Vô danh Tiểu tốt
Thành viên tiêu biểu

- Tham gia
- 22/1/14
- Bài viết
- 430
- Được thích
- 547
Vấn đề của tôi đưa có vẻ quá đơn sơ để áp dụng bất cứ suy luận toán học nào thì phải nên không thấy có câu trả lời nào ăn nhập cả. Vậy tôi xin có vài ý thế này.
Bác nào từng lột vỏ khoai và luận bàn tình hình thế giới chắc đều biết vỏ khoai lang rất mỏng (có thể chưa đến 0.1mm), mỏng hơn cả loại giấy mỏng nhất mà chúng ta thường thấy. Cho nên khối lượng vỏ so với tổng khối lượng củ khoai là rất nhỏ, có thể phần vỏ chiếm chưa đến 0.5% tổng khối lượng của một củ khoai cỡ trung bình. Thế nên dù hàm lượng các chất tốt cho cơ thể trong vỏ khoai có cao gấp 2-3 lần so với thịt khoai thì nó cũng không chiếm quá 1-1,5% tổng lượng các chất có lợi trong một củ khoai. Với tỷ lệ quá nhỏ như thế này, thì chúng ta cũng không cần quan trọng hóa thành phần có lợi của vỏ khoai làm gì nữa. Nếu các bác xơi cả vỏ một củ khoai thì giống như các bác hấp thụ thêm một lượng chất có lợi tương đương một miếng khoai to bằng cái lóng ngón tay. Củ khoai và toán học trong trường hợp này có mối quan hệ khá là hữu cơ các bác ạ
Chắc là các nhà khoa học bên Tây chả bao giờ có trải nghiệm tỷ mẩn lột vỏ khoai mỏng sao cho ít rách như bên ta nên mới phí công đi nghiên cứu, phân tích thành phần trong cái vỏ khoai mỏng manh ấy. Điều này khiến tôi liên tưởng đến một vở kịch của Lưu Quang Vũ. Thời bao cấp thiếu lương thực, có một anh cán bộ sống trong cảnh dư giả, bữa cơm đầy chén, thịt đầy dĩa... làm đề tài "Trồng cây khoai mỳ làm lương thực thay thế" vì củ mỳ năng suất cao hơn lúa. Đề tài này bị một đồng nghiệp tài năng khác đồng thời cũng là bạn thân của anh ta cực lực phản đối. Anh ta cho rằng anh bạn thân của mình có tính đố ky, ghen ghét gì đây mới phản đối như thế. Cho đến một ngày anh ta vô tình bước vào căn phòng tập thể của anh bạn và ngỡ ngàng phát hiện ra là bữa trưa của anh bạn ấy chỉ toàn khoai mỳ
.
Bác nào từng lột vỏ khoai và luận bàn tình hình thế giới chắc đều biết vỏ khoai lang rất mỏng (có thể chưa đến 0.1mm), mỏng hơn cả loại giấy mỏng nhất mà chúng ta thường thấy. Cho nên khối lượng vỏ so với tổng khối lượng củ khoai là rất nhỏ, có thể phần vỏ chiếm chưa đến 0.5% tổng khối lượng của một củ khoai cỡ trung bình. Thế nên dù hàm lượng các chất tốt cho cơ thể trong vỏ khoai có cao gấp 2-3 lần so với thịt khoai thì nó cũng không chiếm quá 1-1,5% tổng lượng các chất có lợi trong một củ khoai. Với tỷ lệ quá nhỏ như thế này, thì chúng ta cũng không cần quan trọng hóa thành phần có lợi của vỏ khoai làm gì nữa. Nếu các bác xơi cả vỏ một củ khoai thì giống như các bác hấp thụ thêm một lượng chất có lợi tương đương một miếng khoai to bằng cái lóng ngón tay. Củ khoai và toán học trong trường hợp này có mối quan hệ khá là hữu cơ các bác ạ
Chắc là các nhà khoa học bên Tây chả bao giờ có trải nghiệm tỷ mẩn lột vỏ khoai mỏng sao cho ít rách như bên ta nên mới phí công đi nghiên cứu, phân tích thành phần trong cái vỏ khoai mỏng manh ấy. Điều này khiến tôi liên tưởng đến một vở kịch của Lưu Quang Vũ. Thời bao cấp thiếu lương thực, có một anh cán bộ sống trong cảnh dư giả, bữa cơm đầy chén, thịt đầy dĩa... làm đề tài "Trồng cây khoai mỳ làm lương thực thay thế" vì củ mỳ năng suất cao hơn lúa. Đề tài này bị một đồng nghiệp tài năng khác đồng thời cũng là bạn thân của anh ta cực lực phản đối. Anh ta cho rằng anh bạn thân của mình có tính đố ky, ghen ghét gì đây mới phản đối như thế. Cho đến một ngày anh ta vô tình bước vào căn phòng tập thể của anh bạn và ngỡ ngàng phát hiện ra là bữa trưa của anh bạn ấy chỉ toàn khoai mỳ

Lần chỉnh sửa cuối: