Học toán lớp 5 trên violympic.vn (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Mấy cái bài toán lớp 4, lớp 5 này mà cũng mang lên đây "bàn" hay sao trời?
Sao lại có chuyện KHÔNG BIẾT ĐÂU LÀ ĐÚNG, ĐÂU LÀ SAI thế chứ?

Bàn vì vấn đề là từ lớp 1 đến lớp 5 là quãng thời gian học đường quan trọng nhất của một đời người.
Nếu ai đó đưa ra một định nghĩa đúng nhất về chức năng và nhiệm vụ của giáo dục và thiên chức của giáo viên thì bmcn2 sẽ đồng ý với bất cứ một lời giáo huấn nào của thầy ptm0412.
Trở lại vấn đề của bài toán trên violympic.vn:
Nếu đề bài chỉ ghi: Tìm hai phân số, biết tổng của chúng bằng 17/20 và hiệu của chúng bằng 7/20 ?
thì bmcn2 sẽ không đưa vấn đề lên trên này.

Bài tổng hiệu thì thầy ptm0412 đã dẫn giải rõ ràng về phương pháp giải. Cũng như hai bài
Bài tổng tỷ:
a + b = 10 (1)
a/b = 2/3 (2)
Bài tổng tích:
a+b=10 (1)
a x b=24 (2)

Xét bài tổng tỷ
Căn cứ theo (1), giới hạn điều kiện a,b >0 và a,b <10
=>a,b thuộc phạm vi của tổ hợp {1,9;2,8;3,7;4,6;5,5;6,4;7,3;8,2;9,1}
Các cặp số trong tổ hợp trên thì đều thỏa mãn (1), nhưng chỉ có duy nhất một cặp số thỏa mãn cả (1) và (2).
Vậy, cặp số 4;6 chính là 2 số cần tìm và nó được viết theo thứ tự
a=4, b=6 để thỏa mãn cả (1) và (2)
Còn bài tổng tích:
Xét cả (1) và (2), giới hạn điều kiện kép:
a,b #0 ; a,b<10 và axb =24
Dễ dàng xét trên tổ hợp thuộc phạm vi điều kiện của (1), có cặp {4;6} là 2 số cần tìm thỏa mãn cả (1) và (2)
(Nói điều kiện kép vì ở chổ (2), người ra đề có thể cho a*b=16 chẳng hạn.
Còn:
Bình tĩnh, lôi excel ra, nhập:
=6/2*(1+2)
Nhấn Enter
Result= 9
Kết luận: Người làm ra đáp số =9 là đúng.
Excel đã tính thì cấm có cãi. Giờ, mình biến nó thành 1 phương trình 1 ẩn xem sao
6 : 2(1 + 2)=9
Dấu số nào đi để nó thành phuong trình nhỉ? Thôi, dấu đại số 2 trong ngoặc đi
6 : 2(1 + a)=9
Theo các thầy, để tìm ẩn a trong p/t này thì ta có bao nhiêu cách giải?

Và với hệ p/t này thì theo thầy ptm0412, thầy sẽ giải chi tiết như thế nào?
a + b = 5 (1)
a x b = -6 (2)

thì sao?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tôi e rằng chúng ta đang máy móc như người ra cái đề bài đã nêu.
 
Tôi e rằng chúng ta đang máy móc như người ra cái đề bài đã nêu.

Khó hiểu, có lẻ ý chibi muốn nói là:
Tôi e rằng chúng ta đang máy móc như người đưa lên đề bài đã nêu.
bmcn2 không phải là người ra đề bài, mà bmcn2 chỉ đưa đề bài từ bên violympic.vn qua đây thôi.
bmcn2 thường tự nghĩ "Tại sao không ai nghĩ đến vấn đề là vì sao bmcn2 phát biểu: Nếu ai đó đưa ra một định nghĩa đúng nhất về chức năng và nhiệm vụ của giáo dục và thiên chức của giáo viên thì bmcn2 sẽ đồng ý với bất cứ một lời giáo huấn nào của thầy ptm0412." ???
 
Tôi không giáo huấn ai cả, tôi muốn tranh luận và bất kỳ ai đó cứ việc chứng minh tôi sai.
Tiếc rằng chẳng có câu nào tranh luận ra hồn.
Tôi cũng không muốn bmcn phải gọi tôi là thầy, không muốn bmcn phải nghe theo "giáo huấn", vì giả sử ai đó muốn gọi tôi như thế, tôi phải xem có thuộc loại cãi chầy cãi cối không thì tôi mới nhận.

Tôi nhắc lại lần cuối (chắc là lần 11):

I. Về đề bài ở bài 1:
1. Toán lớp 5 là bài tổng hiệu.
2. Cách giải của lớp 5 là "tổng cộng hiệu chia hai" ra số lớn hoặc "tổng trừ hiệu chia hai" ra số nhỏ. Không diễn giải ra hệ phương trình kiểu đại số để có a trước b sau. Trẻ lớp 5 không biết cái đó.
3. Trẻ lớp 5 có quyền chọn cách dễ để làm. Không áp đặt.
4. Dù tính cách nào đi nữa, Ra kết quả phải ghi đúng chỗ. Chỗ để ghi kết quả đã có tên, có thể chỗ là trên dưới, trái phải, chứ không có trước sau.

II. Về cách diễn giải ra hệ phương trình đại số:
1. Lớp 5 không biết
2. Hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn số có thể là tổng hiệu, tổng tỷ, hiệu tỷ, ...
3. Hệ số của 2 ẩn số không phải lúc nào cũng bằng 1
4. Vế phải của hệ phương trình có thể dương, âm và bằng 0.
5. Cách giải: có nhiều hơn 1 cách giải, muốn giải cách nào cũng được.
6. không dùng cách giải của lớp lớn để giải toán lớp nhỏ

III. Bài toán tổng tích:
1. Nếu cho lớp 5 giải thì phải đơn giản trong phạm vi có thể giải theo cách của Thu Nghi.
2. nếu tham số bất kỳ, đó là toán lớp 9: x² - Sx + P

Hết. Cứ chứng minh là tôi sai, đừng nhắc đi nhắc lại rằng ra đề đặt bẫy, rằng trước, sau, rằng tôi áp đặt, rằng diễn giải theo đại số là thế này, rằng theo lẽ thì tính số này trước và ghi trước (vì ghi trước ghi sau gì cũng phải ghi đúng chỗ)...

Còn muốn thảo luận về thiên chức nhiệm vụ gì gì, thì mở topic khác.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
À, đôi khi mình cũng không biết mình là ai nữa. Thấy cái này bên một chổ khác, đọc thấy tếu tếu, mang về đây giải stress tý thui.


Sách cấp 3 mà cũng có chuyện đó sao?

Bạn thử đọc bài sắp xếp giá trị theo thứ tự tăng dần xem sao? Quyển Tin học lớp 10. Tôi đọc nát óc mới hiểu ý tác giả... huống chi là trẻ ranh 15 tuổi! !$@!!
 
3. Trẻ lớp 5 có quyền chọn cách dễ để làm. Không áp đặt.
4. Dù tính cách nào đi nữa, Ra kết quả phải ghi đúng chỗ. Chỗ để ghi kết quả đã có tên, có thể chỗ là trên dưới, trái phải, chứ không có trước sau.

Hết. Cứ chứng minh là tôi sai, đừng nhắc đi nhắc lại rằng ra đề đặt bẫy, rằng trước, sau, rằng tôi áp đặt, rằng diễn giải theo đại số là thế này, rằng theo lẽ thì tính số này trước và ghi trước (vì ghi trước ghi sau gì cũng phải ghi đúng chỗ)...
1. bmcn2 không nói ptm0412 sai. Vậy, yêu cầu bmcn2 chứng minh ptm0412 sai là điều không thể thực hiện được và phi lý.
2. Xét ở câu 3, đã nói "Không áp đặt", thế nhưng bài toán thì lại khác.
Nếu đề bài chỉ ghi: Tìm hai phân số, biết tổng của chúng bằng 17/20 và hiệu của chúng bằng 7/20 ?
thì bmcn2 sẽ không đưa vấn đề lên trên này.
 
Trẻ lên 3 - 5 tuổi vào mẫu giáo đã được học cách phân biệt hình tròn và hình vuông. Chúng đã có thể nhặt ra tấm bìa hình tròn và gắn lên bảng đúng chỗ có hình tròn. Nhặt tấm bìa hình vuông chúng đã có thể gắn lên bảng đúng chỗ có hình vuông.

Chỗ có chữ "số lớn" mà ghi số bé, thua đứa trẻ mẫu giáo, mà cãi cả tháng trời!

Dùng cách giải lớp 6 để giải toán lớp 5, mà cứ thế lập đi lập lại cả chục lần.
 
Phép nhân một số có 2 chữ số với một số có 2 chữ số và phép nhân một số có 3 chữ số với một số có 3 chữ số. Lưu ý:
a/ số có 2 chữ số mà bmcn2 đề cập ở đây là số có dạng 100-x (x<10) và số có 3 chữ số có dạng 1000-y (y<10).
- Với phép nhân một số có 2 chữ số với một số có 2 chữ số thì các em đặt phép tính theo cột dọc và thực hiện 2 lần nhân, 1 lần cộng mới cho ra kết quả.
- Cũng như vậy, Với phép nhân một số có 3 chữ số với một số có 3 chữ số thì các em cũng đặt phép tính theo cột dọc và thực hiện 3 lần nhân, 1 lần cộng mới cho ra kết quả.
* Đây là phương pháp giáo khoa lâu nay, khi thực hiện phép nhân theo phương pháp này, các em dễ nhầm lẫn trong các thao tác nhớ, cộng.
Nếu nói rằng, lấy máy tính ra rồi bấm, bấm... thì còn gì là thú vị nữa. Có một p/p mới thú vị và dễ dàng. Đợi xíu, để bmcn2 lấy paint ra, tạo file hình rùi post tiếp.
p/s: Tranh cãi là động lực phát triễn của xã hội.

1.Albert Einstein có lần nói với các nhà báo:

- Các ông đừng đặt vấn đề quốc tịch của tôi. Những năm còn lại của cuộc đời tôi, theo giấy tờ thì tôi là người Mỹ. Nhưng, sau khi tôi chết, nếu như những lý thuyết của tôi đề ra là đúng thì người Đức sẽ nói tôi chính gốc là người Đức. Người Pháp sẽ nói tôi là công dân quốc tế.
Nếu sau này có những chứng minh cho rằng lý thuyết của tôi đề ra còn có những thiếu sót thì người Pháp sẽ nói tôi đã từng là người Đức và người Đức sẽ nói tôi là một tên Do Thái.

2. Khi Einstein còn đang giữ vị trí giáo sư tại trường đại học, một hôm có một sinh viên đến gặp Einstein và nói rằng: ”Đề thi năm nay giống hệt đề thi năm ngoái" . “Đúng vậy” , Einstein trả lời, ”Nhưng đáp án thì không giống nhau đâu!”.
Đây đây, cóa hình đây:
2so.jpg

Làm cái nhân một số có 3 chữ số với 1 số có 3 chữ số nữa mà chưa cài được photoshop nên hơi lâu.
Đây nữa, nhân 1 số có 3 chữ số với 1 số có 3 chữ số:
sua3so.jpg

Ở bài 1, Với phép nhân một số có 2 chữ số với một số có 2 chữ số [số có 2 chữ số là số có dạng 100-x (x<10)] thì lưu ý điểm này:
- Nếu tích của 2 hiệu số bé hơn 10 thì ta phải viết số 0 trước rồi viết tích của hai hiệu số đó.
- Cũng như vậy, Với phép nhân một số có 3 chữ số với một số có 3 chữ số [ số có 3 chữ số là số là số có dạng 1000-x (x<10)] thì, nếu tích của 2 hiệu số bé hơn 100 thì ta cũng phải viết số 0 trước rồi viết tích của hai hiệu số đó.
Ví dụ:
Bài 1: Nếu 98 x 97 thì tích của 2 hiệu số là = 2 x 3, bé hơn 10, ta phải viết số 0 trước rồi viết 6.
Bài 2: Nếu 997 x 996 thì tích của 2 hiệu số là = 3x 4= 12, bé hơn 100, ta phải viết số 0 trước rồi viết 12.
Trường hợp đặc biệt 1:
90 x 90
Trong trường hợp này, khi lấy 100-20=80, nếu viết ngay 80 và viết tích của 10x10=100, ta sẽ được kết quả là 80100. Sai be sai bét luôn. Với trường hợp đặc biệt này, xóa bỏ con số 0 của hiệu 100-20 rồi viết tích của 10x10.
Trường hợp đặc biệt 2:
990 x 990
Trường hợp này thì không tương tự như Trường hợp đặc biệt 1, vẫn thực hiện thông thường.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Trẻ lên 3 - 5 tuổi vào mẫu giáo đã được học cách phân biệt hình tròn và hình vuông. Chúng đã có thể nhặt ra tấm bìa hình tròn và gắn lên bảng đúng chỗ có hình tròn. Nhặt tấm bìa hình vuông chúng đã có thể gắn lên bảng đúng chỗ có hình vuông.

Chỗ có chữ "số lớn" mà ghi số bé, thua đứa trẻ mẫu giáo, mà cãi cả tháng trời!

Dùng cách giải lớp 6 để giải toán lớp 5, mà cứ thế lập đi lập lại cả chục lần.

bmcn2 bẻ vụng bài toán tổng hiệu này ra, đưa nó về dạng tổng-hiệu số nguyên chứ không phải phân số để dạy cho các cháu lớp 3. Khi bẻ vụng nó ra, thì tạo được 1 seri bài nho nhỏ. Kết thúc là bài tổng hiệu.

Dưới đây chính là seri của nó. Xin mời các bạn cho ý kiến:
Bài 1:
a/ Viết các số từ 0 đến 20?
b/ Có bao nhiêu số chữ số đã được dùng để viết các số từ 0 đến 20?
c/ Tìm 2 số mà tổng của nó bằng 11?
d/ Có bao nhiêu cặp số mà tổng của nó bằng 11?
Bài 2:
a/ Viết các số từ 0 đến 20?
b/ Tìm 2 số mà hiệu của nó bằng 7?
c/ Có bao nhiêu cặp số mà hiệu của nó bằng 7?
Bài 3:
a/ Chọn ra tất cả các cặp số mà tổng của nó bằng 11?
b/ Có tất cả bao nhiêu cặp số mà tổng của nó bằng 11?
c/ Trong dãy số từ 0 đến 20, chọn ra 2 hoặc 3 cặp số mà hiệu của nó bằng 7?


Tuy trẻ lớp 5 không biết cái hệ phương trình kiểu đại số để có a trước b sau; nhưng, trẻ lớp 3 "nhầm lẫn" ở câu b, bài 1.

 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom