- Tham gia
- 3/6/06
- Bài viết
- 1,611
- Được thích
- 14,002
- Nghề nghiệp
- ...thiết kế máy bay cho VOI tự lái...^.^
Cụ bà vẫn đẹp sao, cụ ông vẫn đẹp sao...
Dù hàm răng không còn chiếc nào. Dù da dẻ nhăn nheo như là da cóc. Dù cho trái tim không còn muốn đập. Nhưng vẫn cầm trên tay một lá thư tình.
Dù tóc không còn, dù chân bủn rủn mà vẫn yêu thương cho dù xa cách...
Vẫn cùng nhau hạnh phúc.
Ở nơi này ta vẫn thường hái hoa tặng nhau!
Từ khoảnh khắc đầu tiên biết cảm nhận về cuộc sống xung quanh, tôi luôn có những cảm xúc đặc biệt khi nhìn ngắm những người già. Tôi thương họ, thương thực sự, bởi tôi biết, sẽ đến lúc tôi cũng sẽ... già như thế.
Những cụ ông, cụ bà 70, 80 tuổi đội một bó chiếu trên đầu hay thúng bánh mỳ liêu xiêu bước đi dọc những con phố cổ, gương mặt nhăn nheo, mái đầu bạc trắng cùng tiếng rao: Ai bánh mỳ nóng giòn nào! hay những thân hình nhỏ bé với gánh hàng nặng trĩu trên đôi vai. Có lần, tôi như phát điên khi nghe kể một anh cảnh sát giao thông nằng nặc đòi phạt tiền một phụ nữ, vì chị cho một bà cụ đi nhờ và cụ ngồi sau mà không có mũ bảo hiểm. Anh ta "máu lạnh" nhất quyết đòi tiền bất chấp việc bà cụ khóc lóc xin anh đừng phạt người đã giúp đỡ mình.
Tôi luôn có cảm giác đau xót khi nhìn người già khóc.
Ngày hôm nay, tôi đã có một ngày đầy tiếng cười và cả nước mắt ở trại phong Quả Cảm, xã Yên Phong, Bắc Ninh.
Xin các cụ, các ông, các bà ở trại phong Quả Cam cho tôi nói đôi điều với các bạn sinh viên!
Các bạn đều là những người đang ở lứa tuổi thanh niên. Cho nên, trong tim các bạn, rất là hăng say, rất là nồng nhiệt. Và các bạn có nhiều ước mơ. Mỗi người có một ước mơ riêng, nhưng chúng tôi thấy rằng, sống ở trên đời, không có tình yêu, thì không đáng sống.
Tình yêu trong chúng ta, tình yêu tổ quốc, tình yêu gia đình, tình yêu đồng loại, đó là những mối tình mà tất cả mọi người ai cũng có. Nhưng, ở đây, tôi muốn nhấn mạnh với các bạn rằng, chúng ta phải có tình yêu những người đau khổ, những người nghèo khó, đặc biệt là các cụ, các ông, các bà ở đây, những người trước kia từng bị xã hội bỏ rơi.
Khi các bạn vào đây, các bạn thấy rõ ràng là các cụ, các ông, các bà đều rất đáng yêu. Thế thì như tôi đã giới thiệu, các linh mục, sơ, tu sĩ và nhóm chúng tôi mắc một căn bệnh mãn tính, không khỏi được; chỉ khi nào chết mới khỏi được bệnh này, đó là bệnh... Yêu.
Chúng tôi cũng yêu giống các bạn, nhưng đặc biệt, chúng tôi yêu các cụ, các ông, các bà bệnh nhân phong. Từ năm 1977 đến nay, nhóm chúng tôi đi khắp nước, từ Cà Mau đến Tây Nguyên, từ Cao Bằng đến Lạng Sơn... nghĩa là chỗ nào có bệnh nhân phong, nhóm chúng tôi đều tìm đến thăm hỏi với tư cách là người thân, người thân như chính bản thân mình, chứ không phải người thân trong gia đình.
Yêu như yêu bản thân mình, cái tình yêu ấy mới là tình yêu cao quý nhất. Chúng tôi chỉ có một ước mong là các bạn bây giờ còn trẻ, sống còn lâu hơn chúng tôi nhiều, chắc chắn là như vậy, nên tôi muốn gửi đến các bạn một lời nhắn nhủ, một sứ điệp cuối cùng, đó là, mời các bạn cùng... yêu với chúng tôi.
Lúc nghe bác Trường (gọi là bác thôi, nhưng cụ đã 83 tuổi rồi, gần bằng tuổi ông nội nếu ông còn sống) chia sẻ những điều này, nghe cô Xuân, chú Tâm tâm sự những cảm nghĩ của họ, nghe cụ bà 73 tuổi của viện hát "Bài ca bệnh Phong" (tôi tạm gọi như vậy vì không biết tên bài hát. Chỉ biết trước khi trình bày, cụ nói, đây là bài hát cuối cùng cụ hát cho anh chị em trong gia đình nghe, trước khi bỏ đi biệt xứ, với suy nghĩ mắc căn bệnh quái ác này khác nào đi vào cõi chết), nghe các em nhỏ líu lo: Bốn phương trời ta về đây chung vui, không phân chia giọng nói tiếng cười, tôi đã... khóc ngon lành. Và khi ấy, tôi phát hiện thêm công dụng tuyệt vời của chiếc máy ảnh - một vật hiệu quả để che những giọt nước mắt lăn ra ào ào trên khuôn mặt.
Lâu lắm rồi mới có những con người hoàn toàn xa lạ, 100% xa lạ, trong khoảnh khắc đầu tiên chạm mặt, nhìn tôi cười tươi đến vậy. Nụ cười ấy hiển hiện trên những gương mặt đã in hằn dấu vết thời gian, có thể khiến ngay cả những trái tim lạnh lẽo nhất thấy ấm áp trở lại. Tôi đã nói với các cụ rằng, bình thường tôi cũng đã bị nhiễm virus yêu, nhưng sau ngày hôm nay trở về, có lẽ tôi sẽ yêu say đắm hơn và cười suốt cả ngày mất.
Chào đón chúng tôi bằng những nụ cười tươi hơn cả mùa thu tỏa nắng, tạm biệt chúng tôi cũng vẫn bằng những nụ cười ấm hơn nắng mùa thu, trại phong Quả Cảm là nơi thứ hai trong tất cả những địa điểm từ thiện từng dừng chân qua, cho tôi cảm giác khao khát được trở lại.
Tôi đã yêu, yêu say đắm!
Và đương nhiên, tôi sẽ trở lại!
Sớm nhất, vào mùa mít tới nhỉ, như tôi đã hứa với các cụ!
Mỗi tháng, các cụ được trợ cấp 200 nghìn đồng, tương đương khoảng 6.000 đồng một ngày.
Có cụ đã sống trong viện suốt hơn 50 năm qua, sau khi bị người thân xa lánh.
Có những em nhỏ là con của các bệnh nhân trong trại,
may mắn không bị mắc bệnh.
Những tiếng ca hồn nhiên, trong sáng.
Thành viên của nhóm tình nguyện Blog Hà Nội.
(Nhóm tình nguyện Blog Hà Nội (Phong Lan Trắng))
(st)
Dù hàm răng không còn chiếc nào. Dù da dẻ nhăn nheo như là da cóc. Dù cho trái tim không còn muốn đập. Nhưng vẫn cầm trên tay một lá thư tình.
Dù tóc không còn, dù chân bủn rủn mà vẫn yêu thương cho dù xa cách...
Vẫn cùng nhau hạnh phúc.
Ở nơi này ta vẫn thường hái hoa tặng nhau!

Từ khoảnh khắc đầu tiên biết cảm nhận về cuộc sống xung quanh, tôi luôn có những cảm xúc đặc biệt khi nhìn ngắm những người già. Tôi thương họ, thương thực sự, bởi tôi biết, sẽ đến lúc tôi cũng sẽ... già như thế.

Những cụ ông, cụ bà 70, 80 tuổi đội một bó chiếu trên đầu hay thúng bánh mỳ liêu xiêu bước đi dọc những con phố cổ, gương mặt nhăn nheo, mái đầu bạc trắng cùng tiếng rao: Ai bánh mỳ nóng giòn nào! hay những thân hình nhỏ bé với gánh hàng nặng trĩu trên đôi vai. Có lần, tôi như phát điên khi nghe kể một anh cảnh sát giao thông nằng nặc đòi phạt tiền một phụ nữ, vì chị cho một bà cụ đi nhờ và cụ ngồi sau mà không có mũ bảo hiểm. Anh ta "máu lạnh" nhất quyết đòi tiền bất chấp việc bà cụ khóc lóc xin anh đừng phạt người đã giúp đỡ mình.
Tôi luôn có cảm giác đau xót khi nhìn người già khóc.
Ngày hôm nay, tôi đã có một ngày đầy tiếng cười và cả nước mắt ở trại phong Quả Cảm, xã Yên Phong, Bắc Ninh.

Xin các cụ, các ông, các bà ở trại phong Quả Cam cho tôi nói đôi điều với các bạn sinh viên!
Các bạn đều là những người đang ở lứa tuổi thanh niên. Cho nên, trong tim các bạn, rất là hăng say, rất là nồng nhiệt. Và các bạn có nhiều ước mơ. Mỗi người có một ước mơ riêng, nhưng chúng tôi thấy rằng, sống ở trên đời, không có tình yêu, thì không đáng sống.

Tình yêu trong chúng ta, tình yêu tổ quốc, tình yêu gia đình, tình yêu đồng loại, đó là những mối tình mà tất cả mọi người ai cũng có. Nhưng, ở đây, tôi muốn nhấn mạnh với các bạn rằng, chúng ta phải có tình yêu những người đau khổ, những người nghèo khó, đặc biệt là các cụ, các ông, các bà ở đây, những người trước kia từng bị xã hội bỏ rơi.
Khi các bạn vào đây, các bạn thấy rõ ràng là các cụ, các ông, các bà đều rất đáng yêu. Thế thì như tôi đã giới thiệu, các linh mục, sơ, tu sĩ và nhóm chúng tôi mắc một căn bệnh mãn tính, không khỏi được; chỉ khi nào chết mới khỏi được bệnh này, đó là bệnh... Yêu.
Chúng tôi cũng yêu giống các bạn, nhưng đặc biệt, chúng tôi yêu các cụ, các ông, các bà bệnh nhân phong. Từ năm 1977 đến nay, nhóm chúng tôi đi khắp nước, từ Cà Mau đến Tây Nguyên, từ Cao Bằng đến Lạng Sơn... nghĩa là chỗ nào có bệnh nhân phong, nhóm chúng tôi đều tìm đến thăm hỏi với tư cách là người thân, người thân như chính bản thân mình, chứ không phải người thân trong gia đình.
Yêu như yêu bản thân mình, cái tình yêu ấy mới là tình yêu cao quý nhất. Chúng tôi chỉ có một ước mong là các bạn bây giờ còn trẻ, sống còn lâu hơn chúng tôi nhiều, chắc chắn là như vậy, nên tôi muốn gửi đến các bạn một lời nhắn nhủ, một sứ điệp cuối cùng, đó là, mời các bạn cùng... yêu với chúng tôi.
Lúc nghe bác Trường (gọi là bác thôi, nhưng cụ đã 83 tuổi rồi, gần bằng tuổi ông nội nếu ông còn sống) chia sẻ những điều này, nghe cô Xuân, chú Tâm tâm sự những cảm nghĩ của họ, nghe cụ bà 73 tuổi của viện hát "Bài ca bệnh Phong" (tôi tạm gọi như vậy vì không biết tên bài hát. Chỉ biết trước khi trình bày, cụ nói, đây là bài hát cuối cùng cụ hát cho anh chị em trong gia đình nghe, trước khi bỏ đi biệt xứ, với suy nghĩ mắc căn bệnh quái ác này khác nào đi vào cõi chết), nghe các em nhỏ líu lo: Bốn phương trời ta về đây chung vui, không phân chia giọng nói tiếng cười, tôi đã... khóc ngon lành. Và khi ấy, tôi phát hiện thêm công dụng tuyệt vời của chiếc máy ảnh - một vật hiệu quả để che những giọt nước mắt lăn ra ào ào trên khuôn mặt.

Lâu lắm rồi mới có những con người hoàn toàn xa lạ, 100% xa lạ, trong khoảnh khắc đầu tiên chạm mặt, nhìn tôi cười tươi đến vậy. Nụ cười ấy hiển hiện trên những gương mặt đã in hằn dấu vết thời gian, có thể khiến ngay cả những trái tim lạnh lẽo nhất thấy ấm áp trở lại. Tôi đã nói với các cụ rằng, bình thường tôi cũng đã bị nhiễm virus yêu, nhưng sau ngày hôm nay trở về, có lẽ tôi sẽ yêu say đắm hơn và cười suốt cả ngày mất.
Chào đón chúng tôi bằng những nụ cười tươi hơn cả mùa thu tỏa nắng, tạm biệt chúng tôi cũng vẫn bằng những nụ cười ấm hơn nắng mùa thu, trại phong Quả Cảm là nơi thứ hai trong tất cả những địa điểm từ thiện từng dừng chân qua, cho tôi cảm giác khao khát được trở lại.
Tôi đã yêu, yêu say đắm!
Và đương nhiên, tôi sẽ trở lại!
Sớm nhất, vào mùa mít tới nhỉ, như tôi đã hứa với các cụ!

Mỗi tháng, các cụ được trợ cấp 200 nghìn đồng, tương đương khoảng 6.000 đồng một ngày.
Có cụ đã sống trong viện suốt hơn 50 năm qua, sau khi bị người thân xa lánh.


Có những em nhỏ là con của các bệnh nhân trong trại,
may mắn không bị mắc bệnh.

Những tiếng ca hồn nhiên, trong sáng.

Thành viên của nhóm tình nguyện Blog Hà Nội.
(Nhóm tình nguyện Blog Hà Nội (Phong Lan Trắng))
(st)