Bàn về ý nghĩa của Toán học trong nghề nghiệp & cuộc sống? (5 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Bác hài hước quá, giá mà các thầy cô khi dạy cũng dạy những điều bổ ích và gần gũi vậy thì hay biết mấy. Chứ cứ dạy những thứ như: khối lượng nguyên tử Na là bao nhiêu, năng lượng nguyên tử là gì, ánh sáng có dạng sóng hay dạng hạt... bản thân kế toán tôi thấy nó xa vời và vô dụng thật.
Tôi rất thích Sherlock Holmes, ông ta thông minh và có một vốn kiến thức rất rộng về nhiều lĩnh vực để áp dụng vào phá các vụ án. Tuy nhiên, có những kiến thức rất đơn giản, ai ai cũng biết nhưng ổng lại không biết: trái đất hình cầu và quay quanh mặt trời. Khi được hỏi thì ông nói: khả năng lưu trữ của bộ não có giới hạn, khi đã đạt giới hạn thì mỗi kiến mới bộ não ghi nhớ thêm sẽ là một kiến thức cũ bị quên lãng đi, tại sao ông phải tốn tài nguyên não để chứa những thông tin không cần thiết cho một thám tử như thế?
Bài đã được tự động gộp:


Cám ơn bác đã dành thời gian trả lười còm men của mình. Giáo dục Singapore được đánh giá là một trong những nền giáo dục tốt nhất thế giới, có những điểm tốt mà chúng ta nên học tập, trong đó nổi bật nhất là học sinh được định hướng tương lai từ rất sớm (tốt nghiệp tiểu học). Quan điểm của mình cũng vậy, nếu được định hướng đúng đắn và sớm thì sẽ tốt hơn cho học sinh, chũng không phải học hết những thứ không thực sự cần thiết cho tương lai của chúng.
khối lượng nguyên tử Na là bao nhiêu, năng lượng nguyên tử là gì, ánh sáng có dạng sóng hay dạng hạt...
Nếu thứ này bạn làm kế toán thấy nó vô dụng là đúng rồi nên chắc dạy học sinh chỉ cần như này thôi ví dụ hóa: Bài các nguyên tố hóa học Na-tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng trong cuộc sống ghi trên bảng xong rồi giáo viên bảo chúng em tự đọc sách đi,sách chỉ ghi cái đó. lý NLNT là gì ứng dụng ra sao xong,, ánh sáng sóng hay hạt không cần biết chỉ cần biết ánh sáng tốc độ bao nhiêu, nếu vậy thì tiết kiệm nghìn tỷ cho việc in sách
 
Triết học, tâm lý học hành thay bằng định hướng nghề, giáo dục pháp luật, kĩ năng giao tiếp làm việc nhóm..
Triết học để hiểu tại sao mấy anh chị trong sâu bít lại hay tử tự, để bản thân có tâm lý, chí hướng vững vàng...
Tâm lý học để biết tại sao người ta hành động như thế, để đoán được người đối diện suy nghĩ gì..
:)
 
Trời đất. Đạo hàm, tích phân mà bảo là vô hình !!!

Đạo hàm = đường đi của hàm số.
Ứng dụng của đạo hàm là để quan sát biến chuyển của hàm số.
Điển hình, hàm số ở cực đại hoặc cực tiểu khi đạo hàm đổi dấu. Không phải là hình thức minh hoạ hay sao? Mặt khác, đạo hàm bậc hai dùng để phân tích độ cong của đường biểu diễn.

Tích phân = tổng của các phần nhỏ.
Muốn tính diện tích một cái hình trên bản đồ, làm thế nào? Đồ cái hình ấy lên giấy có kẻ ô, đếm số ô, tính ra diện tích. Đó là tích phân bằng tay. Toán vi phân cũng dựa trên nguyên tắc ấy. Phẳng (2 chiều) thì là diện tích, 3 chiều thì là thể tích, suy tư cao hơn thì áp dụng cho các con tính khác (ví dụ bài toán truyền nhiệt - heat transfer, energy tranformation).

Theo tôi, trong ngành Toán Lý Thuyết, ba môn không thể thiếu là hình học, giải tích, và số học.
Em đồng ý với bác mà, cái gì cũng cần hết. Trước em học cấp 3 học toán cũng tạm tạm, tối về hì hục đạo hàm tích phân rồi tìm max min, rồi bây giờ hỏi lại không biết ngày đó làm nhiều thứ đó để làm gì trong khi ngoài toán lý hóa ra thì còn nhiều thứ ngày đó đáng ra mình có thể biết sớm hơn
 
Triết học để hiểu tại sao mấy anh chị trong sâu bít lại hay tử tự, để bản thân có tâm lý, chí hướng vững vàng...
Tâm lý học để biết tại sao người ta hành động như thế, để đoán được người đối diện suy nghĩ gì..
:)
Triết => Tam đoạn luận, một lô gic không thể thiếu trong Toán. Tìm hiểu lịch sử triết Hy lạp sẽ thấy có nhiều định lý toán phát xuất từ suy luận triết.
Tâm lý học hầu hết dựa vào Thử Nghiệm Giả Thuyết (Hypothesis Testing), một môn học của Toán Thống Kê (Statistics). Từ một mô hình dự đoán cái chưa biết.
 
Triết học để hiểu tại sao mấy anh chị trong sâu bít lại hay tử tự, để bản thân có tâm lý, chí hướng vững vàng...
Tâm lý học để biết tại sao người ta hành động như thế, để đoán được người đối diện suy nghĩ gì..
:)
cái đó liệu nó lại thuộc về 1 chuyên môn nào khác không
Bài đã được tự động gộp:

Triết => Tam đoạn luận, một lô gic không thể thiếu trong Toán. Tìm hiểu lịch sử triết Hy lạp sẽ thấy có nhiều định lý toán phát xuất từ suy luận triết.
Tâm lý học hầu hết dựa vào Thử Nghiệm Giả Thuyết (Hypothesis Testing), một môn học của Toán Thống Kê (Statistics). Từ một mô hình dự đoán cái chưa biết.
Em lại nghĩ nếu dạy những thứ này liệu đối với học sinh, chúng có quá tầm hiểu không, học xong lại kêu không áp dụng được gì thì lại khổ :)
Trong khi bây giờ lại xuất hiện bộ phận đòi học những thứ có thể áp dụng được trong cuộc sống :)) cơ ví dụ học lý xong phải biết sửa điện dân dụng cơ bản, học công nghệ xong biết sửa máy móc trong nhà, học hóa xong thì biết chất độc chất không độc đối với con người, học học học, ôi đau đầu quá :)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
cái đó liệu nó lại thuộc về 1 chuyên môn nào khác không
Bài đã được tự động gộp:


Em lại nghĩ nếu dạy những thứ này liệu đối với học sinh, chúng có quá tầm hiểu không, học xong lại kêu không áp dụng được gì thì lại khổ :)
Trong khi bây giờ lại xuất hiện bộ phận đòi học những thứ có thể áp dụng được trong cuộc sống :)) cơ ví dụ học lý xong phải biết sửa điện dân dụng cơ bản, học công nghệ xong biết sửa máy móc trong nhà, học hóa xong thì biết chất độc chất không độc đối với con người, Tóm lại là cứ phải cái gì ứng dụng được ra thực tế thì mới học
 
Em lại nghĩ nếu dạy những thứ này liệu đối với học sinh, chúng có quá tầm hiểu không, học xong lại kêu không áp dụng được gì thì lại khổ :)
Trong khi bây giờ lại xuất hiện bộ phận đòi học những thứ có thể áp dụng được trong cuộc sống :)) cơ ví dụ học lý xong phải biết sửa điện dân dụng cơ bản, học công nghệ xong biết sửa máy móc trong nhà, học hóa xong thì biết chất độc chất không độc đối với con người, học học học, ôi đau đầu quá :)
Tam đoạn luận hồi xưa tôi học ở lớp đệ tam (tương đương lớp 10 sau này). Sau lớp đệ tứ (lớp 9), tức lấy được bằng Trung Học đề nhất cấp thì bắt đầu chia ban.
Hồi xưa chuyên Toán là ban B (chuyên Sinh là ban A và chuyên Văn là ban C)
Chương trình ban B lớp 12 có môn Triết.
Chương trình Toán ban A có chứa môn xác suất thống kê.

Những người đòi hỏi học phải áp dụng được cho cuộc sống là những người chưa hề nhìn qua chương trình Trung Học và chương trình Huấn Nghệ của các nước Âu Mỹ. Muốn học nghề thì học xong lớp 10 người ta đi học nghề. Học hết lớp 12 là do người ta cần cái căn bản để bước vào Đại học.
Như tôi đã biện luận trước đó, việc "tư duy thực tế" của trẻ em Âu Mỹ là do xã hội và gia đình nhiều hơn do trường học.

Học Lý xong thì biết sửa điện dân dụng? Chỉ những người kém kiến thức và dùng lối suy nghĩ hẹp hòi mới quan niệm vậy.
Những điều như: làm việc với mạch điện nóng, tránh dùng cả hai tay (nếu điện giật, ít nhất cũng tránh được luồng điẹn đi từ tay này sang tay kia, ngang qua tim). Môn Lý có dạy à?
Đi mà hỏi mấy thằng Mẽo xem. Nếu nó biết sửa điện trong nhà là do nó học Lý?
Chất độc đối với con người thuộc về môn Sinh chứ đâu phải Hoá?
Học hoá xong may ra tính được bao nhiêu Kg ANFO thì nổ tương đương với 1Kg TNT. Mà cái này phải học trong ngành Hoá Ứng Dụng.
 
Triết => Tam đoạn luận, một lô gic không thể thiếu trong Toán. Tìm hiểu lịch sử triết Hy lạp sẽ thấy có nhiều định lý toán phát xuất từ suy luận triết.
Mém chút nữa là mình nổ về tam đoạn luận, may có ông anh rủ đi hát với nhau giờ mới về. Thôi bỏ qua tam đoạn luận, giờ nói về thuyết chánh danh và bất chánh danh có bị bắt bài không nhỉ? Hoặc là tam tử đồng biên chăng :P
 
Với bài toán tìm thề tích của bình hình trụ nằm ngang
Nếu người biết toán cao cấp thì chỉ cần mở sách vỡ cũ ra, đọc lại & tính toán; Tiêu tốn thời gian khoảng nữa giờ
Nếu không quan tâm đến toán thì xã hết bồn ra, sau đó đổ từng thùng hay sô nước vô lần lượt đo chiều cao bồn; ngõ hầu xây ba rem sử dụng về sau
Còn nhà quản lý có thể cân xe bồn (xăng, dầu,. . . ) đổ vô xi téc từng lần. Cuối kỳ tính sản lượng làm ra so với định mức (xăng, dầu,. . .) mà trả lương (SF); Người quản lý có khi không cần biết số xăng, dầu còn trong xi téc đương thời còn bao nhiêu. Nhưng PX thiếu xăng dầu theo định mức thì muốn có lương đi mua dầu, xăng ngoài mà sản xuất để có lương.
. . . . .
 
10 cuốn tập, giá 5.000 đồng /cuốn, hỏi tổng cộng mua hết 10 cuốn tập bao nhiêu tiền?
Cách 1: Đúng: 10 x 5000 =50.000 (đồng)
Cách 2: Sai: 5000 x 10 = 50.000 (đồng)

Ở trường bà xã tôi dạy, có phụ huynh làm rùm beng lên với BGH khi dạy cho con dùng cách 2 và cô giáo không cho điểm.

Về quan điểm 4.0 thì cùng kết quả đúng
Về quan điểm toán học cơ bản thì cách 2 sai.

Vậy mới thấy toán tiểu học cần thiết thế nào.
Với quan điểm của em về bài này thì, cách nào cũng đúng, nếu mà bảo cách 2 sai thì phải chỉ ra được quy định nào là bắt phải làm theo cách 1, em thấy đây là sự máy móc trong giáo dục
 
Với quan điểm của em về bài này thì, cách nào cũng đúng, nếu mà bảo cách 2 sai thì phải chỉ ra được quy định nào là bắt phải làm theo cách 1, em thấy đây là sự máy móc trong giáo dục
Điển hình lối suy nghĩ của người Việt.
Đổi mới tư duy thì nhiệm vụ chính do từ gia đình (1); kế đó là xã hội (2); giáo dục cũng đóng vai trò quan trọng nhưng đứng thứ ba (3).

Chính gia đình và xã hội suy nghĩ máy móc rồi đổ thừa cho giáo dục.

(1) Giai đoạn những năm cuối thập niên 60's là giai đoạn giới trẻ Âu Mỹ cách mạng tư tưởng, buộc thế hệ cha mẹ lúc ấy phải đổi mới về cách dạy con cái.

(2) Giai đoạn thập niên 70-80's là giai đoạn cách mạng cải tiến tư duy xã hội Âu Mỹ.

(3) Cách mạng giáo dục ở Âu Mỹ xảy ra trễ hơn nhiều, tới cuối thập niên 90's lận.
 
Chiến thuật gió chiều nào che chiều ấy. Bác tham gia vào một nhóm có số thành viên nhiều nhất rồi bầu theo đa số thôi.
Cám ơn bác đã có ý kiến nhưng nếu làm theo ý bác, sau vài tuần chắc tôi chẳng còn ai dám chơi --=0 . Có vẻ bài toán này bế tắc thật rồi.

Như tôi đã nhận định, ngoại trừ việc chỉ có thể giải bài toán có sẵn (do ai khác đặt ra) thì đúng là người Việt Nam chúng ta ít khi ứng dụng toán vào giải quyết những vấn đề của chính bản thân trong cuộc sống dù có thể. Tôi lại mạo muội đưa ra một tính huống như sau để thử khả năng ứng dụng toán học vào đời sống thường ngày dành cho các bác có hứng thú.

Anh H cần tìm một phần mềm quét virus. Để bảo đảm tìm ra phần mềm ưng ý nhất, anh H quyết định tham khảo 3 cái danh sách "Top những phần mềm quét virus miễn phí tốt nhất" từ 3 trang tin công nghệ uy tín (A, B, C) do Google gợi ý. Tuy nhiên sau khi đọc xong 3 cái danh sách này, anh H vô cùng bối rối với cách xếp hạng của các trang đó.
Xếp hạngReview AReview BReview C
1Anti-Virus 1Anti-Virus 3Anti-Virus 5
2Anti-Virus 3Anti-Virus 5Anti-Virus 6
3Anti-Virus 2Anti-Virus 1Anti-Virus 1
4Anti-Virus 5Anti-Virus 6Anti-Virus 9
5Anti-Virus 4Anti-Virus 7Anti-Virus 7
6Anti-Virus 7Anti-Virus 8Anti-Virus 4
7Anti-Virus 8Anti-Virus 9
8Anti-Virus 4
9Anti-Virus 2
Làm cách nào để anh H tìm ra phần mềm tốt nhất trong danh sách đề nghị mà không phải cài thử từng phần mềm một (anh ta chỉ kết nối internet qua gói data giới hạn 1GB dung lượng nên không thể download hết các phần mềm ở trên)?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cám ơn bác đã có ý kiến nhưng nếu làm theo ý bác, sau vài tuần chắc tôi chẳng còn ai dám chơi --=0 . Có vẻ bài toán này bế tắc thật rồi.

Như tôi đã nhận định, ngoại trừ việc chỉ có thể giải bài toán có sẵn (do ai khác đặt ra) thì đúng là người Việt Nam chúng ta ít khi ứng dụng toán vào giải quyết những vấn đề của chính bản thân trong cuộc sống dù có thể. Tôi lại mạo muội đưa ra một tính huống như sau để thử khả năng ứng dụng toán học vào đời sống thường ngày dành cho các bác có hứng thú.

Anh H cần tìm một phần mềm quét virus. Để bảo đảm tìm ra phần mềm ưng ý nhất, anh H quyết định tham khảo 3 cái danh sách "Top những phần mềm quét virus miễn phí tốt nhất" từ 3 trang tin công nghệ uy tín (A, B, C) do Google gợi ý. Tuy nhiên sau khi đọc xong 3 cái danh sách này, anh H vô cùng bối rối với cách xếp hạng của các trang đó.
Xếp hạngReview AReview BReview C
1Anti-Virus 1Anti-Virus 3Anti-Virus 5
2Anti-Virus 3Anti-Virus 5Anti-Virus 6
3Anti-Virus 2Anti-Virus 1Anti-Virus 1
4Anti-Virus 5Anti-Virus 6Anti-Virus 9
5Anti-Virus 4Anti-Virus 7Anti-Virus 7
6Anti-Virus 7Anti-Virus 8Anti-Virus 4
7Anti-Virus 8Anti-Virus 9
8Anti-Virus 4
9Anti-Virus 2
Làm cách nào để anh H tìm ra phần mềm tốt nhất trong danh sách đề nghị mà không phải cài thử từng phần mềm một (anh ta chỉ kết nối internet qua gói data giới hạn 1GB dung lượng nên không thể download hết các phần mềm ở trên)?

Tôi không rành toán học, trường hợp này thì tôi cứ dùng trọng số. AV1 và AV5 có trọng số cao nhất và bằng nhau nên chọn 1 trong 2, cái nào cũng được.

Screen Shot 2020-12-06 at 5.29.36 PM.png
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tôi lại mạo muội đưa ra một tính huống như sau để thử khả năng ứng dụng toán học vào đời sống thường ngày dành cho các bác có hứng thú.
Tôi không hứng thú lắm nhưng đang buồn buồn chán chán chả có gì làm, nên trình bày sơ thế này:
- Giả sử 3 trang tin công nghệ có những tiêu chí đánh giá tuy khác nhau nhưng đáng tin cậy và không thiên vị
- Giả sử 1 trang tin không đánh giá 1 phần mềm là do phần mềm đó không xứng đáng để đánh giá, và ngầm ý là đừng xài.
- Giả sử mặt hàng là thiết yếu bắt buộc phải mua (cho riêng tôi, vì tôi chẳng mua anti virus)

Bước 1:
Sắp xếp lại 9 phần mềm theo thứ tự và thứ hạng tương ứng đối với 3 trang đánh giá, thêm 1 cột tính tổng thứ hạng

1607249144055.png

Bước 2:
Sắp thứ tự tất cả bảng 2 theo cột Sum, để chọn Sum theo thứ tự từ trên xuống

1607249327928.png

Bước 3:
Chọn từ trên xuống:
- Không chọn 2 dòng đầu 3 và 6 điểm vì có 1 trang tin bảo đừng mua (giả thiết 2)
- Cân nhắc chọn 1 trong 2 dòng 3 và 4 cùng 7 điểm: Quay lại tiêu chí đánh giá của trang tin A đang xếp AV5 hạng 4 (4 là hạng thấp nhất trong 6 ô được chọn). Xem rớt hạng vì tiêu chí nào, có quan trọng không? Nếu quan trọng thì chọn AV1, nếu không quan trọng thì chọn AV5
 
Tôi không rành toán học, trường hợp này thì tôi cứ dùng trọng số. AV1 và AV5 có trọng số cao nhất và bằng nhau nên chọn 1 trong 2, cái nào cũng được.
Cái này mà tính bằng Toán thì chết.
Tôi là dân chuyên thống kê. Nhưng tôi cũng chả chọn 100% theo trọng điểm như bạn.
Để chọn một công cụ (thiết bị, máy móc...), hay ứng dụng phần mềm, chúng tôi lập ra một bảng "chi tiết và chỉ tiêu yêu cầu", với hai mục "tối cần thiết", và "có thì tốt nhưng không có cũng không đến nổi chết". Sau đó tôi so sánh dựa trên bảng kia.
Việc "xếp hạng do các quép sai đánh giá" chỉ là một trong những "chi tiết và yêu cầu"
 
Những người có khả năng tự tìm, tự đọc, tự lấy cái mình cần thì chẳng bao giờ đắn đo lựa chọn.
Những người lơ mơ thì lại không tìm ra được những thông tin như vậy. Nếu có dự định làm thật thì họ có xu hướng hỏi "hàng xóm", tham khảo ý kiến người rành chuyên môn, và có đáp án trong phút mốt.
Còn chuyện đánh giá, nhất là lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ đều có tiêu chí, tiêu chuẩn rõ ràng; xem cái bảng đánh giá là biết liền. Không có chuyện ông này kêu tốt, ông kia bảo hàng tụt hạng. Đăng không chuẩn hoặc "gỡ bài", hoặc ra toà rồi.
 
Còn chuyện đánh giá, nhất là lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ đều có tiêu chí, tiêu chuẩn rõ ràng; xem cái bảng đánh giá là biết liền. Không có chuyện ông này kêu tốt, ông kia bảo hàng tụt hạng. Đăng không chuẩn hoặc "gỡ bài", hoặc ra toà rồi.
Giả sử tiêu chí bị cho tụt hạng là tiêu chí giá cả, thì cũng hợp lý chứ. Đang buồn, đang chán, nhưng không phải ai tán cũng yêu. Do đó tôi đã giả định ra 3 cái giả thiết trước khi giải.
 
Cám ơn các bác đã qua tâm bài toàn tình huống của tôi. Thực tế đây là tình huống tôi gặp phải cách đây mươi năm. Để cho ra kết quả tạm gọi là chính xác nhất thì có 2 bước:
[1] Thực hiện "phép giao" giữa 3 tập hợp (danh sách) ở trên. Kết quả là ta có danh sách 4 ứng viên. Đây là phép toán tập hợp thời lớp 6.​
Lúc này danh sách đánh giá rút gọn chỉ còn 4, rất dễ dàng để xem xét.​
[2] Bước 2 là tính tổng thứ hạng của mỗi 4 anh này, anh nào có tổng thấp nhất chính là cái cần tìm. Nếu đồng hạng thì ưu tiên anh nào được nhiều thứ hạng cao.​

Nhưng trong thực tế vì quá lười tính toán nên tôi chỉ lấy top 3 mỗi bảng giao lại với nhau nên thòi ra ngay kết quả thôi --=0. Đến bây giờ tôi vẫn áp dụng phương pháp này để lọc ra phần mềm đáng thử nhất từ những gợi ý khác nhau trên internet. Nếu khái quát hóa phương thức này có thể áp dụng để lựa chọn bất cứ sản phẩm gì dựa trên các trang đánh giá trên internet. Lưu ý là các trang đánh giá Việt Nam thường copy lẫn nhau nên các bác sẽ phải tham khảo nhiều trang hơn để tránh bị lệch lạc thông tin.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Với địa vị là "Tư Vấn", cái này cũng là cái mà tôi vẫn phải làm khoảng từ hai chục năm trước.
Chọn lựa thiết bị (plants and equipment), tiện nghi (applications), hay phục vụ (services) đều phải có bảng chi tiết yêu cầu (requirements metrics).
Gần như trên thị trường có sẵn (off the shelf) khong có cái nào đạt đợc hết 100% bảng metrics cho nên sự chọn lựa dựa theo điểm đạt nhiều hơn điểm reviews.
Những nơi (quép sai) đánh giá tiện nghi có uy tín cũng có đưa ra bảng metrics mà mình dùng để đánh giá.
 
Với địa vị là "Tư Vấn", cái này cũng là cái mà tôi vẫn phải làm khoảng từ hai chục năm trước.
Chọn lựa thiết bị (plants and equipment), tiện nghi (applications), hay phục vụ (services) đều phải có bảng chi tiết yêu cầu (requirements metrics).
Tư vấn chọn thiết bị, tiện ích và dịch vụ thì như vậy, thế anh có tư vấn chọn vợ/ chồng không? Có yêu cầu "cần chết tiệt n%" trong bảng chi tiết không?
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom