Phương trình tương quan (6 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

nguyenthinu168

Thành viên chính thức
Tham gia
15/6/06
Bài viết
96
Được thích
9
Các bác cho em hỏi: khi lập phương trình tương quan giữa hai đại lượng X và Y theo phương pháp bình phương bé nhất
Y=AX+B
Sau khi xác định được các hệ số A, B; và hệ số của phương trình tương quan.
Có cần phải loại trừ các giá trị quá khác biệt không?. Thấy có một bài báo viết, ta phải xác định các giới hạn tin cậy hai phía của đường quan hệ theo công thức:
G=y+-(Uz/2). S.
Trong đó: Uz/2 - chỉ số phân phối chuẩn.
S-độ lệch bình phương trung bình.
Và cũng không viết là G có giới hạn là bao nhiêu.
Rất mong được sự chỉ giáo của các bác.
 
Vấn đề này liên quan đến toán học xác suất thống kê rồi. Theo tôi, cô nên làm theo tiêu chuẩn ngành thôi vì tiêu chuẩn loại trừ sai số thô như công thức cô nói là mang tính lý thuyết chung.
 
cái này hình như là làm về số liệu thủy văn???
 
@ to bác PhanTuHuong. Đấy là bài báo của chuyên ngành ĐKT đó bác, em chưa hiểu lắm. Thiên về xác xuất thống kê, với khối lượng mẫu lớn, thì càng đảm bảo độ chính xác cho phương trình tương quan. Em thấy hay hay, nhưng lại không nhiều có thời gian để đọc lại xác xuất thống kê.:-= và muốn vận dụng nó.
 
nguyenthinu168 đã viết:
Các bác cho em hỏi: khi lập phương trình tương quan giữa hai đại lượng X và Y theo phương pháp bình phương bé nhất
Y=AX+B
Sau khi xác định được các hệ số A, B; và hệ số của phương trình tương quan.
Có cần phải loại trừ các giá trị quá khác biệt không?. Thấy có một bài báo viết, ta phải xác định các giới hạn tin cậy hai phía của đường quan hệ theo công thức:
G=y+-(Uz/2). S.
Trong đó: Uz/2 - chỉ số phân phối chuẩn.
S-độ lệch bình phương trung bình.
Và cũng không viết là G có giới hạn là bao nhiêu.
Rất mong được sự chỉ giáo của các bác.

Không bác nào giúp em cả? Chán quá-=09=
 
cái này động đến chuyên môn ít người biết quá mà. Thầy giáo Hướng cũng ko thấy lên tiếng gì nhỉ :)
 
Thực ra chúng tôi chỉ ứng dụng 1 phần xác suất thống kê trong chuyên môn thôi. Nếu có thể, cô Nụ up file đó hoặc ảnh lên cũng được. Tiêu chuẩn của ta không đề cập nên tôi cũng không quan tâm.
 
Em cũng chỉ thấy viết có thế, khi loại trừ theo kiểu này thì PTTQ họ lập ra khác hẳn so với ban đầu. Khó hiểu -+*/
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Nếu Phan Tự Hướng làm thống kê số liệu cơ lý thì chắc cũng biết công thức xác định các biên độ sai số cho phép chứ hả. Trong qui phạm cũng có đấy chứ hả. Sao đại ca không chỉ chi nụ sư tỷ. Tiểu đệ cũng có được ghi lại trong bí kiếp võ công về nền móng mà không nhớ ở đâu. Loại các giá trị không hợp lý khi có biến động lớn.
 
các anh chị ơi để thiết lập mối tương quan của chỉ số SPT ngoai hiện trường và tính chất cơ lý đất đá trong phòng,cho e hỏi từ những số liệu mình nhập vào excel,khi vẽ đồ thị xong ...có cách nào để biết dạng phương trình tương quan của nó để mình chọn... vì em thấy có một số biểu đồ khó nhận dạng được nó tương quan theo kiểu nào , mong mấy anh chị có ý kiến.. em xin cám ơn rất nhiều
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Chào chị nguyenthinu168

Cái dzụ thống kê này, em có biết chút, chút. Xin chi sẻ, có chỗ nào sai, nhờ mấy đại ca chỉ giúp!

Việc phân tích tương quan giữa các biến độc lập (x1, x2, x3,.... ) và các biến phụ thuộc (y) phụ thuộc vào mục đích phân tích.
1. Nếu mối quan hệ đã được xác định (hàm phụ thuộc giữa 2 đại lượng đã được các nghiên cứu trước lập nên, bằng thống kê hoặc bằng toán học) mình chỉ xác định lại mấy các hệ số, thì mình cần phải loại bỏ những số quá sai lệch. Tiêu chuẩn để loại bỏ là phụ thuộc vào mức ý nghĩa thống kê (thường được chọn là 95%). Để kiểm tra cái này, mấy cha thống kê thường dùng F-test và t-test. Ký hiệu số liệu trong Output tùy vào phần mềm. Trong mấy bài trước, có ai đó hướng dẫn phân tích hồi qui (regression) bằng excel. Cái số thể thiện là "Significance F" và "P-value". "Significance F" cho thấy các số đưa vào có đạt mức ý nghĩa phù hợp mô hình đã đưa ra hay chưa. Còn "P-value" cho thấy các biến độc lập (x1, x2, x3,...) có đạt mức ý nghĩa hay không.

Túm lại, trong kỹ thuật, "Significance F" thường đạt tiêu chuẩn (luôn luôn bé hơn 5%), mình chỉ cần xét cái "P-value" thui. nếu cái "P-value" của biến x nào lớn hơn 5% thì mình loại bỏ số lớn nhất hoặc bé nhất trong tập dữ liệu đã đưa vào phân tích rùi phân tích lại để kiểm tra "P-value". Lặp lại liên tục, cho đến khi "P-value" đạt ý nghĩa (<5%). Để dễ dàng, mình có thể vẽ đồ thị, sẽ thấy những giá trị cần phải loại liền.

Phương pháp loại bỏ sai số thô của thí nghiệm đất xây dựng (tiêu chuẩn 20 TCN 74-87) cũng dựa trên lý thuyết này.

2. Nếu chưa xác định được hàm quan hệ mà mình phải đi tìm hàm quan hệ. Thì các này phải tiến hành rất nhiều bước như phân tích ma trận tương quan, xác định mức ý nghĩa..... Cái này... chắc chị không cần tới đâu hén.

PS. Hình như regression của excel chỉ phân tích được đồi qui đơn biến (1 biến x và 1 biến y). Để phân tích hồi qui bội (1 biến y và nhiều biến x) thì phải dùng mấy cái phần mềm khác như: eview, SPSS, amoss,...

Cám ơn các anh chị đã đọc :)
 
Túm lại là thế này: tại sao Nụ không hỏi luôn Thầy TXVu cho nó chóng, hay là muốn chỉ giáo cho anh em trên diễn đàn thảo luận rồi mới đi đến hồi kết.
DCCT 37
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom