Lại sai chính tả tại một lễ hội Văn hóa lớn! (2 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Hoàng Trọng Nghĩa

Chuyên gia GPE
Thành viên BQT
Moderator
Tham gia
17/8/08
Bài viết
8,662
Được thích
16,722
Giới tính
Nam
Lỗi chính tả tại lễ hội Đền Hùng
Thay vì viết đúng "Hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh dày", Ban tổ chức lễ hội Đền Hùng 2010 cho căng một tấm biển rất to với dòng chữ "bánh trưng, bánh giày".

ha1.jpg


Đây là những dòng chữ được in trên phông phía sau sân khấu được dựng lên tại cuộc thi truyền thống hàng năm nằm trong khuôn khổ lễ hội Đền Hùng. Lễ hội diễn ra 10 ngày, khai mạc hôm 14/4

a1.jpg


Thay vì viết đúng là "bánh chưng", tấm biển in thành "bánh trưng".

a2.jpg


Với chữ "giày", trong tiếng Việt chỉ đúng khi nói đến chiếc giày. Đúng phải là "bánh dày".

ha2.jpg


Học sinh tiểu học cũng có thể phát hiện ra lỗi chính tả sơ đẳng như thế này.
Trí Khang

Nguồn: http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/04/3BA1B028/
 

ha2.jpg


Học sinh tiểu học cũng có thể phát hiện ra lỗi chính tả sơ đẳng như thế này.
Chứng tỏ mấy "vị" đang đứng trước tấm băng rôn chưa từng học qua TIỂU HỌC ---> Thẳng tiến lên ĐẠI HỌC luôn nên mấy chuyện lẻ tẽ này ai thèm quan tâm
Ẹc... Ẹc...
(Chuyện nhỏ nhưng có thể là nguy cơ của nước nhà trong tương lai)
 
Hình như từ giầy như vậy là đúng rồi chứ. Tên bánh hình như xuất phát từ công đoạn tạo ra chiếc bánh nên nó sẽ phải là "giầy" ( Động từ Giày: Giẫm đi giẫm lại nhiều lần cho nát ra. Lấy chân già nát. Voi giày.)
Chi tiết các bác xem ở đây
hoặc ở đây
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Hình như từ giầy như vậy là đúng rồi chứ. Tên bánh hình như xuất phát từ công đoạn tạo ra chiếc bánh nên nó sẽ phải là "giầy" ( Động từ Giày: Giẫm đi giẫm lại nhiều lần cho nát ra. Lấy chân già nát. Voi giày.)
Chi tiết các bác xem ở đây
hoặc ở đây
Chưa chắc đâu nha!
Chắc phải tìm sách lớp 1 trước năm 1975 xem lại quá
Nói chung là tôi không mấy tin những giải thích trên báo chí hoặc mạng, nhất là trên Wikipedia (ai cũng có thể viết bài thành ra rất dể bị.. tào lao)
(Trong các báo, tôi chỉ tin mổi TUỔI TRẺ CƯỜI...)
 
Các Bác thông cảm, văn hóa vùng miền ấy mà ...
Tôi từng đi nhiều nơi trong nước, giọng nói, chính tả, mỗi nơi có mỗi kiểu đặc trưng riêng...
Nhưng ấn tượng nhất với 2 câu thơ:

"NÚA LẾP NÀ NÚA LẾP NÀNG
NÚA NÊN NỚP NỚP NÒNG NỢN LO LÊ"

=> nàm cho em níu cả nưỡi ...

P/s:Tạm dịch là: (Lúa nếp là lúa nếp làng / lúa lên lớp lớp lòng lợn no nê)
 
Các Bác thông cảm, văn hóa vùng miền ấy mà ...
Tôi từng đi nhiều nơi trong nước, giọng nói, chính tả, mỗi nơi có mỗi kiểu đặc trưng riêng...
Nhưng ấn tượng nhất với 2 câu thơ:

"NÚA LẾP NÀ NÚA LẾP NÀNG
NÚA NÊN NỚP NỚP NÒNG NỢN LO LÊ"

=> nàm cho em níu cả nưỡi ...

P/s:Tạm dịch là: (Lúa nếp là lúa nếp làng / lúa lên lớp lớp lòng lợn no nê)
Ẹc... Ẹc... Nói sai do vùng miền là chuyện bình thường ---> Ngay cả bên Mỹ, Bắc và Nam cũng có sự khác nhau trong phát âm
Vấn đề ở đây là VIẾT SAI THÌ KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC (nhất là đối với các cơ quan truyền thông)
 
Các Bác thông cảm, văn hóa vùng miền ấy mà ...
Tôi từng đi nhiều nơi trong nước, giọng nói, chính tả, mỗi nơi có mỗi kiểu đặc trưng riêng...
Nhưng ấn tượng nhất với 2 câu thơ:

"NÚA LẾP NÀ NÚA LẾP NÀNG
NÚA NÊN NỚP NỚP NÒNG NỢN LO LÊ"

=> nàm cho em níu cả nưỡi ...

P/s:Tạm dịch là: (Lúa nếp là lúa nếp làng / lúa lên lớp lớp lòng lợn no nê)

Ở đây là văn viết khác văn nói Bác Ah. Như quê em có nhiều lúc có từ đọc không đúng nhưng chắc rằng viết phải đúng chính tả.
 
Các Bác thông cảm, văn hóa vùng miền ấy mà ...
Tôi từng đi nhiều nơi trong nước, giọng nói, chính tả, mỗi nơi có mỗi kiểu đặc trưng riêng...
Nhưng ấn tượng nhất với 2 câu thơ:

"NÚA LẾP NÀ NÚA LẾP NÀNG
NÚA NÊN NỚP NỚP NÒNG NỢN LO LÊ"

=> nàm cho em níu cả nưỡi ...

P/s:Tạm dịch là: (Lúa nếp là lúa nếp làng / lúa lên lớp lớp lòng lợn no nê)
Cái này tôi không thấy ở miền Tây àh. Tôi thấy họ nói (phát âm) rất chuẩn chính tả
 
Cái này tôi không thấy ở miền Tây àh. Tôi thấy họ nói (phát âm) rất chuẩn chính tả
Trời ơi, Gió ơi là Gió, nói thì nghe chứ sao lại thấy
Mình thì mình nghe họ nói như thế này
Bắt con cá "gô" bỏ "zô" gổ nó kiu gồ gồ gột gột
 
Quá buồn cho những người làm công tác văn hóa!
 
Nếu xem lại trước 1975 thì có lẽ trong Nam vẫn là dày và ngoài Bắc vẫn là giày. Đó là cách nói và cách viết địa phương. Ai bảo viết "ông giời" là sai?

Tuy nhiên nếu hiểu giày theo nghĩa "Giày xéo" thì sai, không ai dẫm đạp lên xôi cho nát ra thành bánh được, kể cả voi! Phải giã thình thình bằng cái chày cỡ lớn cả tiếng đồng hồ chứ. Lực của cái chày 5 kg, 10 kg nâng lên 5 tấc nện xuống so với lực của cái chân nâng lên dẫm xuống thì thế nào?

Khi làm bánh dày người ta chỉ có giã bằng chày trong cối đá, nếu 1 mẻ bánh dày lớn, thì giã trên nền đất có lót lá, nhưng vẫn giã bằng chày.

Bánh trưng thì sai be bét rồi, KHỎI BÀN!

Nói thêm: Cái ông tiến sư giáo sĩ gì đó nói về "phồn thực" gì đó, nhảm quá nhỉ!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tôi nghĩ như thế này mới đúng âm đúng vần nè Bác ơi:

"NÚA LẾP NÀ NÚA LẾP NÀNG
NÚA NÊN NỚP NỚP NÒNG LÀNG LO LÊ"


=> nàm cho em níu cả nưỡi ...

P/s:Tạm dịch là: (Lúa nếp là lúa nếp làng / lúa lên lớp lớp lòng nàng no nê)

Tui nói thiệt, ngay như dân miền Tây tui phát âm:
"Con cá "" bỏ "" "gổ" nhảy "gột gột"

Khi dùng trong văn viết cũng không ai viết sai chính tả kể cả tiểu học đấy các bác!
Đọc như vậy mà viết thì phải chuẩn thôi!

Tui nói đá banh "" thậm chí phiên âm là "dzô", nhưng viết có viết là đâu. Viết là chứ!
 
Dạ đây ạ, họ đã bàn tán từ mấy năm về trước
Bài viết " Đền Hùng - khắp nơi tụ hội " có dùng từ "bánh giầy", nhiều bạn đọc khu vực Nam bộ cho rằng viết "bánh dầy" mới đúng. Để biết thực hư thế nào, chúng tôi đã tra từ điển: Theo Từ điển tiếng Việt tường giải và liên tưởng của tác giả Nguyễn Văn Đạm, Nhà xuất bản Văn Hóa - Thông Tin, thì bánh giầy nghĩa là: bánh làm bằng xôi giã thật mịn. Từ điển tiếng Việt của tác giả Minh Tân - Thanh Nghi - Xuân Lãm, NXB Thanh Hóa: "Bánh giầy: bánh làm bằng xôi giã thật mịn, nặn thành hình tròn, dẹt, có khi có nhân đậu xanh".
Đại từ điển tiếng Việt của tác giả Nguyễn Như Ý, NXB Văn Hóa - Thông Tin: "Bánh giầy là bánh có hình tròn khum khum, màu trắng, rất dẻo, mịn mặt, làm bằng xôi trắng giã nhuyễn, khi ăn cặp với giò chả...".
Theo ông Trần Chút - chủ tịch Hội Ngôn ngữ TP.HCM, từ "bánh giầy" là từ biến âm của từ cổ "bánh chì" ngày xưa (ch => gi, i => ây; ví dụ như: bên ni => bên nầy, chường => giường). Vì thế, từ viết chuẩn xác nhất là "bánh giầy". Tuy nhiên, tiếng Việt phát âm "d" và "gi" không khác nhau, một số người nhầm lẫn "dầy" tức là dày, mỏng nên mới viết là "bánh dầy". Về mặt chính tả, nếu dùng "bánh dầy" cũng không sai nhưng đúng từ gốc phải là "bánh giầy".
GS Đoàn Thiện Thuật, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) còn cho biết thêm ở VN hiện nay có hai khuynh hướng ngôn ngữ: khuynh hướng đọc sao viết vậy và khuynh hướng phải đảm bảo sự phân biệt nguồn gốc của từ. Vì "d" và "gi" phát âm giống nhau nên nếu theo khuynh hướng một thì dùng "bánh dầy" cũng không sai.
H.HG.
Việt Báo (Theo_TuoiTre)
http://vietbao.vn/Trang-ban-doc/Banh-giay-hay-banh-day/40074904/478/
 
Trời ơi, Gió ơi là Gió, nói thì nghe chứ sao lại thấy
Mình thì mình nghe họ nói như thế này
Bắt con cá "gô" bỏ "zô" gổ nó kiu gồ gồ gột gột
Híc, cái này cũng là văn hoá vùng miền mà. Em thấy người ta vẫn dùng từ "lội" thay cho từ đi đó thôi. Nghe nhiều sẽ hiểu.
 
Dạ đây ạ, họ đã bàn tán từ mấy năm về trước

Vô lý thật, đã là danh từ thì cứ biết vậy đi, còn hỏi tại sao, thế nào, sai thì cứ nhận là sai, các "người lớn" thường "cả vú lắp miệng em" mà làm sai rồi chữa thẹn, lý giải thế này thế kia!

Từ trước đến nay BÁNH DÀY được học trong nhà trường, Thầy Cô bắt học sinh ghi nhớ rất kỹ từ này, không phải là DẦY (độ dầy), không phải là DÀI (chiều dài), không phải là GIÀY, GIẦY. Thế mà như bác violetdylan thì các diễn giải của "người lớn" thì em "pó cái tay, hai con nai trái bầu"!

Em mà nói theo kiểu miệt vườn của em mà viết theo kiểu "địa phương" là tiêu luôn:

"Em ơi lên vườn chơi" ==> "Em ơi lên "dường" chơi" (hỏng dám viết là "giường" ẹc.. ẹc...)

Hic hic hic

Diễn giải kiểu minhthien:
Ngày xưa cái vườn được gọi là cái giường, bởi cái giường ở nông thôn rộng lắm nhiều người nằm, không phải như bây giờ là mỗi người một giường. Khi người làm vườn không biết gọi cái vườn là cái gì họ liên tưởng đến cái giường cũng vuông vuông dài dài, họ đặt cho cái vườn thành cái giường luôn. Thời gian trôi đi, người ta đọc "trại âm" cái giường thành cái vườn như ngày hôm nay!
Lý giải như vậy em có thể trở thành "Gi ao giao sắc giáo Sờ ư sư" không các bác!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Nói như MinhThien hay nói như mấy ông gì đó mà Dylan dẫn chứng cũng không ai sai, vấn đề là:

_ Ai dạy chính tả, người Nam hay người Bắc (kể cả trước 75 trong này cũng có giáo viên nhiều vùng miền nhé)
_ Ai viết tự điển
_ Ai chứng nhận cái cuốn tự điển nào đó là Đại tự điển (nghe từ "Đại" là sợ quá đi mất)
_ Ai chọn cuốn tự điển nào đó làm chuẩn để dạy trong trường từ Bắc chí Nam
_ Ai đang viết sách giáo khoa tiếng Việt, theo chương trình do Ai chỉ thị.

Có những cái bất biến như "bánh chưng" và cũng có những cái bị biến như "bánh giày"
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Vô lý thật, đã là danh từ thì cứ biết vậy đi, còn hỏi tại sao, thế nào, sai thì cứ nhận là sai, các "người lớn" thường "cả vú lắp miệng em" mà làm sai rồi chữa thẹn, lý giải thế này thế kia!

Từ trước đến nay BÁNH DÀY được học trong nhà trường, Thầy Cô bắt học sinh ghi nhớ rất kỹ từ này, không phải là DẦY (độ dầy), không phải là DÀI (chiều dài), không phải là GIÀY, GIẦY. Thế mà như bác violetdylan thì các diễn giải của "người lớn" thì em "pó cái tay, hai con nai trái bầu"!

Em mà nói theo kiểu miệt vườn của em mà viết theo kiểu "địa phương" là tiêu luôn:

"Em ơi lên vườn chơi" ==> "Em ơi lên "dường" chơi" (hỏng dám viết là "giường" ẹc.. ẹc...)

Hic hic hic
Em thì cũng không nhớ ngày xưa cô giáo bắt nhớ từ nào nữa. Những từ mang tính nhạy cảm như thế này (Những từ mà trong tiếng Việt còn nhiều cái để tranh luận) hoặc ngay cả những từ chính tả bình thường nếu ta không chắc chắn về nó thì thường sẽ tìm cách tránh từ đó đi để không phải thể hiện vào văn bản nhưng người đọc vẫn hiểu.
Khổ nỗi ở đây, câu này không thể tìm từ khác thay đổi được (Không lẽ ...Bánh chưng - "bánh có hình tròn khum khum, màu trắng, rất dẻo, mịn mặt, làm bằng xôi trắng giã nhuyễn, khi ăn cặp với giò chả...") thì chẳng ra sao cả. Nên người ta có thể biết chắc chắn sẽ bị tranh luận nhiều nhưng vẫn phải viết vào.
Vậy mới có chuyện để anh em ta lại tranh luận tiếp chứ.
@minhthien
từ "dường", "giường", "vườn" nếu nghe không quen thì có thể lẫn lôn. (Đặc biệt là những người ngoài bắc mà nói nhái giọng trong Nam) nhưng người bản sứ thì họ phát âm khác và sẽ phân biệt rõ ràng ah
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom