Tụi Tây có luật đi bộ trên lòng đường (không trên vỉa hè) hoặc băng qua đường không đúng chỗ là phạm luật jaywalk.Công an: "Thế giờ tôi hỏi anh, anh có đi dưới lòng đường không?"
A: "Có"
Công an: "Thế thì nộp phạt đi"![]()
Bọn CA phạt jaywalk nhiều nhất là CA Sin ga po. Một buổi sáng đi dạo tôi thấy mấy vụ phạt.
Thói quen của câu nói. Từ dưới là một giới từ. Cách sử dụng giới từ phần lớn là theo thói quen và theo cổ lệ chứ không hẳn luôn theo lô gic.Lòng đường thì chính xác rồi. Còn từ "dưới" ấy.
"Dưới lòng đường" có sự tương quan ở đây rồi. Vậy gốc tham chiếu là ở đâu?
Lúc thì "trên vỉa hè", chưa hiểu tham chiếu kiểu gì.
Đấy có thể gọi là lỗi thông dụng về cách sử dụng từ ngữ, ví dụ: Tiến lên phía trước 1 bước. Có ai tiến lên về phía sau đâu mà phải thêm "phía trước"?
Người ta dùng "đi dưới lòng đường" là vì ngày xưa mặt đường hơi thấp hơn mặt hè một chút, cụm từ này đối nghịch với "đi trên vỉa hè".
Tụi Tây cũng vậy thôi.
Look for (something) cũng là tìm mà Look (something) up cũng là tìm. Theo thói quen mà hiểu nghĩa chứ for với up đâu có liên quan gì đến lô gic của nghĩa.
Lưu ý:
Người Anh gọi "pavement" là cái vỉa hè. Người Mỹ gọi "pavement" là lòng đường.
Bên nào đúng hơn? Tranh cãi có mà cả tháng. Chỉ biết như vậy đi.