Bàn về ý nghĩa của Toán học trong nghề nghiệp & cuộc sống? (7 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Bác hài hước quá, giá mà các thầy cô khi dạy cũng dạy những điều bổ ích và gần gũi vậy thì hay biết mấy. Chứ cứ dạy những thứ như: khối lượng nguyên tử Na là bao nhiêu, năng lượng nguyên tử là gì, ánh sáng có dạng sóng hay dạng hạt... bản thân kế toán tôi thấy nó xa vời và vô dụng thật.
Cái này tùy vào cách học của mỗi người thôi á.
Có bác ở trên nói rồi đó, đại khái học và liên tưởng, vận dụng vào thực tế ra sao.

Mọi thứ xung quanh mình phần lớn tự bản thân lý giải được tại sao, như thế nào nếu nắm được các kiến thức về Toán, Hóa, Vật lý, Sinh học.
Thêm một phần Triết học, tâm lý học hành vi thì càng tuyệt. :D
 
Cái này tùy vào cách học của mỗi người thôi á.
Có bác ở trên nói rồi đó, đại khái học và liên tưởng, vận dụng vào thực tế ra sao.

Mọi thứ xung quanh mình phần lớn tự bản thân lý giải được tại sao, như thế nào nếu nắm được các kiến thức về Toán, Hóa, Vật lý, Sinh học.
Thêm một phần Triết học, tâm lý học hành vi thì càng tuyệt. :D
Mình nghĩ kiến thức toán học phổ thông chỉ là cơ sở trang bị tối thiểu cho một người trưởng thành. Vì vậy mỗi người cần phải có, nhiều người cứ nghĩ mình không dùng đến, nhưng người khác lại dùng và trong thực tế sẽ gặp, chỉ những người học qua mới nhận biết và áp dụng trong thực tế. Còn muốn hiểu sâu cao hơn thì lên đại học chúng ta tìm hiểu.
 
Mỗi thương vụ lời 2 triệu, tổng cộng 4 triệu :D
Thực ra bài này gây tranh cãi nhiều. Nếu theo toán thì 2 lần lời 2 triệu, cộng lại lời 4 triệu nhưng theo quan điểm người khác thì đáng lẽ bác ấy có thể lời 6 triệu (bằng cách mua 10 triệu rồi bán 16 triệu). Như vậy đáng lẽ lời 6 triệu thì chỉ lời có 4 triệu nên có thể coi bác ấy đã lỗ 2 triệu.
 
Nếu theo toán thì 2 lần lời 2 triệu, cộng lại lời 4 triệu nhưng theo quan điểm người khác
Nếu "người khác" không theo quan điểm của toán thì không cần phải tranh cãi với họ nữa rồi.
Không cần phải chứng minh, người nào cho rằng giao dịch như vậy lời 6 triệu thì đề nghị họ hợp tác đôi bên cùng có lợi: Tôi bán cho anh giá 10 triệu sau đó anh bán lại cho tôi giá 12 triêu, tôi bán cho anh một lần nữa với giá 14 triệu sau đó anh bán lại cho tôi giá 16 triệu, sau mỗi lượt như vậy anh cho tôi 5 triệu. Theo quan điểm của anh anh còn lời 1 triệu, theo quan điểm của tôi tôi cũng lời 1 triệu. Cứ hợp tác như vậy chẳng mấy chốc mà cả hai thành tỷ phú @#$
 
theo quan điểm người khác thì đáng lẽ bác ấy có thể lời 6 triệu (bằng cách mua 10 triệu rồi bán 16 triệu). Như vậy đáng lẽ lời 6 triệu thì chỉ lời có 4 triệu nên có thể coi bác ấy đã lỗ 2 triệu.
Anh nông dân đó không có nhiều tiền, chỉ có 10 triệu thôi.
Lần thứ 2 đi mua lại con bò phải vay bà hàng xóm 2 triệu mới có 14 triệu.
Sau khi bán lần 2 thì phải trả lại cho bà hàng xóm 2 triệu đã vay nếu không bả xé con bò xác ra.
 
Thực ra bài này gây tranh cãi nhiều. Nếu theo toán thì 2 lần lời 2 triệu, cộng lại lời 4 triệu nhưng theo quan điểm người khác thì đáng lẽ bác ấy có thể lời 6 triệu (bằng cách mua 10 triệu rồi bán 16 triệu). Như vậy đáng lẽ lời 6 triệu thì chỉ lời có 4 triệu nên có thể coi bác ấy đã lỗ 2 triệu.
số vốn bỏ ra 10tr+14tr=24tr
số tièn thu lại sau bán là 12tr+16tr=28tr
chệch lệnh giữa chi và thu 28tr-24tr=4tr
còn nếu tính lấy giá cuối 16tr trừ giá đầu 10tr mình thấy không hợp lí vì 2 cái ở trường hợp khác nhau mà :D
 
Hồi xưa có 1 dạo nước ta chia khối A, B, C,. . . ở cấp 3; Nhưng sau đó bỏ đi
Mình cho rằng bỏ đi là 1 sai lầm lớn của ngành Giáo dục;
Này nha: Kiến thức nhân loại ngày càng nhiều; & như vậy ở bậc đại học mới phân ngành là chậm thì phải;
Nếu tiếp tục phân khối học ở cấp 3 thì lượng thông tin được truyền thụ cho người HSSV sẽ xác với thực tế mà người HSSV đó cần hơn là như không phân ra khối như hiện nay; Các bạn giúp mình sáng tỏ về vấn đề này với nha!
 
Mỗi thương vụ lời 2 triệu, tổng cộng 4 triệu :D
Cách của bạn là cách của kế toán, chính xác và giản dị nhất.
Tuy cùng 1 con bò nhưng coi như hai món hàng hoàn toàn khác nhau.

Thực ra bài này gây tranh cãi nhiều. Nếu theo toán thì 2 lần lời 2 triệu, cộng lại lời 4 triệu nhưng theo quan điểm người khác thì đáng lẽ bác ấy có thể lời 6 triệu (bằng cách mua 10 triệu rồi bán 16 triệu). Như vậy đáng lẽ lời 6 triệu thì chỉ lời có 4 triệu nên có thể coi bác ấy đã lỗ 2 triệu.
Nếu nói theo quản trị tài chính thì người tranh cãi kia sai.
Chỗ lỗ 2 triệu kia thuộc về cái gọi là lỗ cơ hội (opportunity cost). Nó chỉ có thể tính khi người nông dân kia BIẾT TRƯỚC cái cơ hội (giá bán cuối cùng), và có khả năng NẮM BẮT cái cơ hội. (về định nghĩa khả năng nắm bắt, xem bài dưới)
Đề bài không hề nói về việc biết trước thực giá của con bò, cho nên chuyện lỗ không thể tính.

Anh nông dân đó không có nhiều tiền, chỉ có 10 triệu thôi.
Lần thứ 2 đi mua lại con bò phải vay bà hàng xóm 2 triệu mới có 14 triệu.
Sau khi bán lần 2 thì phải trả lại cho bà hàng xóm 2 triệu đã vay nếu không bả xé con bò xác ra.
Cái này thuộc về bài toán tài chính. Và khả năng thiếu vốn của anh chàng là rất thực tế.

Tuy nhiên, đề bài có câu "hôm sau, bác thấy mình bán rẻ...". Khả năng rằng anh chàng này theo dõi thị trường và nhận ra bò đang lên giá.

Loại bài như thế này các bạn sẽ học trong toán ứng dụng cấp cao: môn Toán Bác Dịch Luận (Game Theory) và/hoặc môn Toán Mô Hình Xác Suất (Operation Research, Probabilistic Models)
Mô Hình Xác Suất Probablilistic Models bạn sẽ học sau khi đã đạt môn Mô Hình Định Chất (Deterministic Models). Mô Hình Định Chất chính là môn dùng để giải các bài toán như sắp xếp máy móc và nhân lực, sắp xếp đường/tuyến hàng, vân vân...

Nói vòng qua lại rồi cuối cùng cũng quay về cái tính chất thực tế của Toán.
Ở trình độ cao, Toán sẽ quay về rất gần với thực tế.
 
Chỗ lỗ 2 triệu kia thuộc về cái gọi là lỗ cơ hội (opportunity cost).
Theo tôi nhớ thì tôi học và gọi là chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội được tính khi so sánh hai dự án trước khi chọn, với 1 số vốn đầu tư ban đầu bỏ ra. Đại khái là nếu chọn phương án A thì ngoại trừ các chi phí phải bỏ ra cho A, còn bị mất 1 khoản lãi do không chọn B; và ngược lại (nếu chọn B)
Với thí dụ này phải có dữ kiện biết trước giá bán bò. Anh nông dân kia không biết trước. Ngoài ra nếu biết trước phải có phương án thứ hai để chọn như là thay vì mua bò thì viết sách Power Query
 
Tôi thấy có vài bài toán vốn đã được đăng trên một số báo mặc dù đã có kết quả nay được lôi ra tranh luận tiếp ở đây. Điều này phản ánh một điều mà tôi đã đề cập đó là "tính ứng dụng của toán học" hầu như ít được người Việt biết đến. Nếu biết đến "tính ứng dụng của toán học", thì chúng ta sẽ thấy vô số bài toán trong đời sống hằng ngày chứ hổng phải quanh quẩn vài ba bài toán kiểu đánh đố cũ kỹ như thế. Tôi xin nêu ra một tình huống thực tế và mời các bác thử giải quyết.

Lúc trước tôi có tham gia một đội sinh viên tình nguyện đại học Bách Khoa (riêng tôi hổng phải sinh viên --=0 ). Tính cả tôi thì nhóm có 7 người, mỗi cuối tuần chúng tôi họp lại để bình bầu ra ai là thành viên tích cực nhất để lên đưa lên xã lãnh giải chiến sĩ thi đua tuần. Tuần đầu tiên bình chọn chả có vấn đề gì vì mọi người mới quen nhau và tỏ ra rất thân thiện, nhưng đến tuần thứ 2 thì bắt đầu phát sinh mâu thuẫn khi mà 7 người chúng tôi hình thành ra 2, 3 phe mà mỗi phe lại ủng hộ với một người. Thế là cuộc bình bầu chuyển thành tranh luận dữ dội, không ai chịu nhường ai. Trước nguy cơ cuộc bình bầu có thể được giải quyết bằng tay chân, tôi mới đưa ra một phương án bình chọn mà khi nêu ra tất cả đều gật gù tán thành và nó cũng trở thành phương án bình bầu cho những tuần tiếp theo. Theo các bác tôi đã đưa ra phương án bình chọn như thế nào hay bác nào có phương án bình chọn có tính thuyết phục để giải quyết tình huống trên không?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tôi thấy có vài bài toán vốn đã được đăng trên một số báo mặc dù đã có kết quả nay được lôi ra tranh luận ở đây.
... hổng phải quanh quẩn vài ba bài toán kiểu đánh đố cũ kỹ như thế.
Các bạn khác có thể ý kiến thêm, còn tôi thì chỉ viết hài hước 1 chút trong chuyên mục thư giãn thôi.

Thì đúng opportunity cost là chi phí cơ hội. Nhưng 2 triệu lỗ kia thì chỉ thuộc về lỗ chứ không phải chi phí cho nên tôi gọi là lỗ cơ hội, nói tắt của "lỗ do chọn sai cơ hội".
Nghĩa là chọn viết tài liệu power query tức là chọn sai :p
 
...Nghĩa là chọn viết tài liệu power query tức là chọn sai :p
Theo bài toán Tài chính (hoặc Kế toán quản trị) thì bạn chọn sai.
Bỏ thời giờ ra viết tài liệu là đầu tư chịu phí cơ hội.
Đem tài liệu đăng không lấy tiền là đầu tư lấy về con số không.
Đầu tư có phí mà thâu về con số không thì đương nhiên là CHỌN SAI.

Nhưng theo Kế toán quản trị cấp cao, bài Lý Thuyết Đại Diện thì nếu đăng tài liệu làm cho bạn cảm thấy thích thú và thoải mái thì nó cũng có thể tính là có thâu vào.

(*) Lý Thuyết Đại Diện (Agency Theory) nói về động năng và trách nhiệm luân lý của người đại diện. Người đại diện ở đây là ban điều hành của công ty - điển hình CEO là đại diện được hội đồng quản trị công ty mướn để điều hành công việc hằng ngày của công ty.
Chú: Một trong những cái bằng cấp của tôi là MBA mà :p
 
Thực ra bài này gây tranh cãi nhiều. Nếu theo toán thì 2 lần lời 2 triệu, cộng lại lời 4 triệu nhưng theo quan điểm người khác thì đáng lẽ bác ấy có thể lời 6 triệu (bằng cách mua 10 triệu rồi bán 16 triệu). Như vậy đáng lẽ lời 6 triệu thì chỉ lời có 4 triệu nên có thể coi bác ấy đã lỗ 2 triệu.
Không thể tính lỗ lãi dựa trên kiểu giả thiết như thế được. Chỉ có thể mất cái đang có hoặc 200% là sẽ có. Anh A nói: bác nông dân có thể bán luôn 1 lần 16 triệu và lãi 6 triệu. Nhưng vấn đề nó nằm ở chỗ "có thể" đây. Không thể chắc chắn là bác nông dân có thể bán được 16 triệu ngay lần đầu. Thứ Hai bác bán 12 triệu vì thời thế lúc đó có thể chỉ bán được 12 triệu. Đến thứ Tư bác mua 14 triệu vì thời thế lúc đó không ai bán rẻ hơn. Sang thứ Bẩy bác bán được 16 triệu vì giá thị trường lúc đó nó thế. Nếu ngay thứ Hai bác hét giá 16 triệu thì không ai mua. Thời thế hôm thứ Hai và hôm thứ Bẩy nó khác nhau.
Nói lỗ kiểu đó khác gì một anh trên răng dưới cát tút nói: Hôm qua tôi vừa lỗ 10 tỷ. Anh bạn ngạc nhiên: Bác trên răng dưới cát tút mà bây giờ lại lỗ 10 tỷ thì toi rồi. Chỉ còn nước kiếm cái cầu nào cao cao ... Mà bác có phi vụ nào thế?" À, nếu hôm kia tôi vay nóng 2 tỷ để mua cổ phiếu của thằng XYZ thì hôm nay tôi bán được 12 tỷ rồi. Ngu quá ngu quá, không vay nóng nên bây giờ vẫn trên răng dưới cát tút.
 
số vốn bỏ ra 10tr+14tr=24tr
số tièn thu lại sau bán là 12tr+16tr=28tr
chệch lệnh giữa chi và thu 28tr-24tr=4tr
còn nếu tính lấy giá cuối 16tr trừ giá đầu 10tr mình thấy không hợp lí vì 2 cái ở trường hợp khác nhau mà :D
Ý người ta chắc là chỉ bán 1 lần duy nhất - ngay lầ̀n đầu bán 16 triệu thay vì 12 triệu.
 
Toán Lý Hoá
Toán Văn Anh
Toán Hoá Sinh
Là 3 khối khoa học tự nhiên vào đại học, đều bắt đầu bằng toán. Chứng tỏ Toán luôn là lá cờ đầu.
Các nhà quản lý giỏi thường ko bắt đầu bằng việc học quản trị kinh doanh, mà e thấy họ học giỏi toán, có tư duy logic về các vấn đề tự nhiên và xã hội.
 
Tôi thấy có vài bài toán vốn đã được đăng trên một số báo mặc dù đã có kết quả nay được lôi ra tranh luận tiếp ở đây. Điều này phản ánh một điều mà tôi đã đề cập đó là "tính ứng dụng của toán học" hầu như ít được người Việt biết đến. Nếu biết đến "tính ứng dụng của toán học", thì chúng ta sẽ thấy vô số bài toán trong đời sống hằng ngày chứ hổng phải quanh quẩn vài ba bài toán kiểu đánh đố cũ kỹ như thế. Tôi xin nêu ra một tình huống thực tế và mời các bác thử giải quyết.

Lúc trước tôi có tham gia một đội sinh viên tình nguyện đại học Bách Khoa (riêng tôi hổng phải sinh viên --=0 ). Tính cả tôi thì nhóm có 7 người, mỗi cuối tuần chúng tôi họp lại để bình bầu ra ai là thành viên tích cực nhất để lên đưa lên xã lãnh giải chiến sĩ thi đua tuần. Tuần đầu tiên bình chọn chả có vấn đề gì vì mọi người mới quen nhau và tỏ ra rất thân thiện, nhưng đến tuần thứ 2 thì bắt đầu phát sinh mâu thuẫn khi mà 7 người chúng tôi hình thành ra 2, 3 phe mà mỗi phe lại ủng hộ với một người. Thế là cuộc bình bầu chuyển thành tranh luận dữ dội, không ai chịu nhường ai. Trước nguy cơ cuộc bình bầu có thể được giải quyết bằng tay chân, tôi mới đưa ra một phương án bình chọn mà khi nêu ra tất cả đều gật gù tán thành và nó cũng trở thành phương án bình bầu cho những tuần tiếp theo. Theo các bác tôi đã đưa ra phương án bình chọn như thế nào hay bác nào có phương án bình chọn có tính thuyết phục để giải quyết tình huống trên không?
Chiến thuật gió chiều nào che chiều ấy. Bác tham gia vào một nhóm có số thành viên nhiều nhất rồi bầu theo đa số thôi.
 
Em thấy tranh luận sôi nổi quá, nếu bảo toán cấp 3 học lý thuyết ít áp dụng vào thực tế thì em nghĩ hầu hết các môntrong chương trình phổ thông hiện nay không chỉ ở VN mà ở nước ngoài kiến thức đều chẳng có ai áp dụng được gì, học toàn lý thuyết. Em nghĩ rằng, kiến thức đều không vô bổ, cái chính là người học hiểu như nào, có điều kiện áp dụng vào thực tế hay nghề nghiệp hay không thì e đưa ra vài ý kiến như này:
1. Toán học nó là môn cơ bản, áp dụng vào các môn khoa học khác từ lý hóa sinh thiên văn học..., rèn luyện tư duy
2. toán cấp 3 cung cấp kiến thức cơ bản, còn nếu muốn chuyên sâu thì lên đại học, có hẳn nghành riêng, em thấy toán cấp 3 không hề khó, nó mức độ trung bình, các bài tập thường 3, 4 dòng là ra, Còn nếu các học sinh bảo e học nghề nên e không cần học đạo hàm tích phân, thì đúng rồi, e có nhìn thấy đạo hàm tích phân đâu, nó vô hình mà, với lại ai dùng đạo hàm tích phân để đi hàn xì, nên các em có quyền không học, em học đặt ẩn, giải phương trình tìm nghiệm làm gì bởi trong cuộc sống em thấy có ứng dụng gì đâu :) cái này sai rồi, phương trình nó giúp giải quyết các vấn đề của lý hóa điện tử... rồi từ đó mới ra cái máy tính điện thoại, cái nhà cho các em, ...
3. chỉ cần học cộng trừ nhân chia bình phương số vô tỷ, ... cái dừng lại cấp 2 là đủ, không cần đạo hàm tích phân là gì- ý kiến hài hước nhất. Em nghĩ nếu học cộng trừ nhân chia thì học sinh làm sao mà học cái khác được bởi toán học cơ bản là tư duy và nó là nền tảng nữa.
Bài đã được tự động gộp:

Bác hài hước quá, giá mà các thầy cô khi dạy cũng dạy những điều bổ ích và gần gũi vậy thì hay biết mấy. Chứ cứ dạy những thứ như: khối lượng nguyên tử Na là bao nhiêu, năng lượng nguyên tử là gì, ánh sáng có dạng sóng hay dạng hạt... bản thân kế toán tôi thấy nó xa vời và vô dụng thật.
Tôi rất thích Sherlock Holmes, ông ta thông minh và có một vốn kiến thức rất rộng về nhiều lĩnh vực để áp dụng vào phá các vụ án. Tuy nhiên, có những kiến thức rất đơn giản, ai ai cũng biết nhưng ổng lại không biết: trái đất hình cầu và quay quanh mặt trời. Khi được hỏi thì ông nói: khả năng lưu trữ của bộ não có giới hạn, khi đã đạt giới hạn thì mỗi kiến mới bộ não ghi nhớ thêm sẽ là một kiến thức cũ bị quên lãng đi, tại sao ông phải tốn tài nguyên não để chứa những thông tin không cần thiết cho một thám tử như thế?
Bài đã được tự động gộp:


Cám ơn bác đã dành thời gian trả lười còm men của mình. Giáo dục Singapore được đánh giá là một trong những nền giáo dục tốt nhất thế giới, có những điểm tốt mà chúng ta nên học tập, trong đó nổi bật nhất là học sinh được định hướng tương lai từ rất sớm (tốt nghiệp tiểu học). Quan điểm của mình cũng vậy, nếu được định hướng đúng đắn và sớm thì sẽ tốt hơn cho học sinh, chũng không phải học hết những thứ không thực sự cần thiết cho tương lai của chúng.
Em nghĩ học cái gì cần thiết cho tương lai của con cái thì cái việc này bảo khó dễ tùy đứa, có đứa khả năng bộc lộ từ cấp 1, 2 rồi lên cấp 3 học sao đủ thi vào trường mình đề ra như đứa giỏi nghệ thuật thì thi trường nghệ thuật hoặc đứa chơi thể thao được thì thi vô trường thể thao, còn những đứa bình thường nếu có tư tưởng học nghề thì thi vô trường nghề luôn sau khi học hết cấp 2, đứa muốn vô đại học thì lên cấp 3 sẽ chăm chỉ học rồi. nhưng có đứa học đại học kinh tế rồi sau lại đi làm kĩ thuật. Vậy bây giờ cấp 3 sẽ dạy cái gì đây. Em nghĩ đầu tiên là định hướng nghề nghiệp, định vị bản thân, dạy pháp luật trước, mà ở đây là dạy thật học thật, cái này quan trọng, còn những kiến thức kia thì chắc giảm xuống chút, bởi thời đại này thông tin nhiều, chúng có thể học nhanh hơn, nến giới thiệu qua qua là xong, nếu đứa nào cần học sẽ hỏi thầy cô, đứa nào không cần thì khỏi ép, đỡ mất thời gian
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Em thấy tranh luận sôi nổi quá, nếu bảo toán cấp 3 học lý thuyết ít áp dụng vào thực tế thì em nghĩ hầu hết các môntrong chương trình phổ thông hiện nay không chỉ ở VN mà ở nước ngoài kiến thức đều chẳng có ai áp dụng được gì, học toàn lý thuyết. Em nghĩ rằng, kiến thức đều không vô bổ, cái chính là người học hiểu như nào, có điều kiện áp dụng vào thực tế hay nghề nghiệp hay không thì e đưa ra vài ý kiến như này:
1. Toán học nó là môn cơ bản, áp dụng vào các môn khoa học khác từ lý hóa sinh thiên văn học..., rèn luyện tư duy
2. toán cấp 3 cung cấp kiến thức cơ bản, còn nếu muốn chuyên sâu thì lên đại học, có hẳn nghành riêng, em thấy toán cấp 3 không hề khó, nó mức độ trung bình, các bài tập thường 3, 4 dòng là ra, Còn nếu các học sinh bảo e học nghề nên e không cần học đạo hàm tích phân, thì đúng rồi, e có nhìn thấy đạo hàm tích phân đâu, nó vô hình mà, với lại ai dùng đạo hàm tích phân để đi hàn xì, nên các em có quyền không học, em học đặt ẩn, giải phương trình tìm nghiệm làm gì bởi trong cuộc sống em thấy có ứng dụng gì đâu :) cái này sai rồi, phương trình nó giúp giải quyết các vấn đề của lý hóa điện tử... rồi từ đó mới ra cái máy tính điện thoại, cái nhà cho các em, ...
3. chỉ cần học cộng trừ nhân chia bình phương số vô tỷ, ... cái dừng lại cấp 2 là đủ, không cần đạo hàm tích phân là gì- ý kiến hài hước nhất. Em nghĩ nếu học cộng trừ nhân chia thì học sinh làm sao mà học cái khác được bởi toán học cơ bản là tư duy và nó là nền tảng nữa.
Bài đã được tự động gộp:


Em nghĩ học cái gì cần thiết cho tương lai của con cái thì cái việc này bảo khó dễ tùy đứa, có đứa khả năng bộc lộ từ cấp 1, 2 rồi lên cấp 3 học sao đủ thi vào trường mình đề ra như đứa giỏi nghệ thuật thì thi trường nghệ thuật hoặc đứa chơi thể thao được thì thi vô trường thể thao, còn những đứa bình thường nếu có tư tưởng học nghề thì thi vô trường nghề luôn sau khi học hết cấp 2, đứa muốn vô đại học thì lên cấp 3 sẽ chăm chỉ học rồi. nhưng có đứa học đại học kinh tế rồi sau lại đi làm kĩ thuật. Vậy bây giờ cấp 3 sẽ dạy cái gì đây. Em nghĩ đầu tiên là định hướng nghề nghiệp, định vị bản thân, dạy pháp luật trước, mà ở đây là dạy thật học thật, cái này quan trọng, còn những kiến thức kia thì chắc giảm xuống chút, bởi thời đại này thông tin nhiều, chúng có thể học nhanh hơn, nến giới thiệu qua qua là xong, nếu đứa nào cần học sẽ hỏi thầy cô, đứa nào không cần thì khỏi ép, đỡ mất thời gian
ngoài ra có thể bỏ kiểu kiểm tra, thi giữa kỳ hay học ghi chép rất thụ động, học sinh bây giờ chúng nó nhanh lắm :) ví dụ nay học đạo hàm thầy cô chỉ cần viết tiêu đề rồi đưa khái niệm là xong, còn bài tập ví dụ đã có trong sách, tiết học chỉ 15-20 phút. thời gian còn lại là tự học của học sinh
Bài đã được tự động gộp:

Cái này tùy vào cách học của mỗi người thôi á.
Có bác ở trên nói rồi đó, đại khái học và liên tưởng, vận dụng vào thực tế ra sao.

Mọi thứ xung quanh mình phần lớn tự bản thân lý giải được tại sao, như thế nào nếu nắm được các kiến thức về Toán, Hóa, Vật lý, Sinh học.
Thêm một phần Triết học, tâm lý học hành vi thì càng tuyệt. :D
em thấy học kiến thức trong sách như toán lý hóa sinh... giải thích 1 phần cơ bản những cái dễ hiểu trong cuộc sống rồi, còn Triết học, tâm lý học hành thay bằng định hướng nghề, giáo dục pháp luật, kĩ năng giao tiếp làm việc nhóm..
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Trời đất. Đạo hàm, tích phân mà bảo là vô hình !!!

Đạo hàm = đường đi của hàm số.
Ứng dụng của đạo hàm là để quan sát biến chuyển của hàm số.
Điển hình, hàm số ở cực đại hoặc cực tiểu khi đạo hàm đổi dấu. Không phải là hình thức minh hoạ hay sao? Mặt khác, đạo hàm bậc hai dùng để phân tích độ cong của đường biểu diễn.

Tích phân = tổng của các phần nhỏ.
Muốn tính diện tích một cái hình trên bản đồ, làm thế nào? Đồ cái hình ấy lên giấy có kẻ ô, đếm số ô, tính ra diện tích. Đó là tích phân bằng tay. Toán vi phân cũng dựa trên nguyên tắc ấy. Phẳng (2 chiều) thì là diện tích, 3 chiều thì là thể tích, suy tư cao hơn thì áp dụng cho các con tính khác (ví dụ bài toán truyền nhiệt - heat transfer, energy tranformation).

Theo tôi, trong ngành Toán Lý Thuyết, ba môn không thể thiếu là hình học, giải tích, và số học.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom