Hồi bé, mình lấy bùn trát lên củ khoai & đem nướng, ngon lắm các bạn!
Còn khoai luột thì khoai chín ta chắc hết nước, sau đó lại để nồi lên lại & tắc lữa

Trời lạnh ngon phải biết!
 
Khoai lùi thì bẻ ra rồi cạp chứ chỉ có dạng công tử mới bóc vỏ. Cạp tới sát phần ngoài rồi mà nhận ra nó chưa cháy đắng thì nhai luôn.
Tôi đã từng ăn khoai lang cách đây 50 và hơn 50 năm. Ăn cả vỏ. Ăn vì thấy ngon chứ không phải vì đọc bài báo thấy nói nó bổ, nó nhiều dinh dưỡng. Mà tôi có đọc bài báo ấy bao giờ đâu, bây giờ mới thấy nói.

Tôi đã nói rồi, tôi ăn vì ngon, vì sướng cái miệng chứ không phải do bổ. Muốn bổ tôi làm vài viên thuốc. Ăn cho sướng, nhậu cho sướng, chứ thường ai lại chọn bổ.
 
Những người thắc mắc thì mất ăn.
Muốn ăn thì chả cần biết bao nhiều phần trăm.
Tôi chỉ phân tích là liệu cái vỏ khoai có đóng góp đáng kể gì(?) vào thành phần dinh dưỡng của củ khoai thôi chứ chả phải tính lên lớp, khuyên bảo phải ăn hay không. Phép tính tôi đã trình bày cụ thể, đầu óc học sinh cấp 2 còn hiểu chứ chả khó hiểu với đầu óc tầm cỡ như chú VetMini. Tôi chỉ muốn đem một vấn đề đời thường nhìn qua lăng kính toán học sẽ như thế nào, chứ chả rỗi hơi để mà lạm bàn, phán xét tới sở thích, thói quen ăn uống của ai cả.
Để đưa ra kết luận trên thì thực chất tôi cũng chỉ tốn vài phép ước nhẩm trong đầu, tuy nhiên vì ở đây có nhiều người không hiểu ý được nên tôi mới phải trình bày phép tính cụ thể cho rõ ràng. Thực tế tôi cũng chả ngu đến mức mỗi khi định ăn khoai là phải lôi giấy bút ra tính toán đến nỗi "mất ăn" như chú VetMini suy diễn đâu ạ.
 
Nhiều khi cháu cũng không hiểu cái vụ này, người ta thường nói ăn cái này cái nọ rất là bổ, trong khi bây giờ người ta đang thừa chất. Ăn vào nó to con, rồi lại mất công đi giảm cân.
Có cách nào dùng toán học để xử lý vụ mâu thuẫn này không?
 
Nhiều khi cháu cũng không hiểu cái vụ này, người ta thường nói ăn cái này cái nọ rất là bổ, trong khi bây giờ người ta đang thừa chất. Ăn vào nó to con, rồi lại mất công đi giảm cân.
Có cách nào dùng toán học để xử lý vụ mâu thuẫn này không?
Vỏ khoai lang, nhất là loại vỏ tím, chứa nhiều chất antioxidant. Chất này giúp cơ thể chống lão hoá và giúp chống đau tim. Lưu ý là từ "giúp" ở trên rất tương đối.

Đối với Tây thì từ lâu rồi chúng đã chia ra hai lập trường, một bên bỏ vỏ khoai và bên kia thì dùng vỏ khoai làm nhiều món ăn ngon. Vìu vậy tôi mới đưa lên mấy cái hình món ăn ngon ở bài #89.

Đối với tôi, vỏ khoai tuỳ lúc nó ăn ngon hay không (*), và tuỳ lúc tuy không ngon nhưng lười lột. Và cái thói quen người Việt ta, tôi không biết có từ đời nào, nhưng từ lúc biết nói biết nghe đã thấy: lúc ăn cả vỏ thì tự an ủi "ăn cho bổ". Chỉ có vỏ khoai từ là không ăn thôi.

(*) đang thèm ăn, có một củ khoai nhỏ, lột vỏ mất còn gì ăn? Ai hơi đâu ngồi tẩn mẩn dùng móng tay cạy lớp vỏ mỏng te, củ khoai nhỏ xíu, lột xong nó khô khốc.
Người ta chỉ bày đặt chảnh lột vỏ khoai khi có cả đống.

(**) khoai xấu, vỏ hư sùng, ăn đắng nghét là chuyện khác. Gặp loại này bắt buộc phải bỏ vỏ, và bỏ khá nhiều.
 
Nhiều khi cháu cũng không hiểu cái vụ này, người ta thường nói ăn cái này cái nọ rất là bổ, trong khi bây giờ người ta đang thừa chất. Ăn vào nó to con, rồi lại mất công đi giảm cân.
Có cách nào dùng toán học để xử lý vụ mâu thuẫn này không?
Toán học giải quyết hết mọi vấn đề; Để tránh thừa cân ta cần thông kê trong 1 khoảng thời gian đủ lớn ta đã tốn bao nhiêu KCalori
Khi đó ta cân đối lương calo (thông qua tính toán) lượng đồng hóa hàng ngày
Bữa nào được mời tiệc tùng thì bổ sung số phút nào đó hít đất.

Túm lại ngành toán không có giải noben, nhưng muốn có Noben thì không thể không có tri thức về toán học.
 
Khoai lang có nhiều loại:
- Khoai vỏ đỏ tím ruột vàng (quên tên)
- Khoai vỏ tím ruột trắng (khoai viên ngọc)
- Khoai vỏ tím ruột tím (cũng quên tên, khi cắn thì chỗ nào dính nước miếng sẽ chuyển màu xanh)
- Khoai Đà lạt (biết tên vậy nhưng cũng vỏ đỏ tím, ruột vàng, khi ăn khó phân biệt vị)
Loại nào tôi cũng ăn cả vỏ. Tuy vậy nếu là luộc/ nấu thì rửa sạch bùn đất trước & cắt bỏ 2 đầu củ mỗi đầu chừng nửa phân, chín rồi thì ăn sạch. Tuy rằng vỏ mỏng hơn tờ giấy nhưng dễ gì lột riêng cái vỏ? Khi lột nó lên theo 2-3 mm thịt lại tiếc, lại gặm vỏ, thì thôi ăn cả vỏ phứt.
 
Ối zào. Cái thời có củ khoai, củ sắn (củ mì) mà ăn là hạnh phúc rồi. Mà lúc đó lấy đâu ra phân chăm bón để có củ to như bây giờ. To bằng cổ tay là ngon lắm rồi, còn toàn tin hin bằng một hai ngón tay, bằng ngón tay út cũng nhặt lấy hết. Bỏ vào cái rổ đan bằng nan tre, ra mương nước sọc sọc hết đất rồi về dội lại nước giếng, thả nồi luộc.
Lúc ăn thì cứ thế đút vào mồm nhai nhai, nuốt hết.
Đoạn cuối là... thải ra nhìn vẫn vằn vằn, lốm đốm đỏ đỏ xám xám vỏ khoai chưa tiêu hoá. :D :D
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom