Đề xuất thêm ký tự F, J, W, Z trong bảng chữ cái tiếng Việt (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Hướng cải tiến mới là vầy:
- Chữ YI thì vẫn là I ---> Xài 1 chữ thôi
- Chữ CA, CỜCU (K, C, Q) đọc giống giống ---> Xài 1 chữ thôi
- Chữ ÁĂ đọc giống nhau ---> Xài 1 chữ thôi
- Chữ Â đọc giống nhau --- Xài 1 chữ thôi
- Chữ LN người miền Bắc hay nhầm ---> Xài 1 chữ thôi (cho khỏi nhầm)
- Chữ DV người miền Nam hay đọc nhầm ---> Xài 1 chữ thôi (cho khỏi nhầm)
- Chữ CHTR người miền Bắc hay đọc nhầm ---> Xài 1 chữ thôi (cho khỏi nhầm)
-------------------------------
vân vân... Bà con coi còn chữ nào nữa không, liệt kê ra đây luôn
Nói không chừng chúng ta làm "thẳng tay" một chút, mai này bảng chữ cái của Việt Nam chỉ còn khoảng... 5 chữ ===> KHỎE
Ẹc... Ẹc...

Chữ X và chữ S nữa

mà ndu phải xem lại chớ nếu " Chữ YI thì vẫn là I ---> Xài 1 chữ thôi" thì coi chừng ông Lê Đức Thúy kiện đó.
-------
Còn một bất cập nữa là khi dạy trẻ con học ta thường phát âm chữ X là ít xì, chữ S là ếch sờ nhưng khi đánh vần chữ XeSờ-e-xe chớ không thể là Xì-e-xe?. Ẹc... Ẹc...
 
Hướng cải tiến mới là vầy:
- Chữ YI thì vẫn là I ---> Xài 1 chữ thôi
- Chữ CA, CỜCU (K, C, Q) đọc giống giống ---> Xài 1 chữ thôi
- Chữ ÁĂ đọc giống nhau ---> Xài 1 chữ thôi
- Chữ Â đọc giống nhau --- Xài 1 chữ thôi
- Chữ LN người miền Bắc hay nhầm ---> Xài 1 chữ thôi (cho khỏi nhầm)
- Chữ DV người miền Nam hay đọc nhầm ---> Xài 1 chữ thôi (cho khỏi nhầm)
- Chữ CHTR người miền Bắc hay đọc nhầm ---> Xài 1 chữ thôi (cho khỏi nhầm)
-------------------------------
vân vân... Bà con coi còn chữ nào nữa không, liệt kê ra đây luôn
Nói không chừng chúng ta làm "thẳng tay" một chút, mai này bảng chữ cái của Việt Nam chỉ còn khoảng... 5 chữ ===> KHỎE
Ẹc... Ẹc...

-Chữ Em: M
-Chữ Rờ: R
-Chữ Cu: Q
-Chữ Anh: N
-Chữ Tê: T


Ẹc, ẹc...
 
Sao mọi người lại gay gắt thế nhỉ ? Có một số người có chính kiến còn một số đúng là hội chứng bầy đàn!
Người ta nói bổ sung chứ đâu nói thay thế. Bổ sung chữ cái chứ có sửa phát âm đâu mà Vui với chả Zui, ...

Cái vấn đề này nó cũng chẳng động gì tới truyền thống hay Quốc thể cả. Bản gốc bộ chữ la tinh này cũng là do Alexander de Rhodes đưa vào. Đưa luôn vào, cho trẻ con giờ nó đọc sách, đọc tài liệu, sử dụng các thiết bị, ... khỏi phải hỏi bố ơi, mẹ ơi đây là chữ gì.
Chẳng hóa ra trường học 24, 26 cái chữ kia. Còn các chữ khác học ở nhà?

Có những vấn đề như một số thằng điên điên, giờ vẫn dùng chữ .vntime làm chuẩn kia kìa thì chẳng nói ...

Em chẳng yêu gì cái bảng chữ cái. Thậm chí thấy nó chẳng quá quan trọng. Nói thật, em học xong lớp 9 bảo đọc thuộc bảng chữ cái cũng vấp chán mới đọc. Vì em tự nhiên biết đọc lúc nào ấy ( Hồi ~4 tuổi thì phải, nói chung là trc khi đi học mẫu giáo lớn)!
 
Chữ X và chữ S nữa

mà ndu phải xem lại chớ nếu " Chữ YI thì vẫn là I ---> Xài 1 chữ thôi" thì coi chừng ông Lê Đức Thúy kiện đó.
-------
..
Cái này em đọc được
Đọc vầy: LÊ - ĐỨC - THÚ - I hen
Còn một bất cập nữa là khi dạy trẻ con học ta thường phát âm chữ X là ít xì, chữ S là ếch sờ nhưng khi đánh vần chữ XeSờ-e-xe chớ không thể là Xì-e-xe?. Ẹc... Ẹc...
Vậy... xui lắm (xe.. xì... sao chạy?)
 
Sao mọi người lại gay gắt thế nhỉ ? Có một số người có chính kiến còn một số đúng là hội chứng bầy đàn!
Người ta nói bổ sung chứ đâu nói thay thế. Bổ sung chữ cái chứ có sửa phát âm đâu mà Vui với chả Zui, ...

Cái vấn đề này nó cũng chẳng động gì tới truyền thống hay Quốc thể cả. Bản gốc bộ chữ la tinh này cũng là do Alexander de Rhodes đưa vào. Đưa luôn vào, cho trẻ con giờ nó đọc sách, đọc tài liệu, sử dụng các thiết bị, ... khỏi phải hỏi bố ơi, mẹ ơi đây là chữ gì.
Chẳng hóa ra trường học 24, 26 cái chữ kia. Còn các chữ khác học ở nhà?

Có những vấn đề như một số thằng điên điên, giờ vẫn dùng chữ .vntime làm chuẩn kia kìa thì chẳng nói ...

Em chẳng yêu gì cái bảng chữ cái. Thậm chí thấy nó chẳng quá quan trọng. Nói thật, em học xong lớp 9 bảo đọc thuộc bảng chữ cái cũng vấp chán mới đọc. Vì em tự nhiên biết đọc lúc nào ấy ( Hồi ~4 tuổi thì phải, nói chung là trc khi đi học mẫu giáo lớn)!
Bạn có giỏi giang hay là thần đồng thì cũng nên tôn trọng người khác, đây là người ta đang tán gẫu nhau một cách lịch sự, bạn nói ai bầy đàn, ai điiên điên?
 
Khainv nói sai rồi: ông Cục T kia có giải thích:
sử dụng ký tự Latin để ghi âm tiếng Việt nhưng đã phức tạp hóa bằng các chữ kép thay thế cho nhóm ký tự F, J, W, Z khiến cho tiếng Việt khó hòa nhập quốc tế.

Có nghĩa là: nó đang phức tạp, vậy ta làm đơn giản đi bằng cách thay ph bằng f, thay qu bằng w, thay g, d, ... bằng z.
Chính vì vậy mà 1 số thành viên ở đây mới phản ứng chứ?
 
Nếu anh đọc hết lượt sẽ thấy cái chữ bầy đàn và mất lịch sự nó hiện đầy lên đó.
 
Xung quanh ý tưởng “thêm 4 ký tự W, Z, J, F vào bảng chữ cái tiếng Việt để sử dụng trong công nghệ thông tin và hệ thống giáo dục”, VietNamNet trao đổi với GS Trần Trí Dõi, khoa Ngôn ngữ học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội.

GS có ý kiến gì trước 3 lý do để đưa những ký tự này vào bảng chữ cái:
- Trong cộng đồng người sử dụng máy tính, các ký tự trên đã rất quen thuộc chủ yếu để cấu tạo nên các chữ cái ă, ư, â, ê, ơ.
- Ở một số môn học trong nhà trường, nhóm ký tự trên cũng được sử dụng, nhất là môn toán. Trong nhiều văn bản, sách báo đều có sử dụng các ký tự trên. Ví dụ chữ viết tắt của từ “trung ương” (TW).
- Trong các nhà trường hiện nay đều dạy công nghệ thông tin, công nghệ thông tin được xem là kiến thức cần phải phổ cập trong thời đại hiện nay”.


GS Trần Trí Dõi: Ba lý do trên chưa thể là ba lý do đủ để thuyết phục mọi người. Bởi vì:
- Nếu “Trong cộng đồng người sử dụng máy tính, các ký tự trên đã rất quen thuộc chủ yếu để cấu tạo nên các chữ cái ă, ư, â, ê, ơ.” thì việc có hay không có chúng đã thực sự không còn là trở ngại trong việc “ sử dụng máy tính”. Đã không có trở ngại, lại đặt thêm ra để làm phức tạp hóa bảng chữ cái của tiếng Việt. Làm như thế có phải là giống như người “không có việc gì nữa thì đặt việc ra mà làm vậy”. - Còn như nói rằng “Ở một số môn học trong nhà trường, nhóm ký tự trên cũng được sử dụng, nhất là môn toán. Trong nhiều văn bản, sách báo đều có sử dụng các ký tự trên. Ví dụ chữ viết tắt của từ “trung ương” (TW).” thì lại càng không thuyết phục được.

Bởi vì, trong môn toán chữ Việt vẫn là chữ Việt. Khi dùng chữ Việt trong môn toán, chữ viết ấy không đơn thuần chỉ là “ký tự” nữa mà nó đã trở thành “ký hiệu”, do đó các ký tự này cũng giống như những ký hiệu khác không phải ký tự. Nếu xuất phát từ môn toán, chắc cũng không ai đưa những ký hiệu như “>” vào “bảng chữ cái tiếng Việt”.

Còn như cho rằng tiếng Việt có cách viết “trung ương” (TW)” thì cần có thêm “W”. Nhưng trong tiếng Việt cũng có cách viết “trung ương” là (TƯ)”. Vậy vì lý do gì để phải dùng (TW) chứ không phải (TƯ)?- Cuối cùng cách lập luận “Trong các nhà trường hiện nay đều dạy công nghệ thông tin, công nghệ thông tin được xem là kiến thức cần phải phổ cập trong thời đại hiện nay” để cho rằng xuất phát từ “kỹ thuật dạy công nghệ thông tin” cần phải điều chỉnh bảng chữ cái tiếng Việt thì càng không nên. Trong các nhà trường hiện nay kiến thức cần phải phổ cập đâu chỉ riêng công nghệ thông tin.Nhân đây cũng xin nói rằng đúng là công nghệ thông tin cần phải phổ cập trong thời đại hiện nay nhưng cách phổ cập ở nước ta hơi có “đặc thù” một chút.

Đúng là trong khoảng bốn chục năm qua, công nghệ thông tin đã làm thay đổi thế giới. Nhưng nó có thành quả như vậy là nhờ những người làm công nghệ thông tin bằng chữ viết tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung v.v tạo ra kỹ thuật “thân thiện” với người dùng. Nét “đặc thù” ở nước ta là hình như người làm ra công nghệ thông tin luôn “muốn người dùng” thân thiện với người làm ra kỹ thuật.
 
Nếu nhớ lại thì biết rằng TW viết tắt cho "trung ương" xuất phát từ thời đánh thực dân: Bàn phím máy đánh chữ của Tây không có chữ cái có dấu (cụ thể là Ư) nên phải dùng W thay thế 1 cách tạm bợ.
Bây giờ thời đại "CNTT" (sic), thì lý do gì mà lại lấy cái tạm bợ đó để thay cho cái bàn phím có thể đánh bảng chữ cái có đầy đủ dấu thanh, dấu mũ, dấu râu?

3 cái lý gio (do, zo) đó chứ 10 lý gio cũng không thấy thuyết phục.

Cái lý do phải theo CNTT thì đúng là bắt cái cày đi trước con trâu.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Rất là căng thẳng! Nhưng nhìn chung lại thấy mấy điều:
1. Các bác đả kích người đưa ra ý kiến rất nhiều. Mà hình như chất người VN là thế. Ai đưa ra cái gì cứ phản đối cái đã, tìm ra cái tiêu cưc đã, tích cực thì ai chả biết, khỏi cần nói. Có thể mới 1000 năm quyết chống giặc Tàu.
2. Các bác chửi các lý do đưa ra rất nhiều - cả các lý do không phải bác QTN đưa ra
3. Hình như ai cũng thấy việc cần thiết phải dậy trẻ con mấy chữ này thì phải. Thấy ít người phản đối sự cấn thiết của những chữ cái đó !

Em thì ít hiểu biết nên chẳng mặn mà gì tới cái vụ bảng chữ cái. Em thì chỉ thấy nên dậy cho trẻ con sớm mấy chữ đó đi.
Cá nhân em thấy nó là cần thiết.

Ví dụ dậy chữ f là
- Nó đọc gần giống như chữ phờ - hay đại khái thế, việc này các bác nghiên cứu cho kỹ rồi ra chuẩn.
- Nó thường được dùng trong ký hiệu toán học, ..... tùm lum tùm la gì đó

Chữ z là ...
-
-
- Thỉnh thoảng mấy bác như (Nguyễn Tấn) Dũng hay dùng thêm vào chữ ký. Vì Thủ tướng / hay mấy bác tư vấn cho thủ tướng không khoái chữ "Dũng" viết không dấu --=0.
 
Sao căng quá zậy, thư giãn chút.

Nếu theo như tại đây:

http://www.giaiphapexcel.com/forum/showthread.php?51760-Việt-Nam-trở-thành-siêu-cường-số-1-thế-giới&


thì các nước siêu cường đang chạy đua để lấy lòng Việt Nam.

Chắc chắn, bản dự thảo rút ngắn bảng mấu tự ABC từ 33 mẫu tự xuống còn 28 đang nằm
trên bàn làm việc của ông này imagesCAJQUV4Z.jpg

Việc ký duyệt chỉ là vấn đề thời gian.

Chắc hẳn không khó để nhận ra nỗi lo âu của OBAMA trước sự lung lay của vị trí số 1 của

Mỹ trước Việt Nam.

Đến khi họ theo mình, mình lại thay đổi trở lại 28 mẫu tự à?

Túm lại, nên giữ nguyên, không thay đổi, vì thay đổi, OBAMA vỗ tay ngay, vì họ đổi theo

mình thì sẽ rất tốn kém. Mà không đổi thì mất lòng mình.

Lão Cheerteet đã rất có lý khi nhìn xa trông rộng :
...đúng là bắt cái cày đi trước con trâu.
 
Nhớ lại thời sinh viên, mình cũng từng rất ngưỡng mộ ông Quách Tuấn Ngọc với những giáo trình Pascal (hồi đó chỉ được học Pascal nên hổng có biết các tác giả của ngôn ngữ khác). Giờ đọc bài này thấy thất vọng quá. Đúng là "nhàn cư vi bất thiện"!

Vâng, thất vọng quá ! Nhưng chẳng biết phải thất vọng ai đây !!!
 
Gởi khainv,
Mọi người có quyền có ý kiến.
Bạn nêu ý kiến của bạn để ủng hộ đi, nói làm sao cho có thuyết phục, chứ không nên phê phán người khác là bầy đàn, là điên điên, rồi bây giờ nói rộng ra hết cả người Việt nam như thế.
Bạn có thể đưa các lý do tại sao phải ủng hộ chính sách mới đó, hoặc ít nhất bạn hãy viết phản biện cho những bài viết của tôi là sai đi?
Tại sao không phản biện mà lại ngồi vơ đũa cả nắm là bầy đàn, điên điên? Tôi có nói bạn và những người ủng hộ ông kia là bầy đàn đâu?
 
Vâng, em có nói quá lời.
- Về chuyện mọi người đều có quyền có ý kiến. Em cũng thế
- Chuyện bầy đàn: Dùng từ thì nặng thật. Nhưng anh thử dạo qua mấy bài viết mà xem. Có phải nó dua theo ý của những người có uy tín trong diễn đàn không - Có thể em cảm nhận sai, đừng bắt em phải trích dẫn.
- Chuyện font .vntime. Chuyện đó không liên quan gì ở đây. em nói lạc đề tài.
- Em không có ý nói phải thêm chữ cái vào bảng.
Quan điểm của em là không quan trọng cái bảng chữ cái. Cái quan trọng là mình cần dạy những chữ đó cho trẻ con. Vì nó là cần thiết.
(Hình như bác Lê Tấn Dũng cũng có ký đâu đó chữ Dzung thì phải. Còn đám công ty em thì ký suốt chữ đó, cho mấy thằng đối tác nó đỡ nhìn lại cái ! )
Việc dậy thế nào là các nhà có chuyên môn cao xem xét nghiên cứu. Vì nó là cần thiết. Tránh chuyện trẻ con học được 26, 29 chữ cái, rồi về nhà bố mẹ vẫn phải chỉ thêm cho nó mấy chữ kia.

- Về bác QTN, Em nghĩ bác ấy có cái tâm, cần phải tôn trọng. Gì mà chưa chi đã thất vọng với cả nhàn cư vi bất thiện ...

Mà hình như bác ấy cũng chỉ muốn thêm mấy cái chữ đó, chứ đâu tham vọng sửa cả phát âm hay bắt thay thế gì đâu. Mà tới giờ trọn vẹn cái dự thảo chưa hoàn thành nó thế nào em cũng chưa được đọc, mới chỉ đọc mấy dòng trích trên báo. Không biết ở đây ai có không, post nó lên.
Em có đọc câu trích dẫn của ptm, nhưng không thấy bác ấy "đòi" phải thay bằng được. Việc thay thế, nếu có, thời gian, nhu cầu cuôc sống sẽ trả lời.


Thôi, chúc cả nhà cuối tuần vui vẻ !
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Sao mọi người lại gay gắt thế nhỉ ? Có một số người có chính kiến còn một số đúng là hội chứng bầy đàn!
Vâng, thất vọng quá ! Nhưng chẳng biết phải thất vọng ai đây !!!
- Về bác QTN, Em nghĩ bác ấy có cái tâm, cần phải tôn trọng. Gì mà chưa chi đã thất vọng với cả nhàn cư vi bất thiện ...
Bạn muốn mọi người đưa ra chính kiến của mình? Vậy thì xin nói rõ ý kiến của tôi là cái đề xuất này chỉ làm phức tạp hóa vấn đề lên thôi. Bản thân tôi cũng là một giáo viên nhưng tôi thấy cứ mỗi lần Bộ GD-ĐT có một cải tiến gì đó thì lại làm cho chương trình học của các cháu nặng thêm một chút. Bạn cứ thử so sánh số sách vở, đồ dùng học tập và cả chương trình học của các cháu bây giờ so với thời bạn đi học sẽ thấy rõ điều này.
Còn việc này:
Giải thích về việc bổ sung các ký tự trên vào bảng chữ cái tiếng Việt, ông Ngọc cho rằng chữ viết của VN hiện nay được sáng tạo trên việc sử dụng ký tự Latin để ghi âm tiếng Việt nhưng đã phức tạp hóa bằng các chữ kép thay thế cho nhóm ký tự F, J, W, Z khiến cho tiếng Việt khó hòa nhập quốc tế.
thì bản thân tôi không tán thành. Xin hỏi rằng Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,... có hòa nhập quốc tế không, trong khi họ sử dụng hệ thống ký tự tượng hình, chẳng ăn nhập gì với hệ thống ký tự Latin cả?
 
Xét về các kí ta có

Kí số: đó là các con số từ 0 cho đến 9; Chuyện này ai cũng đồng tình & cho qua!

Kí tự: Lâu nay ta có các ký tự trong bản chữ cái : đó là 24 chàng & nàng duyên dáng trẻ trung, dẫn đầu là anh 'A' mấy thế kỷ nay;

(Nhưng cũng có vị giáo sư nọ định làm chuyện đưa 'E' lên nằm trên 'A', chắc là sướng hơn lắm lắm!)

Trong Toán, lí, hoá & sinh . . . lâu này ta cũng thấy các chữ cái F1 để chỉ thế hệ lai lần 1, tang(alfa) = Pi R^2, (Sau này chắc con cháu chúng ta lại đề nghị đưa các chữ/kí hiệu alfa, beta, gama vô bảng tiếng Việt nữa là các chắc!); Trong môn vật lí F dùng để chỉ lề lực trong các công thức.

Còn Fe, Zn, W, Fr, F,. . . . là các kí hiệu hoá học, cái này bình thường tôi hay nhằm tưởng là ký tự, nhưng coi lại thì đó là kí hiệu gán cho các nguyên tố hoá học.
Nếu định đưa ~ cái ni vô bảng chữ cái, thì tôi đề nghị trước hiện nên đưa kí hiệu đường cấm đi ngược chiều trong giao thông vô trước; vì các anh, các ả bi giờ hay không chú trọng cái này đúng mực! Đưa vô ngỏ hầu bớt đi ~ thương tâm hằng ngày. . . (Mục đích của mình là cao cả đó nhỉ?)

(húc vui & thêm nhiều í nữa chia sẻ nhe các bạn!
 
1. Về câu nhàn cư vi bất thiện thì cả GS Trần Trí Dõi cũng nói:
Làm như thế có phải là giống như người “không có việc gì nữa thì đặt việc ra mà làm vậy”
Chứ không phải chỉ 1 vài người trên GPE nói.

2. Về việc có "tham vọng sửa cả phát âm hay bắt thay thế gì" hay không, thì nó nằm trong câu tôi đã trích. Nếu không có tham vọng thay thế thì không đưa ra như là 1 nguyên nhân để thêm. Nếu chỉ đưa vào mà không thay thế, tôi sẽ nêu nguyên nhân như bạn:
Tránh chuyện trẻ con học được 26, 29 chữ cái, rồi về nhà bố mẹ vẫn phải chỉ thêm cho nó mấy chữ kia.
và nói thêm: đằng nào lên lớp lớn cũng phải học ngoại ngữ có những chữ cái đó, thì đưa vào bảng chữ cái cho học ngay từ vỡ lòng.

3. Về tên Dũng mà ký tên Dzung (không dấu ngã, ký tên ai mà đánh dấu bao giờ), là có lý do của nó: Các văn bản thư từ trong nội bộ gia đình, công ty nhỏ, ... thì không sao, chứ mà văn bản mang tính quốc gia và cả thế giới có thể sao chụp, trích dẫn, thì cần tránh từ DUNG của tiếng Anh. Nếu tôi tên Dũng và tôi ký hợp đồng lao động với công ty nước ngoài tôi cũng sẽ ký Dzung. Nhưng khi viết thư cho bạn bè người thân là người Việt tôi cũng vẫn ký Dung. Hai chuyện khác nhau.

4. Về chữ TW bạn phản biện thế nào? Tôi cho rằng nó chỉ là tạm bợ trong thời kỳ khó khăn đấy. Mà bây giờ lại xem là chính thức và dùng làm nguyên nhân để thêm vào bảng chữ cái.
 
Bản thân tôi cũng là một giáo viên nhưng tôi thấy cứ mỗi lần Bộ GD-ĐT có một cải tiến gì đó thì lại làm cho chương trình học của các cháu nặng thêm một chút. Bạn cứ thử so sánh số sách vở, đồ dùng học tập và cả chương trình học của các cháu bây giờ so với thời bạn đi học sẽ thấy rõ điều này.
Chứng tỏ hồi đó bác "ít học" hơn bây giờ. Ấy thế mà bác vẫn.. cứ zỏi
Ẹc... Ẹc...
 
3. Về tên Dũng mà ký tên Dzung

4. Về chữ TW bạn phản biện thế nào? Tôi cho rằng nó chỉ là tạm bợ trong thời kỳ khó khăn đấy. Mà bây giờ lại xem là chính thức và dùng làm nguyên nhân để thêm vào bảng chữ cái.

Cái tên Dzung, em cũng chẳng ý kiến nhiều. Chỉ thắc mắc một chút là đến bác NTD (vừa em viết nhầm LTD) còn viết là Dzung, không dùng cách khác thay. Chẳng hạn ông viết thẳng là Dũng đi. Chắc tầm cỡ bác ấy thì không sợ người ta phát âm nhầm tên mình đâu. Giờ nếu một bé nó nhìn thấy cái chữ bác ấy viết thế hỏi thì sao ?
Nếu dùng chữ z đó thì tức là bác ấy không coi quá trọng chuyện giữ gìn bản sắc truyền thống ở khía cạnh này ... Vì ở vị trí như thế, từng chút từng chút một trong câu chữ sẽ có cả 1 ban coi sóc ...

Cái chữ TW thì ngày trước trên VTV hình như cũng nói tới nó. Em cũng đã từng nghe một vài người trỉ trích nó từ cách đây rất lâu. Cá nhân em chẳng bao giờ viết TW trong các giấy tờ chính thống. Nhìn văn bản nào có chữ đó, cảm giác không khác gì đọc người ta viết chữ Việt nam.
 
Chào các bác,

Sáng nay thấy bài này, những tưởng chỉ là nói chơi ai dè các anh làm lớn chuyện quá thôi thì em cũng giả đò rón rén đăng một í kiến.

Theo em làm ủng hộ việc "công nhận" những cái này. Vì sao?
- Việc công nhận những chữ cái này không hề đồng nghĩa với việc sửa đổi bất cứ gì thuộc về tiếng Việt hiện nay. Vụ án chữ TW là thì em phản đối.
- Ngôn ngữ Việt Nam nói chung bị một giới hạn rất lớn đó là "tính mở". Ví dụ chúng ta không gần như không thể cho ra những từ ngữ tương đương trong tiếng Anh để diễn đạt những thứ mà nhiều người việc đã quen thuộc. Ví dụ "Internet": khó có thể dùng bất kỳ từ tiếng việt nào tương đương để diễn tả từ này. Tất nhiên từ này lại không bị vướng bất kỳ từ ký tự nào nói trên, nhưng nó là cái khởi đầu. Sẽ có nhiều từ như vậy nữa. Một số quan điểm đưa ra được một vài tư tương đương, nhưng hầu hết là phải "hán hóa" nghĩa là dùng từ một từ tiếng hán để diễn tả dẩn đến là chẳng ai hiểu gì cả.
- Bấy lâu nay chúng ta thường phải phiên âm cái tên quốc tế ra tiếng Việt, ví dụ: New York thành Nữu Ước (hay gì đó không nhớ) còn San Fancisco bị đọc thành "Cựu Kim Sơn" (do hồi xưa khai thác vàng ở đây, từ này hình như từ bên Tàu qua). Và nhiều ví dụ nữa, đặc biệt là những tên tiếng nước ngoài bị chúng ta Việt hóa đến mức mỗi người hiểu một nghĩa khác nhau. Vậy thì việc công nhận những ký tự kia chính là bước đầu tiên để chúng ta khẳng định với nhau rằng, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng tên của người ta để tránh việc phiên âm quá ẩu.
- Mọi người hãy thử hình dung rằng chúng ta với nhau đây đọc chữ w như thế nào? "vê kép" hay "double u". Trên truyền hình hằng ngày đọc ra rả ra rả, những chữ cái này. Nhưng trẻ con thì sao? chúng sẽ biết đâu là đúng?

Chúng ta, có quá nhiều cái không rõ ràng sẽ gây ra tranh cải, việc công nhận với nhau một cái chuẩn chung sẽ giúp chúng ta dể nói chuyện với nhau hơn.

Tóm lại, tôi ủng hộ ý kiến cho rằng nên công nhận những chữ cái này thêm vào bảng chữ cái chỉ để góp phần mở rộng vốn từ tiếng Việt của chúng ta chứ không phải để chúng ta thay thế những gì tiếng Việt đã có.

OverAC
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom