Đề xuất thêm ký tự F, J, W, Z trong bảng chữ cái tiếng Việt (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Riêng câu này cần bàn tiếp:

"Bạn cứ thử so sánh số sách vở, đồ dùng học tập và cả chương trình học của các cháu bây giờ so với thời bạn đi học sẽ thấy rõ điều này."

Kiến thức loài người càng ngày càng nhiều & sự tiếp thu kiến thức càng ngày fải ở độ tuổi càng thấp;

Hồi xưa mình lớp 2 rồi mà không biết sao cái loa ở công viên lại có thể fát ra tiếng được, còn giờ thì thằng cháu mình sắp đi học cũng đã tự đông vô internet để tìm trò chơi tự ên được rồi!

Xu thế là kiến thức của lớp trên, cấp trên sẽ fải đưa dần xuống cấp dưới, lớp dưới; (Nói thêm: fân ban ở cấp III là thực sự cần thiết để thực thi xu thế này (theo mình) nhưng hình như bị Bộ GDĐT bỏ xó rồi còn đâu).

Vài í tự nghỉ ra, mong các thầy cô thảo luận thêm!
 
Dạy thì A, Bờ, Cờ mà nghe nói đọc viết gì đó thường đọc A, Bê, "Xê", tới giờ vẫn chẳng hiểu tại sao.

Chữ GPRS nếu đúng theo tiếng Việt thì sẽ đọc Gờ-Pờ-Rờ-Sờ, còn tiếng Pháp đọc Giê-Pê-E-Éx, nhưng nhan nhản quảng cáo trên truyền hình họ đọc là Gờ-Pê-Rờ-"Éx" thật là lai căng!

Chữ W, người Pháp đọc như là "đúp-lơ-vê", người Anh đọc như là "đắp-bơ-liu", còn mình thì thường đọc "Vê-kép". Mai mốt vào bảng ký tự chắc đọc là "Vờ kép", "Vờ đôi", "Vờ cặp".

========================================================================

Ý kiến của tôi, mặc dù phát âm tuy có phần nào đó giống với tiếng Tàu, nhưng không phải là tiếng Tàu; mặc dù ký tự là chữ Latin, nhưng không có quốc gia nào có bộ chữ như Tiếng Việt, nó duy nhất trên thế giới này.

Hòa nhập, chúng ta phải hiểu rằng hòa nhập về văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội... nhưng chúng ta phải chọn lựa những tinh hoa, cái đẹp, cái hay mà hòa nhập, chứ không phải dùng ngôn ngữ "chit chat" mà hòa nhập.

Tại sao mình phải hòa vào người khác, trong khi ta không để cho người khác hòa với mình? Nghĩa là ta học chữ của họ và họ cũng học ngôn ngữ của ta?
 
"Bạn cứ thử so sánh số sách vở, đồ dùng học tập và cả chương trình học của các cháu bây giờ so với thời bạn đi học sẽ thấy rõ điều này."

Kiến thức loài người càng ngày càng nhiều & sự tiếp thu kiến thức càng ngày fải ở độ tuổi càng thấp;

Hồi xưa mình lớp 2 rồi mà không biết sao cái loa ở công viên lại có thể fát ra tiếng được, còn giờ thì thằng cháu mình sắp đi học cũng đã tự đông vô internet để tìm trò chơi tự ên được rồi!

Xu thế là kiến thức của lớp trên, cấp trên sẽ fải đưa dần xuống cấp dưới, lớp dưới; (Nói thêm: fân ban ở cấp III là thực sự cần thiết để thực thi xu thế này (theo mình) nhưng hình như bị Bộ GDĐT bỏ xó rồi còn đâu).

Vài í tự nghỉ ra, mong các thầy cô thảo luận thêm!

Hồi sáng học chính trị, tại đó có trình bày các vấn đề nghịch lý sau:

Đại học, cao đẳng thì cả nước có đến hơn 400 trường >> có rất nhiều trường điểm sàn 3 môn thấp hơn 15 điểm cũng đậu (tức là chấp nhận học sinh yếu kém) >> ra trường sẽ làm gì??? >>> (tôi suy ra: các vị học hàm, học vị của chúng ta chắc cũng đậu từng ấy điểm khi thi đại học, cao đẳng mà ra chăng?!)

Tại Mỹ chừng vài chục trường >> ví như đại học danh tiếng Harvard chắc chắn khi ra trường có ngay ghế giám đốc ngồi chơi.

Sân Golf mình có hàng vài trăm cái, các nước khác chưa đến 10 cái (dân mình toàn là đại gia nên mới chơi nhiều như vậy, mỗi tỉnh có từ một đến vài chục cái sân golf chơi cho nó đã!!!).
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tóm lại, tôi ủng hộ ý kiến cho rằng nên công nhận những chữ cái này thêm vào bảng chữ cái chỉ để góp phần mở rộng vốn từ tiếng Việt của chúng ta chứ không phải để chúng ta thay thế những gì tiếng Việt đã có.
OverAC
Tôi đồng ý với ý kiến của OverAC, kể cả đồng ý với 1 ý kiến của Khainv trong 1 câu mà tôi đã nói trong bài trên.
Việc thảo luận thậm chí tranh luận là cần thiết, tôi chỉ phản đối cái kiểu không tranh biện mà ngồi phê phán và vơ đũa cả nắm là thế này thế kia (không cần nhắc lại).

Có điều:
1. Bình đúng, đúng ở chỗ nên làm. Nhưng cái lý do nên làm của Bình là xác đáng, chứ không phải nên làm vì
chữ viết của VN hiện nay được sáng tạo trên việc sử dụng ký tự Latin để ghi âm tiếng Việt nhưng đã phức tạp hóa bằng các chữ kép thay thế cho nhóm ký tự F, J, W, Z khiến cho tiếng Việt khó hòa nhập quốc tế.
và 3 lý do tào lao trích trong bài trả lời của TS Dõi.

2. Cũng trong đoạn trích vừa rồi, ai đảm bảo rằng ông ta không thay thế cái phức tạp bằng cái đơn giản chỉ để hoà nhập? "Không thay thế những gì tiếng Việt đã có" là Bình nghĩ, chứ ông kia có nghĩ như vậy không? Nếu không ai lên tiếng, biết đâu ông ta nghĩ thế và làm thế? Ai biết được? Bình biết không?
 
Tôi đồng ý với ý kiến của OverAC, kể cả đồng ý với 1 ý kiến của Khainv trong 1 câu mà tôi đã nói trong bài trên.
Việc thảo luận thậm chí tranh luận là cần thiết, tôi chỉ phản đối cái kiểu không tranh biện mà ngồi phê phán và vơ đũa cả nắm là thế này thế kia (không cần nhắc lại).

Có điều:
1. Bình đúng, đúng ở chỗ nên làm. Nhưng cái lý do nên làm của Bình là xác đáng, chứ không phải nên làm vì

và 3 lý do tào lao trích trong bài trả lời của TS Dõi.

2. Cũng trong đoạn trích vừa rồi, ai đảm bảo rằng ông ta không thay thế cái phức tạp bằng cái đơn giản chỉ để hoà nhập? "Không thay thế những gì tiếng Việt đã có" là Bình nghĩ, chứ ông kia có nghĩ như vậy không? Nếu không ai lên tiếng, biết đâu ông ta nghĩ thế và làm thế? Ai biết được? Bình biết không?
Cá nhân em hoàn toàn phản đối
 
1. Việc thảo luận thậm chí tranh luận là cần thiết . . .

2. Cũng trong đoạn trích vừa rồi, ai đảm bảo rằng ông ta không thay thế cái phức tạp bằng cái đơn giản chỉ để hoà nhập ...

1. Vâng, câu nói này thực sự là ý nghĩa. Em cảm ơn là cảm ơn câu nói này.
Tranh luận chứ đừng có chạy theo số đông. Hay là hô khẩu hiệu (Yes or No) mà chẳng cần biết/ giải thích tại sao (Thà nói "tại không thích" - thì nó cũng là một ý kiến)

2. Chả ai đảm bảo thật. Nhưng nó sẽ dừng lại hoặc biến thể tích cực, tiêu cực tùy thuộc vào những phản ứng của chúng ta.
Nói vui: Không chừng sau vụ này bảng chữ cái và những cái tương tự thế sẽ dài cả mét. Và biết đâu trẻ em sẽ học bảng chữ cái theo nhiều năm học, chẳng ai bắt chúng học thuộc ngay lần đầu tiếp xúc :) Hoặc bảng chữ cái sẽ có thêm phụ lục: Những ký tự đặc biệt (hay tương tự thế, gồm cả An pha, bê ta, ... chứ ko phải cả những ký tự hóa học loằng ngoằng đâu nhé!)

Lại nói dài dòng thêm một chút (lỗi này có thể do Heniken + Mực hấp):
- Nếu 99 lần cải cách trước làm các cháu chỉ khổ thêm, thì không có nghĩa là ta không có lần cải cách thứ 100
- Em nhớ ngày trước TQ, mấy bác Tàu ấy, đã từng dùng tiếng La tinh để góp phần chuẩn hóa tiếng Trung. (Em nói là góp phần thôi đấy nhé). Bởi vì tiếng Trung cũng phân đủ loại tiếng Trung.
Nhật Bản, Hàn Quốc ư ... tiếng tây bồi lẫn nhiều lắm bác ơi, ít ra trong các tài liệu mà em được biết.
Lại nói chữ Dzung, sao em đọc tài liệu tiếng Anh thấy tên mấy bác người Pháp, Đức, ... vẫn có nguyên dấu tùm lum thế. Tại sao chúng ta không viết rõ Nguyễn Tấn Dũng, Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, ... trong văn bản tiếng Anh mà lại phải viết Dzung, Ha Noi, Viet Nam nhỉ. (Mr Dũng chắc tự hào lắm nếu đọc bải này khi thấy mình đặt tên bác ấy cạnh những tên riêng kia nhỉ ?)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Trong các bài trên tôi chỉ nói chữ ký, chứ không nói đến tên. Ký Dzung vì chả lẽ ký quẹt 1 cái rẹt xong phải quay lại đánh cái dấu ngã vào?

Nói thêm thì phải nói vầy: Người Việt ở nước ngoài thì khác hẳn, tên Mỹ Dung xinh đẹp là thế, nhưng nếu mở quán ăn mà bảng hiệu ghi MY DUNG RESTAURANT thì ai vào ăn?
 
Cho em xin có ý kiến;
Chúng ta đã từng tự hào rằng: Tiếng Việt phong phú và thật đẹp, ...phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam...
Vậy suy tới cùng thì bản thân chúng ta cũng chưa chắc đã khám phá hết vẻ đẹp của ngôn ngữ Việt. Bây giờ bản thân em cũng còn lúng túng khi sử dụng ví dụ như "Địa lý" hay Địa lí, Quy định hay Qui định...
Vậy sao chúng ta không nghĩ tới việc nghiên cứu sâu hơn ngôn ngữ thuần Việt hơn là lai căng các ký tự của các nước khác
Bây giờ trong hệ thống chữ viết chúng ta vẫn sử dụng chúng đấy thôi mà không những chỉ F,J,W,Z còn các ký hiệu khác như alpha, beta... chẳng ảnh hưởng gì tới ngôn ngữ mà chúng ta đã từng tự hào cả.
 
"tại đó có trình bày các vấn đề nghịch lý sau:. . . "

(ó nghịch lí, mới có fát triển & đi lên được MinhThien321 à!

Cũng giống như 1 sự thiệt hiễn nhiên là nhờ cái gọi là sức ì (lực ma sát) mà xe máy ta mới chuyển động tới được! Nếu không có sức í thì giống như xe ta đã trong vũng bùn cỡ ổ voi rồi.

/-)áng buồn là xã hội ta thiếu người dọn dẹp nghịch lí đó; (ó dọn nó, ta mới đi đến ~ nghịch lí khác được! Minh Thien321 nghĩ sao?

)(ã hội ta đang nhiều thầy, thiếu thợ; nhiều người fán không hà, ít người đụng cẳng chưn, cẳng tay lắm!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Theo tôi thì bản thân bảng chữ cái được đưa ra chỉ nhằm mục đích thể hiện ngôn ngữ nói bằng ngôn ngữ viết nên việc thêm các ký tự F, J, W, Z vào bảng chữ cái tiếng Việt là thực sự không cần thiết vì thực tế trong tiếng Việt chẳng có từ nào có sử dụng các ký tự này cả.
Thêm nữa, cái lý lẽ:
chữ viết của VN hiện nay được sáng tạo trên việc sử dụng ký tự Latin để ghi âm tiếng Việt nhưng đã phức tạp hóa bằng các chữ kép thay thế cho nhóm ký tự F, J, W, Z khiến cho tiếng Việt khó hòa nhập quốc tế.
thì tôi thấy không thuyết phục. Bảng chữ cái tiếng Việt 29 ký tự là bảng chữ cái riêng có của Việt Nam, nó được đưa ra để thể hiện tiếng Việt. Bây giờ giả sử theo lý lẽ trên, để "đơn giản hóa", ta thay PH thành F; D, V thành Z; GI thành J; QU thành W hay đại loại như vậy thì đúng là "zừa fiền fức, zừa zô ziên, zừa wái zị, hổng ra cái jì cả". Lúc đó thì ngôn ngữ chat chit của các cô các cậu tha hồ mà lên ngôi, trở thành ngôn ngữ chính thống của người Việt,... đúng là không dám nghĩ tiếp nữa...
Còn vì cái tên Dzũng hay Dzung gì gì đó mà thấy cần thiết phải thêm chữ Z vào bảng chữ cái tiếng Việt thì theo tôi, đây là một lý lẽ hết sức vớ vẩn, không thể lấy cái việc viết sai chính tả của một vài người để áp đặt cho toàn bộ những người có sử dụng tiếng Việt được. Vậy thì còn đâu sự trong sáng của tiếng Việt nữa?!
 
Không có câu gì ngoài " Ôi tiếng việt" Sau vụ này có lẽ sẽ có những bài văn hay "kinh dị" mất thôi. Cái kiểu "Hôm wa cô giáo em zui zẻ," thì bó tay
 
Cho em xin có ý kiến;
Chúng ta đã từng tự hào rằng: Tiếng Việt phong phú và thật đẹp, ...phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam...
Vậy suy tới cùng thì bản thân chúng ta cũng chưa chắc đã khám phá hết vẻ đẹp của ngôn ngữ Việt. Bây giờ bản thân em cũng còn lúng túng khi sử dụng ví dụ như "Địa lý" hay Địa lí, Quy định hay Qui định...
Vậy sao chúng ta không nghĩ tới việc nghiên cứu sâu hơn ngôn ngữ thuần Việt hơn là lai căng các ký tự của các nước khác
Bây giờ trong hệ thống chữ viết chúng ta vẫn sử dụng chúng đấy thôi mà không những chỉ F,J,W,Z còn các ký hiệu khác như alpha, beta... chẳng ảnh hưởng gì tới ngôn ngữ mà chúng ta đã từng tự hào cả.
Tám tí thôi...
Địa lý hay Địa lí, tôi không bàn, tại nó đọc giống nhau.
Nhưng Quy định hay Qui định mà bạn không phân biệt được sao?
Chữ "UY" và chữ "UI" bạn đọc như thế nào? Có giống nhau hông?
Nếu khác, thì "Quy" và "Qui" cũng khác đấy. Đọc ra như thế nào, thì nên viết như thế ấy.
Tự bạn nhận xét thêm nha.
 
Lỡ rồi, nói tiếp.
Bản thân tôi, khi mới thấy báo đăng chuyện này, tôi cũng đã nghĩ ngay rằng... chuyện tào lao.
Nhưng rồi thì tôi lại thấy nó có lý. Miễn là bổ sung chứ đừng có mà thay thế.
Con nít bi giờ, mới tập tành a bê xê đã gặp ngay những chữ F, J, W, Z... Các bạn biết ở đâu hông? Mấy cái bảng số xe ngoải đường đó. Phải giải thích cho tụi nó.
Lớn hơn tí, thì gặp mấy hộp sữa của New Zealand, lại phải giải thích.
Ôi, nhiều lắm. Nếu không bổ sung, thì cỡ lớp 4 thôi, tụi nó đã phải đánh vật với New York, Jamaica, v.v...
Đó là chưa nói thời đại giờ gần như nhà ai cũng có máy tính, có Internet, nhan nhản mấy chữ đó....

Cho nên nếu như có sẵn cho tụi nó biết luôn ngay từ nhỏ thì đỡ cho mấy thằng làm bố biết bao.

Thôi đi ngủ.
 
Tóm lại, tôi ủng hộ ý kiến cho rằng nên công nhận những chữ cái này thêm vào bảng chữ cái chỉ để góp phần mở rộng vốn từ tiếng Việt của chúng ta chứ không phải để chúng ta thay thế những gì tiếng Việt đã có.

OverAC
Tôi thì.. ngược lại với Ac... Ẹc... Ẹc...
Việc dạy cho con em chúng ta biết mấy chữ F, W gì gì đó là chuyện khác hoàn toàn với việc đưa nó vào bảng chữ cái... Chúng ta từ xưa giờ học bảng chữ cái cũ nhưng chúng ta cũng đâu phải không biết mấy chữ F, W kia
Nói tóm lại: Tôi không suy nghĩ quá xa xôi... nhưng mỗi lần nghe có cải cách về giáo dục thì tôi lại lo... Tôi lo rằng con tôi sẽ càng... dốt thêm.
Chỉ vì sợ con chúng ta nó "mất công" hỏi chúng ta về mấy chữ không có trong bảng chữ cái mà phải đưa vào thì đúng là cái chuyện QUÁ RẢNH (trẻ con có đến hàng triệu thứ không biết, đâu riêng gì chữ W...)
..............
Ôi mà chúng ta cũng chỉ bàn cho vui. Tất cả sẽ chờ xem mấy ông làm thế nào. Dù sao tôi cũng tin rằng cái gì không hợp lòng dân tất sẽ bị đào thải
 
Sáng vào công ty vô tình đọc ngay đúng cái bài này mất hơn 30 phút.

Ý kiến của em thì không có, nhưng nói như bác Cò Già thì "Ăn thua là do mình giao à"
 
Có trong bảng chữ cái là tôi sẽ xài!

Bây chừ chưa có, mà tôi & nhiều người khác đã xài, huống hồ đưa vô rồi bảo người ta đừng xài là lẽ gì?

(òn nữa, mấy thiên niên kỉ nay tiếng Anh thông dụng trên trường quốc tế, nên nhiều tiếng của nó được các ngôn ngữ khác du nhập & đồng hoá, nhưng đến lúc nào đó Mông cổ fục hưng & trở thành siêu cường, lại thêm vài chữ cái vô bảng đơn vị tiếng Việt, chắc?!?

Viễn tưởng, các dân tộc Tây nguyên chuẩn bị học tiếng Tàu đi là vừa!
 
Việc cải thiện cách viết Tiếng Việt thì cũng hay nhưng điều không hay thì chắc sẽ nhiều hơn. Mong rằng vấn đề này sẽ được xem xét kĩ. Tôi chỉ sợ lớp trẻ như con tôi sau này sẽ không muốn tìm đọc sách cũ nữa vì khó hiểu... ,nhìn các ấn phẩm của GPE được bày bán ở đâu đó thì nó lắc đầu...,
 
Tôi chợt có ý tưởng: Bây giờ, khi học các môn khoa học tự nhiên sẽ không tránh khỏi việc tiếp xúc với các ký tự Φ, β, α, Ω... vân vân... Vậy ta đưa vào bảng chữ cái luôn. Mất công tụi nhóc lại hỏi
Ẹc... Ẹc...
 
Tôi chưa hình tượng việc thêm những ký tự trên sẽ cụ thể hóa như thế nào.
Tôi chỉ lo về mình, vì cv kế toán phải đọc thông tư ..., hiện tại muốn hiểu thông tư nào cũng phải vận dụng "giác độ" hiểu nữa.
Không biết sau này chắc sẽ có thêm nhiều định nghĩa hay giải thích về các từ dùng trong thông tư.
Nắm bắt cơ hội này, ta nên chuyển sang nghề xuất bản sách, chủ yếu là TĐ Tiếng Việt là OK.
 
Theo tôi, nếu đưa những chữ này vào bảng chữ cái thì tất yếu sẽ phải ghép vần cho nó. Với bản thân tôi, nếu đã có ý định đưa vào thì phải hướng dẫn ghép vần. Chứ đừng ném ra 1 cái rìu để nấu cháo. Lúc đó cháo sẽ có nhiều hương vị lắm lắm.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom