Thống kê phổ cập giáo dục

Liên hệ QC

chibi

Thành viên tích cực
Thành viên danh dự
Tham gia
10/1/07
Bài viết
1,120
Được thích
622
Chào các bạn.
Xin được chia sẻ với các bạn (đặc biệt đối với các bạn đang công tác tại các trường Tiểu học và THCS) về một vấn đề cần quan tâm trong trường học.
Phổ cập giáo dục là một nhiệm vụ trọng tâm của mỗi nhà trường (Tiểu học và THCS). Chỉ tiêu về phổ cập luôn được nêu đầu tiên trong các báo cáo của các cấp quản lý giáo dục.
Hiện nay có rất ít các nhà trường có chương trình quản lý các đối tượng phổ cập trên địa bàn. Để ra được thống kê phổ cập thì cán bộ phụ trách phải đếm bằng tay, quá trình này rất mất thời gian và thiếu chính xác.
Vì vậy tôi xin nêu vấn đề này ra đây và mong rằng cùng các bạn giải quyết được vấn đề này giúp cho các nhà trường.
Đối với các bạn không công tác trong ngành giáo dục có thể chưa hiểu về vấn đề này, tôi xin được trình bày tóm tắt như sau:
- Nhà nước thực hiện chính sách phổ cập giáo dục bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 9 đối với trẻ từ 6 đến 18 tuổi (Hiện nay thêm phổ cập giáo dục trung học, đối tượng tới 21 tuổi).
- Hàng năm các trường phải tiến hành điều tra về trình độ văn hoá của các đối tượng trên địa bàn quản lý và lên biểu thống kê phổ cập giáo dục.
- Mục tiêu của thống kê là đưa ra được các con số theo độ tuổi: Tổng số, nữ, chuyển đi, chuyển đến, chết, khuyết tật, đang học tại các khối lớp, đã tốt nghiệp, bỏ học, chưa đi học, tỷ lệ phổ cập…
- Mẫu biểu thống kê của mỗi tỉnh một khác nhưng tựu chung lại là đều phải đưa ra được các thông số cơ bản như trên.
- Đối với các tỉnh chưa hoàn thành xoá mù chữ thì còn có thêm việc xoá mù chữ và đối tượng cần quản lý tới 35 tuổi.
Theo tôi nghĩ việc quản lý các đối tượng phổ cập không phức tạp như quản lý nhân sự nên chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện việc này bằng Excel. Khi đó nó có một số thuận lợi như sau
- Nhiều đơn vị sử dụng (Hiện nay có khoảng 10000 trường THCS và 15000 trường Tiểu học).
- Dễ sử dụng vì là Excel.
- Linh hoạt trong thiết kế các danh sách, biểu mẫu thống kê.
 
Xây dựng CSDL là bước đầu tiên!

Kết quả thống kê trrích xuất từ CSDL, nên tổ chức CSDL là quan trọng, theo mình nghỉ vậy!
Đề nghị các bạn nhiệt tình vì sự nghiệp giáo dục hãy bàn trước về các Trường cần có trong CSDL này;
- Hàng năm các trường phải tiến hành điều tra về trình độ văn hoá của các đối tượng trên địa bàn quản lý và lên biểu thống kê phổ cập giáo dục.
- Mục tiêu của thống kê là đưa ra được các con số theo độ tuổi: Tổng số, nữ, chuyển đi, chuyển đến, chết, khuyết tật, đang học tại các khối lớp, đã tốt nghiệp, bỏ học, chưa đi học, tỷ lệ phổ cập…
- Mẫu biểu thống kê của mỗi tỉnh một khác nhưng tựu chung lại là đều phải đưa ra được các thông số cơ bản như trên.
- Đối với các tỉnh chưa hoàn thành xoá mù chữ thì còn có thêm việc xoá mù chữ và đối tượng cần quản lý tới 35 tuổi.
Í cá nhân của mình, căn cứ vô iêu cầu trên, ta phải có ~ trường không thể thiếu như sau:
[TT], [MaHS], [HoDem], [Ten], [NgSinh], [Nu], [Lop], [NgDi], [NgDen], [NgChet], [KhTat], [NgBoHoc], [MuChu], . . .
/)/ếu chúng ta cùng thống nhất được các trường cần có của CSDL, thì bước tiếp sẽ là vấn đề nhập dữ liệu vô CSDL;
. . . .

Chúc vui vẽ!
 
Em thấy đây là một đề tài hay đấy ạ, có nên thành lập hẳn một "nhóm làm việc" không? hy vọng là chúng ta làm được một cái gì đó cho ngành GD.
 
Nguồn dữ liệu vào:
Dữ liệu được lấy từ các phiếu điều tra phổ cập.
Thông tin trên phiếu gồm:
1. Chủ hộ
1.1. Địa chỉ (Địa bàn thôn/xóm/miền/khu/khối...)
1.2. Mã phiếu (Mỗi một địa bàn sẽ có mã phiếu từ 001 đến hết)
1.3. Họ tên
2. Các thành viên trong hộ
2.1. Họ tên
2.2. Ngày sinh
2.3. Giới tính
2.4 Tôn giáo
2.5. Quan hệ (với chủ hộ)
2.6. Bố (mẹ)
2.7. Quá trình học tập (Số năm cần theo dõi tuỳ thuộc vào thống kê yêu cầu - Sẽ nêu cụ thể sau).
2.8. Trường đang học
2.9. Theo dõi đi/đến.
 
chibi đã viết:
Nguồn dữ liệu vào:
Dữ liệu được lấy từ các phiếu điều tra phổ cập.
Thông tin trên phiếu gồm:
1. Chủ hộ
1.1. Địa chỉ (Địa bàn thôn/xóm/miền/khu/khối...)
1.2. Mã phiếu (Mỗi một địa bàn sẽ có mã phiếu từ 001 đến hết)
1.3. Họ tên
2. Các thành viên trong hộ
2.1. Họ tên
2.2. Ngày sinh
2.3. Giới tính
2.4 Tôn giáo
2.5. Quan hệ (với chủ hộ)
2.6. Bố (mẹ)
2.7. Quá trình học tập (Số năm cần theo dõi tuỳ thuộc vào thống kê yêu cầu - Sẽ nêu cụ thể sau).
2.8. Trường đang học
2.9. Theo dõi đi/đến.

cái vấn đề này nếu làm trong asscess thì nó dễ lắm còn làm trong excel thì cũng được,vì lý do một số người chưa am hiểu hết phần asscess thì hơi khó " chi bi" lập ra một CSDL đi để mọi người cung giúp đở bạn nhé!
 
Về vấn đề xây dựng CSDL quản lý học sinh

Đúng như các bạn đã đề cập, việc xây dựng CSDL cho chương trình là một yêu cầu đầu tiên khá quan trọng, nếu CSDL được XD tốt sẽ rất thuận lợi cho việc viết Code.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi nếu xây dựng cơ sở dữ liệu theo các yêu cầu của chibi trên Excel sẽ gây nhiều khó khăn cho việc thiết lập các mối quan hệ cũng như việc trích lọc các dữ liệu vì số lượng các Record sẽ rất lớn (có thể lên đến hàng nghìn học sinh) ngoài ra còn chưa kể đến việc lưu trữ các dữ liệu này

Do đó tôi đề xuất ý kiến như sau:

1. Về CSDL: có thể xây dựng trên Microsoft Access
2. Về viết Code chương trình: có thể viết bằng VBA trên Excel để mọi người cùng tham gia bằng các sử dụng các kĩ thuật kết nối cơ sở dữ liệu (ADO và ConnectionString) sau đó dùng ngôn ngữ SQL để trích lọc dữ liệu và tạo các Report)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Phổ cập trung học

Hoan nghênh ý kiến về PCTH của các bạn, theo tôi nên lập một topic về vấn đề này. Không chỉ đơn giản là phiếu điều tra mà còn là mẫu biểu nữa, quan trọng là mẫu 1 (tổng hợp tất cả số liệu PC).
 
chibi đã viết:
Nguồn Dữ liệu được lấy từ các phiếu điều tra phổ cập.
Thông tin trên nó gồm:
1. Chủ hộ
1.1. Địa chỉ
(Địa bàn thôn/xóm/miền/khu/khối...)
1.2. Mã phiếu (Mỗi một địa bàn sẽ có mã phiếu từ 001 đến hết)
1.3. Họ tên
2. Các thành viên trong hộ
2.1. Họ tên
2.2. Ngày sinh
2.3. Giới tính
2.4 Tôn giáo
2.5. Quan hệ (với chủ hộ)
2.6. Bố (mẹ)
2.7. Quá trình học tập (Số năm cần theo dõi tuỳ thuộc vào thống kê yêu cầu - Sẽ nêu cụ thể sau).
2.8. Trường đang học
2.9. Theo dõi đi/đến.
Biểu mẫu này sặc mùi 'Hộ khẩu'; & ~ mục rườm rà (mình bôi màu khác);
Thấy ChiBi nêu đề tài, cũng muốn tham gia, nhưng thấy biểu mẫu lại hết muốn tham gia!
Tôn giáo mà làm zì? Lãng phí bao công sức xã hội chỉ vì ngứa tay thiếu suy xét của một ai đó quan liêu; Từ quan liêu sẽ đẻ ra hách dịch cho mà xem: Anh phải thống kê đủ lên biểu mẫu cho tôi! Lãng phí là đấy, hách dịch củng từ đây,. . .

0
 
Tất cả sẽ trở nên đơn giản nếu các bạn sử dụng một chương trình chuyên về Phổ Cập Giáo Dục. Và đây các bạn hãy sử dụng chương trình EduStatist của anh Hoàng Cường xem nào. Trường mình đã và đang sử dụng chương trình này và thấy rất hiệu quả và tiện dụng.
http://hoanggia.org/Products/ES.aspx
 
longtran159 đã viết:
Tất cả sẽ trở nên đơn giản nếu các bạn sử dụng một chương trình chuyên về Phổ Cập Giáo Dục. Và đây các bạn hãy sử dụng chương trình EduStatist của anh Hoàng Cường xem nào. Trường mình đã và đang sử dụng chương trình này và thấy rất hiệu quả và tiện dụng.
http://hoanggia.org/Products/ES.aspx
Khi tải về nó cừ đòi mật khẩu.
 
SA_DQ đã viết:
Biểu mẫu này sặc mùi 'Hộ khẩu'; & ~ mục rườm rà (mình bôi màu khác);
Thấy ChiBi nêu đề tài, cũng muốn tham gia, nhưng thấy biểu mẫu lại hết muốn tham gia!
Tôn giáo mà làm zì? Lãng phí bao công sức xã hội chỉ vì ngứa tay thiếu suy xét của một ai đó quan liêu; Từ quan liêu sẽ đẻ ra hách dịch cho mà xem: Anh phải thống kê đủ lên biểu mẫu cho tôi! Lãng phí là đấy, hách dịch củng từ đây,. . .

0

Không phải vậy đâu SA_DQ ơi, bởi vì các nội dung (có màu) ấy cũng có liên quan chứ không phải không đâu. Khổ cái là các thông tin tô màu đỏ lại chính là cái "mẫu số", còn các cái kia chỉ là "tử số". Nếu xét về yêu cầu so sánh, đánh giá, công nhận các địa phương đạt chuẩn quốc gia về PCGD và PCGD tiểu học đúng độ tuổi mà không có m"mẫu số" đó thì lại không có đủ cơ sở. Vì vậy, theo tôi chỉ nên bỏ đi thông tin về tôn giáo mà thôi.

Còn chủ hộ,... thì xét theo qui trình quản lý và huy động PCGD mà thiếu thì khó lắm, không biết em này (thuộc đối tượng phổ cập) thuộc hộ nào, con cháu nhà ai, địa chỉ ở đâu làm sao mà huy động được, ... Mình sẽ không chỉ phải làm thống kê để công nhận đâu mà còn phải theo dõi và tổ chức nhiều biện pháp để giúp cho mọi người phổ cập được trình độ văn hoá tối thiểu nữa. Thế mới khổ chứ lị!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Có bạn nào có mật khẩu của EduStatist không?
 
Xin được tiếp tục cùng trao đổi với các bạn.
- Tôi không phản đối việc quản lý dữ liệu bằng Access sẽ chuyên nghiệp hơn, nhưng tôi hy vọng rằng Excel cũng sẽ dùng để quản lý dữ liệu được trong trường hợp này. Và GPE tại sao lại không dùng Excel?
- Dữ liệu có thông tin về tôn giáo: Đây là quy định của một số địa phương (cấp tỉnh). Tôi xin nêu ví dụ: Hiện nay trên cả nước có 2 huyện có tỷ lệ đồng bào theo đạo Thiên Chúa khoảng 50% (Thống Nhất- Đồng Nai và Nghĩa Hưng - Nam Định); Như vậy đối với các đơn vị này thì thông tin về tôn giáo sẽ nói lên nhiều điều.
- Chương trình EduStatist mà bạn longtran159 giới thiệu rất hay, mang tính chuyên nghiệp cao. Xin được nêu một số tồn tại, điều này không phải là đi phân tích mổ xẻ chương trình đó mà qua đó chúng ta sẽ có định hướng để xây dựng chương trình:
+ Có lẽ chương trình mới chỉ sử dụng tại một số trường của Nghệ An. Theo tôi được biết, mỗi tỉnh có cách làm phổ cập khác nhau và như vậy về mặt biểu mẫu thống kê đã khác nhau.
+ Thống kê phổ cập cần phải đưa ra được 3 tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn huy động - Tỷ lệ học sinh đủ tuổi vào đầu cấp (Ví dụ 6 tuổi vào lớp 1, số TN tiểu học vào lớp 6); Tiêu chuẩn duy trì - Tỷ lệ số học sinh đang theo học và Tiêu chuẩn hiệu quả - Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đúng độ tuổi. Đơn cử với phổ cập Tiểu học, với tiêu chuẩn duy trì là phải đưa ra được tỷ lệ số học sinh vào lớp 1 cách đây 5 năm hiện đang học tại các khối lớp (Nếu bình thường thì đối tượng này đang học lớp 5). Với EduStatist không đưa ra được tỷ lệ này.
...
 
Không khá được!

chibi đã viết:
Xin được tiếp tục cùng trao đổi với các bạn.
+ Thống kê phổ cập cần phải đưa ra được 3 tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn huy động - Tỷ lệ học sinh đủ tuổi vào đầu cấp (Ví dụ 6 tuổi vào lớp 1, số TN tiểu học vào lớp 6); Tiêu chuẩn duy trì - Tỷ lệ số học sinh đang theo học và Tiêu chuẩn hiệu quả - Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đúng độ tuổi. Đơn cử với phổ cập Tiểu học, với tiêu chuẩn duy trì là phải đưa ra được tỷ lệ số học sinh vào lớp 1 cách đây 5 năm hiện đang học tại các khối lớp (Nếu bình thường thì đối tượng này đang học lớp 5). không đưa ra được tỷ lệ này.
...
Tiêu chuần huy động hay duy trì điều đưa ra tỉ lệ, nhưng tôi đoán không nhằm là Tỉ lệ trên toàn thể các em theo độ tuổi; chứ ai lại đi lấy tỉ lệ với toàn bộ cư dân; & càng xa với chủ hộ hay tỉ lệ trên hộ dân cư;
/(hông khá lên được!
À mình hiểu ra rồi: Kiểu này kiểu nhà ta nuôi được 2 con gà thì bố báo CQ bố có 2 con; mẹ - 2 con & cô gái rượu báo 1 con nữa!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cảm ơn bạn longtran159 đã cho link. Theo tớ nghĩ thì PC đúng là ma trận, để hiểu được từng biểu mẫu, nhất là M1 ở THCS thật là "công phu". Chẳng biết Tây nó có Phổ cập như ta không nhỉ?
 
Thật mình cũng biết Tây có phổ cập như chúng ta hiện nay không? Nhưng tóm lại, nếu ai đang làm công tác phổ cập thì mới biết được công việc đó phải làm như thế nào. Tùy theo từng địa phương mà ta thiết kế chương trình và biểu mẫu cho phù hợp.
 
SA_DQ hơi nóng giận mất rồi.
Đúng là "không khá được" nhưng không thể "không làm" được.
Đúng là còn nhiều cái bất hợp lí lắm. Nhưng vẫn phải làm theo yêu cầu chung.
Ngành giáo dục đang tiếp tục phải bước đi trên "con đường đau khổ" nhiều lắm. Mong các bạn hãy thông cảm cho "những người cùng khổ" chúng tôi và quan tâm hợp tác vậy!
Trân trọng.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Đồng ý với bạn dvu58, mấy bác EduStatist chơi khó, có mấy cái quan trọng thì lại giấu đi (chia sẻ dữ liệu, thống kê). Các phần mềm khác nó cho dùng thử tính ngày mà vẫn đầy đủ cơ mà.
 
Web KT
Back
Top Bottom