Chuyên mục: Hỏi đáp chính sách lao động tiền lương

Liên hệ QC
Bạn Huyvip2601 à.
1. Để xây dựng định mức lao động, tiền lương bạn phải căn cứ vào công việc của từng loại lao động, mức độ nặng nhọc, nguy hiểm ra sao. Trên cơ sở đó cùng với những dữ kiện mà cấp trên yêu cầu thì bạn mới xây dựng được định mức tiền lương.
2. Vấn đề quan trọng nữa là, bạn phải xác định được công việc của người lao động là gì; lựa chọn cách trả lương theo sản phẩm, theo thời gian, lương khoán,...
 
Có ai đã từng làm thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu cho Công ty cổ phần tư nhân hoạt động theo luật Doanh Nghiệp tại BHXH quận Hoàn Kiếm không? Giúp mình với. Mình lúng túng quá!
Mình đang cần gấp. Mong mọi người giúp đỡ
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Có ai đã từng làm thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu cho Công ty cổ phần tư nhân hoạt động theo luật Doanh Nghiệp tại BHXH quận Hoàn Kiếm không? Giúp mình với. Mình lúng túng quá!
Mình đang cần gấp. Mong mọi người giúp đỡ

Bạn xem tại đây. Chúc thành công
 
Xin chào cả nhà. Công ty em cũng mới thành lập em đang lập bảng lương để đăng ký BHXH cho mọi người. Theo Luật BHXH em có đọc thì tiền lương để đóng BHXH là mức tiền lương ghi trong hợp đồng lao động. Như vậy cty em có người mức lương tới 10 triệu thì sẽ đóng khá nhiều. Em muốn hỏi làm thế nào để lương cơ bản thấp hơn lương trả thực tế không. Bây h tiền phụ cấp cũng phải nộp BHXH rồi, các bác có cách nào chỉ cho em với
Thanks a lot!
 
Xin chào cả nhà. Công ty em cũng mới thành lập em đang lập bảng lương để đăng ký BHXH cho mọi người. Theo Luật BHXH em có đọc thì tiền lương để đóng BHXH là mức tiền lương ghi trong hợp đồng lao động. Như vậy cty em có người mức lương tới 10 triệu thì sẽ đóng khá nhiều. Em muốn hỏi làm thế nào để lương cơ bản thấp hơn lương trả thực tế không. Bây h tiền phụ cấp cũng phải nộp BHXH rồi, các bác có cách nào chỉ cho em với
Thanks a lot!

Bây h tiền phụ cấp cũng phải nộp BHXH rồi, ---> Ai bảo thế, phải xem đối tượng loại hình doanh nghiệp (Xem điều 94 Luật BHXH qui định)

Luật BHXH tại

Điều 5. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội

2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương, tiền công của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập do người lao động lựa chọn nhưng mức thu nhập này không thấp hơn mức lương tối thiểu chung.

Điều 94. Tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung.

2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động.

3. Trường hợp mức tiền lương, tiền công quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung.

Mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN:

* Người lao động thuộc đối tượng thực hiện theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN là tiền lương theo ngạch, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung.
* Người lao động đóng BHXH, BHYT, BHTN theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định thì tiền lương, tiền công đóng BHXH, BHYT, BHTN là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động gồm mức lương chính hoặc tiền công và phụ cấp ghi tại khoản 1 Điều 3 trong bản hợp đồng lao động
* Trường hợp mức tiền lương, tiền công đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung
Cần phân biệt mức lương tối thiểu chung và mức lương tối thiểu vùng.

“Mức lương tối thiểu do Chính phủ công bố dùng để điều tiết chỉ số giá sinh hoạt từng thời kỳ. Mức lương tối thiểu dùng để trả công đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường”

Mức lương tối thiểu chung được dùng làm cơ sở:

1.- Tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện một số chế độ khác theo quy định của pháp luật ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức quy định như sau:

1) Cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
2) Đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
3) Công ty được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước;
4) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;​

2.- Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng tính theo lương tối thiểu chung.

Mức lương tối thiểu vùng quy định được dùng làm căn cứ tính các mức lương trong thang lương, bảng lương, các loại phụ cấp lương, tính các mức lương ghi trong hợp đồng lao động, thực hiện các chế độ khác do doanh nghiệp xây dựng và ban hành theo thẩm quyền do pháp luật lao động quy định.

Mức lương tối thiểu vùng không phải là mức lương để tham gia BHXH, BHYT, BHTN

Tham khảo công văn 4799/LĐTBXH-LĐTL-18/12/2009 ủa Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về mức lương làm cơ sở đóng BHXH, BHYT, BHTN

Công văn số:466/BHXH-PT ngày 29 tháng 12 năm 2009 hướng dẫn đóng BHXH, BHYT, BHTN của Bảo hiểm xã hội thành phố Hải Phòng hướng dẫn việc trích nộp bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) theo Luật BHXH, Luật BHYT áp dụng từ ngày 01/01/2010.

Số:466/BHXH-PT - V/v: hướng dẫn đóng BHXH,BHYT,BHTN

Hải Phòng, ngày 29 tháng 12 năm 2009​

Kính gửi: Các cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố Hải Phòng.


  • Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006; Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008;
  • Căn cứ Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính Phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc; Căn cứ Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp; Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế;
  • Căn cứ Nghị định số 97/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động và các thông tư số 35/2009/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 11 năm 2009 hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với công ty nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, số 36/2009/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 11 năm 2009 hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
  • Căn cứ Nghị định số 98/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam; Công văn số 4347/LĐTBXH-LĐTL ngày 13/11/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc triển khai thực hiện Nghị định số 98/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 của Chính Phủ.


Bảo hiểm xã hội thành phố Hải Phòng hướng dẫn việc trích nộp bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) theo Luật BHXH, Luật BHYT áp dụng từ ngày 01/01/2010 như sau:

1. Mức đóng BHXH, BHYT, BHTN:

Kể từ ngày 01/01/2010, mức đóng BHXH hàng tháng là 22%; BHYT hàng tháng là 4,5%; BHTN hàng tháng là 2%. Trong đó, người sử dụng lao động đóng 16% BHXH; 3% BHYT; 1% BHTN, người lao động đóng 6% BHXH; 1,5% BHYT; 1% BHTN.

Riêng trường hợp người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì mức đóng BHXH hàng tháng bằng 18% mức tiền lương, tiền công tháng trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

2. Căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN:

2.1 Người lao động thuộc đối tượng thực hiện theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN là tiền lương theo ngạch, bậc cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung.

2.2 Người lao động đóng BHXH, BHYT, BHTN theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động.

2.3 Người lao động có tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động bằng ngoại tệ thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN được tính bằng đồng Việt Nam trên cơ sở tiền lương, tiền công bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm ngày 02 tháng 01 cho 6 tháng đầu năm và ngày 01 tháng 7 cho 6 tháng cuối năm. Trường hợp trùng vào ngày nghỉ mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa công bố thì được lấy tỷ giá của ngày tiếp theo liền kề.

2.4 Trường hợp mức tiền lương, tiền công đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công đóng BHXH, BHYT, BHTN bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung.

3. Mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 01/01/2010:

3.1 Mức lương tối thiểu vùng để trả công đối với người lao động làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường ở các doanh nghiệp quy định tại Điều 1 Nghị định số 97/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 của Chính phủ:

+ Mức 880.000 đồng/tháng áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các quận và các huyện Thuỷ Nguyên, An Dương, An Lão thuộc thành phố Hải Phòng.

+ Mức 810.000 đồng/tháng áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các huyện còn lại thuộc thành phố Hải Phòng.

3.2 Mức lương tối thiểu vùng để trả công đối với người lao động Việt Nam làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam quy định tại Điều 1 Nghị định số 98/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 của Chính phủ:

+ Mức 1.190.000 đồng/tháng áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các quận và các huyện Thuỷ Nguyên, An Dương, An Lão thuộc thành phố Hải Phòng.

+ Mức 1.040.000 đồng/tháng áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các huyện còn lại thuộc thành phố Hải Phòng.

3.3 Người lao động ký hợp đồng lao động tại văn phòng hoặc trụ sở chính đóng tại thành phố Hải Phòng nhưng làm việc ở vùng khác thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng tại địa điểm làm việc ghi trong hợp đồng lao động.

3.4 Mức lương tối thiểu vùng là căn cứ để tính các mức lương, phụ cấp lương ghi trong hợp đồng lao động, doanh nghiệp không được dùng mức lương này làm cơ sở đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề). Mức tiền lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

4/ Xử lý vi phạm BHYT:

Kể từ ngày 01/10/2009, cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHYT mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định của pháp luật thì cùng với việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, sẽ phải nộp số tiền lãi trong thời gian chậm đóng, tương tự như tiền chậm đóng BHXH. Tiền lãi chậm đóng BHYT được tính theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố theo quy định tại Điều 49 Luật Bảo hiểm y tế.

Đề nghị các cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố Hải Phòng thực hiện việc đóng BHXH, BHYT, BHTN theo đúng quy định và các nội dung hướng dẫn bổ sung theo văn bản này./.

GIÁM ĐỐC
(Đã ký)





Trương Văn Quý


Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- GĐ, các PGĐ;
-Các phòng chức năng;
- BHXH quận, huyện;
- Lưu HCTH, P.Thu.

http://www.haiphong.gov.vn/baohiemx...parent_menuid=606&fuseaction=3&articleid=4933

Tham khảo thêm công văn 3621 ngày 07/12/2009 của BHXH TP. HCM về tỷ lệ đóng BHXH-BHYT-BHTN và mức lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1/2010 trong đó cũng ghi rất rõ về mức lương tham gia BHXH, BHYT, BHTN
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Xin chào cả nhà! Em có một thắc mắc nhờ các bác giải thích hộ đó là người lao động trong 1 đơn vị sự nghiệp của nhà nước( xí nghiệp công trình công cộng) thì tính lương theo thang bảng lương nào? theo QĐ 204 hay 205 vì nếu tính theo QĐ 204 thì mức lương của người lao động quá thấp ( vi dụ lương của người chăm sóc cây xanh, hệ thống chiếu sáng mà xí nghiệp đang áp dụng) còn nếu tính theo QĐ 205 thì huyện không đồng ý vì đây là đơn vị sự nghiệp của nhà nước. Em chả biết đường nào mà lần.
 
Đơn vị bạn là đơn vị sự nghiệp nhà nước thì phải trả lương theo NĐ205, sử dụng thang bảng lương nhà nước làm cơ sở để tính, trả lương và trích nộp BHXH cho người lao động. Chắc chắn khi sử dụng thang bảng lương này mức lương nhận được sẽ thấp. Nhưng chắc chắn sẽ có những khoản hỗ trợ đặc thù riêng của loại hình đơn vị này.
Thu nhập tháng của người lao động nếu phân phối hợp lý, tuân thủ theo Luật Lao động, chế độ phú lợi, làm ca.... sẽ đảm bảo được quyền lợi và các lợi ích cho người lao động, người đứng đầu đơn vị.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Đơn vị bạn là đơn vị sự nghiệp nhà nước thì phải trả lương theo NĐ204, sử dụng thang bảng lương nhà nước làm cơ sở để tính, trả lương và trích nộp BHXH cho người lao động. Chắc chắn khi sử dụng thang bảng lương này mức lương nhận được sẽ thấp. Nhưng chắc chắn sẽ có những khoản hỗ trợ đặc thù riêng của loại hình đơn vị này.
Thu nhập tháng của người lao động nếu phân phối hợp lý, tuân thủ theo Luật Lao động, chế độ phú lợi, làm ca.... sẽ đảm bảo được quyền lợi và các lợi ích cho người lao động, người đứng đầu đơn vị.

Đơn vị của em chả thấy hổ trợ gì thêm, em có cảm giác UB huyện đang quản lý giống như 1 phòng hành chánh của UB. Em đang đề nghị huyện nên giao khoán theo định mức các dịch vụ như chăm sóc cây xanh, chiếu sáng, vệ sinh đường phố để cho lương công nhân dễ thở hơn nhưng còn tùy thuộc vào ý kiến tham mưu của phòng TCKH. bó tay chấm cơm.
 
Xin cho hỏi về mức lương làm căn cứ trả chế độ nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ tết (ngày nghỉ được hưởng nguyên lương):
Tôi đang công tác tại một doanh nghiệp tư nhân. Trong hợp đồng lao động ký kết mức lương cơ bản là 1,5 triệu. Ngoài ra đơn vị còn có các khoản phụ cấp khác thành tổng lương hằng tháng được nhận là 3 triệu.
Vậy khi tôi được hưởng lương nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ tết thì căn cứ mức lương 1,5 triệu hay 3 triệu để tính trả ngày nghỉ được hưởng nguyên lương?.
Xin chân thành cảm ơn !
 
Xin cho hỏi về mức lương làm căn cứ trả chế độ nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ tết (ngày nghỉ được hưởng nguyên lương):
Tôi đang công tác tại một doanh nghiệp tư nhân. Trong hợp đồng lao động ký kết mức lương cơ bản là 1,5 triệu. Ngoài ra đơn vị còn có các khoản phụ cấp khác thành tổng lương hằng tháng được nhận là 3 triệu.
Vậy khi tôi được hưởng lương nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ tết thì căn cứ mức lương 1,5 triệu hay 3 triệu để tính trả ngày nghỉ được hưởng nguyên lương?.
Xin chân thành cảm ơn !

Vấn để của bạn đặt ra chưa cụ thể lắm. Lý do, các khoản phụ cấp theo bạn nêu, gồm những khoản phụ cấp nào? Ví dụ: Phụ cấp (trợ cấp tiền ăn giữa ca), phụ cấp "khoán" tiền điện thoại, phụ cấp xăng xe đi lại công tác,... nếu trong HDLD có những khoản phụ cấp này khi tính lương nghỉ phép sẽ không được tính vào.

Theo Nghị định số: 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính Phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về tiền lương - tại chương III - CHẾ ĐỘ TRẢ LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG, điều 14 quy định:

1. Tiền lương trả cho người lao động nghỉ hàng năm, nghỉ ngày lễ, nghỉ về việc riêng có hưởng lương được tính theo lương thời gian, bằng tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có) chia cho số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp, cơ quan lựa chọn nhưng tối đa không quá 26 ngày, nhân với số ngày được nghỉ theo quy định.

Tham khảo thêm:

+ Thông tư 12/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/05/03 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước


+ Thông tư 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/05/03 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp hoạt động theo luật Doanh nghiệp


+ Thông tư 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/05/03 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 về tiền lương đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam
 
Anh chị cho em hỏi là :
- Cách tính ngày nghỉ phép năm như thế nào? Những ngày nghỉ tết - 3 ngày có phải trừ vào phép năm không ?
- Thời gian qua công ty em bị cúp điện, được nghỉ, trừ vào phép năm. Nhưng những NV đã nghỉ hết phép năm thì có phải trừ lương những NV này theo ngày nghỉ đó không ?
Em xin cám ơn trước.
 
Anh yêu của Tiểu Thư Hoa Quỳnh,

Dạo này anh cũng bức xức tìm hiểu về luật lao động à.

Quy định tại Bộ Luật lao động như sau:

Điều 73.
Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương những ngày lễ sau đây: (Tổng cộng 9 ngày - nhe anh yêu)
- Tết dương lịch: một ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch).
- Tết âm lịch: bốn ngày (một ngày cuối năm và ba ngày đầu năm âm lịch). ---> Cái này 4 ngày không phải 3 ngày như anh yêu trình bày nhe
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: một ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
- Ngày Chiến thắng: một ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch).
- Ngày Quốc tế lao động: một ngày (ngày 1 tháng 5 dương lịch).
- Ngày Quốc khánh: một ngày (ngày 2 tháng 9 dương lịch).

Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.

Điều 74.

1. Người lao động có 12 tháng làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương theo quy định sau đây:

By Mr domfootwear - Cách tính ngày nghỉ phép năm như thế nào? Những ngày nghỉ tết - 3 ngày có phải trừ vào phép năm không ?

a. 12 ngày làm việc, đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b. 14 ngày làm việc, đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt và đối với người dưới 18 tuổi;
c. 16 ngày làm việc, đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt.
2. Thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hàng năm do Chính phủ quy định.

Điều 75.
Số ngày nghỉ hàng năm được tăng thêm theo thâm niên làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động, cứ năm năm được nghỉ thêm một ngày.

Điều 76.

1. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hàng năm sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở và phải thông báo trước cho mọi người trong doanh nghiệp.

2. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hàng năm thành nhiều lần. Người làm việc ở nơi xa xôi héo lánh, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ của hai năm để nghỉ một lần; nếu nghỉ gộp ba năm một lần thì phải được người sử dụng lao động đồng ý.

3. Người lao động do thôi việc hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm, thì được trả lương những ngày chưa nghỉ.

Điều 77.

1. Khi nghỉ hàng năm, người lao động được ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ. Tiền tàu xe và tiền lương của người lao động trong những ngày đi đường do hai bên thỏa thuận.

2. Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hàng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc và có thể được thanh toán bằng tiền.

Trường hợp của anh yêu nêu thì không được phép trừ vào những ngày nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương theo điều 73

- Thời gian qua công ty em bị cúp điện, được nghỉ, trừ vào phép năm. Nhưng những NV đã nghỉ hết phép năm thì có phải trừ lương những NV này theo ngày nghỉ đó không ?
Em xin cám ơn trước.

Theo quy định của pháp luật lao động thì thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động vẫn được coi là thời gian làm việc của người lao động (Điều 9 Nghị định 195/CP ngày 31-12-1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động (BLLĐ) về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi).
Và Nghị định 109/2002/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Thông tư 15/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03/06/2003 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện làm theo giờ theo quy định của Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ (Hiệu lực văn bản này: Chưa xác định)
Thông tư 16/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03/06/2003 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính thời vụ và gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng (Hiệu lực văn bản này: Chưa xác định)

Tuy nhiên theo quy định tại khoản 3 Điều 62 Bộ luật lao động thì nếu phải ngừng việc vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc vì những nguyên nhân bất khả kháng, thì tiền lương do hai bên thỏa thuận, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Điều 62
Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
1- Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương;
2- Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
3- Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc vì những nguyên nhân bất khả kháng, thì tiền lương do hai bên thoả thuận, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.


Theo quy định tại Điều 72 BLLĐ thì mỗi tuần người lao động được nghỉ ít nhất một ngày và trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần thì người sử dụng lao động phải đảm bảo cho người lao động được nghỉ tính bình quân một tháng ít nhất là bốn ngày.

- Thời gian qua công ty em bị cúp điện, được nghỉ, trừ vào phép năm. Nhưng những NV đã nghỉ hết phép năm thì có phải trừ lương những NV này theo ngày nghỉ đó không ?
Em xin cám ơn trước.

Cách giải quyết của Công Ty anh yêu làm phạm luật lao động. Cớ gì mà trừ lương nhân viên khi nhân viên đã nghỉ hết phép năm. Việc bố trí nghỉ phép năm trừ vào lịch cúp điện cũng phải thỏa thuận với người lao động.

Trường hợp công ty anh yêu nếu có bắt làm việc bù vào ngày thứ bảy (chế độ làm việc 5 ngày/tuần) / hoặc chủ nhật (chế độ làm việc 6 ngày/tuần) là ngày nghỉ hàng tuần của người lao động thì công ty phải bảo đảm cho người lao động được nghỉ bù theo đúng quy định nêu trên và phải trả lương cho người lao động theo quy định tại Điều 61 BLLĐ về làm thêm giờ ít nhất bằng 200% theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc người lao động đang làm.

Bộ LĐ-TB-XH hướng dẫn cụ thể trong Công văn số 51 năm 2007. Theo đó, nếu ngày cúp điện theo lịch và công ty có thông báo trước với người lao động thì ngày cúp điện được xem như là ngày nghỉ hằng tuần. Tiền lương của ngày chủ nhật làm bù cho ngày cúp điện sẽ được tính như ngày làm việc bình thường. Trường hợp công ty không thông báo trước cho người lao động thì tiền lương ngày này sẽ được tính phụ trội gấp 2 lần. Theo hướng dẫn của Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tại công văn số 51/TTr-CSLĐ ngày 13/04/2007 thì trường hợp ngừng việc theo lịch cúp điện đã được thông báo trước và có tính chất lâu dài nên các doanh nghiệp có quyền chủ động bố trí thời gian sản xuất và thời gian nghỉ ngơi cho người lao động để phù hợp với điều kiện thực tế. Vì vậy việc công ty bố trí người lao động nghỉ ngày thứ tư theo lịch cúp điện đã được thông báo trước và làm bù ngày chủ nhật thì công ty chỉ phải trả tiền lương cho người lao động khi làm việc vào chủ nhật như ngày làm việc bình thường.

Và trong Thỏa Ước Lao động có đề cập đến sự việc này thì cách giải quyết của công ty phải đúng như thỏa thuận. Một số công ty thỏa thuận nghỉ ngày cúp điện và làm bù vào thứ 7 hoặc CN mà không trả thêm phụ cấp.

Công văn 656/LĐTBXH-LĐTL ngày 08/03/2010 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc bố trí ngày nghỉ cho người lao động

Tại khoản 2 và khoản 3, Điều 72 Bộ luật Lao động quy định:
“2. Người sử dụng lao động có thể sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần vào chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần.
3. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần thì người sử dụng lao động phải đảm bảo cho người lao động được nghỉ tính bình quân một tháng ít nhất là bốn ngày.”
Trên cơ sở quy định nêu trên, Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có văn bản số 51/TTr-CSLĐ ngày 13/4/2007 với nội dung: vì việc cắt điện đã có lịch thông báo trước và có tính chất lâu dài nên các doanh nghiệp có quyền chủ động bố trí thời gian sản xuất và thời gian nghỉ ngơi cho người lao động để phù hợp với điều kiện thực tế, miễn là đảm bảo bố trí cho người lao động nghỉ đủ 4 ngày trong tháng (không nhất thiết phải là ngày chủ nhật).
Như vậy, nếu việc cắt điện đã có lịch thông báo trước và có tính chất lâu dài thì doanh nghiệp căn cứ vào điều kiện thực tế để chủ động bố trí thời gian sản xuất và thời gian nghỉ ngơi cho người lao động cho phù hợp với quy định nêu trên. Trường hợp cắt điện không thông báo trước thì người sử dụng lao động thực hiện theo quy định tại Điều 62 Bộ luật Lao động.
 

File đính kèm

  • CV 656_08032010.doc
    28 KB · Đọc: 46
Còn câu hỏi nữa là ví dụ phép năm năm nay đã lố thì số ngày lố đó được chuyển sang năm sau có được không?
Em xin cám ơn trước.
 
Tiểu Thư Hoa Quỳnh chưa hiểu ý lắm. Lố là sao?
Có nghĩa là phép năm 1 năm NV, Công Ty bị cúp điện thông báo cho nghỉ và ghi nhận những ngày nghỉ đó trừ vào phép năm, những NV nào chưa nghỉ hết phép thì tiếp tục trừ, những NV nào đã nghỉ đủ phép năm thì những ngày cúp đện đó sẽ được lưu giữ lại cẩn thận, sang năm trừ vào phép năm năm sau, như vậy có đúng không ?
Em xin cám ơn trước.
 
Có nghĩa là phép năm 1 năm NV, Công Ty bị cúp điện thông báo cho nghỉ và ghi nhận những ngày nghỉ đó trừ vào phép năm, những NV nào chưa nghỉ hết phép thì tiếp tục trừ, những NV nào đã nghỉ đủ phép năm thì những ngày cúp đện đó sẽ được lưu giữ lại cẩn thận, sang năm trừ vào phép năm năm sau, như vậy có đúng không ?
Em xin cám ơn trước.

Công ty anh chơi sang khiếp. Đó là thỏa thuận của người sử dụng lao động và người lao động.
Anh có đặt trường hợp ngược lại nếu lịch cúp điện kéo dài thời hạn trong năm hoạt động SXKD của anh thì liệu rằng số ngày nghỉ quá lố ấy sẽ bù trừ cho bao nhiêu niên độ mới đủ đây. Và đến 1 lúc nào đó người lao động thôi việc thì giải quyết cấn trừ phép năm như thế nào thưa anh, không nhẻ trừ lương của họ à!!!! Cách giải quyết này thưa không ổn rồi anh yêu ơi.

Những trường hợp này nên giải quyết cho người lao động hưởng lương chờ việc thì ổn cả hai bên. Người sử dụng lao động phải có cách giải quyết tình huống sao cho hài hòa đối với người lao động đừng nên đi vào lối mòn suy nghĩ (bốc lột, tận dụng) để mang phần lợi ích về cho DN. Quyền lợi nghỉ phép hằng năm của người lao động ai cũng phải có nhu cầu đi lại cả

Anh xem điều 62 của luật lao động để vận dụng thêm.

Mong anh thông cảm cho Tiểu Thư thấy sao nói vậy, gặp các chủ DN như thế thì anh đứng về phía lao động hay người sử dụng lao động đây. Anh phải mạnh dạn phân tích lý lẽ cho người chủ để thấy được hệ quả xử lý. Bộ phận công đoàn của công ty lớn như anh sao không cùng anh tham vấn cho lãnh đạo công ty?
 
Anh có đặt trường hợp ngược lại nếu lịch cúp điện kéo dài thời hạn trong năm hoạt động SXKD của anh thì liệu rằng số ngày nghỉ quá lố ấy sẽ bù trừ cho bao nhiêu niên độ mới đủ đây. Và đến 1 lúc nào đó người lao động thôi việc thì giải quyết cấn trừ phép năm như thế nào thưa anh, không nhẻ trừ lương của họ à!!!!

Công Ty giải quyết theo cách này, không biết có phạm luật không Tiểu Thư Hoa Quỳnh?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Mong các anh (chị) giúp em tư vấn về vấn đề tiền lương này nha:
Nếu trường hợp bên em có cho CN đi làm vào ngày chủ nhật. Vậy lương sẽ tính như thế nào? Em biết là ngày bình thường là *150%, chủ nhật *200%, lễ *300%. Nhưng lương dùng để tính sẽ lấy lương căn bản or lương tổng ( bao gồm trách nhiệm chức vụ, trách nhiệm kỹ thuật...) .
VD: Lương căn bản: 1.000.000 và lương tổng là 3.000.000
Vậy nếu chỉ lấy lương căn bản thôi thì 1 giờ : 4808*2= 9616 đ. (ngày công 26). Tính như thế thì không bằng 1 ngày làm bình thường tới : 14423 đ / 1 giờ.
Do e không biết câu dò tìm câu trả lới ở chỗ nào, vậy nếu anh (chị) nào giúp em phiền gửi qua mail : qingmeifu@gmail.com
Tks mọi người nhiều .
 
Mong các anh (chị) giúp em tư vấn về vấn đề tiền lương này nha:
Nếu trường hợp bên em có cho CN đi làm vào ngày chủ nhật. Vậy lương sẽ tính như thế nào? Em biết là ngày bình thường là *150%, chủ nhật *200%, lễ *300%. Nhưng lương dùng để tính sẽ lấy lương căn bản or lương tổng ( bao gồm trách nhiệm chức vụ, trách nhiệm kỹ thuật...) .
VD: Lương căn bản: 1.000.000 và lương tổng là 3.000.000
Vậy nếu chỉ lấy lương căn bản thôi thì 1 giờ : 4808*2= 9616 đ. (ngày công 26). Tính như thế thì không bằng 1 ngày làm bình thường tới : 14423 đ / 1 giờ.
Do e không biết câu dò tìm câu trả lới ở chỗ nào, vậy nếu anh (chị) nào giúp em phiền gửi qua mail : qingmeifu@gmail.com
Tks mọi người nhiều .

Góp ý 1 chút: Bạn đã post bài đúng chỗ rồi, chịu khó theo dõi đề tài. Không ai có thời gian trả lời đến hộp thư riêng cho từng cá nhân.
Trở lại câu hỏi của bạn,

Tiểu thư Hoa Quỳnh có ý kiến sau:

Tiền tính ngoài giờ: nguyên tắc chung là lấy tổng thu nhập trừ các khoản trở cấp (tiền xăng, tiền điện thoại, tiền cơm trưa)

Số ngày/giờ công quy định không nhất thiết phải chia 26 hay 8 giờ/1ngày. Số ngày/giờ công quy định còn tuỳ vào quy định chính sách thời gian làm việc của mỗi doanh nghiệp. Chẳng hạn, có nơi quy định làm 5 ngày 1 tuần, 7 giờ 1 ngày, hoặc có nơi quy định làm 5 1/2 ngày 1 tuần, 8 giờ 1ngày, hoặc có nơi quy định làm 6 ngày 1 tuần, 8 giờ 1 ngày.

Quan trọng hơn nữa còn tuỳ thuộc vào số ngày/giờ công thực tế của người lao động đó tham gia lao động trong tháng theo Số ngày/giờ công quy định của doanh nghiệp.

Lý do gì phải còn tuỳ thuộc vào số ngày/giờ công thực tế của người lao động đó tham gia lao động trong tháng theo Số ngày/giờ công quy định của doanh nghiệp.

Trả lời: Đơn giản, người lao động đó không nhẻ ngày thường cứ xin nghỉ việc riêng không lương đến giờ tăng ca, chủ nhật, ngày nghỉ lễ/tết lại vào xin làm tăng ca.


To: domfootwear

Công Ty giải quyết theo cách này, không biết có phạm luật không anh ?

Tiểu thư Hoa Quỳnh rất buồn khi đọc được dòng chữ này. Không rõ từ lúc nào anh yêu lại đổi giới tính của Tiểu thư Hoa Quỳnh vậy. Hụ hụ hụ. Thầy Mỹ ơi cứu Tiểu thư Hoa Quỳnh yêu dấu của Thầy với
 
Trước hết cho em cảm ơn chi hoaquynh407.
Nhưng nội dung chị trả lời cho em, em không hiểu mấy chị có thể giúp em nói rõ hơn được không chị ?
lấy tổng thu nhập trừ các khoản trở cấp (tiền xăng, tiền điện thoại, tiền cơm trưa). Vậy trách nhiệm trong công việc , kỹ thuật có thuộc trợ cấp không
 
Web KT
Back
Top Bottom