Góp ý với những bài viết của BNTT

Liên hệ QC

BNTT

Bùi Nguyễn Triệu Tường
Thành viên danh dự
Tham gia
3/7/07
Bài viết
4,946
Được thích
23,206
Nghề nghiệp
Dạy đàn piano
QuocPhong đã viết:
Chào bạn!
Mình đã đọc các bài viết của bạn về các hàm xử lí chuỗi, văn bản,... Bài viết rất hay và bổ ích.
Mình xin góp ý một chút ở hàm Value
Excel vẫn cho phép thực hiện các phép toán +,-,*,/ với các số ở hiển thị ở dạng text. Tuy nhiên, nếu thực hiện ở một số hàm nào đó thì không được.
Thân.
Trước hết xin cảm ơn bạn đã quan tâm.

Đúng là Excel vẫn cho phép thực hiện các phép toán +,-,*,/ với các số ở hiển thị ở dạng text, nhưng không phải là lúc nào cũng được.

Ý của tôi khi viết bài này là để phòng hờ cho những trường hợp Excel nó không hiểu con số đang ở dạng text. Còn nếu nó hiểu được thì... khỏe rồi!

Có một bạn đã hỏi về vấn đế này ở đây, Bạn đọc thử nhé: http://www.giaiphapexcel.com/forum/showthread.php?t=6555

Hàm VALUE giống như cái cách mà nhân thêm 1 với giá trị kiểu text để nó biến thành kiểu số.

Thân.
BNTT

Xin nói thêm chút với tất cả các thành viên GPE.
Vì topic này tôi đã viết xong rồi, nên bây giờ các bạn cứ hỏi ngay tại đây nếu có thắc mắc gì, không cần phải PM đâu.

 
Lần chỉnh sửa cuối:
BNTT đã viết:


Tôi xin mở topic này để đón nhận tất cả những góp ý của các bạn về loạt bài viết về các Hàm trong Excel.

Vì thật ra, tôi chỉ có công là biên dịch, chú giải và soạn thêm những ví dụ nhằm giúp cho các bạn dễ hiểu khi cần tra cứu một hàm nào đó của Excel, chứ thật sự có những hàm, tôi chả bao giờ sử dụng nó, hay nói đúng hơn là tôi chả hiểu gì về nó, nhất là những hàm trong nhóm Các Hàm Thống Kê và Các Hàm Tài Chính.

Do trình độ dịch thuật và sự am hiểu về các hàm của Excel là có giới hạn, nên trong các bài viết của tôi chắc chắn không thể tránh những sai sót. Mong các bạn khi xem, nếu thấy có những sai sót gì thì báo cho tôi biết để sửa lại các bài viết của mình, cũng là để tránh những việc đáng tiếc nếu như có ai đó sử dụng những giái thích, những hướng dẫn sử dụng hàm bị sai mà không biết.

Tôi để sẵn đường link tới topic Góp ý này ở chữ ký của tôi, nếu có góp ý hoặc thắc mắc gì, các bạn chỉ cần nhấn vào đó.

Xin chân thành cảm ơn.
---------------------------------------------------------------------------
Excel's Text Functions - Các Hàm xử lý văn bản và chuỗi
Excel's Logical and Information Function - Các Hàm luận lý và thông tin
Cho phép em hỏi thăm qua các bài viết trên - Nói về các lệnh, hàm và các bài minh họa. Thầy có thể chỉ em cách download các bài này vê để tự học trong những lúc không lên mạng được.
Kính cám ơn Thầy.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Thuyan.acc đã viết:
Excel's Text Functions - Các Hàm xử lý văn bản và chuỗi
Excel's Logical and Information Function - Các Hàm luận lý và thông tin
Cho phép em hỏi thăm qua các bài viết trên - Nói về các lệnh, hàm và các bài minh họa. Thầy có thể chỉ em cách download các bài này vê để tự học trong những lúc không lên mạng được.
Kính cám ơn Thầy.

Bạn vào file/save as page. Bạn sẽ save trang này và mở đc khi ko oline. Còn nếu siêng bạn có thể copy các file này sang word.

Thân,
SG.
 
Làm ơn cho mình hỏi làm thế nào để cột khác thể hiện được nội dung sau:
VD: ô A4 mình gõ kiss thi` ô B4 tự động ra chữ hôn, nếu ô A4 gõ smile thì ô B4 ra chữ cười giới hạn khoảng 20 trường hợp có thể sảy ra cho ô B4.
Xin chân thành cám ơn !
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Trước hết bạn phải có một cái database "từ điển" cái đã, rồi sau đó bạn dùng VLOOKUP() để dò tìm...

Ví dụ, bạn thực hiện cái database ở cột C và cột D, cột C là tiếng Anh, còn cột D là tiếng Việt tương ứng,
Trong câu hỏi, bạn muốn có 20 chữ, bạn làm ở C1:D20 chẳng hạn.

Rồi ở B4, bạn gõ = VLOOKUP(A4, C1:D20, 2, 0)

Về câu hỏi của bạn, tôi đã trả lời rồi đó, nhưng thú thiệt, bạn làm vậy để làm gì, thời đại ngày nay có rất nhiều từ điển điện tử để bạn sử dụng, tra cứu, đâu có cần ép Excel làm việc này? Hơn nữa là, nếu muốn làm trong Excel, thì bạn phải tạo một cái database... Trong câu hỏi, bạn nói là chỉ cần 20 chữ, nhưng lỡ bạn muốn đầy đủ Anh-Việt kiểu này, thì bao nhiêu cho đủ? Và bạn có đủ kiên nhẫn để tạo ra cái database này không?

Thân.
BNTT

 
Thắc mắc về phân tích tài chính

Mình muốn hỏi nếu đi vay thì số tiền vay là số dương hay số âm? Theo như mình biết thì tiền mình bỏ ra là số âm, còn thu về là số dương. Nghĩa là tiền vay là số dương, nhưng bữa trước lúc làm bài tập ở lớp thì thầy lại cho là số âm. Mình không hiểu rõ lắm phần đó, các bạn có thể giải thích cho mình ko?
Lãi suất thực có phải tính bằng hàm rate ko?Hàm rate phải đầy đủ các yếu tố nper, pmt,pv,fv thì mới làm được, nếu ko đủ các yếu tố đó thì mình có tính được ko?Khi tính tiền trả mỗi tháng, bên cạnh tiền lãi còn trả tiền gốc thì tính như thế nào?có phải mình sẽ ghi hàm = -(tiền gốc+số tiền vay*lãi suất) ko?
Mình còn dở về loại bài tập này lắm, các bạn giúp mình với nhé.
 
Theo như kế toán. thì tiền vay là khoản phải trả ứng với Bên Nguồn vốn của bảng cân đối kế toán. Tuy rằng đi vay là thu tiền về, nhưng nó là khoản phải trả. Nên theo mình nghĩ nó là số âm theo ngành học của bạn. Chứ kế toán thì ghi Có Tài khoản 311 (vay ngắn hạn). Mà bạn học chuyên ngành gì vậy.
 
1. Dương là theo cách nghĩ : thu vào là dương, chi ra là âm. Nhưng theo tài chính và kế toán, khoản phải trả là âm, khoản phải thu là dương như 0906732617 nói.
2. Lãi suất thực tính theo Rate() là đúng rồi. Nhưng phải đủ tham số ngoại trừ tham số trong cú pháp có dấu ngoặc vuông, có thể bỏ qua (omitted), và nếu bỏ qua sẽ có giá trị mặc định. Giá trị mặc định là bao nhiêu còn tùy hàm.
3. Tính tiền lãi phải trả có nhiều phương pháp:
- Lãi trả từng kỳ, gốc trả 1 lần khi đáo hạn
- Gốc trả từng kỳ bằng nhau, lãi từng kỳ bằng nhau
- Gốc từng kỳ bằng nhau, lãi giảm dần theo số dư nợ
- Trả những khoản tiền bằng nhau mỗi kỳ: gốc tăng dần, lãi giảm dần theo dư nợ
- Gốc và lãi trả 1 lần khi đáo hạn

bạn phải biết mình đang tính theo phương pháp nào mới tính được.
 
Bạn cần nói rõ hơn "Lãi suất thực" mà bạn hỏi có phải là lãi suất mà người đi vay phải chịu, tính trên 1 năm (%/năm) không? Nếu đúng vậy thì LS thực đó sẽ bằng:
LS thực = (1+r/n)^n - 1 (với r: LS/năm, n: số kỳ phải trả trên 1 năm)
VD: r=12%/năm, n= 4 (3 tháng trả lãi 1 lần ), LS thực = 12,55%/năm.
Từ đó cho thấy nếu kỳ trả lãi trong năm càng nhiều thì LS phải chịu trên 1 năm càng cao. Có người gọi LS này là LS tài trợ hiệu quả (ref)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cám ơn BNTT đã chỉ bảo và góp ý. Mình đã làm được rồi, cái này ứng dụng cho một người nước ngoài làm chứng từ bằng tiếng việt thông qua tiếng anh rất tốt bạn ah. Mình chỉ cần một số từ tiếng anh chuyên nghanh thôi vì không phải lúc nào cũng có người dịch cho họ.
 
Gửi Bác BNTT, bác đọc xong xoá luôn hộ em.
Bác có thể cho em xin cac bài viết về hàm thống kê của bác ko? Em rất thích các bài viết của Bác trong mục này nhưng Copy thủ công thì lâu quá. Hoặc dưới mỗi bài viết Bác gửi kèm luôn File như vậy rất thuận tiện cho người muốn tìm hiểu về các Hàm Thống kê. Rất mong Bác chú ý điểm này.
 
Cảm ơn bạn đã quan tâm.
Mình đã post bài lên đây, có nghĩa là tất cả mọi người ai cũng có thể copy về, nếu thích... Còn file đính kèm thì không có, bạn à. Vì mình post trực tiếp ở GPE luôn, lúc post bài thì mở thêm Excel ra để nếu có ví dụ thì minh họa chút chút rồi chụp hình nó, xong kèm vào bài. Công thức thì dùng Equation của Word2007 (xin nói thêm, Word2007 có sẵn Equation ngay trên thanh công cụ (Ribbon), tuyệt cú mèo... ăn đứt Equation kèm theo Office từ xưa giờ); tài liệu để dịch là Help của Excel, sách, cuốn Formulas and Function, và Google...
Vì thế cho nên điều bạn muốn là chưa thể đáp ứng được. Trừ phi sau này, sau khi đã hoàn thành các topic về hàm, mình sẽ tổng hợp nó lại thành file pdf chẳng hạn để tiện cho các bạn nghiên cứu (giống như đã làm cho "Thay thái độ đổi cuộc đời"). Mà nếu mình có làm thì cũng copy ngược lại từ đây thôi. Thành thử, lỡ có chuyện gì đó, database của GPE có trục trặc, thì... hic, "công trình" này cũng sẽ theo đó mà đi (!)

Thân,
BNTT
 
Mình đang dịch các Hàm Tài Chính của Excel.
Tới hàm IPMT() thì vướng cái này:

Đây là ví dụ trong Help của Excel:
IMPT-1.png

Theo mình nghĩ thì hình như ví dụ thứ nhất không đúng.
Tại sao lại lấy A3*3 ?

Nếu muốn tính lãi của tháng đầu tiên, thì rate quy ra tháng = A2/12 (10%/12) là đúng rồi;

Nhưng nper (ô A4), cũng phải quy ra tháng chứ ? Nghĩa là nó phải bằng A4*12 (3*12)

Còn per (ô A3) là kỳ tính lãi, nếu đã quy rate nper ra tháng thì cứ để nguyên per = 1 để tính lãi cho tháng đầu tiên, chứ tại sao lại lấy nó nhân với 3 ?

Mình nghĩ công thức đúng phải là
= IPMT(A2/12, A3, A4*12, A5)
= IPMT(10%/12, 1, 3*12, 8000) = -66.67

Vậy, số lãi của tháng thứ nhất là $66.67 hay là $22.41 như trong ví dụ của Help?
Cái nào đúng ?
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ví dụ hàm IPMT của Excel

Đúng là cái ví dụ đó sai thật.Bác giải thích như vậy là đúng rồi. Vì:
IPMT(rate,per,nper,pv,fv,type)

Hàm IPMT dùng để xác định số tiền cần phải trả lãi của một khoản đầu tư trong một giai đoạn với các khoản trả đều đặn và lãi suất không đổi.

Với:
+ rate:lãi suất cố định của giai đoạn cần phải trả lãi.
+ per:giai đoạn cần tính khoản trả lãi và phải nằm trong khoảng từ 1 đến nper
+ nper:tổng số các giai đoạn mà khoản tiền đều đặn phát sinh
+ .v.v...

Như vậy với ví dụ thứ nhất thì có thể hiểu yêu cầu của bài toán này là: Xác định số tiền lãi phải trả vào cuối mỗi tháng cho một khoản vay 8000 với lãi suất vay hàng năm là 10%/năm, thời hạn vay là 3 năm.

Như vậy thì:
+rate: lãi suất tháng: 10%/12
+per: thời gian(giai đoạn) phải trả lãi:1 tháng 1 lần
+nper: tổng số tháng (giai đoạn) phải trả lãi:3*12

=> = IPMT(10%/12, 1, 3*12, 8000) = -66.67
 
Trả lời

Thí dụ của Excel sai, vì mình trước khi viết bài "đánh giá bài của Vũ Đỗ Din", mình đã kiểm tra kỹ, không kỹ không dám viết:
Mã:
PPMT: Returns the payment on the principal [B]for a given period[/B] for an investment based on periodic, 
constant payments and a constant interest rate.
IPMT: Returns the interest payment for [B]a given period[/B] for an investment based on periodic, 
constant payments and a constant interest rate

Trong đó for a given period nghĩa là vào 1 kỳ cho trước. Vậy dịch đủ nghĩa cho phe ta hiểu thì:

hàm PPMT là hàm tính số nợ gôc phải trả kỳ thứ per, trong tổng số nper kỳ, của 1 khoản vay PV, với lãi suất rate không đổi và số tiền phải trả mỗi kỳ pmt bằng nhau, mà sau nper kỳ khoản nợ còn lại FV, mặc định FV bằng zero.
tương tự hàm IPMT là hàm tính số lãi phải trả kỳ thứ per, trong tổng số nper kỳ, của 1 khoản vay PV, với lãi suất rate không đổi và số tiền phải trả mỗi kỳ pmt bằng nhau, mà sau nper kỳ khoản nợ còn lại FV, mặc định FV bằng zero.
Mỗi kỳ phải trả 1 khoản pmt bằng nhau gồm có
- phần lãi giảm dần do gốc giảm dần, (1)
- phần còn lại trả gốc --> tăng dần. (2)

Phần 1 tính bằng IPMT, phần 2 tính bằng PPMT
Mình kiểm tra bằng cách tính IPMT và PPMT lần lượt cho các kỳ per = 1 đến per = nper. Sau đó cộng lại chính xác là:
IPMT(1) +PPMT(1) = IPMT(2) +PPMT(2) = .... = IPMT(n) +PPMT(n) = PMT =const
PMT =const này có thể kiểm tra lần nữa bằng chính hàm PMT() của Excel với các tham số PV, FV, Rate, nper bằng các số liệu đã tính ở trên. Kể cả cho FV # 0

Như vậy:
dat2007 đã viết:
+ per:giai đoạn cần tính khoản trả lãi và phải nằm trong khoảng từ 1 đến nper

dat2007 cũng chưa dịch rõ chính xác ý nghĩa của per vì per được định nghĩa
Mã:
Per    is the period for which you want to find the interest and must be in the range 1 to nper.

Per là kỳ mà bạn muốn tính lãi ... (period số ít)

Tóm lại, Excel Help cũng có thể sai, định nghĩa của Excel có thể mơ hồ, ta phải kiểm chứng lại 1 cách khoa học.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Lại góp ý!
1.
Tính số tiền lãi phải trả tại một kỳ hạn nào đó đối với một khoản vay có lãi suất không đổi và thanh toán theo định kỳ

còn thiếu: "với các khoản thanh toán bằng nhau mỗi kỳ".

Để giải thích thêm: Đi vay có rất nhiều hình thức trả :

- Trả gốc đều nhau, lãi đều nhau (từng kỳ)
- Trả gốc đều nhau, lãi giảm dần (từng kỳ)
- Lãi trả từng kỳ đều nhau, gốc trả 1 lần khi đến hạn
- Trả gốc và lãi 1 lần khi đến hạn
- Trả những khoản tiền bằng nhau, khoản trả lãi giảm dần, khoản trả gốc tăng dần.

Mỗi cách thanh toán có công thức riêng. Nếu không nói rõ thanh toán theo phương thức nào, không được dùng công thức bậy bạ.

2. Vậy

Kết quả (số tiền) do hàm PMT() trả về bao gồm tiền vốn và tiền lãi. Nếu muốn chỉ tính số tiền vốn phải trả .......
chữ "tiền vốn" ở đây dùng sai. Phải là tiền trả nợ gốc.

3.
Fv : Giá trị tương lai, là tổng số tiền sẽ có được sau lần trả lãi sau cùng

FV đúng là giá trị tương lai, nhưng đối với khoản đi vay, nó là số nợ gốc còn lại sau nper kỳ trả. Đi vay mà "có được", nghe kỳ quá.
FV sẽ hiểu là khoản có được (có thể lấy ra bỏ túi) khi tính về 1 khoản tiết kiệm:
Gởi 1 tỷ bây giờ, tính xem mỗi tháng rút ra xài bao nhiêu, (trong đó gốc bao nhiêu, lãi bao nhiêu), để sau 20 năm, còn lại 200 triệu trong TK có thể rút ra lần chót đi du lịch khi về hưu: FV = 200 tr.
 
Thuật ngữ Market Yield hiểu thế nào cho đúng các bác ơi ?
Trong các phân tích về chứng khoán thường thấy nó, hình như là một chỉ tiêu gì đó để phân tích.
Tôi hỏi câu này là để giải thích công thức của hàm MDURATION().
 
Mình quả thực không hiểu về chứng khoán, lý thuyết trong trường thì không chi tiết. Sau khi tìm hiểu về 2 hàm Duration và MDuration thì mình có nhận xét sau (mà vẫn không hiểu):
- Tham số coupon đưa vào không được tính toán, vì mình đã thay coupon bằng nhiều số khác nhau mà kết quả vẫn như cũ
- Tham số Yld có tính toán, mà Yield có thể dịch là hoa lợi, trong thí dụ của Help lại là Yield percent (tạm hiểu là tỷ suất sinh lợi). Vậy cái tỷ suất sinh lợi này ở đâu mà có? Không biết! Mà không biết làm sao mà tính Mduration?
- Theo công thức giải thích sự tương quan giữa Duration và MDuration thì ta thấy: Duration / MDuration = 1+Yld
- Từ đó thử tính bằng cách giải phương trình cho ra 1 con số mà số đó:
Market Yield = Coupon x Yld ($/100$)
Tới đây thì bí. Chắc phải tìm tài liệu khác chuyên sâu hơn.
File kèm theo là file nháp để mò mẫm.
 

File đính kèm

  • Mduration.xls
    25.5 KB · Đọc: 27
Cảm ơn bác Ptm0412.

Sử dụng cái ví dụ trong Help của Excel (chép ra dán vào bảng tính, để yên các ô theo định dạng General), lúc đầu em cũng thấy cái tham số coupon chả có tác dụng gì trong cả hai hàm DURATION và MDURATION. Em cũng đã thử, cho nó = 0, rồi cho nó bằng 100%, kết quả vẫn không thay đổi.

Nhưng rồi, em thử gõ lại các tham số, nghĩa là cũng là ngày tháng đó, con số đó, nhưng gõ lại và định dạng lại các ô bảng tính theo đúng kiểu định dạng của nó, chứ không phải là dữ liệu copy từ Help ra... Thì thấy có "ép phê" đó bác ptm0412 à. Khi thay đổi % của coupon, kết quả sẽ thay đổi theo đấy...

Có thể trường hợp bác gặp cũng là do như vậy, copy ví dụ từ Help ra dán vào bảng tính, và cứ để yên các ô theo định dạng General, phải không ?
 
BNTT đã tải file của mình chưa nhỉ?
Trong đó mình tự gõ các con số vào mà! Gõ còn nhanh hơn là copy và dán, rồi định dạng lại. Vả lại mình đang dùng dấu seperate là chấm phẩy, mình chả bao giờ copy dán cả.
hay là BNTT cho file "có ép phê" lên xem.
-------------
À thấy rồi, tại mình cho frequency = 1 và chưa thử với các số khác.
Mà cũng lạ, frequency chỉ chấp nhận 1, 2, 4. Không chấp nhận 3, 6 và 12. (trong help có nói, chỉ là mình không hiểu tại sao, hay chỉ là không ai trả lãi 1 tháng, 2 tháng, 4 tháng 1 lần).

Cuối cùng vẫn không hiểu Duration với lại MDuration
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT
Back
Top Bottom