Chuyên mục: Hỏi đáp chính sách lao động tiền lương

Liên hệ QC
Topic này xôm tụ quá, cho em cùng tham gia nhé.
Trước tiên, mình không phản đối hoàn toàn ý kiến của Ca_dafi. Cũng như lời phản biện mà bác Lệnh Hồ đã nói ở trên, chữ ký nháy không có giá trị và không ở đâu chấp nhận cho 1 người đứng ở 1 lúc 2 vị trí bên A lẫn bên B trong 1 hợp đồng cả.
Trong trường hợp nếu giám đốc thuê ngoài hoặc là thành viên trong hội đồng quản trị thì người đại diện trên giấy phép, chủ tịch hội đồng quản trị công ty đứng ra ký hợp đồng lao động.
Trong trường hợp chủ tịch hội đồng quản trị kiêm nhiệm giám đốc công ty thì người ký hợp đồng với giám đốc này là phó giám đốc, là thành viên của hội đồng quản trị.
Đối với Cty TNHH 1 thành viên, chủ sở hữu và gaím đốc công ty là 1 thì người ký vào đó là ai thì mình có hỏi bên BHXH họ nói là do người trưởng phòng nhân sự, trưởng phòng kế toán ký cho giám đốc. Tuy nhiên vấn đề này mình chưa rõ lắm vì sao vì họ yêu cầu như vậy để hợp thức hóa mức lương đóng BHXH, BHYT nhưng khi cần giải thích thì chưa được thuyết phục mình. Nhờ các thành viên bổ sung ý kiến.
Còn như tiêu đề bài 2, bác Gân có hỏi: "Đối tượng nào không áp dụng hợp đồng lao động" thì theo em chắc thành viên bác đề cập không tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc như bạn Kiệt nói là những thành viên góp vốn có tham gia hoạt động kinh doanh nhưng không nhân lương thì không áp dụng hợp đồng lao động.

Nhân đây, cho em hỏi các bác thành viên vấn đề này nhé.
Theo luật thì lương của DNTN không được đưa vào CP hợp lý hợp lệ để tính thuế TNDN còn ở Cty TNHH thì nếu thật sự những người góp vốn có tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì lương của họ được đưa vào CP hợp lý hợp lệ. cho em hỏi các bác thành viên về việc xác định chi phí hợp lý tiền lương giám đốc công ty TNHH 1 thành viên ( do giám đốc là chủ sở hữu), có được đưa vào CP hợp lý hợp lệ để tính thuế TNDN không ạh?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Sáng giờ loay quay, tìm công văn số 1455/LĐTBHXH-CSLĐVL ngày 21/05/2002 của Bộ lao động thương binh xã hội V/v : Đăng ký sử dụng lao động để gởi các anh chị tham khảo. Tìm mãi không được, đành đi ra ngoài cho scan lại (mất hết 1 ly cafe - 6.000 đồng)

Giờ xin được trích đăng lại để các anh chị tham khảo
Đây là toàn văn của công văn trên trả lời cho Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội Thành phố Hồ Chí Minh.

BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH​
|
|
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM​
|
VÀ XÃ HỘI​
|||
Độc lập - Tự Do - Hạnh phúc|
||||
Số : 1455/LĐTBXH-CSLĐVL|||Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2002|
V/v Đăng ký sử dụng lao động||||
|Kính gởi :|Sở Lao động-Thương binh và Xã Hội
||Thành phố Hồ Chí Minh||

Trả lời công văn số 1185/LĐTBHXH ngày 17/05/2002 của Quí Sở về việc ghi tại trích yếu. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau :

1.- Việc quy định thành viên Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng quản lý được phân công phụ trách một số nhiệm vụ quản lý trong doanh nghiệp không phải ký kết hợp đồng lao động theo Bộ Luật Lao động và việc quy định tiền lương của sáng lập viên trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được hạch toán vào chi phí theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp là hai quy định độc lập, không mâu thuẫn nhau;

2.- Khi đăng ký sử dụng lao động, cơ quan thuế yêu cầu doanh nghiệp đăng ký cả đối tượng ký kết hợp đồng lao động và đối tượng không ký kết hợp đồng lao động mà tiền lương được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp là phù hợp với pháp luật về thuế và pháp luật lao động.

TL BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Vụ trưởnng
Vụ Chính Sách Lao động và Việc Làm
Đã ký


NGUYỄN ĐẠI ĐỒNG

Xin gởi 2 files văn bản để các anh chị tham khảo.

Việc thực hiện đăng ký khai trình lao động - đối với các sáng lập viên, Thành viên Hội đồng quản trị doanh nghiệp có tham gia trực tiếp lao động được thực hiện theo biểu số 1: BÁO CÁO KHAI TRÌNH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
Lưu ý : Có Phòng Lao động Quận hướng dẫn : Thành viên Hội đồng quản trị doanh nghiệp có tham gia trực tiếp lao động đăng ký riêng 1 biểu mẫu còn lao động khác đăng ký riêng 1 biểu. Có Phòng Lao động quận huyện hướng dẫn : Các đối tượng lao động (Có ký HĐLĐ và không ký HĐLĐ để chung 1 biểu số 1)

1.- ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ CẤP SỔ LAO ĐỘNG

2.- Mẫu biểu này có trong Xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương - thangluong.rar
Chú ý : 1 & 2 : hình thức biểu mẫu có nơi phát hành "biểu mẫu 1" có phần thay đổi kể cả tên gọi và nội dung bố cục bên trong. Hãy liên hệ mua biểu mẫu tại nơi địa bàn doanh nghiệp đóng để làm cho chuẩn hơn

Khi đăng ký cho đối tượng không cần ký kết HDLĐ (Thành viên Hội đồng quản trị doanh nghiệp có tham gia trực tiếp lao động) - Chỉ tiêu từ cột 11 đến 14 bỏ trống.

+ Căn cứ các biên bản họp hội đồng thành viên V/v phancông, phân nhiệm trong hội đồng thành
+ Căn cứ các quyết định bổ nhiệm :Tổng Giám Đốc,Giám Đốc, Phó Tổng Giám Đốc, Phó Giám Đốc,...
Đó là các cơ sở pháp lý thay thế cho việc không thành lập HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG cho các đối tượng này. Việc giải quyết chính sách khi thôi việc cho đối tượng trên vẫn thực hiện bình thường theo chế độ luật lao động.
 

File đính kèm

  • scan 22-1-2009.pdf
    1.5 MB · Đọc: 228
Lần chỉnh sửa cuối:
Xin được làm sáng tỏ thêm hai từ : Hợp đồng

Theo định nghĩa trong Bách khoa toàn thư - Hợp đồng là một cam kết thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên (pháp nhân) để làm hoặc không làm một việc nào đó trong khuôn khổ pháp luật. Hợp đồng thường gắn liền với dự án, trong đó một bên thỏa thuận với các bên khác thực hiện dự án hay một phần dự án cho mình. Và cũng giống như dự án, có dự án chính trị xã hội và dự án sản xuất kinh doanh, hợp đồng có thể là các thỏa ước dân sự về kinh tế (hợp đồng kinh tế) hay xã hội.

Hợp đồng có thể được thể hiện bằng văn bản hay bằng miệng có thể có người làm chứng, nếu vi phạm hợp đồng hay không theo cam kết thì 2 bên sẽ cùng nhau ra tòa và bên thua sẽ chịu mọi phí tổn.


Do vậy :
Giả sử Ông A - là đại diện pháp luật - Giám Đốc
Trong hợp đồng lao động :

Bên A : Ông A - là người lao động ????
Bên B : Ông A - là Giám Đốc

Không nhẻ ông A ký cho ông A, một pháp nhân ký với 1 cá nhân, mà cá nhân đó chính là đại diện thẩm quyền của công ty x đó chăng ?
Do vậy không có điều dưới đây xảy ra :

- Nếu Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị/Hội Đồng Thành viên có tham gia trực tiếp quản lý sản xuất và có hưởng lương thì Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị/Hội Đồng Thành viên sẽ ký vào cả hai vị trí: 1 - Đại diện người lao động; 2 - Đại diện người sử dụng lao động.

Giả sử Ông A - là đại diện pháp luật - Giám Đốc
Trong hợp đồng lao động :

Bên A : Ông D - là người lao động - chức danh : Trưởng phòng nhân sự
Bên B : Ông A - là Giám Đốc
Cty thuê ông D làm phụ trách nhân sự, người có thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động là Ông A - Giám đốc

Do vậy không có điều dưới đây xảy ra :

- Khi ký vào vị trí số 2, Hợp đồng đó phải kèm theo chữ ký của người phụ trách nhân sự của công ty (Cụ thể là trưởng phòng nhân sự), hoặc chữ ký của một/các thành viên ban quản trị.

Ông A là người sử dụng lao động với tư cách 1 người đại diện pháp luật thuê và sử dụng ông D với vai trò phụ trách nhân sự thì cớ sao ông D lại làm chứng cho việc thực hiện ký kết HDLD giữa các thành viên trong Hội Đồng Quản Trị.
 
Về việc DN không chi trả các khoản trợ cấp cho nviên khi thôi việc

Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng với tất cả người lao động, nhưng không chịu giải quyết các thủ tục liên quan đến Thôi việc và Mất việc.
Vậy cho mình hỏi mấy câu he
1. Số tiền người lao động đã đóng BHXH có được lấy lại hay không? (Doanh nghiệp không trả sổ BHXH)
2. Trong trường hợp mọi người cùng kiện lên Thương Binh Xã hội thì vấn đề này có được giải quyết không khi doanh nghiệp đã ngưng hoạt động nhưng chưa ra quyết định (thông báo) cho Liên Đoàn Lao Động cũng như Phòng Thương BInh Xã HỘi biết

Mình cảm ơn nhiều nhiều, gần 100 người lao động đang bị bức xúc vấn đề này, và ai cũng lo không lấy được sổ BHXH vì đã đóng rất nhiều và làm lâu năm nữa. :=\+
 
Vấn đề bạn hỏi cần phải được trình bày nội dung cho rõ hơn :

Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng với tất cả người lao động vì lý do gì có phải :

1.- Công ty phá sản ngưng hoạt động không ? Vậy khi Cty phá sản ngưng hoạt động thì chế độ thôi việc của người lao động được giải quyết như thế nào ?

hay

2.- Cty sa thải nhân viên, cho thôi việc trước thời hạn hợp đồng lao động ?
Trường hợp này giống như bạn trình bày Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng với tất cả người lao động

Trong trường hợp mọi người cùng kiện lên Thương Binh Xã hội thì vấn đề này có được giải quyết không khi doanh nghiệp đã ngưng hoạt động nhưng chưa ra quyết định (thông báo) cho Liên Đoàn Lao Động cũng như Phòng Thương BInh Xã HỘi biết

Mình chưa hiểu ý chỗ này : ai ra quyết định để thông báo ? Cty hay người lao động đi kiện lên báo.

Mình chứng kiến một trường hợp cũng tương cas (2), cty cho thôi việc nhưng không chuyển (chốt) sổ BHXH cho người lao động được vì Cty còn nợ BHXH. Nhưng chế độ thôi việc của người lao động tại cty, cty giải quyết đầy đủ. Dầu người lao động có đâm đơn đi kiện đi nữa, các cơ quan hữu quan ban ngành kể cả tòa án cũng không can thiệp được vì 2 lý do đơn giản mà cty ấy không thua bởi đơn kiện :

+ Trước khi cty cho thôi việc hàng loạt, ban chấp hành công đoàn cơ sở của cty đã họp và có biên bản cùng thông báo đến toản thể cán bộ nhân viên : "Cty làm ăn thua lỗ, cần tinh giảm biên chế...." và thông báo này; công ty gởi đến cho toàn thể nhân viên trước thời hạn cho nhân viên thôi việc.
+ Trong thời hạn cty cho nhân viên thôi việc, cty không tuyển dụng người khác.

Tạm viết đến đây đi nhe. Vì việc này còn nhiều cái để trao đổi.

-----
Tập trình bày nội dung để người đọc cho dễ hiểu
Sau khi thống nhất ý kiến trên : Tên topic của bạn, tôi sẽ kính nhờ BQT đặt tên lại cho rõ. Chứ đặt như thế này "Về việc DN không chi trả các khoản trợ cấp cho nviên khi thôi việc" thì chung chung quá.

Thân
 
Nhờ giúp đỡ vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động và chế độ thai sản

Thưa các anh chị thành viên, em có một số vấn đề cần anh chị hướng dẫn

- Công ty em ký hợp đồng lao động loại lao động xác định thời hạn một năm (ký lần đầu), đến 30/4/09 này là hết hạn hợp đồng, vậy khi hết hạn hợp đồng này (30/4/09) thì hợp đồng này có được xem là vô hiệu hóa không.

- Cũng hợp đồng này nếu 3/09 có lao động xin nghỉ thai sản thì trách nhiệm của công ty tới đâu và như thế nào trong khi công ty không ký tiếp hợp đồng thứ 2 với lao động này.

Cảm ơn anh chị đã quan tâm giúp đỡ.
 
- Công ty em ký hợp đồng lao động loại lao động xác định thời hạn một năm (ký lần đầu), đến 30/4/09 này là hết hạn hợp đồng, vậy khi hết hạn hợp đồng này (30/4/09) thì hợp đồng này có được xem là vô hiệu hóa không.

Khi hết hạn hợp đồng mà không ký lại xem như kết thúc hợp đồng. Nhưng công ty nên gửi thông báo về việc chấm dứt hợp đồng bằng văn bản cho người lao động.

- Cũng hợp đồng này nếu 3/09 có lao động xin nghỉ thai sản thì trách nhiệm của công ty tới đâu và như thế nào trong khi công ty không ký tiếp hợp đồng thứ 2 với lao động này.

Khi người lao động nghỉ thai sản vào tháng 3/2009, mà hợp đồng lao động sẽ kết thúc vào tháng 04/2009, công ty vẫn phải kê khai BHXH và trợ cấp thai sản như người lao động bình thường. Đến tháng 4/2009, nếu công ty không muốn tiếp tục ký hợp đồng lại với người lao động, công ty phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
- Công ty em ký hợp đồng lao động loại lao động xác định thời hạn một năm (ký lần đầu), đến 30/4/09 này là hết hạn hợp đồng, vậy khi hết hạn hợp đồng này (30/4/09) thì hợp đồng này có được xem là vô hiệu hóa không

Căn cứ theo bộ luật lao động,
Điều 36 :
Hợp đồng lao động chấm dứt trong những trường hợp sau đây:
1- Hết hạn hợp đồng; --->Trường hợp của anh là ở đây
2- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng;
3- Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng;
4- Người lao động bị kết án tù giam hoặc bị cấm làm công việc cũ theo quyết định của Toà án;
5- Người lao động chết; mất tích theo tuyên bố của Toà án.

- Cũng hợp đồng này nếu 3/09 có lao động xin nghỉ thai sản thì trách nhiệm của công ty tới đâu và như thế nào trong khi công ty không ký tiếp hợp đồng thứ 2 với lao động này.

Doanh nghiệp phải giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc tính đến 31/12/2008

Nghiên cứu thêm :

"Điều 37
1- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thoả thuận trong hợp đồng;
b) Không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng;
c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;
đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
e) Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc;
g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị ba tháng liền đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
2- Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
a) Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g: ít nhất ba ngày;
b) Đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ: ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; ít nhất ba ngày nếu là hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e: theo thời hạn quy định tại Điều 112 của Bộ luật này.
3- Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày; người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị sáu tháng liền thì phải báo trước ít nhất ba ngày."

"Điều 38
1- Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng;
b) Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại Điều 85 của Bộ luật này;
c) Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 12 tháng liền, người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng ốm đau đã điều trị sáu tháng liền và người lao động làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng ốm đau đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng lao động, mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khoẻ của người lao động bình phục, thì được xem xét để giao kết tiếp hợp đồng lao động;
d) Do thiên tai, hoả hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
đ) Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động.
2- Trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Trong trường hợp không nhất trí, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định.
3- Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
a) ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng;
c) ít nhất ba ngày đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng."

Điều 39
Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
1- Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của thầy thuốc, trừ trường hợp quy định tại điểm c và điểm đ khoản 1 Điều 38 của Bộ luật này;
2- Người lao động đang nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động cho phép;
3- Người lao động là nữ trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 111 của Bộ luật này.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng lưu ý cho các lao động nữ (Xét Về mặt đạo đức - có nên vô hiệu HDLD xác định thời hạn đối với lao động nữ )

CHƯƠNG X - NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ (Điều 109 ---> 118)

Điều 111
1- Nghiêm cấm người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm danh dự và nhân phẩm phụ nữ.
Người sử dụng lao động phải thực hiện nguyên tắc bình đẳng nam nữ về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động.
2- Người sử dụng lao động phải ưu tiên nhận phụ nữ vào làm việc khi người đó đủ tiêu chuẩn tuyển chọn làm công việc phù hợp với cả nam và nữ mà doanh nghiệp đang cần.
"3- Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.
Trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, người lao động nữ được tạm hoãn việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, kéo dài thời hiệu xem xét xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động."


Chiếu theo luật thì đúng xét về tình lý giữa con người rất khổ tâm. Nếu người lao động nữ đó là vợ mình thì sao đây ? Anh hỏi chief anh xem, nếu vợ chief anh lâm vào tình trạng này thì sao. Rất đau lòng, bạn à. Sống có đạo đức không sức mà ăn. Khà khà khà

Đính kèm bộ luật lao động sửa đổi bổ sung (trong phần này tôi chưa convert font TCVN3(ABC) -> unicode kịp). Đang chuyển đổi nhưng mãi lo offline nên chưa hoàn thành. Thành thật xin lỗi
 

File đính kèm

  • Bo luat lao dong da duoc sua doi bo sung.rar
    45.6 KB · Đọc: 904
Lần chỉnh sửa cuối:
Xin cho e hỏi: Nếu đã ký HDLĐ không xác định thời hạn, nhưng giờ Cty yêu cầu Ký lại HDLĐ có thời hạn vì ko nghe đt ngoài giờ làm việc khi sếp gọi. Nếu mình không đồng ý ký, nhưng cty vẫn cố ép ký vì nếu mình không ký sẽ đuổi việc.Vậy cty làm như vậy có đúng không?Xin cảm ơn.
 
Xin cho e hỏi: Nếu đã ký HDLĐ không xác định thời hạn, nhưng giờ Cty yêu cầu Ký lại HDLĐ có thời hạn vì ko nghe đt ngoài giờ làm việc khi sếp gọi. Nếu mình không đồng ý ký, nhưng cty vẫn cố ép ký vì nếu mình không ký sẽ đuổi việc.Vậy cty làm như vậy có đúng không?Xin cảm ơn.

Trường hợp của Công Ty cháu, khi thực hiện như thế là sai luật lao động.

"Điều 27 - Theo BỘ LUẬT LAO ĐỘNG CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Có sửa đổi)
1- Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

2- Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới, hợp đồng đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm một thời hạn, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

3- Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác."

Hãy đọc kỹ điều 2, sẽ nhận thấy chỉ cho phép chuyển từ các loại hợp đồng :
Hợp đồng lao động xác định thời hạn và Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Chuyển Sang loại hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Và tất nhiên không được chuyển ngược lại (từ loại HĐLĐ xác định không thời hạn chuyển ngược qua loại HĐLĐ xác định thời hạn)

Tải bộ luật lao động có sửa đổi tại đây

Vui lòng tải thêm các files dưới đây :

Thông tư của bộ lao động thương binh và xã hội số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động

Nghị định của Chính phủ Số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động

Vui lòng đọc thêm bài này trong Chuyên mục : hỏi đáp chính sách lao động tiền lương

Các anh chị lưu ý cho trong : Thông tư của bộ lao động thương binh và xã hội số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động, có các mẫu sau :

  1. Mẫu số 1 - Mẫu Hợp đồng lao động (Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) và có cả Hướng dẫn cách ghi hợp đồng lao động
  2. Mẫu số 2 - Mẫu phụ lục Hợp đồng lao động (Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

  3. Mẫu số 3 - Mẫu thông báo chuyển trả trợ cấp thôi việc (Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)


Cháu đọc thêm Nghị định của Chính phủ Số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động từ điều 4 đến điều 7

camonpost.png
 
Lần chỉnh sửa cuối:
- Công ty em ký hợp đồng lao động loại lao động xác định thời hạn một năm (ký lần đầu), đến 30/4/09 này là hết hạn hợp đồng, vậy khi hết hạn hợp đồng này (30/4/09) thì hợp đồng này có được xem là vô hiệu hóa không

Khi hết hạn hợp đồng mà không ký lại xem như kết thúc hợp đồng. Nhưng công ty nên gửi thông báo về việc chấm dứt hợp đồng bằng văn bản cho người lao động.

Tôi nghỉ các bạn có thể tham khảo thêm trường hợp này:

Điểu 27 Luật Lao động có quy định:
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.



2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới, hợp đồng đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm một thời hạn, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

3. Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác".

 
Tiền lương của ông chủ DN

Xin mọi người chỉ giúp?Tiền lương của Chủ DNTN trực tiếp làm có được tính và đưa vào chi phí hay không? Và nếu Ông chủ này không trực tiếp điều hành thì có được tính hay ko?
Mong cả nhà chỉ giúp ha!
 
KTGG, xin phép đính chính lại bài của bác ST-Lu!

Trích theo thông tư số:130 /2008/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2008 v/v Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

IV. CÁC KHOẢN CHI ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ
....
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
.....
2.5. Chi tiền lương, tiền công thuộc một trong các trường hợp sau:
.....
.....
d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.


Phần này phải trích dẫn ở IV. CÁC KHOẢN CHI ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ không phải mục III như bạn trình bày dưới đây :

III. CÁC KHOẢN CHI PHÍ KHÔNG TÍNH VÀO CHI PHÍ HỢP LÝ KHI XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ
Phần 2.3
Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ cá thể, cá nhân kinh doanh. Thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

Bạn tham khảo TT 134/2007 Phần 2. nhé
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Phản biện lại trình bày của các bác,

Mình thấy công văn số 3308/TCT-HT ngày 3 tháng 9 năm 2008 của Tổng Cục Thuế có trà lời cho Công ty trách nhiệm hữu hạn May thêu xuất khẩu Nhật -Việt là chi phí tiền lương vẫn chi phí hợp lý hợp lệ mà

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-----
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------

Số: 3308/TCT-HT
V/v chi phí tiền lương
Hà Nội, ngày 3 tháng 9 năm 2008

Kính gửi: Công ty trách nhiệm hữu hạn May thêu xuất khẩu Nhật -Việt.

Trả lời công văn số Tax/0807-01 ngày 7/7/2008 của Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) May thêu xuất khẩu Nhật Việt về việc hạch toán lương của giám đốc đồng thời là chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

- Khoản 2, Điều 73 Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 quy định: “Thù lao, tiền lương và lợi ích khác của người quản lý công ty và Kiểm soát viên được tính vào chi phí kinh doanh theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty”.

- Điểm 2, mục IV, phần B Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 và điểm 2.3.d, mục III, phần B Thông tư số 134/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 và Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/2/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp qui định khoản chi phí tiền lương, tiền công không tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm: Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ cá thể, cá nhân kinh doanh. Thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ.

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty TNHH May thêu xuất khẩu Nhật- Việt là Công ty TNHH một thành viên thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư số 412042000011 do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 14/10/2006, có chủ sở hữu đồng thời là giám đốc Công ty trực tiếp tham gia điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thì chi phí tiền lương, tiền công của giám đốc này (nếu có đầy đủ căn cứ, chứng từ theo chế độ quy định) được hạch toán vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đề nghị Công ty TNHH May thêu xuất khẩu Nhật- Việt liên hệ với cơ quan thuế địa phương để được hướng dẫn thực hiện cụ thể./.





Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục Thuế TPHCM;
- Vụ PC;
- Ban PC, CS, TTTĐ;
- Lưu: VT, HT (2b)


KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỒNG CỤC TRƯỞNG




Phạm Duy Khương
 

File đính kèm

  • 3308_TCT-HT_08308003.pdf
    275.6 KB · Đọc: 105
Lần chỉnh sửa cuối:
Phản biện lại trình bày của các bác,

Mình thấy công văn số 3308/TCT-HT ngày 3 tháng 9 năm 2008 của Tổng Cục Thuế có trà lời cho Công ty trách nhiệm hữu hạn May thêu xuất khẩu Nhật -Việt là chi phí tiền lương vẫn chi phí hợp lý hợp lệ mà

Như vậy mà gọi là phản biện sao bạn!? Câu hỏi bạn muốn hỏi là:
Xin mọi người chỉ giúp?Tiền lương của Chủ DNTN trực tiếp làm có được tính và đưa vào chi phí hay không? Và nếu Ông chủ này không trực tiếp điều hành thì có được tính hay ko?

Còn công văn số 3308/TCT-HT ngày 3 tháng 9 năm 2008 của Tổng Cục Thuế thì lại trả lời cho: Công ty trách nhiệm hữu hạn May thêu xuất khẩu Nhật -Việt

Còn nữa, bạn không chịu đọc kỹ công văn gì cả!
Bạn đọc lại xem đoạn này Công văn nói gì? Những chỗ tô đậm, màu đỏ:

Không biết bạn có phân biệt được Doanh nghiệp tư nhâncông ty TNHH khác nhau không ?

Số: 3308/TCT-HT
V/v chi phí tiền lương
Hà Nội, ngày 3 tháng 9 năm 2008

Kính gửi: Công ty trách nhiệm hữu hạn May thêu xuất khẩu Nhật -Việt.

Trả lời công văn số Tax/0807-01 ngày 7/7/2008 của Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) May thêu xuất khẩu Nhật Việt về việc hạch toán lương của giám đốc đồng thời là chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

- Khoản 2, Điều 73 Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 quy định: “Thù lao, tiền lương và lợi ích khác của người quản lý công ty và Kiểm soát viên được tính vào chi phí kinh doanh theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty”.

- Điểm 2, mục IV, phần B Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 và điểm 2.3.d, mục III, phần B Thông tư số 134/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 và Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/2/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp qui định khoản chi phí tiền lương, tiền công không tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm: Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ cá thể, cá nhân kinh doanh. Thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ.

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty TNHH May thêu xuất khẩu Nhật- ViệtCông ty TNHH một thành viên thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư số 412042000011 do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 14/10/2006, có chủ sở hữu đồng thời là giám đốc Công ty trực tiếp tham gia điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thì chi phí tiền lương, tiền công của giám đốc này (nếu có đầy đủ căn cứ, chứng từ theo chế độ quy định) được hạch toán vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đề nghị Công ty TNHH May thêu xuất khẩu Nhật- Việt liên hệ với cơ quan thuế địa phương để được hướng dẫn thực hiện cụ thể./.

Như vậy bạn đã rõ chưa?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Xin bổ sung phần của anh ca_dafi,

Các bạn lưu ý cho, theo công văn số 3308/TCT-HT ngày 3 tháng 9 năm 2008 của Tổng Cục Thuế trả lời v/v chi phí tiền lương cho Cty TNHH 1 thành viên sau đây nhe.
(cụ thể là Công ty trách nhiệm hữu hạn May thêu xuất khẩu Nhật -Việt)

Hãy tuần tự xem xét công văn này qua thời gian để hiểu là còn hiệu lực hay không nhe

1.- Thông tư 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Hết Hiệu lực được thay thế bởi Thông tư 134/2007/TT-BTC

2.- Thông tư 134/2007/TT-BTC ngày 23 tháng 11 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 23/11/2007 Hết Hiệu lực được thay thế bởi TT Số: 130/2008/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2008

3.- Thông tư số:130 /2008/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2008 v/v Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp - (Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo và áp dụng cho kỳ tính thuế từ năm 2009 trở đi.)

Thông tư số:130 /2008/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2008IV. CÁC KHOẢN CHI ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ
....
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
.....
2.5. Chi tiền lương, tiền công thuộc một trong các trường hợp sau:
.....
.....
d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
Chú ý : Thông tư Số: 130 /2008/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2008 này thay thế:

- Thông tư số 134/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/2/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp dùng cho tổ chức kinh doanh khai thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất mẫu số 02/TNDN (ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC).
9. Bãi bỏ các nội dung hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ Tài chính và các ngành ban hành không phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư này.
10. Việc giải quyết những tồn tại về thuế, quyết toán thuế, miễn, giảm thuế và xử lý vi phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp trước kỳ tính thuế năm 2009 thực hiện theo các quy định tương ứng hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành trước kỳ tính thuế năm 2009.
11. Trường hợp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có tham gia ký kết một Hiệp định hoặc Điều ước quốc tế mà Hiệp định hoặc Điều ước quốc tế đó có quy định về việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp khác với nội dung hướng dẫn tại Thông tư này thì thực hiện theo quy định của Điều ước quốc tế đó.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị các tổ chức, doanh nghiệp phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để được giải quyết kịp thời./.

Căn cứ bộ LUẬT DOANH NGHIỆP CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 60/2005/QH11 NGÀY 29 THÁNG 11 NĂM 2005
Điều 73. MỤC II CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN


Điều 73.-Thù lao, tiền lương và lợi ích khác của người quản lý công ty và Kiểm soát viên
1. Người quản lý công ty và Kiểm soát viên được hưởng thù lao hoặc lương và lợi ích khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty.
2. Chủ sở hữu công ty quyết định mức thù lao, lương và lợi ích khác của thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty và Kiểm soát viên. Thù lao, tiền lương và lợi ích khác của người quản lý công ty và Kiểm soát viên được tính vào chi phí kinh doanh theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty.

Xin tóm tắt vấn đề như sau :
1.- Công văn số 3308/TCT-HT ngày 3 tháng 9 năm 2008 của Tổng Cục Thuế trả lời v/v chi phí tiền lương không còn hiệu lực cho việc tính thuế TNDN của năm 2009, -

2.- Chi phí tiền lương đối với DNTN không được ghi nhận - Chủ DNTN chỉ được hưởng lợi nhuận sau thuế khi đã phân phối trích lập các quỹ theo điều lệ của doanh nghiệp
3.- Chi phí tiền lương đối với Cty TNHH Một thành viên được ghi nhận theo chi phí kế toán còn chi phí theo luật thuế TNDN không được ghi nhận dù có tham gia trực tiếp lao động.

Thân.
 
Làm việc từ tháng 1-08 đến nay xin nghỉ việc có được hưởng trợ cấp thôi việc không ?

Sáng nay có một công nhân nhà máy hỏi em với câu hỏi như trên ( Chủ đề ).
Vì một số trường hợp công nhân thôi việc ,không có phụ cấp .Những người đó có hỏi Phòng HCNS về vấn đề này thì được trả lời :
Nếu làm việc từ 2007 thì có phụ cấp ,còn bắt đầu từ 2008 đến nay thì không có .
Câu trả lời trên có đúng không các anh ,chị ?
Thanks
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Hỏi đáp về trợ cấp thôi việc, nghỉ việc năm 2008 và năm 2009

Nghỉ việc từ 1-2009, có được nhận trợ cấp thôi việc?
Hỏi: Tôi nộp đơn xin nghỉ việc vào ngày 4-1-2009 và xin được kết thúc công việc vào ngày 28-2-2009 và đã được cấp trên trực tiếp đồng ý. Hợp đồng lao động (HĐLĐ) của tôi được ký là hợp đồng không xác định thời hạn với mức lương 1 triệu đồng (lương thực lĩnh 6 triệu đồng).

Tính đến thời điểm nghỉ việc, tôi đã làm việc cho công ty 3 năm liên tục. Tôi được Giám đốc tài chính của công ty thông báo: "Theo luật Lao động sửa đổi bổ sung, bắt đầu từ ngày 1-1-2009, doanh nghiệp không phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động (NLÐ) mà chỉ phải trả bảo hiểm thất nghiệp và NLÐ chỉ được lĩnh sau 1-10-2010".
Nhiều nhân viên khác ở công ty của tôi khi xin nghỉ cũng không nhận được trợ cấp thôi việc với lý do trên (có người đã từng làm liên tục 5 năm). Xin quý báo cho biết nếu áp dụng đúng luật định trong trường hợp của tôi thì như thế nào? Tôi cần liên hệ ở đâu để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình?
Nếu được nhận trợ cấp thôi việc, công ty chỉ áp dụng với đúng mức lương ghi trên HĐLĐ? (trước đây có một trường hợp xin nghỉ việc trước 1-1-2009, công ty có trả trợ cấp thôi việc nhưng Giám đốc tài chính cho biết: Lương hợp đồng thì BHXH sẽ trả, công ty trả nửa tháng lương cho phần chênh lệch giữa mức lương thực lãnh và lương hợp đồng).




- Theo quy định tại Khoản 1 Ðiều 42 Bộ luật lao động đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002 đang có hiệu lực thi hành và Khoản 1 Ðiều 14 Nghị định 44/2003/NÐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về HĐLĐ, khi chấm dứt HĐLĐ đối với NLĐ đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ đủ 12 tháng trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có.

- Đồng thời, theo quy định tại Ðiều 15 nghị định 114/2002/NÐ-CP ngày 31-12-2002 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương thì tiền lương làm căn cứ tính các chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, bồi thường do đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương theo HĐLĐ, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi sự việc xảy ra, gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ.

- Điều 15 Nghị định số 127/2008/NÐ-CP ngày 12-12-2008 có hiệu lực áp dụng từ 1-1-2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một một số điều của Luật BHXH 2006 về bảo hiểm thất nghiệp có quy định điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo Ðiều 81 Luật BHXH như sau:

1. Ðã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong vòng hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc hoặc chấm dứt HĐLĐ theo quy định của pháp luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

2. Ðã đăng ký với cơ quan lao động khi bị mất việc làm, chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc.

3. Chưa tìm được việc làm sau thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký với cơ quan lao động theo quy định tại Khoản 2 Ðiều 15 của Nghị định 127/2008/NÐ-CP.

Ðiều 16 Nghị định số 127/2008/NÐ-CP nói trên cũng quy định việc trợ cấp thất nghiệp theo Ðiều 82 Luật BHXH 2006 như sau: Trợ cấp thất nghiệp là khoản tiền hằng tháng được trả cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Ðiều 15 Nghị định 127/2008/NÐ-CP".

- Ngoài ra, Khoản 2 Điều 41 Nghị định số 127/2008/NÐ-CP nói trên cũng quy định như sau:

"Thời gian người lao động thực tế làm việc theo các bản HĐLĐ, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động mà không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp thì được tính để xét hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật lao động hiện hành hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Tiền lương, tiền công làm căn cứ tính chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo pháp luật về lao động là tiền công, tiền lương theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi mất việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có)...".

Theo quy định nêu trên thì sau ngày 1-1-2009, nếu NLĐ đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp, bị mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp thất nghiệp (do quỹ bảo hiểm thất nghiệp chi trả) khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Ðiều 15 Nghị định 127/2008/NÐ-CP.

Trường hợp của bạn, nếu chưa tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho đến ngày nghỉ việc thì bạn vẫn được nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm (do doanh nghiệp chi trả) đối với thời gian đã làm việc tại doanh nghiệp cho đến ngày thôi việc. Trong trường hợp bạn đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 1-1-2009 thì bạn vẫn được hưởng trợ cấp thôi việc (hoặc mất việc) đối với thời gian từ ngày bắt đầu làm việc cho đến ngày bắt đầu tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Thời gian kể từ ngày bạn tham gia bảo hiểm thất nghiệp trở về sau, nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 15 Nghị định số 127/2008/NÐ-CP nói trên, bạn sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp và sẽ do BHXH chi trả.

Trong trường hợp người sử dụng lao động không giải quyết thỏa đáng các quyền lợi liên quan, bạn có thể yêu cầu Cơ quan quản lý lao động cấp Quận/huyện can thiệp giải quyết hoặc khởi kiện vụ việc đến Tòa án.

Luật sư VÕ HOÀNG TUYÊN
(Văn phòng luật sư Tuyên & Associates)
Theo Tuổi trẻ
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Sáng nay có một công nhân nhà máy hỏi em với câu hỏi như trên ( Chủ đề ).
Vì một số trường hợp công nhân thôi việc ,không có phụ cấp .Những người đó có hỏi Phòng HCNS về vấn đề này thì được trả lời :
Nếu làm việc từ 2007 thì có phụ cấp ,còn bắt đầu từ 2008 đến nay thì không có .
Câu trả lời trên có đúng không các anh ,chị ?
Thanks

Bắt đầu từ năm 2009, khi bạn đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì sẽ không được trả tiền trợ cấp thôi việc nữa, thay vào đó bạn sẽ nhận được khoản bảo hiểm thất nghiệp nếu đủ điều kiện.
Trường hợp của bạn, do chưa tham gia Bảo hiểm thất nghiệp nên công ty phải có nghĩa vụ chi trả khoản trợ cấp thôi việc cho bạn :
- Trợ cấp thôi việc : 1 năm nữa tháng lương
- Trợ cấp mất việc làm : 1 năm 1 tháng lương

Bạn xem thêm ở đây :
http://www.giaiphapexcel.com/forum/showthread.php?p=142341#post142341
 
Nhưng trường hợp đi làm từ năm 2000 chẳng hạn, đến năm 2009 có tham gia bảo hiểm thất nghiệp, sau 2 năm thì thôi việc. Lúc đó được lĩnh trợ cấp thất nghiệp hay hỗ trợ thôi việc ? Liệu thời gian từ năm 2000-2009 có được lĩnh tiền hỗ trợ thôi việc không?
 
Web KT
Back
Top Bottom