Sợ ma!!!! (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

PhanTuHuong

VBA & VB.NET for Excel & AutoCad
Thành viên danh dự
Tham gia
13/6/06
Bài viết
7,201
Được thích
24,659
Một cô gái rất sợ ma phải đi học thêm vào buổi tối, đường đi học có một đoạn rất vắng vẻ. Cô luôn hi vọng có người nào đó đi cùng đường với mình cho đỡ sợ.
Một hôm cô thấy có một chàng trai đạp cùng chiều với mình. Mừng quá, cô chạy lên để đi cùng, sau một lúc trò chuyện, cô gái nói “Em sợ ma lắm, đi một mình đoạn đường này em sợ lắm, cảm ơn vì đã có anh đi cùng!”.
Chàng trai mỉm cười nhìn cô gái, trìu mến : “Hồi còn sống anh cũng thế!”…
 
Một chàng trai trên đường về nhà đi ngang qua nghĩa địa. Bỗng anh ta nghe tiếng gõ lốc cốc từ trong nghĩa địa vang ra. Anh ta hoảng hốt, tưởng là có ma, nhìn vào nghĩa địa anh ta mới thấy một ông dzà đang đục khoét cái gì đó trên một bia mộ. Anh bảo: "Lạy chúa, ông làm tôi tưởng là ma chứ. Ông đang làm gì ở đây vậy?" Ông dzà trả lời:"Khỉ thật, đứa nào khắc sai tên tao..." ọc ọc
 
saturn đã viết:
Một chàng trai trên đường về nhà đi ngang qua nghĩa địa. Bỗng anh ta nghe tiếng gõ lốc cốc từ trong nghĩa địa vang ra. Anh ta hoảng hốt, tưởng là có ma, nhìn vào nghĩa địa anh ta mới thấy một ông dzà đang đục khoét cái gì đó trên một bia mộ. Anh bảo: "Lạy chúa, ông làm tôi tưởng là ma chứ. Ông đang làm gì ở đây vậy?" Ông dzà trả lời:"Khỉ thật, đứa nào khắc sai tên tao..." ọc ọc

Gía mà có nhiều câu chuyện ma như thế này thì hay nhỉ? Em thích những câu chuyện ma lắm cả nhà ạ.:.
 
Tớ hồi bé và cả bây giờ vẫn sợ MA mà!!!:)
 
Anh PhanTuHuong ơi, MA là con gì ấy nhỉ?có ai thấy chưa mà sao ai cũng sợ nhỉ?!ai thấy rồi kể cho mọi người nghe đi nào hìhì
 
rùi cái này em đã gặp. Cũng không nhớ rõ ràng nữa nhưng mà hồi đó đi liên hoan nhà mới cho ông chú . Ở tạm cái khu tập thể nơi đó trước là nghĩa địa chôn cất lính (tạm gọi là bãi chữa xác hồi chiến tranh), không biết gì và cũng do không quen nên không ngủ được gần sáng ra ngoài đi ...(cũng khoảng hơn hơn 3h) thế là gặp một bóng đen chạy qua gần lắm. Lúc đó hoảng quá chạy một mạch vào nhà kể thì thấy mấy người lớn bàn tán nhau ầm ầm. hóa ra cũng có mấy người gặp rồi. Không biết chuyện này có thật không chứ đó là lần đầu tiên và cũng là duy nhất thấy ma.
 
skyonline đã viết:
không ngủ được gần sáng ra ngoài đi ...(cũng khoảng hơn hơn 3h) thế là gặp một bóng đen chạy qua gần lắm....
Eo ơi, sợ wáaaaaaaaaaa! :scare: :help: :cry: :1: hiii, test Smileys!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Mình chưa gặp MA bao giờ nhưng hồi bé rất sợ ma, bây giờ thì hơi .. sợ thôi:biggrin:
Những cái huyền bí bao giờ cũng hấp dẫn trí tưởng tượng của con người. Đặc biệt là dân VN ta rất tò mò, hiếu kỳ,...
 
Bộ Da Vẽ

Liêu Trai chí dị - Bồ Tùng Linh
Thư sinh họ Vương, quê ở Thái Nguyên,một hôm đi sớm, gặp một người con gái ôm bọc quần áo, bôn ba một mình, chân bước ra dáng khó nhọc Vương vội đi vượt lên, nhìn kỹ thì ra một cô gái tuổi chừng đôi tám, nhan sắc tuyệt vời. Bụng yêu thích lắm, liền hỏi:
- Sao mới sớm hôm mà đã đi lẻ loi một mình thế?
Cô gái đáp:
- Là khách qua đường, hiểu sao được nỗi lo buồn của người khác. Hỏi nhau làm gì cho mệt?
Chàng hỏi lại:
- Nàng có nỗi buồn lo gì vậy? Nắu có thể gắng giúp được, tôi sẽ không từ.
Cô gái ủ dột đáp:
- Bố mẹ tham tiền, bán thiếp cho một nhà giàu sang. Người vợ cả rất hay ghen, sớm chiều đánh mắng nhục nhã, không thể chịu nổi nên phải trốn đi.
Hỏi:
- Ði đâu bây giờ?
Ðáp:
- Người đã đi trốn, lại có nơi nào định trước được?
Chàng nói:
- Tệ xá không xa, xin mời nàng quá bước lại đó.
Cô gái mừng lắm, theo chàng. Chàng mang hộ bọc quần áo, đưa nàng về cùng.
Cô gái thấy nhà không có người bèn hỏi:
- Tại sao chàng không có người nhà?
Chàng đáp:
- Ðây chỉ là thư trai thôi.
Cô gái nói:
- Nơi này tốt lắm. Chàng như có bụng thương mà cứu sống thiếp thì xin bí mật, chớ để lọt ra ngoài.
Chàng bằng lòng. Liền cùng nàng chung chạ. Dấu diếm trong buồng kín, qua mấy ngày cũng không ai hay.
Chàng nói hé với vợ. Vợ họ Trần, ngờ rằng đó là nàng hầu vợ bé của nhà đại gia nào, khuyên chồng để cho cô ta đi. Chàng không nghe. Tình cờ một hôm đi qua chợ, gặp một đạo sĩ, nhìn chàng kinh ngạc, hỏi có gặp ai lạ không.
Chàng đáp:
- Không.
Ðạo sĩ nói:
- Người anh đầy tà khí, sao lại nói là không?
Chàng lại cố chối. Ðạo sĩ liền bỏ đi và nói:
- Mê muội thay! Ðời vẫn có kẻ sắp chết đến nơi mà còn chưa tỉnh!
Chàng thấy lời nói lạ nên cũng hơi ngờ người con gái, nhưng lại nghĩ cô gái đẹp sờ sờ ra đấy, sao đến nỗi là yêu quái được; cho đạo sĩ là kẻ mượn tiếng yểm tà để lấy miếng ăợc;
Một lát sau về đến nhà học. Cổng trong đóng chặt, không thể vào được, trong bụng đã ngờ có sự gì, liền trèo qua chỗ tường lở mà vào, thì cửa buồng cũng đóng. Chàng rón rén đến trước cửa số nhìn, thấy một con quỷ nanh ác, mặt xanh lét, răng chơm chởm như răng cưa, đang giãi một tấm da người lên trên giường, lấy bút màu vẽ lên trên. Vẽ xong, ném bút, nhấc tấm da như thể nâng tấm áo, khoát lên người, lập tức hoá ra một cô gái.
Trông thấy tình trạng đó, chàng sợ quá, bò rạp trên mặt đất mà lẻn ra. Vội đi tìm đạo sĩ thì đã không biết là đi đâu. Tìm kiếm khắp nơi, mới gặp ngoài đồng, liền quỳ xuống xin cứu mạng. Ðạo sĩ nói:
- Sẽ xin trừ giúp. Con quỷ đó cũng khốn khổ lắm mới tìm được người thay nó, ta cũng không nỡ hại tính mạng nó.
Liền lấy chiếc phất trần đưa cho chàng, dặn treo ỏ cửa buồng ngủ. Lúc sắp đi, hẹn gặp lại ở miễu Thanh Ðế.
Chàng trở về không dám tới nhà học, đành ngủ ở buồng vợ, treo phất trần lên. Vào khoảng canh một, nghe ngoài cửa có tiếng lách cách, tự mình không dám dậy nhòm, phải bảo vợ nhòm xem. Chỉ thấy cô gái đi đến, nhìn lên phất trần không dám bước nữa; đứng đó mà nghiến răng, một lúc lâu mới đi. Lát sau lại đến mắng rằng:
- Ðạo sĩ chỉ doạ ta nhưng đâu có được! Chẳng lẽ miếng ăn đã đến miệng lại nhả ra sao?
Liền lấy phất trần bẻ nát, rồi phá cửa buồng ngủ bước vào, nhảy lên giường của chàng, xé bụng chàng, moi lấy quả tim rồi đi.
Vợ chàng kêu thét lên. Con hầu vào soi đèn thì chàng đã chết, trên khoang bụng máu me bê bết. Trần thị rất sợ, chỉ khóc, không dám kêu. Hôm sau nàng cho em chồng là chàng Hai chạy đi nói với đạo sĩ. Ðạo sĩ tức giận nói:
- Ta đã thương tình, ngờ đâu con quái này lại dám to gan đến thế!
Lập tức theo người em chàng về thì cô gái đã biến mất.
Bàn ngẨng đầu, nhìn bốn phía nói:
- May nó trốn chưa xa.
Lại hỏi:
- Phía Nam là nhà ai?
Chàng Hai đáp:
- Ðó là nhà của tiểu sinh.
Ðạo sĩ nói:
- Hiện nó ở nhà anh.
Chàng Hai ngạc nhiên, cho rằng không có. Ðạo sĩ hỏi:
- Có người lạ nào mới đến không?
Chàng Hai đáp:
- Tôi đến miễu Thanh Ðế, quả thực không biết, để về nhà hỏi xem.
Ði một lát, trở về nói:
- Quả có thật, sáng nay có một mụ già đến, xin làm mướn cho nhà tôi, vợ tôi giữ lại, mụ vẫn còn đó.
Ðạo sĩ nói:
- Chính là nó đấy.
Liền cùng đi sang, cầm kiếm gỗ đứng ở giữa sân thét:
- Yêu nghiệt, đền ta phất trần đạy!.
Mụ già ở trong nhà hốt hoảng, tái mặt, ra cửa toan chạy. Ðạo sĩ đuổi theo đâm mụ, mụ ta ngã xuống, tấm da người tuột ra, hoá thành một con quỷ dữ, nằm kêu rống lên như lợn. Ðạo sĩ lấy kiếm gỗ chém, bêu đầu lên; thân nó biến thành đám khói dày đặc, xoáy tròn trên mặt đất, thành một đám dày. Ðạo sĩ lấy ra một cái hồ lô mở nút để vào giữa đám khói, kêu vù vù như mồm hút hơi, một lát khói hết, đạo sĩ nút hồ lô lại, bỏ vào đãy. Mọi người nhìn tấm da, lông mày, con mắt, chân tay không thiếu gì cả. Ðạo sĩ cuộn lại, tiếng kêu như cuộn trục tranh, cũng bỏ vào trong đãy, rồi từ biệt toan đi. Trần thị đón vái trước cửa, khóc xin làm phép hồi sinh cho chồng. Ðạo sĩ từ chối, không thể làm được. Trần thị càng thảm thiết, quỳ rạp trên đất không dậy. Ðạo sĩ nghĩ ngợi rồi nói:
- Phép thuật của ta còn nông cạn, thực không thể làm ngươi chết sống lại được. Ta trỏ giúp một người, may ra có thể làm điều đó. Ðến cầu xin tất là có kết quả.
Hỏi người nào? Ðáp:
- Trong chợ có một người điên, thường nằm trên đống phân, thử đến mà kêu xin với ông ta xem. Nhưng dù có buông tuồng làm nhục phu nhân, phu nhân cũng chớ có tức giận.
Chàng Hai cũng đã biết người điên đó, bèn từ biệt đạo sĩ, rồi cùng chị dâu đi tìm. Thấy người ăn mày rồi dại ca hát trên đường, mũi dãi lòng thòng, bẨn thỉu quá không thể gần được. Trần thị lết đầu gối đến trước mặt. Người ăn mày cười, nói:
- Người đẹp yêu ta chăng?
Trần thị kể nguyên do, thì lại cười lớn, nói:
- Ai cũng là chồng được cả, làm sống lại làm gì?
Trần thị cố kêu van. Bàn nói:
- Kỳ thay, người chết mà lại nhờ ta làm sống lại được; ta là Diêm Vương hay sao?
Tức giận lấy gậy đánh Trần thị. Trần thị nhẫn nhục cố chịu đau. Người trong chợ dần dần đổ đến xem chật như bức tường. Người ăn mày khạc đờm ra đầy bàn tay, đưa tới trước Trần thị nói: àn đi! Trần thị đỏ bừng mặt, có vẻ ái ngại. Lại nghĩ đến lời đạo sĩ dặn liền cố liều nuốt.
Thấy bãi đờm trong cổ họng, cứng như túm lông, cố nuốt thì nghèn nghẹn mà trôi xuống, rồi dừng lại ở quãng ngực. Người hành khất cười lớn nói:
- Người đẹp quả yêu ta thay!
Liền đứng dậy đi, chẳng ngoảnh lại nữa. Bước theo sau, thấy vào trong miễu. Cố đuổi kịp để kêu nài nữa, thì không biết đã đi đâu mất. Tìm trước, tìm sau không thấy tăm hơi đâu cả, vừa thẹn vừa giận mà trở về. Ðã thương chồng chết thảm, lại hối vì nỗi nhục ăn bãi đờm, nàng ôm mặt ngồi khóc, chỉ muốn chết ngay. Ðương toan gạt máu liệm thây chồng, người nhà cứ đứng nhìn, không ai dám đến gần; Trần thị ôm lấy thây chồng, nhặt mớ ruột, vừa xếp lại vừa khóc. Khóc đắn lúc khản cả tiếng, bỗng buồn nôn, thấy cái vật kết trong ngực trôi tuột ra, chưa kịp quay đầu lại, nó đã rơi vào trong ngực người chết.
Kinh hãi nhìn kỹ thì ra đó là quả tim người, vẫn đang nhảy thon thót trong ngực, hơi nóng bốc lên như khói. Lấy làm lạ, vội đưa hai tay khép bụng chồng lại, hết sức giữ chặt lấy, hơi nới tay thì khí nóng từ khoang bụng lại toả ra; mới xé lụa vội buộc chặt lại. Sờ tay vào thây chồng, dần dần ấm lại, bàn lấy chăn đắp lên. Nửa đêm mở ra xem, thấy mũi có hơi thở. Ðến sáng thì sống lại hẳn. Chồng kể lại: Hoảng hốt như nằm mơ, chỉ thấy bụng còn đau lâm râm. Xem chỗ bị xé rách, thấy đóng vẨy to bằng đồng tiền, sau dần dần khỏi.
 
Thanh Phượng

Liêu Trai Chí Dị - Bồ Tùng Linh
Họ Cảnh ở Thái Nguyên, vốn trước là thế gia, cửa nhà rộng rãi bề thế. Về sau sa sút, lầu viên san sát bỏ hoang đến quá nửa. Nhân đó, sinh ra nhiều điều quái dị. Cửa vào nhà lớn cứ tự dưng mở đóng, thường khi giữa đêm hôm, người nhà hốt hoảng xôn xao. Cảnh đâm lo, phải dời đến một cơ ngơi khác ở, chỉ để một ông lão ở lại canh cửa mà thôi.
Từ đấy, cảnh hoang tàn đổ nát càng tệ hơn. Có người còn nghe cả tiếng nói cười đàn hát trong đó nữa.
Cảnh có người cháu ruột tên là Khứ Bệnh, tính cuồng phóng, không gì câu thúc nổi, dặn ông lão hễ nghe thấy gì lạ chạy đi báo cho mình ngay. Ðêm đó, thấy trên lầu có ánh đèn lúc sáng lúc tắt, ông lão vội đến báo với chàng. Chàng muốn vào tận nơi xem cho biết sự lạ, ai ngăn cũng không được.
Cửa ngõ trong nhà vốn đã thuộc hết, chàng bàn rẽ cỏ rậm, lần đường quanh co đi vào. Trèo lên lầu rồi, vẫn chưa thấy có gì khác lạ. Băng qua lầu đi quá vào trong nữa, thì nghe có tiếng người nói chuyện rì rầm. Lén nhòm xem, thấy hai ngọn đèn lớn thắp song song, sáng trưng như ban ngày. Một ông già khăn áo nhà nho, ngồi quay mặt hướng Nam; đối diện là một bà già, cả hai đều khoảng ngoài bốn mươi tuổi. Ngoảnh Về hướng Ðông là một chàng trai tuổi chừng hai mươi; bên phía tay mặt lại là một cô gái, tuổi mới cập kê. Ai nấy đang cùng ngồi vây quanh một bàn đầy rượu thịt, vui cười trò chuyện.
Chàng đột ngột bước vào, cười, nói to lên rằng:
- Có một người khách không mời mà đến đây!
Cả đám cùng kinh hoảng chạy trốn, riêng ông già bước ra, quát hỏi:
- Ai mà lại dám xông vào buồng riêng nhà người ta thế?
Chàng đáp:
- Ðây là buồng nhà tôi, ông chiếm lấy. Có rượu ngon tự mình uống với nhau, không mời qua chủ nhà một câu, chẳng phải là bủn xỉn lắm sao?
Ông già ngắm kỹ một lượt rồi nói:
- Không phải là chủ nhân mà.
Chàng nói:
- Tôi là đồ ngông, tên là Cảnh Khứ Bệnh, cháu ruột của chủ nhân đây.
Ông già vội kính cẩn đáp:
- Lâu nay vẫn ngưỡng mộ danh tiếng Thái Sơn, Bắc Ðẩu!
Bèn đưa tay vái, mời chàng vào. Rồi gọi người nhà thay mâm cỗ.
Chàng ngăn lại. Ông liền rót rượu mời khách. Chàng nói:
- Chúng ta hai nhà như một, khách khứa cùng ngồi với nhau cần gì phải lánh mặt, xin mời cả ra cùng uống cho vui. Ông già gọi 'Hiếu Nhi' , giây lát chàng trai từ ngoài bước vào. Ông nói:
- Ðây là thằng con tôi.
Vái chào rồi ngồi xuống. Hỏi thăm qua về gia thế, ông già tự nói mình tên là Nghĩa Quân, họ Hồ.
Chàng vốn tính hào hoa, nói năng bàn luận như gió. Hiếu Nhi cũng là người phóng khoáng, chuyện trò qua lại, đã thấy mến nhau ngay. Chàng hai mươi mốt tuổi, hơn Hiếu Nhi hai tuổi, bàn gọi cậu ta là em. Ông già bảo:
- Nghe nói cụ tổ ngài khi xưa có sọan cuốn 'Ðồ Sơn ngoại truyện' ngài có biết chăng?
Chàng đáp:
- Thưa có biết.
Ông già nói tiếp:
- Chúng tôi là giòng dõi họ Ðồ Sơn đây. Từ đời Ðường trở về sau, gia phả còn nhớ được, còn từ Ngũ Ðại trở về trước thì thất truyền. Dám xin công tử làm ơn chỉ giáo cho.
Chàng kể qua công trạng của cô gái họ Ðồ giúp vua Vũ thuở xưa, thêm thật nhiều lời, lưu loát trôi chảy.
Ông lão cả mừng, bảo con trai rằng:
- Hôm này may mắn được nghe những điều chưa từng được nghe bao giờ. Công tử đây cũng chẳng phải ai xa lạ, hãy vào mời mẹ và Thanh Phượng ra cùng nghe, để cho biết công đức của tổ tiên mình một thể.
Hiếu Nhi bước vào sau bức màn. Chốc lát, bà cụ cùng cô gái bước ra. Nhìn kỹ, thấy dáng liễu yêu kiều, làn thu ba lóng lánh, trên đời dễ không ai đẹp bằng. Ông già trỏ vào bà cụ nói:
- Ðây là bà lão nhà tôi.
Lại trỏ sang cô gái nói tiếp:
- Còn đây là Thanh Phượng, cháu gọi tôi bằng chú. Cũng có phần sáng dạ, hễ nghe được điều gì nhớ không quên. Cho nên gọi ra cho nghe cùng.
Chàng nói chuyện xong bàn uống rượu, nhìn cô gái trân trân không chớp mắt. Cô gái biết , bèn cúi đầu xuống. Chàng ngầm đặt chân lên mũi giầy của nàng. Nàng vội thu chân lại, nhưng cũng không có ý giận dữ. Bấy giờ tâm thần, chí của chàng đều bay bổng, không thể tự chế được nữa, liền vỗ bàn mà nói:

- Ðược người vợ như thế này, dẫu đổi cho làm vua cũng không màng.

Bà cụ thấy chàng đã có vẻ say, càng thêm ngông, bàn cùng cô gái đứng dậy, vén bức màn, bước vào. Chàng mất hết hứng thú, cũng từ biệt ông già về. Nhưng tơ lòng vấn vương, không sao quên được tình cảm của mình đối với Thanh Phượng.

Ðến đêm, lại lần sang, thì hương còn thơm nức, mà chờ đợi đến hết đêm, tịnh không còn nghe một tiếng động nhỏ. Trở Về bàn với vợ, muốn đem cả nhà sang ở hẳn bên đó, hầu mong lại có lúc được hội ngộ chăng. Vợ không nghe. Chàng cứ một mình dọn sang, học hành dưới lầu. Ban đêm đang ngồi tựa ghế, thì một con quỷ xoã tóc bước vào, mặt đen như sơn, trừng mắt ngó chàng. Chàng cười, nhúng ngón tay trỏ vào nghiên mực rồi tự bôi lên mặt, giương mắt thao láo nhìn lại. Con ma thẹn mà bỏ đi. Ðêm hôm sau, canh đã khuya, vừa tắt đèn định nằm, nghe phía sau lầu có tiếng mở then, rồi tiếng kẹt cửa. Chàng vội trở dậy nhìn xem thì thấy cánh cửa hé mở. Giây lát, nghe có tiếng giầy nhỏ nhẹ, lại có ánh đèn từ phòng trong đi ra. Nhìn sang, thì chính là Thanh Phượng. Bất chợt thấy chàng, nàng hoảng hốt trở lui vào, vội vã đóng hai cánh cửa lại. Chàng quỳ dài xuống, nói vọng vào:

- Tiểu sinh không nề hà khó khăn, nguy hiểm, thực cũng chỉ vì nàng. May gặp lúc không có ai, xin được cầm tay cười một tiếng, thì chết cũng không dám ân hận.

Cô gái từ trong nói ra:

- Thâm tình khăng khít, sao thiếp lại không hay, nhưng lời giáo huấn của chú về phận gái chốn khuê môn rất nghiêm, nên không dám vâng mệnh.

Chàng cố van nài:

- Cũng chẳng dám mong được kề da áp thịt, chỉ xin trông thấy nhan sắc cũng đủ lắm rồi.

Cô gái dường như có ý bằng lòng, mở then cửa bước ra, nắm lấy cánh tay chàng kéo dậy. Chàng mừng cuống lên, đem nhau xuống dưới lầu, ôm ghì lấy và đỡ lên ngồi trên đầu gối mình.

Nàng bảo:

- Cũng may có chút túc duyên, nhưng chỉ hết đêm nay thôi, sau dầu có nhớ nhau cũng không làm gì được nữa.

Chàng hỏi:

- Vì sao vậy?

Nàng đáp:

- Chú thiếp sợ chàng ngông, nên giả dạng làm quỷ dữ để dọa chàng, mà chàng vẫn không nao núng; hôm nay tính dọn nhà đi nơi khác. Cả nhà đều đã mang đồ đạc đến nơi ở mới, chỉ còn mình thiếp ở lại đây coi giữ, ngay mai cũng ra đi.

Nói xong định lui gót, bảo rằng:

- Sợ chú Về.

Chàng gắng giữ lại, muốn cùng nàng giao hoan. Ðương lúc còn giằng co, đối đáp, thì ông già ập vào. Cô gái vừa thẹn, vừa sợ, không biết làm thế nào, chỉ cúi đầu đứng tựa thành giường, mân mê giải áo, không nói gì cả.

Ông già giận dữ mắng:

- Con tiện tì này, làm nhơ nhuốc danh giá nhà tao! Không đi ngay, roi vọt quất vào lưng bây giờ!

Nàng cúi đầu vội vã bước ra. Ông già cũng ra theo. Chàng từ phía sau lắng nghe, tiếng chửi mắng vang lên không ngớt, rồi tiếng Thanh Phượng khóc rưng rức. Lòng đau như cắt, chàng cất tiếng nói to lên:

- Tội lỗi ở cả tiểu sinh đây, chứ Thanh Phượng có dự gì vào đấy? Hãy tha lỗi cho Phượng, bao gươm đao rìu búa, một mình tiểu sinh xin chịu tất.

Một lúc thấy yên ắng, chàng bàn trở về giường ngủ.

Từ đấy, trong nhà tuyệt không còn nghe thấy tăm hơi gì nữa. Chú chàng được tin lấy làm lạ, vui lòng bán rẻ cơ ngơi cho chàng. Chàng mừng, đem cả gia quyến dọn sang. ở được hơn một năm, vừa lắm, song vẫn chưa một lúc nào quên được Thanh Phượng.

Gặp tiết thanh minh, chàng đi tảo mộ, lúc trở về thấy hai con chồn nhỏ đang bị chó đuổi riết. Một con nhảy vào bụi rậm chốn thoát, còn một con chạy cuống qut ở trên đường, từ xa trông thấy chàng, quẩn lại bên cạnh, kêu thương, cụp tai cúi đầu, dường như có cầu cứu. Chàng bỗng thấy thương, mở vạt áo bọc vào, đem về. Ðến nhà, đóng cửa, đặt lên giường, thì ra là Thanh Phượng. Mừng quá đỗi, bèn an ủi và thăm hỏi. Nàng đáp:

- Vừa rồi, đang cùng con hầu đùa giỡn thì gặp phải nạn lớn. Nếu không có chàng, ắt đã táng mạng vào bụng chó. Mong không vì khác loaì mà ghét bỏ nhau.

Chàng đáp:

- Ngày đêm tưởng nhớ, hồn mộng vấn vương. Nay gặp nàng như bắt được của báu, có đâu lại nói đến ghét bỏ!

Nàng nói:

- Ấy cũng là số trời. Nếu không vì gặp chuyện thì đâu còn được theo nhau? Nhưng thế cũng lại là may, con hầu hẳn cho thiếp đã chết, thì có thể cùng chàng đính ước bền lâu được.
 
Tiếp theo

Chàng mừng dọn một căn nhà riêng làm chỗ ở cho nàng.
Cứ thế được hơn hai năm, một đêm, chàng đang đọc sách, chợt Hiếu Nhi ở đâu bước vào. Chàng ngừng đọc, ngạc nhiên hỏi đến có việc gì. Hiếu Nhi sụp xuống đất, cất tiếng buồn thảm nói:
- Phụ thân tôi gặp nạn bất kỳ, phi anh ra không ai cứu nổi. Lẽ ra phải thân đến khẩn cầu, nhưng sợ không được tiếp, nên cho tôi đi thay.
Hỏi có việc gì thì Hiếu Nhi đáp:
- Công tử có quen biết cậu Ba nhà họ Mạc không.
Chàng đáp:
- Người ấy là con nhà đồng niên với tôi.
Hiếu Nhi nói:
- Ngày mai cậu ta đi qua đây, Nếu có đem theo một con chồn săn được, mong anh giữ lại cho.
Chàng đáp:
- Câu chuyện xấu hổ dưới lầu hồi nào, vẫn canh cánh mãi trong dạ, nên những việc gì khác, không dám tự biết đến. Như muốn tôi đem hết sức hèn ra giúp, trừ phi Thanh Phượng đến đây, không xong.
Hiếu Nhi rơi lệ đáp rằng:
- Em Phượng đã chết ngoài đồng từ ba năm nay rồi!
Chàng bèn giũ áo nói:
- Ðã thế thì mối hận lại càng sâu nặng hơn thôi.
Rồi chàng cầm sách cao giọng ngâm nga, tuyệt không đoái nhìn đến gì nữa. Hiếu Nhi đứng dậy, khóc lạc cả giọng, che mặt mà bước ra.
Chàng liền đến buồng Thanh Phượng, kể cho nghe duyên cớ. Nàng thất sắc hỏi:
- Thế có cứu thật không?
Chàng đáp:
- Cứu thì vẫn cứu, nhưng vừa rồi mà không nhận lời ngay là cũng để trả miếng chuyện ngang ngược hồi trước cái đã.
Nàng mới mừng rỡ nói:
- Thiếp mồ côi từ bé, nhờ chú nuôi nấng mới trưởng thành. Ngày ấy, dẫu có mang lỗi với chàng, nhưng cũng do phép tắc trong nhà mà phải thế.
Chàng nói:
- Ðành thế, nhưng cũng không khỏi phải làm người ta ấm ức trong lòng. Nàng mà chết thật, thì nhất định là không cứu đâu.
Nàng cười mà đáp:
- Nhẫn tâm nhỉ!
Ngày hôm sau quả nhiên có chàng Ba họ Mạc đến, túi cung da hổ, đai ngựa chạm vàng, đầy tớ theo hầu rất hách. Chàng ra cửa đón tiếp, trông thấy các giống cầm thú săn được rất nhiều, trong đó có một con chồn đen, máu ướt đẫm cả da và lông. Vỗ vỗ xem, da thịt hãy còn ấm. Bèn thác cớ áo cừu bị rách, hỏi xin để dùng vá áo. Mạc khảng khái cởi dây ra tặng chàng. Chàng liền giao ngay cho Thanh Phượng, rồi ra yến ẩm với khách. Khi khách đi về rồi, cô gái ôm con hồ vào lòng, ba ngày sau thì sống lại. Quay trở một lát, lại hóa thành ông già. Ngước mắt nhìn thấy Phượng, ngỡ mình không còn ở dưới cõi trần. Nàng lần lượt kể hết thực tình. Ông già bàn sụp xuống lạy, thẹn thùng xin tạ lỗi xưa. Rồi mừng rỡ nhìn nàng nói:
- Ta vẫn cho là mày không chết, nay quả thế thật.
Cô gái nói với chàng:
- Như chàng có lòng nghĩ đến thiếp, thì xin cho mượn chỗ nhà lầu, để thiếp được trả nghĩa chú về công ơn nuôi nấng.
Chàng nhận lời. Ông già bẽn lẽn, giã biệt mà đi. Ðến tối, quả mang cả nhà lại. Từ đó, như cha con trong một nhà, không còn điều gì nghi kỵ.
Chàng ở riêng chỗ nhà học. Hiếu Nhi thỉnh thoảng đến cùng chuyện trò. Con trai người vợ cả của chàng dần dần lớn lên, bèn nhờ Hiếu Nhi dậy dỗ, vì tính nết ôn tồn, chỉ vẽ khéo léo, thật có tư cách mô phạm của ông thầy.
 
Híc kiểu này em phải làm mấy cái chuyện của Nguyễn Ngọc Ngạn lên mới được. Đảm bảo không có chị em nào trong 4r này đọc xong mà ngủ ngon.
 
Đúng, ông em phải post lên cho chị em sợ, nhưng không biết mình có bị .. mất ngủ không? :ltongue:
 
Thui thể theo nguyện vọng của một số người em xin post lên mấy chuyện để các bác và chị em cùng nghe. KHông có chú thích cho hấp dẫn.

http://www.freewebtown.com/giaiphapexcel/TruyenMa/bongnguoi4.wma

http://www.freewebtown.com/giaiphapexcel/TruyenMa/cannha.wma

http://www.freewebtown.com/giaiphapexcel/TruyenMa/coiam1.wma

http://www.freewebtown.com/giaiphapexcel/TruyenMa/coiam2.wma

http://www.freewebtown.com/giaiphapexcel/TruyenMa/coiam3.wma

http://www.freewebtown.com/giaiphapexcel/TruyenMa/coiam4.wma

http://www.freewebtown.com/giaiphapexcel/TruyenMa/loinguyen1.wma

http://www.freewebtown.com/giaiphapexcel/TruyenMa/loinguyen2.wma.

Tạm thời thế đã . Hình như forum chưa cài bbcode music online nên không post lên diễn đàn được cho nên các bác các chị dùng tạm các link trên nhá! Đây là chuyện cấp độ 1 nhưng chị em nào yếu tim "khuyến cáo" không nên nghe. Có gì skyonline không chịu trách nhiệm được đâu.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Em thấy mấy cái này bình thường mà, Sweet November nhỉ? đâu có sợ bằng phim ma mà chị em mình xem đúng không?
 
camchuong đã viết:
Em thấy mấy cái này bình thường mà, Sweet November nhỉ? đâu có sợ bằng phim ma mà chị em mình xem đúng không?
Hehe.. uh, chị em mình xem phim ma đâu có sợ, đâu có la lên hốt hoảng bằng khi thấy con CHUỘT :{{
 
SweetNovember đã viết:
Hehe.. uh, chị em mình xem phim ma đâu có sợ, đâu có la lên hốt hoảng bằng khi thấy con CHUỘT :{{

Eo., lần sau qua nhà chị, phải mang theo thuốc diệt chuột quá! hic, mấy cái chân của nó bò lên chân em. Kinh..:.,

Nhắn SG: chị này, khi nào qua đó, đừng đi một mìnhm rủ em, em bày kinh nghiệm tránh chuột chạy qua chân cho. Không ghê lắm,
 
Nếu nhìn vào những tấm ảnh mọi người sẽ tin ngay rằng có tồn tại bóng ma trong cuộc sống quanh ta. Trong cuộc sống của kỷ nguyên số hiện nay có thể dễ dàng tạo ra những tấm ảnh ma nhờ công nghệ nhưng các kiểu ảnh sau đây là ảnh thực của những điều không thể giải thích.

[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Bóng ma của “bà Brown”[/FONT]

[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Bức chân dung “Bà Brown” được xem là tấm ảnh ma nổi tiếng và kinh sợ nhất từ trước đến nay. Bóng ma trong ảnh là bà Dorothy Townshend, vợ của ông Charles Townshend, là tử tước thứ 2 của vùng Raynham, Anh. Ảnh chụp được trong tòa nhà Raynham ở Norfolk, Anh vào đầu những năm 1700. Gia đình Townshend sống trong tòa nhà này từ cách đây 300 năm.[/FONT]

ba-Brown-3005.jpg

[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Người ta đồn rằng, bà Dorothy, trước khi cưới ông Charles là tình nhân của Vua Wharton. Tất cả những cô hầu gái của gia đình Townshend không thể sống an toàn dưới tòa nhà Raynham quá 4 đến 20 tiếng. Ông Charles nghi ngờ bà Dorothy là người không chung thủy. Và, mặc dù trên danh nghĩa, bà Dorothy đã chết và được chôn chất từ năm 1726 nhưng mọi người cho rằng nghi lễ đám tang chỉ là giả vờ, họ nói rằng ông Charles đã nhốt vợ trong một góc kín ở trong nhà cho đến khi bà Dorothy u uất đến chết sau vài năm sau đó.[/FONT]

[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Người ta nói rằng, bóng ma bà Dorothy ám toàn bộ cầu thang của ngôi nhà Raynham. Đầu những năm 1800, Vua George IV, sống trong ngôi nhà này thì nhìn thấy một người phụ nữ mặc bộ quần áo màu nâu đứng bên cạnh giường của ông với khuôn mặt tái nhợt và đầu tóc rối bời. Đến năm 1836, ông Colonel Loftus đến thăm ngôi nhà này nhân ngày lễ Noel, được nhìn thấy bóng ma. Một tuần sau đó, ông này lại nhìn thấy bóng ma mặc bộ quần áo satanh màu nâu. Ông này nói rằng đôi mắt của bà Dorothy đã bị khoét thủng. Một vài năm sau đó, sĩ quan Frederick Marryat và hai người bạn nhìn thấy “bà màu nâu” đi lên xuống cầu thang và cầm trong tay chiếc đèn lồng. ông Marryat kể lại, khi bà lướt qua, bóng ma cười nhếch mép rất hiểm ác với một người đàn ông. Ông Marryat dùng súng bắn vào con ma nhưng viên đạn xuyên qua người của bóng ma này. [/FONT]

[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Bức ảnh nổi tiếng này được hai nhà nhiếp ảnh Provand and Indre Shira chụp vào tháng 12/1936 và được đăng lần đầu tiên trên tờ Country Life số ngày 16/12/1936. Kể từ lúc đó, bóng ma thường xuyên xuất hiện.[/FONT]
 
Lần chỉnh sửa cuối:
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Bóng ma ở nghĩa địa[/FONT]

[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]“Tấm ảnh này đã làm thay đổi suy nghĩ của tôi về ảnh ma”, Terry Ike Clanton, người quản trị website TombstoneArizona.com. Clanton, là một diễn viên, nghệ sỹ và là một nhà thơ. Ông này đã chụp ảnh cho một người bạn ở nghĩa địa Graveyard. Khi in thành ảnh, Clanton không thể tin vào mắt mình nữa. Ở giữa các ngôi mộ, ngay bên phải người bạn anh, là một bóng của người đàn ông gầy còm đội mũ đen. Người đàn ông này có vẻ như bị cụt chân, đang quỳ gối hoặc nhấc bổng người khỏi mặt đất.[/FONT]

[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
Ma-nghiadia-3005.jpg
[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]“Tôi biết lúc tôi chụp ảnh không có một người nào khác xuất hiện quanh đó”, ông Clanton khăng khăng. Và ông này cho rằng bóng ma ở phía sau bức ảnh đang cầm một con dao. “Con dao được bóng ma cầm ngược lên trời, đầu dao gần sát với cổ áo bên phải của bóng ma”.[/FONT]

[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Bóng ma bên cầu thang[/FONT]

[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
Ma-cauthang-3005.jpg
[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Rev. Ralph Hardy, một mục sư về hưu, sống ở White Rock, British Columbia, đã chụp bức ảnh nổi tiếng này vào năm 1966. Ông chỉ ý định chụp chiếc cầu thang hình xoắn ốc “Tulip Staircase” trong bảo tàng Queen's House thuộc bảo tàng Hàng hải ở Greenwich, Anh. Lúc được in ra thì có một người đã được liệm đang trèo lên cầu thang từ thanh vịn bằng hai tay.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Các chuyên gia, trong đó có nhiều người làm việc cho hãng nhiếp ảnh Kodak đã kiểm tra phim âm bản và kết luận rằng tấm phim không hề bị hỏng. Trong thời gian này, một số người cùng nhìn và nghe thấy tiếng bước chân khó hiểu ở cầu thang.[/FONT]
 
Các bác post bà hay quá, em sẽ cố tìm bài post lên đây cho các bác thưởng thức.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom