Thống kê phổ cập giáo dục

Liên hệ QC
Tôi xin có vài ý kiến về PCGD THCS: Chúng ta có thể làm như thế này được không? Chỉ nhập vào từ sổ phổ cập thôi, từ đó sẽ xuất ra M1, M2 và các danh sách như: HS tốt nghiệp trong và ngoài nhà trường, HS khuyết tật... Chứ chúng ta nhập từ phiếu điều tra thì hơi phức tạp. Mặc dù chúng ta đi phúc tra điều tra nhưng thực tế chúng ta chỉ lấy số liệu từ Sổ phổ cập mà thôi, chứ lấy đúng trong phiếu điều tra thì không đạt nổi. Tôi có một file nhưng đưa lên không được vì nó lớn hơn 1M. Anh chị có cách nào đưa lên được không chỉ tôi với để đưa lên đây cùng tham khảo và làm. (tôi có xem PCTHCS của chị chibi thì quá tốt rồi nhưng thông tin thì không chỉnh sửa được nên mới muốn làm một cái để thống kê thôi).
Có thể liên hệ qua địa chỉ email: tanhaukg@gmail.com

Chào bạn

Thật ra, Phiếu điều tra là phiếu thu thập thông tin (dạng thô) và nó cũng được xem như một minh chứng cụ thể về trình độ văn hoá của các thành viên trong 1 gia đình cụ thể của 1 địa bàn dân cư (ít nhất nó cũng được chủ hộ xác nhận chứng thực). Nếu không có phiếu này thì các thông tin của Sổ theo dõi phổ cập là không có căn cứ xác thực.
Thông tin này (từ Phiếu điều tra) được chuẩn hoá và lưu vào 1 tập tin cơ sở (có tổ chức). Từ tập tin cơ sở này, các thông tin đó sẽ được:
1. Cập nhật thường xuyên hàng năm
2. Phân tích xử lý các chỉ tiêu, chỉ số để đánh giá và so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn của chuẩn PCGD.
3. Kết xuất ra các biểu bảng: Sổ theo dõi PCGD; các loại danh sách đang học, bỏ học; tốt nghiệp trong từng độ tuổi; các thống kê (M1, M2).
4. Và nó cũng có thể được dùng cho các mục đích khác nữa.

Nó cũng tương tự như: Thông tin từ phiếu điều tra đóng vai trò là mẫu số; còn thông tin trong sổ theo dõi PCGD, các mẫu thống kê là tử số vậy. Qua đó, bạn có thể thấy vai trò và sự quan trọng của Phiếu điều tra cũng như việc tổ chức điều tra thu thập thông tin là như thế nào.

Như vậy, cách làm của bạn đề nghị là không phù hợp đâu bạn ạ (cả về ý nghĩa cũng như quy trình)
Còn về cách làm và sử dụng, tôi vẫn ủng hộ cách xây dựng 1 phần mềm tiện ích vừa phải. Không nên sử dụng hàm nhiều vì dữ liệu độ tuổi của 1 địa phương thường rất lớn cộng với gánh thêm nhiều hàm thì sẽ có 1 bảng tính có kích thước file rất lớn, khó chia sẻ, khó sử dụng.

Chào bạn
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Thưa các thầy cô:
Bên công ty em đang xây dựng hệ thống PCGD cho mầm non. Không biết có thầy cô nào biết về mảng này không ạ.
Hiện bên em đang có một số các mẫu biểu theo chuẩn của bộ GD, nhưng về phần số liệu thì còn khá nhiều vấn đề vì hiện bên em chưa có hệ thống số liệu của năm cũ hoặc của một đơn vị nào để tường minh cho các bảng biểu.
Vậy thầy cô nào biết về vấn đề này có thể cho em xin thông tin em liên hệ trực tiếp được không ạ.
Hiện bên em đang xây dựng hệ thống online. Các thầy cô có thể vào tham khảo tại địa chỉ
http://phocapgiaoduc.predict.com.vn
tên truy nhập: admin
Pass: admin
Rất mong nhận được sự ủng hộ của mọi người
Địa chỉ email của em: trung.85.hn@gmail.com
 
Mẩu của tôi

Bạn có thể nén lại,
Các bạn tham khảo mẫu của minh nhé!
 

File đính kèm

  • TKETHCS.rar
    51.9 KB · Đọc: 147
Lần chỉnh sửa cuối:
Đầu năm học các thầy/cô làm công tác phổ cập sẽ rất vất vả tổng hợp, gọt dũa số liệu. Phiên bản 2013, dùng cho các cấp học, 100% trên nền Excel, tham khảo tại đây nhé.
 
Đầu năm học các thầy/cô làm công tác phổ cập sẽ rất vất vả tổng hợp, gọt dũa số liệu. Phiên bản 2013, dùng cho các cấp học, 100% trên nền Excel, tham khảo tại đây nhé.
dạ em là người mới. xin phép được đào lại topic ạ. anh chị nào đã lưu lại phần mềm của bác Chibi có thể reup lại cho mọi người tham khảo được không ạ. hiện tại em thấy một số người đã code được bản mới nhưng ko thấy ai share
 
Đề tài nầy nếu đặt ra trước đây 20 năm thì hay quá. Nay thì các trường đã nhập online và cấp huyện, cấp tỉnh, cấp bộ đã có ngay kết quả rồi.
 
Web KT
Back
Top Bottom