Lại sai chính tả tại một lễ hội Văn hóa lớn! (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Xin lỗi anh minhthien312 xíu nhé.

Sẵn đây cho mình hỏi là minhthien mình không biết ý nghĩa nhìn "dô" thấy liền là gì, anh giải thích giúp nhé.
Cũng như nick của em là giày dép dỏm vậy đó Hix....
 
Mình thì cho bánh giầy là đúng: Nó xuất phát từ cách chế biến ra chiếc bánh. Không hiểu các bạn phía Nam gọi ra sao chứ vùng đồng bằng Bắc bộ có 2 loại món ăn là : Bánh giầy và Xôi xéo
Bánh giầy: Người ta dùng cối và chày giã và day nhuyễn xôi nếp mà thành. Trước khi giã người ta day nhuyễn (Với số lượng ít, với số lượng nhiều cho lễ hội thì rất có thể...)
Xôi xéo: Người ta chà xôi nếp và đỗ xanh xôi chín mà thành.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Theo tôi biết thì bánh dầy hay bánh giầy, dù day hay giã thì phải làm lúc còn nóng. Nguội là thua. Do đó phải giã bằng chày. Nếu nhiều thì không giã trong cối mà giã trên nền đất có lót cái gì đó. Chày là chày lớn và nặng. Giày xéo lên no là phỏng chân.

Còn xôi:
Người ta chà xôi nếp và đỗ xanh xôi chín mà thành.
Gia đình tôi cũng người Bắc, "chà xôi nếp và đỗ xanh xôi chín" là xôi vò. Yêu cầu của xôi vò là các hạt nếp phải rời và ráo nhưng vẫn dẻo. Làm không khéo bị bết lại thành cục mới gọi là xôi xéo.
 
Xin lỗi anh minhthien312 xíu nhé.

Sẵn đây cho mình hỏi là minhthien mình không biết ý nghĩa nhìn "dô" thấy liền là gì, anh giải thích giúp nhé.
Cũng như nick của em là giày dép dỏm vậy đó Hix....
Theo từ điển Lacviet-mtd9 thì:
Dô: là lồi, cao hoặc nhô ra phía trước (như là nhô). Cái trán dô.

Còn mình cứ "Đi ra đi vô" phát âm của mình thành "Đi ra đi dô" tuốt luốt. Vậy chữ "nhìn "dô" thấy liền" mình nghĩ là nhìn Vô, nhìn Vào là thấy hết luôn, khakhakha (kiểu cười của Sư phụ PTM)
 
Phong cho MinhThien là Phó Giáo sĩ, học zị Tiến sư, Viện trưởng Viện "Ngông ngữ học"
ptm0412 đã viết:
Đâu có phải hễ tiến sư phó giáo sĩ nói là đúng, đâu có phải viện trưởng ngôn ngữ học phát biểu là buộc người ta nói và viết theo mình? Nếu thống kê ra thì miền Nam đa số viết bánh "dày", tức là ít nhất 1/3 dân số viết sai à?

Bằng "Tiến sĩ" mua thiếu gì.
Nếu nói tiêu cực theo kiểu này thì 1m tôi bảo là có 80Cm, vậy cần gì phải học nữa. Tại sao người ta cứ phải quy chuẩn ra 1 cái gì đó để nhiều người thống nhất theo. Tất nhiên từ dày, dầy, giày và giầy thì khác với 1m = 80cm và nó sẽ còn phải tranh luận nhiều nếu cứ đưa những lý luận kiểu "củ chuối" ra.
Đương nhiên không phải "Tiến sĩ" nào cũng là chuẩn mực. Nhưng đa số, để có được tấm bằng Tiến sĩ thì người ta đã phải bỏ ra bao nhiêu công sức học tập và nghiên cứu mới có được. Tuy nhiên ông tiến sĩ ở mặt lĩnh vực này không "lấn sân" qua khu vực khác được. Tất nhiên không phải cái gì họ nói mình cũng phải tin.
Còn nói theo kiểu này thì giống như ông cũng như tôi, tiến sĩ cũng như ông học lớp 1 (Ở đây tôi loại trừ những trường hợp đặc biệt). Ông nào đưa ra chẳng đúng. Quê tôi gọi con tôm là con tép và tôi sẽ đấu tranh vì tôi thấy cả làng tôi gọi con đó là con tép.
 
Quê tôi gọi con tôm là con tép và tôi sẽ đấu tranh vì tôi thấy cả làng tôi gọi con đó là con tép.

Theo em nghĩ thì con tôm thì lớn rồi, nếu còn nhỏ thì gọi là tép. Giống như giang hồ thường nói rằng "Cái thằng tép riêu" là ý là thằng đó chẳng phải là lớn--> không đáng sợ.
 
Như thế mà gọi là tiêu cực à? Đây là box thư giãn nên có thể vui vẻ 1 chút. Còn nếu tranh luận thì phải công bằng, mỗi người có quyền đưa ra ý kiến riêng của mình, trong khi đó bài viết trên nói rằng:
Cái này trong http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/04/3BA1B028/ đã giải thích rồi chúng ta không nên bàn dày hay giầy
Tại sao không nên?

Còn ý kiến cá nhân tôi thì có nói ai sai đâu? Tôi bảo đó là tiếng vùng miền. Tôi nói dầy và tôi viết dầy, nhưng tôi không buộc ai phải viết theo tôi, và tôi không bắt ai phải im cả.

Còn câu tôi phong cho MinhThiencái này cái nọ, chắc chắn mọi người đang hiểu rằng tôi đang đùa vui.

Các lý luận của MinhThien cũng thuộc dạng đùa vui không thể nói là củ chuối được.

Nếu đi sa đà vào công kích cá nhân thế này thì mất vui đấy.
 
Theo em nghĩ thì con tôm thì lớn rồi, nếu còn nhỏ thì gọi là tép. Giống như giang hồ thường nói rằng "Cái thằng tép riêu" là ý là thằng đó chẳng phải là lớn--> không đáng sợ.

Con tép là cái con rẻ tiền hơn con tôm! Chẳng bao giờ tôm rẻ hơn tép!
 
Theo em nghĩ thì con tôm thì lớn rồi, nếu còn nhỏ thì gọi là tép. Giống như giang hồ thường nói rằng "Cái thằng tép riêu" là ý là thằng đó chẳng phải là lớn--> không đáng sợ.
Các hạ nói chí lý, lão Thông ta cũng đi bôn tẩu giang hồ nhiều nơi, chưa thấy ai nói là "cái Thằng Tôm riêu" cả!
 
Theo em nghĩ thì con tôm thì lớn rồi, nếu còn nhỏ thì gọi là tép. Giống như giang hồ thường nói rằng "Cái thằng tép riêu" là ý là thằng đó chẳng phải là lớn--> không đáng sợ.

Mình chứng kiến thực sự có vùng người dân họ gọi tôm hay tép đều là tôm còn tép dùng để gọi cá mạt nhỏ.
Bạn Tùng gọi tép riêu cũng không phải mà là tép riu. Loại tép này rất nhỏ không bắt bằng tay, đơm, cất vó được mà phải bắt bằng 1 dụng cụ là cái riu nên gọi là tép riu.
 
Google không phải là trọng tài, nhưng cứ thử Google xem sao!
 

File đính kèm

  • Banh day - banh giay.GIF
    Banh day - banh giay.GIF
    19.7 KB · Đọc: 13
Từ nào đúng?
TÉP RIU
TÉP RIÊU
TÉP RÊU

Cá nhân tôi sống ở miền sông nước nên mấy con tép nhỏ thường sinh sống ở những vùng nước có nhiều rong rêu, cho nên tôi nghĩ là TÉP RÊU, còn các bạn thì sao?
 
Theo tôi biết thì bánh dầy hay bánh giầy, dù day hay giã thì phải làm lúc còn nóng. Nguội là thua. Do đó phải giã bằng chày. Nếu nhiều thì không giã trong cối mà giã trên nền đất có lót cái gì đó. Chày là chày lớn và nặng. Giày xéo lên no là phỏng chân.

Còn xôi:

Gia đình tôi cũng người Bắc, "chà xôi nếp và đỗ xanh xôi chín" là xôi vò. Yêu cầu của xôi vò là các hạt nếp phải rời và ráo nhưng vẫn dẻo. Làm không khéo bị bết lại thành cục mới gọi là xôi xéo.

Xì, Thế mà cũng xưng ta đây cũng người Bắc, thôi xuề xoà sweet cho Lão 50% Bắc nhé

Sweet chưa thấy ai bảo làm xôi vò bị bết thành cục thì thành xôi xéo cả
Nó như thế này này:
Gạo nếp nấu riêng, còn đậu được hấp chín đánh tơi và nắm thành từng nắm lớn, chắc để có thể dùng dao bào mỏng lên trên lớp xôi, sau đó rắc một chút hành khô phi vàng và chan một chút nước mỡ, thích thì ăn thêm cùng với ruốc. Nghĩ đến đây mà nước miếng đã lên rồi.
Đây là bữa sáng ưa thích của em thời sinh viên đấy, vừa rẻ vừa ngon.
 
Bắc của em là Bắc Ninh, Bắc anh là Bắc nửa Ninh Bình, nửa Nam Định. Cũng phải có khác ti.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Nếu nói tiêu cực theo kiểu này thì 1m tôi bảo là có 80Cm, vậy cần gì phải học nữa. Tại sao người ta cứ phải quy chuẩn ra 1 cái gì đó để nhiều người thống nhất theo. Tất nhiên từ dày, dầy, giày và giầy thì khác với 1m = 80cm và nó sẽ còn phải tranh luận nhiều nếu cứ đưa những lý luận kiểu "củ chuối" ra.
Đương nhiên không phải "Tiến sĩ" nào cũng là chuẩn mực. Nhưng đa số, để có được tấm bằng Tiến sĩ thì người ta đã phải bỏ ra bao nhiêu công sức học tập và nghiên cứu mới có được. Tuy nhiên ông tiến sĩ ở mặt lĩnh vực này không "lấn sân" qua khu vực khác được. Tất nhiên không phải cái gì họ nói mình cũng phải tin.
Còn nói theo kiểu này thì giống như ông cũng như tôi, tiến sĩ cũng như ông học lớp 1 (Ở đây tôi loại trừ những trường hợp đặc biệt). Ông nào đưa ra chẳng đúng. Quê tôi gọi con tôm là con tép và tôi sẽ đấu tranh vì tôi thấy cả làng tôi gọi con đó là con tép.

Quê bác này chắc cũng như quê sweet thôi, thực ra con tôm(tep) to tầm bằng ngón tay cái trở xuống người ta gọi là con tép, mà có khi gọi là tôm, nhưng khi nó to hẳn người ta ko gọi là tép. Nói chung như Trai Tơ nói, nó thể hiện là nó là con tôm nhỏ, mà có khi xuất phát từ việc như thế nên người ta gọi là con tép cũng nên. Tên gọi đôi khi xuất hiện rất tình cờ, như quê em tên gọi là "Chờ", đơn giản ngày xưa ở đó hay có cướp nên mọi người phải đừng chờ nhau để cùng đi.
 
Quê bác này chắc cũng như quê sweet thôi, thực ra con tôm(tep) to tầm bằng ngón tay cái trở xuống người ta gọi là con tép, mà có khi gọi là tôm, nhưng khi nó to hẳn người ta ko gọi là tép. Nói chung như Trai Tơ nói, nó thể hiện là nó là con tôm nhỏ, mà có khi xuất phát từ việc như thế nên người ta gọi là con tép cũng nên. Tên gọi đôi khi xuất hiện rất tình cờ, như quê em tên gọi là "Chờ", đơn giản ngày xưa ở đó hay có cướp nên mọi người phải đừng chờ nhau để cùng đi.
híc tôm tép noạn cả nên.
Em cũng quê biển nhưng gọi ngược lại với chị Sw.
Tép là loại nhỏ (con này nó chỉ bằng 1/10 con tôm và nó cũng chỉ lớn đến vậy ko lớn hơn)
 
Hồi xưa lớp mình đánh nhau to chỉ vì con châu chấu & con cào cào đấy!

Cuối cùng thì chả đến đâu!
 
híc tôm tép noạn cả nên.
Em cũng quê biển nhưng gọi ngược lại với chị Sw.
Tép là loại nhỏ (con này nó chỉ bằng 1/10 con tôm và nó cũng chỉ lớn đến vậy ko lớn hơn)
Chị biết con tép quê em, nó nhỏ xíu và hay dùng để nấu canh. Ngày xưa chị ở cùng cô bé Nghệ An thường xuyên được ăn món đó, nếu ko thì rang, cho chút đường, hạt tiêu, hành cũng khá ngon.
 
Hồi xưa lớp mình đánh nhau to chỉ vì con châu chấu & con cào cào đấy!

Cuối cùng thì chả đến đâu!

Đúng rồi đó bác Chanh "Trung Quốc"
Tụi em cũng "choảng" nhau bởi cái con này! Ở quê em gọi cái con mà đầu nhọn nhọn là con châu chấu (khác với con vạt sành), con mà có cái đầu tròn tròn là con cào cào, có ý cho là cái tụi em gọi là con cào cào là con châu chấu luôn, thế là cải lộn, rồi choảng nhau cũng chẳng ai giải thích được đúng sai!

Tụi em gọi cái con này là CHÂU CHẤU nè:
p1070369he0.jpg


Và con này tụi em gọi là con CÀO CÀO nè:
7.jpg


Con BỌ NGỰA:
bongua2.jpg


Con VẠT SÀNH:
f_trahinh7m_fe864e4.jpg
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom