Lịch tháng nên để các ngày chủ nhật trước hay sau ngày thứ hai? (6 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Hình như là lịch can chi không có cái "canh sửu" này thì phải. Món sửu này nghe đâu chỉ có kết hợp với Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý
Nhưng mà cái "lẩu trâu" này chắc là nhậu cũng hao đấy :p:D
Kinh Dịch chia thế giới ra làm 3: Thiên, Địa, Nhân. Thiên hợp với Địa dung hoà và ảnh hưởng Nhân.
Đem hoà với thời gian thì được Thiên Can và Địa chi.
Mười Can là cách phân Thiên Can. Và mười hai con giáp là cách phân Địa Chi. Bây giừ đem ghép Can với Chi thì ra được ảnh hưởng của trời đất đối với con người.
Tuy nhiên, không phải Can nào cũng ghép được với Chi nào. Một Can chỉ ghép được với 6 Chi. 10 Can ghép được 60 năm, là một chu kỳ thiên văn.

(*1) đây là cách sắp xếp tĩnh. Nên nhớ từ 'Dịch' trong Kinh Dịch có nghĩa là 'di chuyển'. Bàn quẻ Kinh Dịch là bàn về thay đổi, chứ không phải tĩnh.
 
Kinh Dịch chia thế giới ra làm 3: Thiên, Địa, Nhân. Thiên hợp với Địa dung hoà và ảnh hưởng Nhân.
Đem hoà với thời gian thì được Thiên Can và Địa chi.
Mười Can là cách phân Thiên Can. Và mười hai con giáp là cách phân Địa Chi. Bây giừ đem ghép Can với Chi thì ra được ảnh hưởng của trời đất đối với con người.
Tuy nhiên, không phải Can nào cũng ghép được với Chi nào. Một Can chỉ ghép được với 6 Chi. 10 Can ghép được 60 năm, là một chu kỳ thiên văn.

(*1) đây là cách sắp xếp tĩnh. Nên nhớ từ 'Dịch' trong Kinh Dịch có nghĩa là 'di chuyển'. Bàn quẻ Kinh Dịch là bàn về thay đổi, chứ không phải tĩnh.
"Dịch" hình như là bất dịch hoặc biến dịch thì phải, còn là 'di chuyển' có lẽ Kinh Dịch chắc là sách về giao thông vận tải quá :D
 
Bổ sung:
Những ý tôi viết như trên là ý kiến đối với Windows và Excel của Microsoft chứ không phải là không công nhận định nghĩa ISO về tuần của quốc tế.
MS là của Mỹ, viết cho người Mỹ nên mặc định cho dân Mỹ xài (tuần bắt đầu chủ nhật). Không phải dân Mỹ thì có các tùy chọn khác như đã nêu.
Đồng thời phiên bản sau của Excel còn có hàm ISOWeekNum, không có tham số chọn gì cả, đúng chuẩn ISO:

1641912673120.png 1641912796023.png
 
Bổ sung:
Những ý tôi viết như trên là ý kiến đối với Windows và Excel của Microsoft chứ không phải là không công nhận định nghĩa ISO về tuần của quốc tế.
MS là của Mỹ, viết cho người Mỹ nên mặc định cho dân Mỹ xài (tuần bắt đầu chủ nhật). Không phải dân Mỹ thì có các tùy chọn khác như đã nêu.
Đồng thời phiên bản sau của Excel còn có hàm ISOWeekNum, không có tham số chọn gì cả, đúng chuẩn ISO:

View attachment 271331 View attachment 271332
Tôi không bàn cãi gì với cmt này, nhưng tôi rất không hiểu sao dân Mỹ luôn chọn chủ nhật là ngày đầu tuần mà mặc định của calendar Window lại để cột chủ nhật cuối cùng. Hay là Window cũng nể mặt ISO chăng? Nhưng nói vậy cũng không đúng, tiêu chuẩn Mỹ, hay Nhật hay Đức nó đâu cần cái tiêu chuẩn ISO nhỉ? Chẳng hạn Mercedes đâu có ghi tiêu chuẩn ISO trên xe họ đâu, nếu có thì Mercedes tại Việt Nam cũng chỉ đăng ký về môi trường.

Công ty TNHH Mercedes-Benz Việt Nam (MBV) được thành lập vào năm 1995 và là liên doanh giữa Tổng công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn (SAMCO) và Tập đoàn Daimler AG, Đức. MBV sử dụng công nghệ lắp ráp với tiêu chuẩn và quy trình của tập đoàn tại Daimler AG, Đức. Toàn bộ thiết kế của các loại xe lắp ráp tại Việt Nam đều đạt tiêu chuẩn toàn cầu của Mercedes-Benz.

MBV đã đạt được giấy chứng nhận ISO/TS 16949:2009, ISO 9001:2008 trong hệ thống quản lý chất lượng và tiêu chuẩn ISO 14001:2004 trong hệ thống quản lý môi trường. Mercedes-Benz là hãng xe sang duy nhất đầu tư lắp ráp ôtô tại Việt Nam, với 4 mẫu xe chủ lực là C-Class, E-Class, S-Class và GLC.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Hệ điều hành Windows (chứ không phải Window).

Có một điều chắc chắn rằng: Microsoft làm rất chuẩn, chứ chẳng có vụ kỳ lạ nào cả.

Muốn biết chính xác mặc định "ngày đầu của tuần" thì:
1/ Format: Kiểu nào?
2/ Date: Hãy nhấn Reset đã.

1641952339488.png


1641952754137.png


Nhớ là phải chọn anh mẽo nhé.


1641952824618.png
 
Windows tôi mới cài và nhớ là không chỉnh sửa gì trong control panel trừ định dạng short date là dd/mm/yy, còn thứ tự lịch thì không nhớ chắc. Định hỏi xem ai mới cài Win xem mặc định thế nào, té ra là cách kiểm tra cũng đơn giản như vậy.
 
Windows tôi mới cài và nhớ là không chỉnh sửa gì trong control panel trừ định dạng short date là dd/mm/yy, còn thứ tự lịch thì không nhớ chắc. Định hỏi xem ai mới cài Win xem mặc định thế nào, té ra là cách kiểm tra cũng đơn giản như vậy.

Nhân việc này em cũng nói thêm (nhắc lại).

Phần lớn ở Việt Nam, mọi người thường dùng phiên bản phần mềm của thị trường Mỹ.
Cho tới hiện tại, Việt Nam vẫn chưa nằm trong danh sách hỗ trợ chính thức (*) của Microsoft (ở khu vực Đông Nam Á có anh Thái nằm trong danh sách đó từ lâu lắm rồi).
(*): Mặc dù có gói ngôn ngữ tiếng Việt, nhưng chỉ là hỗ trợ hiển thị về mặt ngôn ngữ mà thôi, chứ không hề được hỗ trợ chính thức từ nhân phần mềm.
Ví dụ, nếu là phiên bản Windows và Office tiếng Nhật, Trung... thì trong môi trường VBA gõ chữ tiếng Nhật, Trung được luôn (tên Sub, Function là tiếng Nhật, Trung, chứ không phải là thiết lập Font và gõ comment code). Không phải nhọc công làm vụ Việt hóa mấy cái msgbox, userform, nào unicode trong VBA này nọ...
Trong đây, thi thoảng em thấy có vài bạn dùng phần mềm phiên bản tiếng Nhật biết điều này.

Tức là, nếu phần mềm hỗ trợ trực tiếp ngôn ngữ nước nào, thị trường khu vực nào thì những cài đặt mặc định sẽ được thiết lập tiêu chuẩn ở nơi đó.
Chứ không phải phần mềm của mẽo thì theo mẽo hết.

1641956658464.png
 
Phần mềm của ai thì cái quan trọng vẫn là xuất đi thị trường nào. Chẳng hạn xe xuất đi nước có luật đi bên trái thì tay lái thường ở bên phải, còn nếu xuất đi thị trường có luật đi bên phải thì tay lái thường ở bên trái. Xe đi thị trường EU thì rất có thể một số bộ phận sẽ bị đòi hỏi cao vì tiêu chuẩn của EU nhiều cái rất cao. Tất cả những điều đó là điều dễ hiểu.
 
Theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 8601 được đưa ra từ năm 1988, thứ Hai được coi là ngày đầu tiên trong tuần và quy ước quốc tế này được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên khắp thế giới, cũng như tại các công ty đa quốc gia. Tất nhiên có những nơi khác với quan niệm khác. Nếu bạn thấy phù hợp có thể đặt ngày đầu tuần là thứ 5 cũng được. Phiên dịch ngày thứ của Việt Nam có nguồn gốc khác với quốc tế.
 
. . . . . Nếu bạn thấy phù hợp có thể đặt ngày đầu tuần là thứ 5 cũng được. . . . . .
Luật cấm đi bộ dưới lòng đường, trừ những nơi cho phép;
Từ đấy cũng có thể suy ra là, luật cũng nào có cấm đi 1 chưn dưới lòng đường, 1 chưn trên vĩa hè đâu nhỉ.
 
Luật cấm đi bộ dưới lòng đường, trừ những nơi cho phép;
Từ đấy cũng có thể suy ra là, luật cũng nào có cấm đi 1 chưn dưới lòng đường, 1 chưn trên vĩa hè đâu nhỉ.
Cái này phải xem luật cụ thể. Nếu người soạn luật ở Việt Nam dùng từ không chuẩn thì người ta có cửa để lách thôi.

Vd. bao giờ người ta cũng phát biểu các khái niệm được dùng trong bộ luật. Chẳng hạn khái niệm chung nhất là "xe cộ", "phương tiện giao thông". "Phương tiện giao thông" được định nghĩa sao cho bao gồm mọi phương tiện mà luật nói tới. Nếu chỗ muốn cấm tất cả mọi phương tiện mà lại dùng từ "ô tô" thì khi xe máy đi vào anh CA không có quyền làm luật rồi. Cũng như muốn cấm "di chuyển" trên lòng đường nhưng lại dùng từ "đi bộ" thì anh CA khóc rồi. Cấm "di chuyển" thì đi 1 chân, 1 tay hay 2 tay dưới lòng đường cũng không được phép. Bò cũng không được mà trườn hay nhảy cũng không.

Ngoài ra có những điều khoản khác nói về nguyên tắc chung. Vd. có thể cãi là luật không cấm đi 1 chân dưới lòng đường 1 chân trên vỉa hè. Nhưng có điều luật chung là người tham gia giao thông, tức cả người đi bộ, phải tuân thủ các qui định về an toàn giao thông, không gây cản trở (tức vd. chắn đường và che tầm nhìn ...), không gây ra các tình huống nguy hiểm. Người ta không liệt kê tất cả các trường hợp nguy hiểm vì thứ nhất không cần thiết, và thứ hai là không thể. Lúc đó chú CA có thể không làm luật về đi bộ dưới lòng đường mà chú sẽ lôi điều khoản "kia" ra. Cũng như luật cấm dùng còi trong vùng dân cư nhưng cho phép khi cần phải báo động về tình huống nguy hiểm. Luật không nói rõ cách cân đo đong đếm để biết tình huống nguy hiểm. Mỗi người phải tự đánh giá. Người tham gia giao thông hay chú CA đánh giá đúng thì nếu cần tòa sẽ đánh giá. Tóm lại có thể cãi cùn là chỉ đi 1 chân dưới lòng đường nhưng người ta sẽ lôi các điều khoản khác ra. Nếu luật chính xác và nghiêm thì khó cãi lắm.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Từ đấy cũng có thể suy ra là, luật cũng nào có cấm đi 1 chưn dưới lòng đường, 1 chưn trên vĩa hè đâu nhỉ.
Công an: "Thế giờ tôi hỏi anh, anh có đi dưới lòng đường không?"
A: "Có"
Công an: "Thế thì nộp phạt đi" :p
 
Lòng đường cũng được dùng nhiều
Lòng đường thì chính xác rồi. Còn từ "dưới" ấy.

"Dưới lòng đường" có sự tương quan ở đây rồi. Vậy gốc tham chiếu là ở đâu?
Lúc thì "trên vỉa hè", chưa hiểu tham chiếu kiểu gì.

Đấy có thể gọi là lỗi thông dụng về cách sử dụng từ ngữ, ví dụ: Tiến lên phía trước 1 bước. Có ai tiến lên về phía sau đâu mà phải thêm "phía trước"?
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom