Ngày 30/9, trả lời PV VTC News về kết luận của Công an Hà Nội đối với sự việc phóng viên Báo Tuổi trẻ bị hành hung trên cầu Nhật Tân, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc (đoàn Đồng Nai) cho rằng, chỉ cần đọc thông báo cũng thấy sự biến báo ngôn từ của người có trách nhiệm của Công an Hà Nội.
“Nói thế để giảm nhẹ trách nhiệm của một chiến sĩ công an. Chắc chắn điều này sẽ để lại ấn tượng xấu trong người dân. Lúc này, đáng nhẽ Công an Hà Nội cần thành khẩn, hợp tác với các cơ quan báo chí để tránh những sự việc tương tự có thể xảy ra”, đại biểu Dương Trung Quốc nói.
Ông Dương Trung Quốc cho rằng, việc Công an Hà Nội kết luận vụ việc chỉ dừng lại ở việc “gạt tay vào má” phóng viên là chưa thành khẩn, không thể hiện sự thiện chí.
“Chắc chắn thiện cảm của dân mất đi rất nhiều. Cơ quan công an phải gương mẫu chuyện này. Anh cứ nhận sai, xử lý nội bộ và rút kinh nghiệm chứ dùng ngôn từ buồn cười lắm. Tôi không thấy sự thành khẩn, không thấy sự thiện chí ở đây”, đại biểu Dương Trung Quốc bày tỏ.
Vị đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai cho rằng có nhiều cách để lực lượng công an bảo vệ cán bộ của mình và việc “xử lý đúng mức cũng là một cách bảo vệ”.
“Thậm chí, nếu bao che thì chính là làm hại cán bộ”, ông Quốc khẳng định.
Đại biểu Dương Trung Quốc cũng nhận định việc Công an Hà Nội kết luận như vậy sẽ gây phản cảm đối với người dân chứ không gây được thiện cảm.
Do thường xuyên tiếp xúc với nhân dân nên người chiến sĩ công an phải tranh thủ được nhiều thiện cảm nhất từ người dân.
“Mặc dù biết rằng, các đồng chí công an phải làm trong môi trường khó khăn nhưng cách nói của Công an Hà Nội như thế sẽ gây tác động ngược lại”, đại biểu Dương Trung Quốc thêm một lần nhấn mạnh.
Vị đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai cho rằng việc hợp tác giữa nhà báo và công an là vô cùng cân thiết và “nếu công an hợp tác với báo chí thì chỉ có tốt cho công việc mà thôi”.
Bên cạnh việc đánh giá về kết luận của công an Hà Nội về vụ việc, đại biểu Dương Trung Quốc cũng bày tỏ băn khoăn về một số chi tiết của vụ việc.
“Vụ việc như thế nhưng không có biển báo cấm chụp ảnh, không có dấu hiệu quy định khu vực cách ly mà gọi ngay đó là khu vực bí mật quốc gia thì tôi nghĩ đó là hơi lạm dụng. Có thể nói là khu vực ảnh hưởng đến việc điều tra thì được chứ nói là bí mật quốc gia thì tôi thấy lạ”, đại biểu Dương Trung Quốc bày tỏ.
Sau sự việc này, ông Quốc cho biết sẽ làm việc với các cơ quan chức năng để làm rõ khái niệm bí mật quốc gia để không có việc lạm dụng khi làm việc của các cơ quan chức năng.
“Một khu vực mà người dân đứng xung quanh, có thể chụp ảnh mà cho là khu vực bí mật quốc gia là chưa phù hợp”, đại biểu Dương Trung Quốc băn khoăn.
Bình luận về hình thức xử lý phê bình và khiển trách với 2 cán bộ cảnh sát hình sự huyện Đông Anh, đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng tùy thuộc vào cách đánh giá của Công an Hà Nội.
Công an ‘gạt tay vào má’ phóng viên trên cầu Nhật Tân: Việc rõ như ban ngày mà kết luận thế được sao?“Chắc Công an Hà Nội cho đó là mức độ vi phạm nhẹ và phóng viên báo Tuổi trẻ cũng không đặt vấn đề đi kiểm tra sức khỏe nên chỉ xử lý cán bộ như thế. Để đánh giá mức độ kỷ luật thì cần phải xem hành vi đó tác động đến mức độ nào”, ông Quốc nói.
Qua sự việc này, vị đại biểu tỉnh Đồng Nai cho rằng Hội nhà báo Việt Nam, ban biên tập báo Tuổi trẻ cần phải lên tiếng mạnh mẽ và làm rõ sự việc.
Phóng viên, nhà báo và cơ quan công an cũng cần thực thi đúng trách nhiệm của mình để mục đích cuối cùng tạo ra sự hợp tác chứ không phải tạo ra khoảng cách không đáng có.

Bài liên quan Nhà báo Trần Đăng Tuấn: Công an Hà
Nội không nên kỷ luật chiến sỹ ‘gạt tay vào má’ phóng viên
Bình luận về kết luận của công an Hà Nội về vụ việc trên, nhà báo Trần Đăng Tuấn - nguyên Phó Tổng giám đốc VTV- cho rằng không ai có thể chấp nhận được kết luận này.
“Tôi chưa nói đến chuyện đúng sai trong câu chuyện trên. Cứ cho rằng hành vi phóng viên Quang Thế của báo Tuổi Trẻ sai thì việc hành xử như vậy của cán bộ công an đang làm nhiệm vụ tại hiện trường cũng là không thể chấp nhận được,” ông Tuấn nói.
“Đó là hành xử côn đồ đường chợ. Cảnh sát có quyền cưỡng chế người vào khu vực bảo hiện trường, nhưng không phải bằng cách đấm đá thiếu văn hoá tối thiểu như vậy.”
Trong trường hợp phóng viên vào khu vực hiện trường được bảo vệ thì lực lượng công an có thể dùng các biện pháp để ngăn chặn nhưng cảnh sát cả thế thế giới họ không có nghiệp vụ đấm, đá, đuổi theo như thế. Tôi nghĩ không thể có điều gì biện hộ về điều này”, nhà báo Trần Đăng Tuấn bày tỏ quan điểm.
Vụ việc đã rõ như ban ngày, đã được ghi lại bằng hình ảnh mà họ còn nói được như thế thì đối với những vụ việc không có hình ảnh nào chứng minh, thử hỏi ai sẽ tin vào kết luận của Công an Hà Nội?Nhà báo Trần Đăng Tuấn
Theo ông Trần Đăng Tuấn, vụ việc phóng viên Quang Thế bị hành hung đã được ghi nhận bằng các hình ảnh, các đoạn clip rất rõ ràng. Trong khi đó, công an Hà Nội lại “định nghĩa lại hình ảnh”, cho rằng đây chỉ là hành động “gạt tay vào má”.
“Vụ việc đã rõ như ban ngày, đã được ghi lại bằng hình ảnh mà họ còn nói được như thế thì đối với những vụ việc không có hình ảnh nào chứng minh, thử hỏi ai sẽ tin vào kết luận của Công an Hà Nội?”, ông Tuấn đặt vấn đề.
Nhà báo Trần Đăng Tuấn cho rằng trong bất kỳ một xã hội nào cũng cần có sự bảo vệ hợp pháp của công an vì bình yên của cuộc sống. Tuy nhiên, những sự việc không hay vừa xảy ra đã khiến ông có nhiều suy nghĩ.
“Tôi thực sự thấy đau lòng vì những vụ việc như thế này ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của ngành công an”, nhà báo Trần Đăng Tuấn bày tỏ.
Bình luận về biện pháp xử lý vụ việc của công an Hà Nội, ông Tuấn cho rằng “không cần và không nên xử lý kỷ luật” đối với cán bộ công an “gạt tay trúng má” phóng viên.
“Vụ việc đã rõ như ban ngày, đã được ghi lại bằng hình ảnh mà họ còn nói được như thế thì đối với những vụ việc không có hình ảnh nào chứng minh, thử hỏi ai sẽ tin vào kết luận của Công an Hà Nội?”, ông Tuấn đặt vấn đề.
Nhà báo Trần Đăng Tuấn cho rằng trong bất kỳ một xã hội nào cũng cần có sự bảo vệ hợp pháp của công an vì bình yên của cuộc sống. Tuy nhiên, những sự việc không hay vừa xảy ra đã khiến ông có nhiều suy nghĩ.
“Tôi thực sự thấy đau lòng vì những vụ việc như thế này ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của ngành công an”, nhà báo Trần Đăng Tuấn bày tỏ.
Bình luận về biện pháp xử lý vụ việc của công an Hà Nội, ông Tuấn cho rằng “không cần và không nên xử lý kỷ luật” đối với cán bộ công an “gạt tay trúng má” phóng viên.
“Tôi thực sự thấy đau lòng vì những vụ việc như thế này ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của ngành công an”, nhà báo Trần Đăng Tuấn bày tỏ.
Bình luận về biện pháp xử lý vụ việc của công an Hà Nội, ông Tuấn cho rằng “không cần và không nên xử lý kỷ luật” đối với cán bộ công an “gạt tay trúng má” phóng viên.
“Tôi nghĩ rằng nếu định nghĩa là ‘gạt tay trúng má, ‘hất tay', ‘đá không trúng’ như thế thì cũng không cần kỷ luật gì, kể cả khiển trách, kể cả phê bình. Nếu công an Hà Nội cho rằng đang làm đúng thì cũng không cần khiển trách, phê bình các chiến sỹ. Khiển trách làm sao được khi người ta chỉ ‘hất tay’, ‘gạt tay”, ông Tuấn nói.