Thời gian thử việc có được chế độ phép năm (2 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

tongquangtuyen

Thành viên hoạt động
Tham gia
14/9/07
Bài viết
150
Được thích
47
Công ty không tính phép trong thời gian thử việc(2 tháng) cho những người đã ký hợp đồng .Cho em hỏi Công ty tính như vậy có đúng không?Em xin chân thành cảm ơn.
 
Tôi tìm thấy cái này trên trang vietnamforumcsr.net:

Nghỉ phép NLD - ThanhHue - 24/02/2009 - huenguyen131k@yahoo.com Tôi làm việc ở công ty nước ngoài trong thời gian đang thử việc tôi muốn xin nghỉ phép trước có được hay không?
Nếu nhân viên công ty xin nghỉ phép trước thời gian được nghỉ mà công ty không cho nghỉ phép trước thì như vậy đúng hay sai?
Xin cho biết trang web liên quan vấn đề về nhân sự đầy đủ nhất.
Mong hồi âm sớm. Xin chân thành cảm ơn.

Ths Luật Đinh Thế Hưng - thaibinhhung2003@fpt.vn - trả lời ngày 23/3/09

Việc nghỉ phép theo quy định của Bộ Luật lao động chỉ đặt ra đối với những người làm việc theo hợp đồng chính thức (không đặt ra đối với người lao động thử việc)

- Tuy nhiên tại điều 14, khoản 3, nghị định 44/2003/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Bộ LLĐ về HĐLĐ thì thời gian thử việc lại được tính là thời gian làm việc khi tính trợ cấp thôi việc.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Công ty không tính phép trong thời gian thử việc(2 tháng) cho những người đã ký hợp đồng .Cho em hỏi Công ty tính như vậy có đúng không?Em xin chân thành cảm ơn.

Trong thời gian hợp đồng lao động thử việc, nghỉ phép năm vẫn được tính

Điều 9.- Nghị định 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

1- Theo Điều 74 của Bộ Luật lao động, thời gian sau đây được coi là thời gian làm việc của người lao động tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động để tính ngày nghỉ hàng năm:
- Thời gian học nghề, tập nghề để làm việc tại doanh nghiệp theo thời hạn cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề;
- Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động để làm việc tại doanh nghiệp;
- Thời gian nghỉ về việc riêng;
- Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý;
- Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng;
- Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 3 tháng;
- Thời gian nghỉ theo chế độ quy định đối với lao động nữ;
- Thời gian nghỉ để làm các nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật;
- Thời gian nghỉ để hoạt động Công đoàn theo quy định của pháp luật;
- Thời gian hội họp, học tập theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động cho phép;
- Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động;
- Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc;
- Thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do bị oan hoặc được miễn tố.
2. Người lao động được nghỉ hàng năm 14 ngày hoặc 16 ngày quy định tại các điểm b, c Khoản 1 Điều 34 của Bộ Luật lao động theo danh mục các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và các vùng có điều kiện sinh sống khắc nghiệt do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.
3. Khi nghỉ hàng năm nếu đi bằng phương tiện ô-tô, tàu thuỷ, tàu hoả mà số ngày đi đường (cả đi và về) trên hai ngày thì từ ngày thứ 3 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hàng năm.
4- Tiền tàu xe và tiền lương trong những ngày đi đường do người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận; đối với người lao động làm việc ở vùng xa xôi hẻo lánh (vùng núi cao, vùng sâu, hải đảo) khi đi nghỉ hàng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền tàu xe và tiền lương cho những ngày đi đường.


Các văn bản liên quan đến Nghị định 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, gởi tham khảo

Nghị định 10/1999/NĐ-CP của Chính phủ về việc bổ sung Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi (Hết hiệu lực)

Nghị định 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi (Không đề cập chình sửa điều 9 của Nghị định 195/CP ngày 31/12/1994)

Mặc dù Nghị định 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã bị sửa đổi nhưng không đề cập chình sửa điều 9 của Nghị định 195/CP ngày 31/12/1994
 
Tôi tìm thấy cái này trên trang vietnamforumcsr.net:

Nghỉ phép NLD - ThanhHue - 24/02/2009 - huenguyen131k@yahoo.com Tôi làm việc ở công ty nước ngoài trong thời gian đang thử việc tôi muốn xin nghỉ phép trước có được hay không?
Nếu nhân viên công ty xin nghỉ phép trước thời gian được nghỉ mà công ty không cho nghỉ phép trước thì như vậy đúng hay sai?
Xin cho biết trang web liên quan vấn đề về nhân sự đầy đủ nhất.
Mong hồi âm sớm. Xin chân thành cảm ơn.

Ths Luật Đinh Thế Hưng - thaibinhhung2003@fpt.vn - trả lời ngày 23/3/09

Việc nghỉ phép theo quy định của Bộ Luật lao động chỉ đặt ra đối với những người làm việc theo hợp đồng chính thức (không đặt ra đối với người lao động thử việc)

- Tuy nhiên tại điều 14, khoản 3, nghị định 44/2003/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Bộ LLĐ về HĐLĐ thì thời gian thử việc lại được tính là thời gian làm việc khi tính trợ cấp thôi việc.

Mình có ý kiến, khi các bạn trích dẫn bài viết lại cần phải tôn trọng ghi rõ đúng link nguồn. Trong trường bài bạn trích dẫn như trên (đoạn tô màu xanh) là không đúng. Tôi đã kiểm tra
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom