Thắc mắc về hợp đồng lao động!!! (3 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

phóngvanbt

Thành viên mới
Tham gia
3/11/08
Bài viết
3
Được thích
1
Mình có ký hợp đồng lao động với công ty thời hạn một năm, đến nay đã làm việc được hơn 5 tháng, công việc vẫn hoàn thành tốt và không bị bất cứ hình thức vi phạm điều lệ công ty đưa ra. Đến nay là thời điểm cuối năm, công ty lấy lý do không còn nhiều công việc nên cắt giảm 50% nhân sự và hổ trợ thôi việc cho mỗi người 1/2 tháng lương. Xin cho mình hỏi, trường hợp công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng không lý do như vậy thì sẽ giải quyết trợ cấp thôi việc cho nhân viên như thế nào? Theo bộ luật nào? Ở đâu? Xin mọi người giúp mình với !!!!!
 
Mình có ký hợp đồng lao động với công ty thời hạn một năm, đến nay đã làm việc được hơn 5 tháng, công việc vẫn hoàn thành tốt và không bị bất cứ hình thức vi phạm điều lệ công ty đưa ra. Đến nay là thời điểm cuối năm, công ty lấy lý do không còn nhiều công việc nên cắt giảm 50% nhân sự và hổ trợ thôi việc cho mỗi người 1/2 tháng lương. Xin cho mình hỏi, trường hợp công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng không lý do như vậy thì sẽ giải quyết trợ cấp thôi việc cho nhân viên như thế nào? Theo bộ luật nào? Ở đâu? Xin mọi người giúp mình với !!!!!
Bạn nên Post bài này ở mục "Bổ sung kiến thức QTNS và TL" thì đúng hơn bạn nhé!
Bạn vào đây xem nha, Điều 42 chương IV.
 
Cám ơn bạn nhe! Mình đọc rồi, nhưng vẫn chưa hiểu nửa vì hình như mình không thuộc vào trường hợp này, để mình post vào chỗ bạn nói xem sao?!!!!+-+-+-+
 
CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG, TRỢ CẤP THÔI VIỆC

1. Thời gian báo trước để chấm dứt hợp đồng lao động thực hiện như sau:
a- Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo Điều 36 của Bộ luật Lao động thì hai bên không phải báo trước.

Điều 36.
Hợp đồng lao động chấm dứt trong những trường hợp sau đây:
1. Hết hạn hợp đồng;
2. đã hoàn thành công việc theo hợp đồng;
3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng;
4. Người lao động bị kết án tù giam hoặc bị cấm làm công việc cũ theo quyết định của Tòa án;
5. Người lao động chết; mất tích theo tuyên bố của Tòa án.

b- Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại Điều 37 hoặc Điều 38 của Bộ luật Lao động, thì bên có quyền đơn phương phải thực hiện việc báo trước cho bên kia bằng văn bản. Số ngày báo trước của người lao động được qui định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 37; của người sử dụng lao động tại Khoản 3 Điều 38 của Bộ luật Lao động. Số ngày báo trước là ngày làm việc.
Riêng trường hợp người lao động bị kỷ luật sa thải thì không phải báo trước.


Điều 37.
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ một đến ba năm, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới một năm có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

a. Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng;
b. Không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn theo hợp đồng;
c. Bị ngược đãi, bị cưỡng bức lao động;
d. Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;
e. được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy Nhà nước;
f. Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 1 điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

a. đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c: ít nhất ba ngày;
b. đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm e: ít nhất ba mươi ngày nếu là hợp đồng xác định thời hạn từ một năm đến ba năm; ít nhất ba ngày nếu là hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới một năm;
c. đối với trường hợp quy định tại điểm e: theo thời hạn quy định tại điều 112 của Bộ Luật này.

3. Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày.

Điều 38.
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

a. Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng;
b. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại điều 85 của Bộ Luật này;
c. Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn ốm đau đã điều trị sáu tháng liền, người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn ốm đau đã điều trị sáu tháng liền và người lao động làm theo hợp đồng lao động dưới một năm ốm đau đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng lao động, mà khả năng lao động chưa phục hồi. Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì được xem xét để giao kết tiếp hợp đồng lao động;
d. Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ việc làm;
e. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động.

2. Trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo các điểm a, b và c Khoản 1 điều này, người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Trong trường hợp không nhất trí, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan lao động biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trong trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định.

3. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại điểm b Khoản 1 điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
a. ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b. ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ một năm đến ba năm;
c. ít nhất ba ngày đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ, theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới một năm.

2. Các trường hợp được trợ cấp thôi việc và không được trợ cấp thôi việc theo Khoản 1 Điều 14 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:

a- Các trường hợp được trợ cấp thôi việc:

- Người lao động chấm dứt hợp đồng theo Điều 36; Điều 37; các điểm a, c, d Khoản 1 Điều 38; Khoản 1 Điều 41; Điểm C Khoản 1 Điều 85 của Bộ luật Lao động.
- Người lao động làm việc trong doanh nghiệp Nhà nước được tuyển dụng trước khi có chế độ hợp đồng lao động, thì khi nghỉ việc được tính trợ cấp thôi việc như người đã ký hợp đồng lao động.
- Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 38 của Bộ luật Lao động là các trường hợp: Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được cấp có thẩm quyền quyết định giải thể, Tòa án tuyên bố phá sản, giấy phép hoạt động đã hết hạn, doanh nghiệp vi phạm pháp luật bị cơ quan có thẩm quyền rút giấy phép hoạt động hoặc thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh.

b- Các trường hợp không được trợ cấp thôi việc:

- Người lao động bị sa thải theo Điểm a và b, Khoản 1 Điều 85 của Bộ luật Lao động.
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà vi phạm về lý do chấm dứt hoặc thời hạn báo trước quy định tại Điều 37 của Bộ luật Lao động.
- Người lao động nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng theo qui định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 145 của Bộ luật Lao động.
- Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động theo Khoản 1 Điều 17 và Điều 31 của Bộ luật Lao động đã được hưởng trợ cấp mất việc làm.

3. Cách tính và chi trả tiền trợ cấp thôi việc được thực hiện như sau:Công thức tính trợ cấp thôi việc ở từng doanh nghiệp:

Tiền trợ cấp thoi việc = Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp X (nhân) Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc X (nhân) 1/2

Trong đó: - Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp là số năm người lao động làm việc tại doanh nghiệp được làm tròn theo nguyên tắc qui định tại Khoản 5 Điều 14 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP
- Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, bao gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ và phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có) qui định tại Điều 15 của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ.
 
Tham khảo cách tính trợ cấp thôi việc

Tài liệu tham khảo cách tính trợ cấp thôi việc
THÔNG TƯ Số :21/2003/TT-BLĐTBXH - Ngày 22/09/2003 về việc
Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP
ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động

Trường hợp người lao động thực hiện nhiều hợp đồng lao động tại một doanh nghiệp mà khi kết thúc từng hợp đồng chưa được thanh toán trợ cấp thôi việc, thì doanh nghiệp cộng thời gian làm việc theo các hợp đồng lao động và lấy tiền lương bình quân 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng để tính trợ cấp thôi việc cho người lao động. Trường hợp trong các hợp đồng lao động có một hợp đồng lao động người lao động đơn phương chấm dứt trái pháp luật, thì thời gian làm việc theo hợp đồng lao động chấm dứt trái pháp luật người lao động không được trợ cấp thôi việc, còn các hợp đồng khác vẫn được hưởng trợ cấp thôi việc.
Ví dụ 1: Bà Vũ Thị Tâm chấm dứt hợp đồng lao động tại Công ty Thăng Long sau khi đã thực hiện 3 hợp đồng lao động: Hợp đồng thứ nhất 14 tháng với tiền lương bình quân 6 tháng cuối của hợp đồng là 500.000đ/tháng; hợp đồng thứ hai 18 tháng với tiền lương bình quân 6 tháng cuối của hợp đồng 600.000đ/tháng và hợp đồng thứ ba 24 tháng với tiền lương bình quân 6 tháng cuối của hợp đồng 800.000đ/tháng. Trợ cấp thôi việc của bà Tâm được tính như sau:
- Tổng thời gian làm việc là: 14 tháng + 18 tháng + 24 tháng = 56 tháng (làm tròn bằng 5 năm);
- Trợ cấp thôi việc là: 800.000 x 5 x 1/2 = 2.000.000 đồng
Trường hợp bà Tâm chấm dứt hợp đồng lao động thứ ba trái pháp luật, thì hợp đồng thứ ba bà Tâm không được trợ cấp thôi việc. Công ty Thăng Long chỉ cộng thời gian làm việc theo hợp đồng thứ nhất và hợp đồng thứ hai để tính trợ cấp thôi việc là:
- Tổng thời gian làm việc là: 14 tháng + 18 tháng = 32 tháng (làm tròn bằng 3 năm);
- Trợ cấp thôi việc là: 600.000đ x 3 x 1/2 = 900.000 đồng.
Công ty Thăng Long thanh toán cho bà Tâm số tiền trợ cấp thôi việc sau 7 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động thứ ba.
b- Trường hợp người lao động làm việc cho doanh nghiệp Nhà nước nhưng có cả thời gian làm việc theo chế độ biên chế và có cả thời gian làm việc theo hợp đồng lao động, thì cộng cả hai thời gian đó để tính trợ cấp thôi việc.
Ví dụ 2: Ông Nguyễn Văn Toàn: công nhân cơ khí (thang lương A1 nhóm II) làm việc tại Công ty B từ tháng 4/1991 - 2/1994 theo biên chế và làm việc theo chế độ hợp đồng lao động từ tháng 3/1994. Đến tháng 6/2003 ông Toàn chấm dứt hợp đồng lao động. Tổng thời gian làm việc của ông Toàn là 147 tháng (quy tròn bằng 12,5 năm) có tiền lương bình quân 6 tháng cuối là 823.600đ/tháng (hệ số 2,84). Khoản tiền trợ cấp của ông Toàn được tính như sau:
823.600 đ x 12,5 x 1/2 = 5.147.500 đồng.
c- Trường hợp người lao động làm việc ở nhiều doanh nghiệp Nhà nước do chuyển công tác trước ngày 01/01/1995, thì tính trợ cấp thôi việc cho người lao động ở từng doanh nghiệp. Tiền lương của người lao động trước 01/4/1993 được quy đổi theo Nghị định số 25/CP, 26/CP, tại thời điểm ngày 01/4/1993.
Ví dụ 3: Bà Lê Thị Bê là công nhân xây dựng cơ bản (thang lương A6 nhóm II) có quá trình làm việc tại 3 đơn vị thuộc doanh nghiệp Nhà nước: Tại Công ty Y theo biên chế từ tháng 10/1988 đến tháng 12/1990 (22 tháng quy tròn bằng 2 năm) với tiền lương b/q 6 tháng cuối qui đổi theo Nghị định số 26/CP tại thời điểm ngày 01/4/1993 là 142.000đ/tháng (hệ số 1,55); tại Công ty Z theo biên chế từ tháng 01/1991 đến tháng 5/1994 (41 tháng quy tròn bằng 3,5 năm) với tiền lương b/q 6 tháng cuối là 186.000 đ/tháng (hệ số 1,55); tại Công ty X theo hợp đồng lao động từ tháng 6/1994 và đến 31/5/2003 chấm dứt hợp đồng lao động với tiền lương b/q 6 tháng cuối là 823.600 đ/tháng (hệ số 2,84). Thời gian làm việc tại Công ty X là 108 tháng (quy tròn bằng 9 năm). Tiền trợ cấp thôi việc của bà Bê được tính như sau:
- Tại Công ty Y là: 142.000 đ x 2,0 x 1/2 = 142.000 đồng.
- Tại Công ty Z là: 186.000 đ x 3,5 x 1/2 = 325.500 đồng.
- Tại Công ty X là: 823.600 đ x 9,0 x 1/2 = 3.706.200 đồng.
Tổng cộng: 4.173.700 đồng.
Công ty X thanh toán toàn bộ khoản trợ cấp thôi việc trên cho bà Bê, rồi sau đó thông báo theo mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này để Công ty Y và Công ty Z hoàn trả số tiền mà minh đã chi hộ.
Trường hợp Công ty Y hoặc Công ty Z đã chấm dứt hoạt động, thì Công ty X sẽ được Ngân sách Nhà nước hoàn trả theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
d- Trường hợp sau khi sát nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản doanh nghiệp mà người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, thì người sử dụng lao động kế tiếp phải có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động, kể cả thời gian làm việc cho người sử dụng lao động liền kề trước đó. Riêng doanh nghiệp Nhà nước thực hiện phương án sắp xếp lại hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu (cổ phần hóa, giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp), thì áp dụng theo qui định của Nhà nước đối với các trường hợp này.
Ví dụ 4: Ông Bùi Văn An làm việc ở doanh nghiệp Nhà nước A từ tháng 6/1990. Đến tháng 6/1998 doanh nghiệp này cổ phần hóa trở thành Công ty cổ phần và hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Đến tháng 6/2003 ông An chấm dứt hợp đồng lao động. Ông An có tiền lương bình quân 6 tháng trước khi cổ phần hóa là 300.000đ/tháng và 6 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động là 800.000đ/tháng. Trợ cấp thôi việc của ông An được tính như sau:
- Trợ cấp thôi việc ở DNNN là: 300.000đ x 8 x 1/2 = 1.200.000đ.
- Trợ cấp thôi việc ở Công ty cổ phần là: 800.000đ x 5 x 1/2 = 2.000.000đ.
Tổng cộng: 3.200.000 đồng.
Công ty cổ phần phải thanh toán toàn bộ số tiền trợ cấp thôi việc cho ông An. Nguồn chi trả trợ cấp thôi việc thực hiện theo Điều 27 của Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 09/6/2002 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần.
 
Mình có ký hợp đồng lao động với công ty thời hạn một năm, đến nay đã làm việc được hơn 5 tháng, công việc vẫn hoàn thành tốt và không bị bất cứ hình thức vi phạm điều lệ công ty đưa ra. Đến nay là thời điểm cuối năm, công ty lấy lý do không còn nhiều công việc nên cắt giảm 50% nhân sự và hổ trợ thôi việc cho mỗi người 1/2 tháng lương. Xin cho mình hỏi, trường hợp công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng không lý do như vậy thì sẽ giải quyết trợ cấp thôi việc cho nhân viên như thế nào? Theo bộ luật nào? Ở đâu? Xin mọi người giúp mình với !!!!!

-[FONT=&quot] [/FONT]Công ty phải báo trước cho bạn ít nhất 30 ngày bằng văn bản theo ( Điều 38 của Bộ Luật Lao động ). Trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì phải nhận người lao động trở lại làm việc và phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày người lao động không được làm việc.
-[FONT=&quot] [/FONT]Người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc khi đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động ít nhất 12 tháng. Mức trợ cấp thôi việc là cứ mỗi năm là nữa tháng lương, cộng với phụ cấp lương ( nếu có ). Thời gian tính bắt đầu từ ngày bạn vào làm việc tại công ty.
-[FONT=&quot] [/FONT]Thời gian làm việc khi có tháng lẻ thì : từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 06 tháng làm việc. Trên 06 tháng đến dưới 12 tháng được tính 01 năm.
-[FONT=&quot] [/FONT]Tiền lương tính trợ cấp thôi việc là tiền lương tính bình quân 06 tháng liền kề ( nhớ nhé chứ không phải bình quân tiền lương từ khi bạn vào cty ), bao gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ và phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ ( nếu có ).


Bạn đọc kỹ Nghị định 44/NĐ-CP, Thông tư số 21 )

P/s: Ban chấp hành công Đoàn đâu ? Chủ tịch Công Đoàn ? Bạn cũng nên liên hệ với bên Công Đoàn để lên tiếng, dù sao hàng tháng bạn cũng đóng phí công Đoàn mà.
Thân !
 
Cám ơn Kế Toán Già Gân và mọi người, mình hiểu được chút chút rồi. Vì mình làm bên kỹ thuật nên mấy cái vụ này có rành đâu? Nhưng đọc xong mấy cái luật đó thì mình hiểu rồi, hiểu là mình và nó không hợp nhau @$@!^%, và thấy rằng quyết định học bên kỹ thuật là sáng suốt hơn }}}}} "Đúng là luật" rắc rối, khó hiểu, và không hiểu gì hết ...............+-+-+-+--=--:=\+
 
Cám ơn Kế Toán Già Gân và mọi người, mình hiểu được chút chút rồi. Vì mình làm bên kỹ thuật nên mấy cái vụ này có rành đâu? Nhưng đọc xong mấy cái luật đó thì mình hiểu rồi, hiểu là mình và nó không hợp nhau @$@!^%, và thấy rằng quyết định học bên kỹ thuật là sáng suốt hơn }}}}} "Đúng là luật" rắc rối, khó hiểu, và không hiểu gì hết ...............+-+-+-+--=--:=\+

Mình cũng như bạn thôi, mình không làm kỹ thuật được do tay mình hay run - mắt thì yếu.
Đọc văn bản luật cũng mù mờ. "chậm tiêu hóa". Cố gắng đọc đi đọc lại để sớm tiêu hóa và ứng dụng pháp luật vào cuộc sống thực tiễn hơn.

Không cần Đọc nhiều và cũng không cần hiểu nữa. "Hiểu nhiều chỉ mang cái khổ vào thân".
Bạn có tiền chỉ alô một cái dịch vụ tư vấn cùng luật sư họ làm cho mình từ A -> Z hết, lo gì.

Mong rằng, sao này bạn phóngvanbt có thắc mắc điều chi xin bạn liên hệ trực tiếp với dịch vụ tư vấn nhằm tránh thành viên đã dành thời gian trả lời và cuối cùng để nhận được lời cám ơn nhạt nhẻo từ phía bạn như thế

Xin lỗi tôi rất ngại trả lời cho những thành viên mới viết bài. (Nhất là các bài viết dưới 50 bài)
Trót là thấy anh TKT năng nổ trả lời cho bạn nên mình mới bổ sung cho bài của anh TKT.
Nói thẳng có buồn cũng chịu thôi.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom