Quy trình tổng quát về BHXH?

Liên hệ QC

bossh

Thành viên mới
Tham gia
4/11/07
Bài viết
31
Được thích
13
Không biết có bạn nào có thể chia sẽ kinh nghiệm khi làm BHXH, nếu được thì tốt nhất có quy trình riêng của nó không?

Thông cảm nhá, mình mới bước vào nghề Nhân Sự nên hỏi câu có thể hơi khó.
 
Không biết có bạn nào có thể chia sẽ kinh nghiệm khi làm BHXH, nếu được thì tốt nhất có quy trình riêng của nó không?

Thông cảm nhá, mình mới bước vào nghề Nhân Sự nên hỏi câu có thể hơi khó.

Cảm ơn bạn bossh đã đặt câu hỏi? E cũng đang rất lúng túng về BHXH, rất mong chờ sự giúp đỡ của ah chị!
 
nếu công ty bạn chưa đăng ký tham gia BHXH thì bạn phải làm công văn xin đăng ký tham gia BHXH
Tiếp theo bạn lập mẫu 02a-TBH của BHXH: tăng lao động : 3 bản chính
Trong cty bạn, những ai chưa có sổ BHXH thì bạn lập mẫu số 02/SBH : 3 bản chính
Bạn đem theo tất cả những bảng biểu trên + công văn + Bản sao Giấy phép Đký Kdoanh lên nộp cho cơ quan BH trước ngày 20 của tháng.
Trong trường hợp cty bạn tham gia BHXH trễ thì bạn phải làm thêm 1 công văn giải trình việc tham gia BH trễ + bản sao: Quyết toán thuế và bảng lương từ năm đầu thành lập đến hiện tại
Chúc bạn vui và thành công.
 
Các bạn phải nói rõ mình đang là ở loại hình đơn vị nào (HCSN, tư nhân liên doanh hay ĐTNG), địa phương nào thì mới có hướng dẫn cụ thể và hiệu quả được. Cách tốt nhất là các bạn thử liên hệ với Phòng Thu hoặc, P. chế độ một cửa để nhờ tư vấn. Trường hợp các bạn không hiểu vấn đề gì thì post lên diên đàn để mọi người cùng chia sẻ.
 
thực sự thì mình cũng đang rất mắc về bảo hiểm xã hội. Sếp giao cho làm bảo hiểm xã hội trong năm 2009 mà cũng chưa hiểu thế nào. Đọc tài liệu thì thấy rất nhiều khoản . Mong các bác đã đi trước chỉ bảo thêm

em có một thắc mắc mong được các bác giải đáp. Về việc đóng BHXH thì Người lao động đóng 6% còn người sử dụng lao động đóng 17% trên tổng quỹ lương đóng BHXH. Ví dụ quỹ luơng là 100 triệu trong đó quỹ lương đóng BHXH là 50 triệu. Công ty có 10 người . Trước khi đóng BHXH thì tiền lương bình quân là 10tr/ người. Số tiền phải đóng BHXH của công ty là 50*17%=8.5tr. Khi đó tổng quỹ lương giảm đi 100-8.5=91.5tr. Khi đó lương bình quân giảm = 9tr150/ người. Vậy thực tế thì cái khoản 17% là lấy từ luơng của người lao động chứ công ty vẫn không phải đóng thêm khoản nào.
Cái mình thắc mắc là 17% đó lấy từ quỹ lương của người lao động hay là công ty phải trích riêng 1 khoản ngoài quỹ lương để đóng khoản 17% đó. Cách hiểu của mình như vậy có đúng không mong các anh chị đi trước chỉ dạy thêm.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Làm BHXH tuy không khó nhưng đòi hỏi phải tỷ mỉ và cẩn thận , quy trình của nó theo kinh nghiệm ít ỏi của tôi gồm các bước như sau :
1- Hàng tháng hoặc hàng quý lập danh sách tăng giảm BH ( tăng lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động ) nộp lên cơ quan BH quản lý : 03 bản
2 -Tập hơ
 
Lần chỉnh sửa cuối:
em có một thắc mắc mong được các bác giải đáp. Về việc đóng BHXH thì Người lao động đóng 6% còn người sử dụng lao động đóng 17% trên tổng quỹ lương đóng BHXH. Ví dụ quỹ luơng là 100 triệu trong đó quỹ lương đóng BHXH là 50 triệu. Công ty có 10 người . Trước khi đóng BHXH thì tiền lương bình quân là 10tr/ người. Số tiền phải đóng BHXH của công ty là 50*17%=8.5tr. Khi đó tổng quỹ lương giảm đi 100-8.5=91.5tr. Khi đó lương bình quân giảm = 9tr150/ người. Vậy thực tế thì cái khoản 17% là lấy từ luơng của người lao động chứ công ty vẫn không phải đóng thêm khoản nào.
Cái mình thắc mắc là 17% đó lấy từ quỹ lương của người lao động hay là công ty phải trích riêng 1 khoản ngoài quỹ lương để đóng khoản 17% đó. Cách hiểu của mình như vậy có đúng không mong các anh chị đi trước chỉ dạy thêm.
Bạn đọc lại luật BHXH bạn sẽ rõ. 6% BH (5%BHXH + 1% BHYT) tổng quỹ lương là trích trừ từ lương của người lao động. 17% trên tổng quỹ lương này là của công ty chịu theo luật định chứ không phải trừ ngược lại như vậy. Bạn lưu ý Lương đây là lương mà bạn đăng ký với Phòng lao động (gồm lương và phụ cấp theo lương). 17% được đưa vào CP hợp lý để tính thuế TNDN.
Ví dụ: cty bạn có 5 lao động, tổng quỹ lương 10triệu chẳng hạn. thì bạn sẽ trừ 6% trên tổng quỹ lương vào lương của người lao động. Còn 17% là khoản CP BHXH, BHYT (hạch toán nợ 64.../ có 3383 (15%) và 3384 (2%)). riêng được tính căn cứ theo tổng quỹ lương bạn ạh. Tổng quỹ lương là 10triệu bạn hạch toán là nợ 64..../ có 334. Khi trích trừ từ lương của NLĐ 6% thì bạn hạch toán Nợ 334/ có 3383 (5%) và 3384 (1%)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cái mình thắc mắc là 17% đó lấy từ quỹ lương của người lao động hay là công ty phải trích riêng 1 khoản ngoài quỹ lương để đóng khoản 17% đó. Cách hiểu của mình như vậy có đúng không mong các anh chị đi trước chỉ dạy thêm.
Cái này theo mình thì bạn xem lại cách công ty ký hợp đồng với người lao động. Nếu công ty không muốn trích ra khoản 17% nghĩa là Người lao động nộp toàn bộ 23% thì hợp đồng phải thể hiện được.
Khi nộp BHXH các khoản trích nộp BHXH đều dựa trên tiền lương, tiền công ghi trên hợp đồng lao động. Và người lao động luôn luôn nộp 6%, người sử dụng nộp 17%. Như vậy: Nếu người sử dụng LĐ khoán gọn lương của một người 10 tr và không trích nộp 17%thì hợp đồng lao động đối với người đó chỉ thể hiện: 10tr-(10tr*17%). Và trên sổ sách kế toán cũng phải thể hiện đúng các khoản trích nộp.
Bạn chú ý một điều nếu mức lương cao hơn 10800000 thì phải trừ thêm 3% BHYT phải nộp bổ sung (2% của người sử dụng lao động)
 
Đọc topic này, mấy ngày nay không trả lời thấy cũng buồn buồn sao đó.
Tuy hơi già 1 tí nhưng cũng còn ham vui, xin được tiếp sức cùng các bạn đây.

Trong topic "Thành lập trước, đóng BHXH sau" tại đây mình cũng đưa đường link đến trang web BHXH để các bạn tham khảo, nhưng có thể các bạn vì việc gấp quá nên không search kịp, nay xin gởi lại cho các bạn đường link này Các thông báo,hướng dẫn, biểu mẫu, hỏi đáp về BHXH

Quy trình này chỉ áp dụng đối với đơn vị nộp BHXH, BHYT trực tiếp tại cơ quan BHXH TP.HCM.

Các cơ quan, đơn vị xem hướng dẫn nộp từng loại hồ sơ, lập trước 2 bảng kê kèm theo hồ sơ nộp cho cơ quan BHXH (khi lập phải đúng số hiệu bảng kê theo loại hồ sơ nộp).


  1. -101:hồ sơ đăng ký BHXH - BHYT bắt buộc(6 ngày làm việc viết tắt "LV").
  2. -102:hồ sơ đăng ký tham gia BHYT (áp dụng cho đối tượng chỉ tham gia BHYT bắt buộc)(6 ngày LV).
  3. -103:hồ sơ thu BHXH, BHYT bắt buộc(6 ngày LV).
  4. -104:hồ sơ thu BHXH bắt buộc (áp dụng cho đối tượng chỉ tham gia BHXH bắt buộc)(6 ngày LV).
  5. -105:hồ sơ thu BHYT bắt buộc (áp dụng cho đối tượng chỉ tham gia BHYT bắt buộc)(6-7 ngày LV).
  6. -201:hồ sơ tham gia BHYT học sinh, sinh viên (10 ngày LV).
  7. -202:hồ sơ điều chỉnh thẻ, xác nhận tham gia BHYT tự nguyện 03 năm liên tục (5 ngày LV).
  8. -301:hồ sơ cấp sổ BHXH cho đối tượng bắt buộc (20 ngày LV).
  9. -302:hồ sơ xác nhận sổ BHXH (Lưu ý: Đơn vị có từ 300 sổ xác nhận trở lên, liên hệ trực tiếp Phòng Cấp sổ thẻ để hẹn ngày xuống đơn vị xác nhận)(Từ 10-20 ngày LV).
  10. -303:hồ sơ điều chỉnh nhân thân người tham gia BHXH (hồ sơ do đơn vị nộp)(20 ngày LV).
  11. -304:hồ sơ điều chỉnh nhân thân người tham gia BHXH (hồ sơ do cá nhân người lao động nộp)(20 ngày LV).
  12. -305:hồ sơ điều chỉnh nhân thân do mượn hồ sơ của người khác để tham gia BHXH (20 ngày LV).
  13. -306:hồ sơ chuyển quá trình tham gia BHXH từ nhiều sổ về sổ gốc(20 ngày LV).
  14. -307:hồ sơ cấp lại sổ BHXH do mất (30 ngày).
  15. -308:hồ sơ cấp lại sổ BHXH do hư hỏng (Từ 10-20 ngày LV).
  16. -401:hồ sơ cấp thẻ BHYT bắt buộc(lưu ý: trường hợp cấp thẻ mới trùng với thời gian gia hạn thì nộp cùng lúc với hồ sơ thu BHXH, BHYT bắt buộc cùng với hồ sơ gia hạn)(Từ 7-8 ngày LV).
  17. -402:hồ so gia hạn thẻ BHYT bắt buộc (lưu ý: trường hợp gia hạn thẻ có điều chỉnh nơi KCB ban đầu thì kèm theo hồ sơ thay đổi nơi kcb ban đầu) (13 ngày LV).
  18. -403:hồ so thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu – thẻ BHYT bắt buộc(5 ngày LV).
  19. -404:hồ sơ cấp lại thẻ BHYT bắt buộc bị mất, bị hư hỏng (Từ 3-4 ngày LV).
  20. -501:hồ sơ thanh toán trực tiếp chi phí KCB BHYT (Từ 10-40 ngày LV).
  21. -601-603:hồ sơ ốm dau, thai sản, dưỡng sức PHSK (15 ngày LV).
  22. -604-605:hồ sơ giải quyết chế độ TNLD-BNN (15 ngày LV).
  23. -606:hồ sơ giải quyết chế độ hưu trí (15 ngày LV).
  24. -607:hồ sơ giải quyết chế độ tử tuất (15 ngày LV).
  25. -608:hồ sơ giải quyết trợ cấp 1 lần chỉ giải quyết các trường hợp xuất cảnh gấp đã có vé máy bay, hết tuổi lao động.
  26. -609-610:hồ sơ di chuyển hưởng lương hưu đi và đến (5 ngày LV).
 

File đính kèm

  • maubangketoanbo.rar
    223.3 KB · Đọc: 1,222
Lần chỉnh sửa cuối:
Hồ sơ đăng ký BHXH - BHYT bắt buộc

Hồ sơ đăng ký BHXH - BHYT bắt buộc​

I. Hồ sơ yêu cầu

1. Phiếu đăng ký tham gia BHXH (01 bản)
2. Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc QĐ thành lập (01bản)
3. Bản sao quyết định xếp hạng doanh nhiệp (01 bản, nếu có)
4. Giấy đăng ký sử dụng lao động, đã đăng ký với cơ quan quản lý lao động (01bản chính)
5. Thang bảng lương, đã đăng ký với cơ quan quản lý lao động (01bản sao)
6. Danh sách LĐ tham gia BHXH-BHYT (Mẫu 2a-TBH, 02 bản)
7. HĐLĐ hoặc Quyết định tuyển dụng, thuyên chuyển….(01 bản bản chính / người)
II. Đơn vị đăng ký chậm so với giấy phép, hồ sơ bổ sung:
1. Công văn giải trình lý do chậm đăng ký BHXH cho NLĐ theo quy định (01 bản)
2. Bảng lương thực tế của đơn vị có ký nhận của NLĐ từ ngày thành lập (Mỗi tháng 01 bản)

III Nếu có lao động không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc:
1. Giấy xác nhận tham gia BHXH ở nơi khác (NLĐ làm việc ở nhiều đơn vị, 01 bản/ người)
2. Bản photo thẻ hưu trí (01 bản/người nếu đang nghỉ hưu)

IV. Đơn vị đã tham gia BHXH tại nơi khác chuyển đến, bổ sung
1. Thông báo kết quả đóng BHXH của cơ quan BHXH tham gia trước đó (01 bản)

V. File dữ liệu: Chuyển bằng đĩa hoặc bằng USB.
Thời hạn giải quyết: 6 ngày làm việc.

Đăng ký tham gia BHYT
(Áp dụng cho đối tượng chỉ tham gia BHYT bắt buộc)​

1. Hợp đồng đóng bảo hiểm y tế (Mẫu 05-TBH, 04bản)
2. Danh sách đối tượng tham gia BHYT (mẫu 2b-TBH, 04 bản)
3. File dữ liệu: Chuyển bằng đĩa hoặc bằng USB
Thời hạn giải quyết: 6 ngày làm việc.

Hồ sơ Thu BHXH, BHYT bắt buộc

I Lao động tăng mới: mới ký HĐLĐ, mới tuyển dụng … hồ sơ gồm:
1. Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT bắt buộc (Mẫu 02a-TBH, 02 bản)
2. Hợp đồng lao động, QĐ tuyển dụng, QĐ tiếp nhận … (01 bản bản chính /người)
II Lao động giảm, điều chỉnh lương, hồ sơ gồm có:
1. Danh sách lao động và điều chỉnh mức lương đóng BHXH, BHYT (Mẫu 03a-TBH, 03 bản)
2. Thẻ BHYT còn giá trị (01 thẻ/người, kèm danh sách thu hồi thẻ)
3. QĐ nghỉ việc, QĐ chấm dứt HĐLĐ, QĐ thôi việc, QĐ bổ nhiệm, QĐ nâng lương, QĐ điều chỉnh lương …(01 bản chính /người)
4. Sổ BHXH (đối với trường hợp LĐ nghỉ việc ngay sau khi báo tăng, nếu có)
III Trường hợp báo tăng, giảm lao động chậm (kể cả tăng lại sau thai sản, nghỉ không lương…). Hồ sơ bổ sung gồm:
1. Công văn giải trình lý do chậm báo tăng, báo giảm cho NLĐ (01 bản).
2. Hồ sơ khác (nếu có).
IV. File dữ lieu: Gửi qua IMS, Chuyển bằng đĩa hoặc bằng USB
Thời hạn giải quyết: 6 ngày làm việc.

Hồ sơ Thu BHXH bắt buộc​

I. Lao động tăng mới: mới ký HĐLĐ, mới tuyển dụng … hồ sơ gồm:
1. Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT bắt buộc (Mẫu 02a-TBH, 02 bản)
2. Hợp đồng lao động, QĐ tuyển dụng, QĐ tiếp nhận … (01 bản chính /người)
II. Lao động giảm, điều chỉnh lương, hồ sơ gồm có:
1. Danh sách lao động và điều chỉnh mức lương đóng BHXH, BHYT (Mẫu 03a-TBH, 02 bản)
2. QĐ nghỉ việc, QĐ chấm dứt HĐLĐ, QĐ thôi việc, QĐ bổ nhiệm, QĐ nâng lương, QĐ điều chỉnh lương …(01 bản chính /người)
3. Sổ BHXH (đối với trường hợp LĐ đã nghỉ việc ngay sau khi báo tăng, nếu có)
III. Trường hợp báo tăng, giảm lao động chậm (kể cả tăng lại sau thai sản, nghỉ không lương…). Hồ sơ bổ sung gồm:
1. Công văn giải trình lý do chậm báo tăng, báo giảm cho NLĐ (01 bản)
2. Hồ sơ khác (nếu có)
IV. File dữ liệu: Gửi qua IMS, Chuyển bằng đĩa hoặc bằng USB
Thời hạn giải quyết: 6 ngày làm việc.

Hồ sơ Thu BHYT bắt buộc

Đối tượng chỉ tham gia BHYT bắt buộc hàng tháng
1. Biên bản thanh lý hợp đồng (mẫu 06-TBH), hoặc Phụ lục hợp đồng (04 bản)
2. Danh sách đối tượng tham gia BHYT (mẫu 2b-TBH, 04 bản)
3. File dữ liệu: Gửi qua IMS, chuyển bằng đĩa hoặc bằng USB.
Thời hạn giải quyết hồ sơ:
- Từ 50 thẻ trở xuống : 6 ngày làm việc.
- Trên 50 thẻ : 7 ngày làm việc.
 
Hồ sơ tham gia BHYT Học sinh, sinh viên


I. Hồ sơ tham gia:

1. Hợp đồng BHYTTN (02 bản)
2. Danh sách HS tham gia BHYTTN (Mẫu 01/BHYT-HS, 02 bản)
3. Bảng thống kê tổng hợp tham gia BHYT HSSV (Mẫu 02/BHYT-HS, 02 bản)
4. Giấy thanh toán cho công tác thu nộp và phát hành thẻ BHYT (Mẫu C58-BH, 01 bản)
5. Chứng từ nộp tiền. (02 bản phô to)
6. Công văn cuả BHXH các tỉnh chuyển đến đề nghị cấp thẻ (01 bản)
7. File dữ liệu: Gửi qua IMS, bằng đĩa hoặc bằng USB.

II. Hồ sơ cấp kinh phí khám sức khỏe ban đầu:

1. Bản đề nghị thanh toán kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trường học (Mẫu 55a-BH. 01 bản)
Thời hạn giải quyết : 10 ngày làm việc.

Hồ sơ điều chỉnh thẻ, xác nhận tham gia BHYT tự nguyện 03 năm liên tục​

I. Điều chỉnh, cấp lại thẻ, chuyển tỉnh BHYT HSSV.

1. Danh sách đề nghị điều chỉnh (Mẫu 03-THE, 02 bản)
2. Thẻ BHYT cần điều chỉnh
3. Đơn đề nghị cấp lại thẻ có xác nhận cuả cơ quan công an hoặc đơn vị. (01 bản)
4. Đơn đề nghị chuyển đổi thẻ BHYT do chuyển tỉnh có xác nhận cuả điạ phương hoặc đơn vị (01 bản, Kèm thẻ BHYT bản chính)
5. File dữ liệu: Gửi qua IMS , bằng đĩa hoặc bằng USB.

II Hồ sơ xác nhận tham gia BHYT tự nguyện 03 năm liên tục:

1. Đơn đề nghị xác nhận thời gian tham gia BHYTTN (Mẫu 02-XN/BHXH, 01 bản)
2. Thẻ BHYT còn giá trị.
Thời hạn giải quyết : 5 ngày làm việc.


DANH MỤC HỒ SƠ
TIẾP NHẬN THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI BHXH TP HỒ CHÍ MINH
(Theo Quyết định số 1691/QĐ-BHXH ngày 19/8/2008 của Giám đốc BHXH TP. Hồ Chí Minh)

STT​
|
LOẠI HỒ SƠ​
|
MẪU BẢNG KÊ HỒ SƠ​
|
THỜI HẠN GIẢI QUYẾT HỒ SƠ​
|

1​
|HỒ SƠ ĐĂNG KÝ BHXH - BHYT BẮT BUỘC|số 101/…/THU|6 ngày làm việc.|
2​
|HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THAM GIA BHYT|số 102/…/THU|6 ngày làm việc.|
|(Ap dụng cho đối tượng chỉ tham gia BHYT bắt buộc)|||
3​
|HỒ SƠ THU BHXH, BHYT BẮT BUỘC|số 103/…/THU|6 ngày làm việc.|
4​
|HỒ SƠ THU BHXH BẮT BUỘC|số 104/…/THU|6 ngày làm việc.|
|(Ap dụng cho đối tượng chỉ tham gia BHXH bắt buộc)|||
5​
|HỒ SƠ THU BHYT BẮT BUỘC|số 105/…/THU|- Từ 50 thẻ trở xuống : 6 ngày làm việc.|
|(Ap dụng cho đối tượng chỉ tham gia BHYT bắt buộc)||- Trên 50 thẻ : 7 ngày làm việc.|
6​
|HỒ SƠ THAM GIA BHYT HỌC SINH, SINH VIÊN|số 201/…/TN|10 ngày làm việc.|
7​
|HỒ SƠ ĐIỀU CHỈNH THẺ, XÁC NHẬN THAM GIA BHYT TỰ NGUYỆN 03 NĂM LIÊN TỤC|số 202/…/TN|5 ngày làm việc.|
8​
|HỒ SƠ CẤP SỔ BHXH CHO ĐỐI TƯỢNG BẮT BUỘC|số 301/…/SO|20 ngày làm việc.|
9​
|HỒ SƠ XÁC NHẬN SỔ BHXH|số 302/…/SO|- Từ 50 sổ trở xuống: 10 ngày làm việc.|
|||- Từ 51 đến dưới 300 sổ: 20 ngày làm việc.|
|||Lưu ý: Đơn vị có từ 300 sổ xác nhận trở lên, liên hệ trực tiếp Phòng Cấp sổ thẻ để hẹn ngày xuống đơn vị xác nhận.|
||||
10​
|HỒ SƠ ĐIỀU CHỈNH NHÂN THÂN NGƯỜI THAM GIA BHXH (Hồ sơ do đơn vị nộp)|số 303/…/SO|20 ngày làm việc.|
11​
|HỒ SƠ ĐIỀU CHỈNH NHÂN THÂN NGƯỜI THAM GIA BHXH. (Hồ sơ do cá nhân người lao động nộp)|số 304/…/SO|20 ngày làm việc.|
12​
|HỒ SƠ ĐIỀU CHỈNH NHÂN THÂN DO MƯỢN HỒ SƠ CỦA NGƯỜI KHÁC ĐỂ THAM GIA BHXH.|số 305/…/SO|20 ngày làm việc.|
13​
|HỒ SƠ CHUYỂN QUÁ TRÌNH THAM GIA BHXH TỪ NHIỀU SỔ VỀ SỔ GỐC|số 306/…/SO|20 ngày làm việc.|
14​
|HỒ SƠ CẤP LẠI SỔ BHXH DO MẤT|số 307/…/SO|- Từ 50 sổ trở xuống: 10 ngày làm việc.|
|||- Từ 51 sổ trở lên: 20 ngày làm việc.|
15​
|HỒ SƠ CẤP LẠI SỔ BHXH DO HƯ HỎNG,|số 308/…/SO|- Từ 50 sổ trở xuống: 10 ngày làm việc.|
|||- Từ 51 sổ trở lên: 20 ngày làm việc.|
16​
|HỒ SƠ CẤP THẺ BHYT BẮT BUỘC|số 401/…/THE|- Từ 01 đến 100 thẻ: 7 ngày làm việc.|
| Lưu ý: Trường hợp cấp thẻ mới trùng với thời gian gia hạn thì nộp cùng lúc với hồ sơ thu BHXH, BHYT bắt buộc cùng với hồ sơ gia hạn||- Từ 101 thẻ trở lên: 8 ngày làm việc.|
17​
|HỒ SƠ GIA HẠN THẺ BHYT BẮT BUỘC|số 402/…/THE|13 ngày làm việc|
|Lưu ý: Trường hợp gia hạn thẻ có điều chỉnh nơi KCB ban đầu thì kèm theo hồ sơ thay đổi nơi KCB ban đầu|||
18​
|HỒ SƠ THAY ĐỔI NƠI KHÁM CHỮA BỆNH BAN ĐẦU – THẺ BHYT BẮT BUỘC|số 403/…/THE|5 ngày làm việc|
19​
|HỒ SƠ CẤP LẠI THẺ BHYT BẮT BUỘC BỊ MẤT, BỊ HƯ HỎNG|số 404/…/THE|- Từ 01 đến 20 thẻ: 3 ngày làm việc.|
|||- Từ 21 thẻ trở lên: 4 ngày làm việc.|
||||
20​
|HỒ SƠ THANH TOÁN TRỰC TIẾP CHI PHÍ KCB BẢO HIỂM Y TẾ |số 501 -> 505/CS-BHYT (tuỳ theo số lượng cơ sở KCB có liên quan)|- HS giám định tại 1 bệnh viện: 10 ngày làm việc.|
|||- HS giám định tại 2 bệnh viện: 15 ngày làm việc|
|||- HS giám định tại 3 bệnh viện trở lên : 20 ngày làm việc.|
|||- Hồ sơ giám định ngoại tỉnh: 40 ngày làm việc.|
21​
|HỒ SƠ ỐM ĐAU, THAI SẢN, DƯỠNG SỨC PHSK|số 601/CS-BHXH-OĐ|15 ngày làm việc|
||số 602/CS-BHXH-TS||
||số 603/CS-BHXH-DS||
22​
|HỒ SƠ GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ TNLĐ-BNN.|số 604/CS-BHXH-TN|15 ngày làm việc|
||số 605/CS-BHXH-BNN||
23​
|HỒ SƠ GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ.|số 606/CS-BHXH|15 ngày làm việc|
24​
|HỒ SƠ GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT|số 607/CS-BHXH|15 ngày làm việc|
25​
|HỒ SƠ GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ 01 LẦN.|608/CS-BHXH||
|Lưu ý: BHXH thành phố chỉ nhận giải quyết các trường hợp xuất cảnh gấp (15 ngày trước khi xuất cảnh căn cứ theo vé máy bay); Hết tuổi lao động.|||
26​
|HỒ SƠ DI CHUYỂN NƠI HƯỞNG LƯƠNG HƯU-TRỢ CẤP BHXH .|||
|-         Hồ sơ chuyển đến|Số 609 /CS-BHXH||
|-         Hồ sơ chuyển đi|Số 610 /CS-BHXH|5 ngày làm việc.|
 
Hồ sơ cấp sổ BHXH cho đối tượng bắt buộc​

1. Tờ khai tham gia BHXH, BHYT (Mẫu 01-TBH, 03 bản/sổ)
2. Phiếu duyệt sổ (01 bản)
3. Sổ BHXH đã ghi trang 03 và được xếp theo đúng số thứ tự số sổ được cấp
4. Sổ ghi sai phải đổi lại (nếu có)
5. Biên bản hủy sổ đối với trường hợp có lao động nghỉ việc ngay sau khi báo tăng (01 bản)
6. Sổ trắng trả lại
Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc.

Hồ sơ xác nhận sổ BHXH​

Điều kiện: Người lao động có tên trong DS báo giảm ( mẫu 3a-TBH); Đơn vị đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT.
1. Sổ BHXH xác nhận quá trình đóng BHXH (01 quyển/người)
2. QĐ nâng lương, QĐ điều chỉnh lương,
Thời hạn giải quyết:
- Từ 50 sổ trở xuống: 10 ngày làm việc.
- Từ 51 đến dưới 300 sổ: 20 ngày làm việc.
Lưu ý: Đơn vị có từ 300 sổ xác nhận trở lên, Đơn vị trực tiếp liên hệ Phòng Cấp sổ thẻ để hẹn ngày xuống đơn vị xác nhận.

Hồ sơ điều chỉnh nhân thân người tham gia BHXH
(Hồ sơ do đơn vị nộp)​

I. Điều chỉnh do đơn vị cung cấp thông tin sai:

1. Công văn giải trình của đơn vị có cam kết tính xác thực của nội dung công văn. (01 bản)
2. Bản ghi quá trình tham gia BHXH đến thời điểm đã được cơ quan BHXH duyệt (01 bản)
3. Hồ sơ gốc .
4. Danh sách điều chỉnh HS tham gia BHXH, BHYT, (Mẫu 3b-TBH, 03 bản)
5. Sổ BHXH (nếu có) và thẻ BHYT còn giá trị (01 sổ BHXH, 01 thẻ BHYT/người)

II. Điều chỉnh do người lao động thay đổi hồ sơ gốc

1. Công văn giải trình của đơn vị có cam kết tính xác thực của nội dung công văn (01 bản)
2. Đơn của người lao động có cơ quan tư pháp hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú xác nhận (01 bản/người)
3. Bản ghi quá trình tham gia BHXH đến thời điểm đã được cơ quan BHXH duyệt ( Mẫu 06/SBH, 01 bản)
4. Hồ sơ tư pháp gồm:
5. Sổ BHXH/thẻ
Thời hạn giải quyết : 20 ngày làm việc.

Hồ sơ điều chỉnh nhân thân người tham gia BHXH
(Hồ sơ do cá nhân người lao động nộp)​

1. Đơn của người lao động có cơ quan tư pháp hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú xác nhận (01 bản/người)
2. Bản ghi quá trình tham gia BHXH đến thời điểm đã được cơ quan BHXH duyệt (Mẫu 06/SBH, 01 bản)
3. Hồ sơ tư pháp .
4. Sổ BHXH

Thời hạn giải quyết : 20 ngày làm việc.

Hồ sơ điều chỉnh nhân thân do mượn hồ sơ của người khác để tham gia BHXH.

1. Công văn của đơn vị xin điều chỉnh lại hồ sơ BHXH (01 bản).
2. Danh sách điều chỉnh hồ sơ tham gia BHXH, BHYT (Mẫu 03b-TBH , 03 bản)
3. Đơn giải trình của người lao động theo mẫu (01 bản)
4. Tờ khai tham gia BHXH cũ
5. Tờ khai tham gia BHXH mới ghi quá trình tham gia BHXH đến thời điểm đã được duyệt. (03 bản chính)
6. Sổ BHXH (01 quyển).
7. Thẻ BHYT còn giá trị

Thời hạn giải quyết : 20 ngày làm việc.

Hồ sơ chuyển quá trình tham gia BHXH từ nhiều sổ về sổ gốc

I. Chuyển quá trình tham gia BHXH từ nhiều sổ về sổ gốc
1. Công văn của đơn vị đề nghị chuyển quá trình tham gia BHXH (Mẫu, 01 bản)
2. Danh sách điều chỉnh HS tham gia BHXH, BHYT (mẫu 3b-TBH, 03 bản)
3. Bản ghi quá trình tham gia BHXH đến thời điểm đã được cơ quan BHXH duyệt (06/SBH, 01 bản)
4. Sổ BHXH gốc đã ghi bổ sung quá trình từ các sổ khác .
5. Các sổ BHXH khác đã dồn quá trình tham gia vào sổ BHXH gốc
II. Trường hợp có trùng quá trình tham gia BHXH
1. Bảng báo giảm lao động (Mẫu 3a-TBH, 03 bản)
Thời hạn giải quyết : 20 ngày làm việc.

Hồ sơ cấp lại sổ BHXH do mất​

I. Nguyên nhân do người lao động:

1. Đơn đề nghị cấp lại sổ BHXH (Mẫu 05-SBH, 01 bản)
2. Đơn cớ mất có xác nhận của cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương (01 bản)
3. Giấy xác nhận quá trình đóng BHXH (01 bản bản chính) của cơ quan BHXH liên quan (nếu người lao động có thời gian đóng BHXH tại BHXH các tỉnh khác thì phải do cơ quan BHXH các tỉnh xác nhận).
4. Giấy xác nhận chưa được giải quyết trợ cấp 01 lần tại cơ quan BHXH địa phương nơi cư trú
5. Tờ khai tham gia BHXH (nếu mất thì phải tự liên hệ đơn vị cũ hoặc cơ quan BHXH nơi cấp sổ để sao y, 01 bản)
6. Bản ghi toàn bộ quá trình tham gia BHXH (mẫu 06/SBH, 01 bản)

II. Nguyên nhân do đơn vị.
1. Văn bản đề nghị cấp lại sổ theo mẫu quy định, (01 bản)
2. Biên bản xác định nguyên nhân, quy rõ trách nhiệm trong việc làm mất sổ, (01 bản)
3. Giấy xác nhận quá trình đóng BHXH (01 bản bản chính) của cơ quan BHXH liên quan (nếu người lao động có thời gian đóng BHXH tại BHXH các tỉnh, thành khác thì phải do cơ quan BHXH các tỉnh, thành xác nhận),
4. Giấy xác nhận chưa được giải quyết trợ cấp 01 lần tại cơ quan BHXH địa phương nơi cư trú,
5. Tờ khai tham gia BHXH (nếu đơn vị không phải là nơi cấp sổ lần đầu thì phải liên hệ đơn vị cũ của NLĐ hoặc cơ quan BHXH nơi cấp sổ để sao y, 01 bản)
6. Bản ghi toàn bộ quá trình tham gia BHXH (mẫu 06/SBH, 01 bản)
Thời hạn giải quyết:
- Từ 50 sổ trở xuống: 10 ngày làm việc.
- Từ 51 sổ trở lên: 20 ngày làm việc.

Hồ sơ cấp lại sổ BHXH do hư hỏng,​

1. Văn bản đề nghị cấp lại sổ của đơn vị theo mẫu quy định (01 bản)
2. Bản ghi toàn bộ quá trình tham gia BHXH đã được xác nhận (Mẫu 06/SBH, 01 bản)
3. Sổ BHXH bản gốc .
Thời hạn giải quyết:
- Từ 50 sổ trở xuống: 10 ngày làm việc.
- Từ 51 sổ trở lên: 20 ngày làm việc.
 
Hồ sơ cấp thẻ BHYT bắt buộc

1. Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT bắt buộc, (Mẫu 2a-TBH,01 bản)
2. Phiếu nộp tiền (01 bản, nếu cần)
3. File dữ liệu: Gửi qua IMS, bằng đĩa hoặc bằng USB
4. Hồ sơ khác (nếu có)
- Lưu ý: Trường hợp cấp thẻ mới trùng với thời gian gia hạn thì nộp hồ sơ cùng với hồ sơ gia hạn
Thời hạn giải quyết:
- Từ 01 đến 100 thẻ: 7 ngày làm việc.
- Từ 101 thẻ trở lên: 8 ngày làm việc.

Hồ sơ gia hạn thẻ BHYT bắt buộc​

1. Danh sách đề nghị điều chỉnh hồ sơ cấp sổ BHXH, thẻ BHYT (Mẫu 3b-TBH, 03 bản)
2. Phiếu nộp tiền (01 bản, nếu cần )
- Lưu ý: Trường hợp gia hạn thẻ có điều chỉnh nơi KCB ban đầu thì kèm theo hồ sơ thay đổi nơi KCB ban đầu
Thời hạn giải quyết: 13 ngày làm việc

Hồ sơ thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu – Thẻ BHYT bắt buộc​

1. Danh sách đề nghị điều chỉnh hồ sơ cấp sổ BHXH, thẻ BHYT (Mẫu 03b-TBH, 03 bản)
2. Thẻ BHYT còn giá trị.
Thời hạn giải quyết: 5 ngày làm việc

Hồ sơ cấp lại thẻ BHYT bắt buộc bị mất, bị hư hỏng​

1. Đơn đề nghị cấp lại thẻ BHYT, (Mẫu 02/THE, 01 bản)
2. Danh sách đề nghị cấp lại thẻ BHYT đối với trường hợp đơn vị làm mất thẻ (Mẫu 03/THE, 02 bản)
3. Thẻ BHYT còn giá trị sử dụng (trong trường hợp thẻ bị hư hỏng)
Thời hạn giải quyết:
- Từ 01 đến 20 thẻ: 3 ngày làm việc.
- Từ 21 thẻ trở lên: 4 ngày làm việc.
 
Hồ sơ ốm đau, thai sản, dưỡng sức PHSK​

I. Hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp ốm đau:

1. Danh sách người lao động đề nghị hưởng chế độ ốm đau (Mẫu số C66a-HD, 03 bản)
2. Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (Mẫu C65-HD hoặc mẫu CO3-BH , 01 bản)
3. Giấy ra viện hoặc phiếu hội chẩn của bệnh viện (Đối với bệnh dài ngày, 01 bản)
4. Giấy xác nhận điều kiện làm việc nặng nhọc, độc hại, làm việc thường xuyên ở nơi có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên…, (01 bản)
5. Giấy ra viện hoặc sổ y bạ của con, (01 bản)
6. Giấy xác nhận của đơn vị sử dụng lao động về nghỉ việc để chăm sóc con ốm hoặc nuôi con nuôi hoặc nuôi con sơ sinh, (01 bản)

II. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản:

1. Danh sách người lao động đề nghị hưởng chế độ thai sản (Mẫu 67a-HD, 03 bản)
2. Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con, (01 bản)
3. Bản sao giấy chứng nhận tỷ lệ thương tật 21% trở lên, (01 bản)
4. Bản sao hồ sơ nhận con nuôi theo quy định, (01 bộ)
5. Bản sao giấy chứng tử của con hoặc của mẹ, (01 bản)
6. Sổ BHXH. (01 quyển)

III. Hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe

1. Mẫu số C68a-HD (DS-PHSK sau ốm, 03 bản)
2. Mẫu số C69a-HD (DS-PHSK sau thai sản, 03 bản)
3. Mẫu số C70a-HD (DS-PHSK sau TNLĐ-BNN, 03 bản)
4. Bản sao biên bản giám định y khoa hoặc Quyết định hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN, ( 01 bản)

IV. File dữ liệu: Gửi qua Email, IMS , chuyển bằng đĩa hoặc bằng USB
Thời hạn giải quyết : 15 ngày làm việc

Hồ sơ giải quyết chế độ TNLĐ-BNN.

 Nếu tỷ lệ suy giảm khả năng lao động ≤ 30% thì mỗi loại hồ sơ, biểu mẫu lập 03 bản. Loại trừ hồ sơ tại mục số (08) và mục số (10) dưới đây lập 01 bản
 Nếu tỷ lệ suy giảm khả năng lao động ≥ 31% thì mỗi loại hồ sơ, biểu mẫu lập 04 bản. Loại trừ hồ sơ tại mục số (08) và mục số (10) dưới đây lập 01 bản

1. Sổ BHXH. (01 quyển)
2. Công văn ,(Mẫu 05-HSB. )
3. Bản sao biên bản tai nạn giao thông của công an giao thông
4. Biên bản điều tra tai nạn lao động
5. Giấy ra viện; Giấy khám bệnh (phải thể hiện tên BNN) hoặc phiếu hội chẩn sau khi đã điều trị TNLĐ-BNN (Bản sao).
6. Biên bản xác định môi trường LĐ có yếu tố độc hại (Bản sao), dành cho bệnh nghề nghiệp
7. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.
8. Bản sao hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký tạm trú, (01 bản)
9. Bản sao giấy ra viện sau khi đã điều trị ổn định TNLĐ-BNN tái phát hoặc bản sao hồ sơ điều trị bệnh tật, thương tật.
10. Hồ sơ đã hưởng trợ cấp TNLĐ – BNN, (01 bộ)
11. Đơn đề nghị giám định lại thương tật, bệnh tật theo mẫu số 11-HSB.
12. Biên bản giám định lại mức suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật tái phát của Hội đồng GĐYK.
13. Biên bản giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng GĐYK.
Thời hạn giải quyết : 15 ngày làm việc


Hồ sơ giải quyết chế độ Hưu trí.

1. Sổ BHXH., (01 quyển)
2. Hồ sơ gốc (lý lịch được cơ quan xác nhận trước 1991, các giấy tờ có liên quan đến quá trình công tác đối với người có thời gian tham gia BHXH chưa được duyệt trên sổ, 01 bản)
3. Bản sao quyết định chuyển ngành và cac quyết định phong quân hàm, (01bản, nếu có)
4. Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hoặc văn bản chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLĐ đã hết thời hạn, (03 bản)
5. Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV do rủi ro bệnh nghề nghiệp (02 bản, nếu có)
6. Văn bản xác nhận điều kiện làm việc của NLĐ có yếu tố độc hại (02 bản, nếu có)
7. Đơn đề nghị giải quyết chế độ hưu trí, mẫu 12-HSB, đơn đề nghị GĐYK, (01 bản)
8. Biên bản giám định kết luận mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên của hội đồng giám định y khoa ( 03 bản, nếu có)
9. Đơn đề nghị hưởng BHXH có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú sau khi chấp hành xong hình phạt tù (mẫu số 13A- HSB hoặc mẫu 13B-HSB, 02 bản, nếu có)
10. Bản sao giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù, (02 bản, nếu có)
11. Bản sao quyết định trở về nước định cư hợp pháp, (02 bản, nếu có)
12. Bản sao quyết định của tòa án tuyên bố mất tích trở về, (02 bản, nếu có)
Thời hạn giải quyết : 15 ngày làm việc

Hồ sơ giải quyết chế độ Tử tuất.

1. Sổ BHXH. (01 quyển)
2. Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc quyết định của tòa án tuyên bố người lao động đã chết. (03 bản)
3. Nếu chết do TNLĐ, BNN (kể cả chết trong thời gian điều trị lần đầu) thì bổ sung biên bản điều tra TNLĐ, bệnh án điều trị BNN. (03 bản)
4. Tờ khai hoàn cảnh gia đình theo mẫu 09-HSB. (03bản)
5. Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi thân nhân của người LĐ khi còn sống phải nuôi dưỡng cư trú . (03bản)
6. Giấy chứng nhận của nhà trường nơi đang học đối với trường hợp con của người lao động bị chết còn đi học từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi. (02 bản)
7. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của thân nhân người chết từ 81% trở lên. (03 bản)
8. Hồ sơ hưu trí hoặc trợ cấp BHXH hàng tháng (01 bộ, nếu có)
Thời hạn giải quyết : 15 ngày làm việc

Hồ sơ giải quyết chế độ 01 lần.

1. Sổ BHXH, (01 quyển)
2. Đơn đề nghị hưởng trợ cấp BHXH một lần theo mẫu 14-HSB có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú tại TP.HCM, (01 bản)
3. Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ BHXH hoặc Văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hoặc Hợp đồng lao động hết thời hạn. Nếu mất, phải có đơn cớ mất có xác nhận theo quy định, (01bản)
4. Biên bản giám định y khoa kết luận suy giảm khả năng LĐ từ 61% trở lên ( 03bản, nếu có)
5. Bản photocopy Visa dịch sang tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật, hộ chiếu, vé máy bay (01bản, nếu có)
6. Giấy ủy quyền có thị thực của địa phương nơi thường trú hoặc tạm trú, (01bản, nếu có)

- Lưu ý: BHXH thành phố chỉ nhận giải quyết các trường hợp xuất cảnh gấp (15 ngày trước khi xuất cảnh căn cứ theo vé máy bay); Hết tuổi lao động.

Hồ sơ di chuyển nơi hưởng lương hưu - trợ cấp BHXH .
HỒ SƠ CHUYỂN ĐẾN:

I. Hồ sơ không bị bóc niêm phong

1. Bộ hồ sơ còn nguyên vẹn dấu niêm phong không bị sai lệch, hồ sơ không bị rách…
II. Hồ sơ bị mất niêm phong: Lập biên bản về tình trạng hồ sơ tại thời điểm nhận hồ sơ (Biên bản phải có ký xác nhận của người nộp hồ sơ)

1. Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng, (01 bộ)
2. Đơn đề nghị chuyển nơi nhận trợ cấp BHXH, (Mẫu số 16-HSB, 01bản)
3. Giấy giới thiệu trả lương hưu và trợ cấp BHXH , (Mẫu số C77-HD, 01 bản)
4. Giấy giới thiệu di chuyển , (Mẫu 17-HSB, 01 bản)
5. Giấy uỷ quyền có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định,(01bản)

HỒ SƠ CHUYỂN ĐI:

1. Đơn đề nghị chuyển nơi nhận trợ cấp BHXH, mẫu số 16-HSB, (01bản)
Thời hạn giải quyết: 5 ngày làm việc.
 
thực sự thì mình cũng đang rất mắc về bảo hiểm xã hội. Sếp giao cho làm bảo hiểm xã hội trong năm 2009 mà cũng chưa hiểu thế nào. Đọc tài liệu thì thấy rất nhiều khoản . Mong các bác đã đi trước chỉ bảo thêm
Bạn không nói rõ cơ quan bạn thuộc loại hình đơn vị nào? có bao nhiêu lao động? đóng trên địa bàn nào? nhưng theo kinh nghiệm của mình khi làm BHXH cần nắm một số khái niệm:
I. Quyền lợi
1. Sổ BHXH: Mỗi người lao động tham gia BHXH bắt buộc đều được cấp sổ BHXH. Ghi rõ thời gian tham gia, mức đóng BHXH (thường là 20%) dựa trên mức lương tham gia BHXH. Trước đây nó là một quyển sổ do đơn vị tự ghi quá trình đóng dựa trên sự thay đổi: Khi thay đổi lương, chuyển đơn vị, thay đổi mức lương tối thiểu, ....... Tương đối phức tạp. Năm 2009 nó có dạng một tờ bìa (Giống như Sổ bạn gửi tiết kiệm) mỗi một năm bạn sẽ được cơ quan BHXH cấp 01 tờ rời (không phải ghi) được in từ hệ thống cơ sở dữ liệu của cơ quan BHXH trên cơ sở báo cáo hàng tháng hoặc khi có thay đổi của đơn vị tham gia (tức là dựa trên các mẫu báo cáo: 02a-TBH, 03a-TBH, 03b-TBH mà bạn phải trực tiếp làm và nộp cho cơ quan BHXH). Đây là quyền lợi lớn nhất của người tham gia BHXH. Hiện nay BHXH TP HCM đã bắt đầu triển khai. Bạn nên chú ý tới các thông báo mới về các quy định trên Website BHXH TP HCM.
2. Thẻ BHYT: Khi tham gia BHXH bắt buộc bạn sẽ được cấp thẻ BHYT, việc này đơn giản vì nó đi song song với sổ BHXH. THẻ BHYT phục vụ quyền lợi Khám chữa bệnh của người lao động (được KCB miễn phí theo các danh mục quy định) tại nơi đăng ký Khám chữa bệnh ban đầu. Trường hợp cấp cứu người có thẻ BHYT được KCB tại mọi bệnh viện có ký hợp đồng KCB với cơ quan BHXH và có thể xuất trình thẻ sau 48 tiếng đồng hồ.....(cái này là ngon nhất) . Quan trọng nhất đối với thẻ BHYT là thông tin của người lao động như: Tên, Năm sinh, Giới tính, Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu. Cái này khi bạn kê khai mẫu 02a TBH phải ghi rõ và chính xác.
3. Các chế độ BHXH, BHYT được hưởng: Ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, chế độ một lần.....
Cái này từ từ khi nào bạn gặp thì tìm hiểu thêm vì trong một chốc không thể hiểu hết được Nó đa dạng lắm. Hiện nay đối với các đơn vị sử dụng lao động lớn. Cơ quan BHXH cung cấp FREE phần mềm xét duyệt các chế độ ngắn ngày (Vì nó phức tạp) để đơn vị bớt khó khăn trong việc kê khai (dung lượng 16M). Mình không post lên được

II. Nghĩa vụ
- Đóng BHXH, BHYT đúng , đủ, đúng thời và mức quy định. Dựa trên các mẫu 01a-TBH 02a-TBH, 03... đề cập ở trên. Quan trọng là bạn phải tìm hiểu các mẫu biểu này kỹ lưỡng để khi làm việc với cơ quan BHXH tránh để xảy ra sai sót, mất thời gian của cả hai bên và ảnh hưởng đến quyền lợi của mình (Quy định giải quyết chế độ: Đóng đến đâu giải quyết đến đó). Các mẫu này bạn có thể tham khảo các quy định , hình thức, thời gian lập tại các văn bản trên.
Ngoài ra khi hưởng các chế độ BHXH, BHYT sẽ phát sinh các biểu mẫu khác tùy theo từng chế độ được hưởng VD: C66a, 67....
- Trích nộp (đóng tiền cho cơ quan BHXH) đúng thời gian quy định. Bạn tìm hiểu thêm về thời gian phải nộp, 2% để lại đơn vị, quyết toán 2% ntn? , nguyên tắc tính lãi phạt do chậm nộp..v..v Năm 2009 có thể tất cả các đơn vị đều phải để lài 2% trong số 20% BHXH để thanh toán chế độ ngắn ngày.

Mọi yếu tố khác bạn có thể tham khảo bài của Bác KTGG ở trên. Các văn bản quy định chung của BHXH Việt nam, các quy định của BHXH các tỉnh, địa phương khác TP HCM
 
Lần chỉnh sửa cuối:
cám ơn bác Kế Toán Già Gân , chị Kiều Việt Phương và các bạn đã giải đáp và cung cấp cho em nhưng vấn đề liên quan đến BHXH. Em mới làm nên sẽ có nhiều điều không rõ cả bây giờ và về sau này nữa nên mong các anh chị chỉ bảo.
 
- Cty em thành lập từ T04/2007 , các nhân viên đều là ngừoi thân trong gia đình. Đọc các bài hướng dẫn về lập thang bảng lương của bác KTGG ( thanks bác rất nhiều ), em đã nộp tại PLDTBXH ngày 4/12, hôm nay lên nhận thì họ bảo không chấp nhận mức lương cơ bản là 620.000 nữa mà yêu cầu em phải làm lại thang bảng lương theo mức lương 800.000 ( thật ra là 860.000 vì lương bậc 1 phải cao hơn lương tối thiểu ít nhất là 7% ?? ). Điều em băn khoăn là theo mức lương tối thiểu mới thì tiền đóng BHXH, BHYT sẽ tăng. Vậy em mong bác nào có kinh nghiệm trong việc truy thu BHXH cho em lời khuyên với, làm sao để mình có thể đóng BHXH thấp nhất vì bản thân em và người thân đều không tha thiết được hưởng "quyền lợi " này , do quy định nên phải thực hiện thôi ( tình hình kinh tế dạo này khó khăn quá, có quá nhiều các khoản phải chi, bgiờ lại thêm bị phạt và truy thu BHXH )
Cám ơn các Bác
 
Lần chỉnh sửa cuối:
em đã nộp tại PLDTBXH ngày 4/12, hôm nay lên nhận thì họ bảo không chấp nhận mức lương cơ bản là 620.000 nữa mà yêu cầu em phải làm lại thang bảng lương theo mức lương 800.000

Lý do và cơ sở nào để phòng lao động hướng dẫn và buộc bạn phải làm lại mức lưong tối thiểu. Thời gian áp dụng mức lương tối thiểu?

Điều em băn khoăn là theo mức lương tối thiểu mới thì tiền đóng BHXH, BHYT sẽ tăng

Giá cả sinh hoạt đều tăng, tiền chi trả cho Cán bộ hưu trí cũng tăng theo. Do vậy, việc điều chỉnh mức lương tối thiểu hằng năm; chính phủ phải nghiên cứu để điều chỉnh cho phù hợp với mức sống của toàn dân

Hãy nghiên cứu thêm, ngoài BHXH, BHYT còn luật trợ cấp thất nghiệp sẽ được áp dụng vào 01/01/2009 nữa đấy.

Kha kha, nặng gánh cho các doanh nghiệp rồi đây. Giá thành sản phẩm cũng tăng theo vù vù cho coi.
 
- Cty em thành lập từ T04/2007 , các nhân viên đều là ngừoi thân trong gia đình. Đọc các bài hướng dẫn về lập thang bảng lương của bác KTGG ( thanks bác rất nhiều ), em đã nộp tại PLDTBXH ngày 4/12, hôm nay lên nhận thì họ bảo không chấp nhận mức lương cơ bản là 620.000 nữa mà yêu cầu em phải làm lại thang bảng lương theo mức lương 800.000 ( thật ra là 860.000 vì lương bậc 1 phải cao hơn lương tối thiểu ít nhất là 7% ?? ). Điều em băn khoăn là theo mức lương tối thiểu mới thì tiền đóng BHXH, BHYT sẽ tăng. Vậy em mong bác nào có kinh nghiệm trong việc truy thu BHXH cho em lời khuyên với, làm sao để mình có thể đóng BHXH thấp nhất vì bản thân em và người thân đều không tha thiết được hưởng "quyền lợi " này , do quy định nên phải thực hiện thôi ( tình hình kinh tế dạo này khó khăn quá, có quá nhiều các khoản phải chi, bgiờ lại thêm bị phạt và truy thu BHXH )
Cám ơn các Bác
Việc quy định mức lương tối thiểu theo vùng được quy định và điều chỉnh thay đổi hàng năm cho phù hợp với điều kiện kinh tế. Nếu vùng mà công ty bạn thành lập và đăng ký kinh doanh trên địa bàn có mức lương tối thiếu 800000 thì bạn phải đóng BHXH, BHYT ít nhất cao hơn 7% mức lương tối thiểu quy định (Nghị đinh 03/2006 của chính phủ) áp dụng từ tháng 01 năm 2006. Đây là quy định phù hợp đảm bảo cuộc sống của người lao động ở các doanh nghiệp, công ty liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong cả nước và đa số ủng hộ quy định này.
Nếu bạn gặp khó khăn về mức đóng thì bạn có nhiều cách. KHông nhất thiết phải tập trung vào chất lượng. Có thể điều chỉnh số lượng đóng bạn ạ. Nhiều cách mà
 
Lý do và cơ sở nào để phòng lao động hướng dẫn và buộc bạn phải làm lại mức lưong tối thiểu. Thời gian áp dụng mức lương tối thiểu?
- Dạ , em có hỏi thì Cô Phó Phòng bảo là nếu bây giờ cô chấp nhận thì bên BHXH họ cũng không chấp nhận cái thang bảng lương này ???.
Em thấy cái tờ giấy dán trên bàn có ghi là "... thực hiện theo CV ... của UBNDTp , mức lương tối thiểu áp dụng từ ngày 15/12 ... " , trong khi Nghị Định mới thì lương tối thiểu áp dụng từ 1/1/2009 , hic

Nếu bạn gặp khó khăn về mức đóng thì bạn có nhiều cách. KHông nhất thiết phải tập trung vào chất lượng. Có thể điều chỉnh số lượng đóng bạn ạ. Nhiều cách mà
Em biết vấn đề hơi tế nhị, không biết em có thể liên lạc với hai bác bằng cách nào ? Mong hai Bác cho em lời khuyên
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom