nguyentuhp
Thành viên hoạt động



- Tham gia
- 22/9/07
- Bài viết
- 158
- Được thích
- 273
Từ trước tới này vẫn tồn tại 2 cách lập dự toán mà bên “Bớt” phải làm theo Hồ sơ mời thầu hay yêu cầu của bên “Ăn”.
Cách 1: Tính theo đơn giá bình quân
Đây là đơn giá nội bộ của các Tỉnh thành, được lập dựa vào Định mức XD, Giá VL tại địa phương tại thời điểm lập Đơn giá, Giá Nhân công theo Nghị định của Chính phủ; Ca máy theo thông tư của ông bố Bộ Xây Dựng.
Cách này thường dùng cho ngành XD dân dụng và trong nội bộ của Tỉnh thành.
* Ưu nhược điểm:
- Tính quá nhanh nếu không yêu cầu bóc tách vật tư, chỉ cần tra MHĐG (mã hiệu đơn giá). Nếu bóc tách vật tư ta lại phải quay về tra MHĐM (mã hiệu định mức). Phải cập nhật giá tại 2 thời điểm: Giá gốc, giá thị trường hiện hành (cái này không phải ai cũng có điều kiện để cập nhật) để tính chênh giá VL, NC, Ca máy.
- Sử dụng Excel: để lập dự toán theo tôi thì quá đơn giản rồi, chỉ cần hàm Lookup hay VLookup cộng thêm một số hàm đơn giản: IF, Count, counta, trim là xong, chỉ cần ta có 1 bộ đơn giá và giá VL, NC, Ca máy tại 2 thời điểm.
- Sử dung Excel + VBA: Có thể tính toán đến 100% công việc, chúng ta chỉ cần nhập Khối lượng công việc và chọn đơn giá. PP này chẳng qua là thay bước làm thủ công thôi, tốn thời gian nhất là cập nhật ĐG của các tỉnh, thông báo giá và cả ĐMXD nữa để còn Phân tích vật tư.
Cách 2: Tính từ đơn giá chi tiết
Cách này chúng ta phải tính đơn giá chi tiết giống như Đơn giá bình quân của các Tỉnh, rõ nghĩa hơn là: Tại sao đơn giá này là xxxxx đồng? sau đó áp khối lượng vô và nhân thành tiền. Cách này theo Form: Phụ lục số 3 - Dự toán chi phí xây dựng - Thông tư số: 04/2005/TT-BXD ngày 01 tháng 4 năm 2005.
Cách này Một số Doanh nghiệp có nghành nghề đặc thù thường dùng trong công tác đầu thầu, chào giá trên toàn quốc.
* Ưu nhược điểm:
- Chậm hơn nhiều nhưng làm đến đâu chắc ăn đến đó, Không phải tra MHĐG, chỉ cần tra MHĐM. Nếu bóc tách vật tư thì rất thuận tiện. Chỉ cập nhật giá tại 1 thời điểm: Giá thị trường hiện hành, không cần tính chênh giá VL, NC, Ca máy.
- Sử dụng Excel: để lập dự toán: nếu không có thư viện thêm về Nhân công, Ca máy, ĐMXD mà phải tra bên ngoài thì quá chậm, phải lập một số hàm trong Name, Define cho ngăn gọn, sau đó dùng VBA thì cũng tạm ổn. Cách này tất nhiên là chậm rồi, 1 ngày lập xong dự toán 1 công trình cỡ 100 đơn giá chi tiết.
- Sử dụng Excel + VBA: Theo tôi biết thì chưa thấy Pác nào làm cả vì thuật toán phức tạp chăng?
Theo tôi nếu lập trình theo cách này mới chuẩn. Lúc này chỉ cần: 01 Bộ Định mức (ít thay đổi); 01 bảng Giá Nhân công (quá ít, nếu thay đổi thì đã có bảng tính chi tiết rồi, chỉ cần thay đổi Lương cơ bản là xong; bí quá thì x hệ số); Giá Vật liệu (cũng đơn giản vì mỗi công trình có khi chỉ cần 30 loại vật liệu, cập nhật theo TB giá cũng dễ), còn Giá ca máy của các địa phương?
Theo tôi nghĩ, mỗi tỉnh thành đều gặp khó khăn trong việc xác định Giá tính khấu hao là bao nhiêu nên họ sẽ chọn Phương án = luôn giá tham khảo trong thông tư. Nếu giá ca máy của các tỉnh thành có khác nhau thì ta chỉ cần cập nhật mỗi Giá tính khấu hao mà thôi vì Giá ca máy chúng ta đã lập bảng tính sẵn rồi.
Nói tóm lại PP lập dự toán bằng phần mềm theo cách 2 là khả quan, Các tác giả phần mềm nên xem xét và biết đâu trong 1 vài tháng anh em XD lại có 1 phiên bản Phần mềm DT hoàn hảo!
Cách 1: Tính theo đơn giá bình quân
Đây là đơn giá nội bộ của các Tỉnh thành, được lập dựa vào Định mức XD, Giá VL tại địa phương tại thời điểm lập Đơn giá, Giá Nhân công theo Nghị định của Chính phủ; Ca máy theo thông tư của ông bố Bộ Xây Dựng.
Cách này thường dùng cho ngành XD dân dụng và trong nội bộ của Tỉnh thành.
* Ưu nhược điểm:
- Tính quá nhanh nếu không yêu cầu bóc tách vật tư, chỉ cần tra MHĐG (mã hiệu đơn giá). Nếu bóc tách vật tư ta lại phải quay về tra MHĐM (mã hiệu định mức). Phải cập nhật giá tại 2 thời điểm: Giá gốc, giá thị trường hiện hành (cái này không phải ai cũng có điều kiện để cập nhật) để tính chênh giá VL, NC, Ca máy.
- Sử dụng Excel: để lập dự toán theo tôi thì quá đơn giản rồi, chỉ cần hàm Lookup hay VLookup cộng thêm một số hàm đơn giản: IF, Count, counta, trim là xong, chỉ cần ta có 1 bộ đơn giá và giá VL, NC, Ca máy tại 2 thời điểm.
- Sử dung Excel + VBA: Có thể tính toán đến 100% công việc, chúng ta chỉ cần nhập Khối lượng công việc và chọn đơn giá. PP này chẳng qua là thay bước làm thủ công thôi, tốn thời gian nhất là cập nhật ĐG của các tỉnh, thông báo giá và cả ĐMXD nữa để còn Phân tích vật tư.
Cách 2: Tính từ đơn giá chi tiết
Cách này chúng ta phải tính đơn giá chi tiết giống như Đơn giá bình quân của các Tỉnh, rõ nghĩa hơn là: Tại sao đơn giá này là xxxxx đồng? sau đó áp khối lượng vô và nhân thành tiền. Cách này theo Form: Phụ lục số 3 - Dự toán chi phí xây dựng - Thông tư số: 04/2005/TT-BXD ngày 01 tháng 4 năm 2005.
Cách này Một số Doanh nghiệp có nghành nghề đặc thù thường dùng trong công tác đầu thầu, chào giá trên toàn quốc.
* Ưu nhược điểm:
- Chậm hơn nhiều nhưng làm đến đâu chắc ăn đến đó, Không phải tra MHĐG, chỉ cần tra MHĐM. Nếu bóc tách vật tư thì rất thuận tiện. Chỉ cập nhật giá tại 1 thời điểm: Giá thị trường hiện hành, không cần tính chênh giá VL, NC, Ca máy.
- Sử dụng Excel: để lập dự toán: nếu không có thư viện thêm về Nhân công, Ca máy, ĐMXD mà phải tra bên ngoài thì quá chậm, phải lập một số hàm trong Name, Define cho ngăn gọn, sau đó dùng VBA thì cũng tạm ổn. Cách này tất nhiên là chậm rồi, 1 ngày lập xong dự toán 1 công trình cỡ 100 đơn giá chi tiết.
- Sử dụng Excel + VBA: Theo tôi biết thì chưa thấy Pác nào làm cả vì thuật toán phức tạp chăng?
Theo tôi nếu lập trình theo cách này mới chuẩn. Lúc này chỉ cần: 01 Bộ Định mức (ít thay đổi); 01 bảng Giá Nhân công (quá ít, nếu thay đổi thì đã có bảng tính chi tiết rồi, chỉ cần thay đổi Lương cơ bản là xong; bí quá thì x hệ số); Giá Vật liệu (cũng đơn giản vì mỗi công trình có khi chỉ cần 30 loại vật liệu, cập nhật theo TB giá cũng dễ), còn Giá ca máy của các địa phương?
Theo tôi nghĩ, mỗi tỉnh thành đều gặp khó khăn trong việc xác định Giá tính khấu hao là bao nhiêu nên họ sẽ chọn Phương án = luôn giá tham khảo trong thông tư. Nếu giá ca máy của các tỉnh thành có khác nhau thì ta chỉ cần cập nhật mỗi Giá tính khấu hao mà thôi vì Giá ca máy chúng ta đã lập bảng tính sẵn rồi.
Nói tóm lại PP lập dự toán bằng phần mềm theo cách 2 là khả quan, Các tác giả phần mềm nên xem xét và biết đâu trong 1 vài tháng anh em XD lại có 1 phiên bản Phần mềm DT hoàn hảo!