Học toán lớp 5 trên violympic.vn (2 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Nếu gọi là thảo luận, tôi sẵn sàng.
Nếu tôi đưa ra 1 luận điểm, thì hãy chứng minh luận điểm của tôi là sai.
Đằng này cứ nhắc đi nhắc lại những câu cũ.

Toán lớp 5 là bài toán tổng hiệu, có bé, có lớn, 2 cách giải: Tính bé trước và tính lớn trước.
Toán lớp 6 (hoặc 7, 8 gì đó, quên rồi) là giải hệ 2 phương trình bậc nhất 2 ẩn số: Nhiều cách giải. Tính cái nào trước cũng được.

Cả 2 bài dạy tư duy cho 2 cấp lớp, không ai dạy số ghi trước tính trước cả.

Thế lên lớp 9, gặp bài toán tổng tích, ai biết số lớn viết trước hay số nhỏ viết trước?

a + b = 10
a x b = 24

Lý luận không có, chỉ cãi cố, không phải tranh luận hay thảo luận, nên tôi ngưng.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
đặt cho cái bẫy bắt trả lời phân số bé trước, phân số lớn sau.
Tụi nhỏ nghĩ ngay đến việc viết phân số lớn trước, phân số bé sau.
Nếu người ra bài chỉ viết: "Hai phân số đó là ..." trong khi ý định bắt liệt kê phân số nhỏ trước thì:

1. Người ra bài không có quyền kết luận: "sai". Bất kể trò liệt kê phân số nào trước.
2. Bạn có quyền trách người đó nếu họ cho là sai.

Nhưng người ta đã viết rất rõ:
"Phân số bé là ...
Phân số lớn là ..."

Thì bạn không thể trách người ta, càng không thể dùng lý lẽ: "Tụi nhỏ nghĩ ngay đến việc viết phân số lớn trước, phân số bé sau".

Bọn trẻ phải học một điều cơ bản: "phải đọc kỹ đề bài". Văn, Toán, Lý, Hóa hay bất kỳ môn nào cũng thế. Nếu không đọc kỹ thì nhiều khi viết "lạc đề". Đọc kỹ và làm theo yêu cầu. Thói quen không đọc kỹ và làm theo yêu cầu là thói quen xấu cần loại bỏ.

Hay bọn nhỏ đọc mà không hiểu tiếng Việt? Còn nếu hiểu thì sao lại không làm theo yêu cầu? Rằng "tôi" lờ yêu cầu đi vì "tôi" có thói quen "thế này"?

Thật là không hiểu nổi luôn.

Người ta viết rất rõ ràng mà bạn nói người ta "đặt bẫy".
Bạn nói: "Thật là không hiểu nổi luôn". Đúng thế, "Thật là không hiểu nổi bạn luôn"
 
Rõ ràng 2 phân số thỏa điều kiện bài ra. Đằng này, lại đặt cho cái bẫy:
Trả lời:
Phân số bé là...
Phân số lớn là...


Bọn nhỏ có đọc kỹ không? Có hiểu không? Nếu đọc kỹ và hiểu thì sao không làm theo yêu cầu?

Mà nếu nói về thói quen: nếu bọn nhóc nhà khác có thói quen viết số bé trước thì "chiều", "xét" thói quen của bọn nào đây? Bạn đừng nói thói quen của các nhóc nhà bạn là chuẩn mực nhé

Nói thế thôi, chứ đến trường thầy nói một đằng nhưng trò làm một nẻo vì ... "thói quen"? Làm gì có chuyện đó.

Người ta viết rất rõ ràng mà bạn nói người ta "đặt bẫy". Bạn lặp lại trong các bài viết cụm từ này. Bó tay.

Bạn nên dạy cho bọn trẻ thói quen mới: đọc kỹ và làm theo yêu cầu. Cái thói quen đọc kỹ này sẽ có ích cho bọn trẻ suốt đời.

Đã từng có không ít người ký hợp đồng với ai đó (cty, nhà băng ...) rồi sau đó mới ngã ngửa ra. Vì "người ta" dùng nhiều mánh khóe lắm. Vd. những điểm có lợi cho mình thì người ta ghi ngay trên phần đầu, chữ to, dễ đọc, còn những cái không có lợi cho mình (vd. nếu không chấp hành hợp đồng thì phải bồi thường ...) thì ghi ở phần cuối, chữ nhỏ, khó đọc, nhiều khi họ cố ý dùng từ mà không đọc kỹ thì sẽ hiểu sai, bất lợi cho mình. Đã từng có người có thói quen không đọc kỹ, không đọc hết mà cứ ký tên để rồi hối hận.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
a + b = 17 (1)
a - b = 7 (2)
Giải xong, giờ mình lấp ráp nó vào:
12 - 5 = 7 (2)

Có phải a, số lớn đứng trước hay không? bmcn2 vẫn thiên về suy nghĩ: Yêu cầu viết số bé trước, một là nhầm lẫn, hai là dụng ý dạy cho các em cẩn thận, ba là đánh bẫy để tuyển lựa vài em thật giỏi trong hàng vài trăm em của một trường. Loại trừ sự nhầm lẫn, còn lại dụng ý dạy cho các em cẩn thận, ba là đánh bẫy để tuyển lựa vài em thật giỏi trong hàng vài trăm em của một trường.Thế thôi. Còn dạy 2 cách là để các em vận dụng tư duy, bởi vì mục tiêu thì chỉ một, nhưng con đường đến mục tiêu đó thì có nhiều.

Ngày xưa, Bắc được bố đưa đến trường, bố cậu nói với thầy giáo: "xin thầy kiên nhẫn, thật kiên nhẫn, vì con tôi tối dạ lắm. Từ đó, có người gọi cậu là cậu là tối dạ. Bắc không giận và quyết trả lời bằng việc làm. Cậu học thật chăm, khó khăn không nản. Ở lớp cũng như ở nhà, cậu học bài và làm bài đầy đủ....
 
Người ta viết rất rõ ràng mà bạn nói người ta "đặt bẫy". Bạn lặp lại trong các bài viết cụm từ này. Bó tay.

Bạn nên dạy cho bọn trẻ thói quen mới: đọc kỹ và làm theo yêu cầu. Cái thói quen đọc kỹ này sẽ có ích cho bọn trẻ suốt đời.

Bó tay sớm thế, bỏ tay ra, giải dùm bài "bài toán tổng tích" này đi.

a + b = 10
a x b = 24
 
a + b = 17 (1)
a - b = 7 (2)
Giải xong, giờ mình lấp ráp nó vào:
12 - 5 = 7 (2)

Có phải a, số lớn đứng trước hay không?

1. Vẫn là lập đi lập lại 1 câu cũ! Đã bảo rằng đây là bài toán đại số lớp 6, cứ áp vào lớp 5!
Ra đề cho lớp 6, tôi có quyền ra thế này:

b + a = 17 (1)
a - b = 7 (2)

2. Một cái sai mà tôi gọi là trói buộc tư duy: Tại sao áp cái việc thứ tự viết trước sau vào thứ tự giải trước sau?

3. Nhắc lại câu tôi nói ở trên: Điền số lớn vào ô chứa số bé (có chữ ghi "số bé" tổ bố) gọi là xớn xác. Cả thầy và trò!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Khổ ghê cái bài hiệu tỉ tổng tỉ => số lơn số bé thì có gì bàn cải, đây còn 1 cái bẫy nữa là hai số có cũng mẫu => phải tư duy ra số lơn, bé, ghi đáp án sai mà cứ bàn.
Còn bài
a+b=10
a x b=24
=> a,b > 0 và < 9
Vậy a,b thuộc về tổ hợp {1,9;2,8;3,7;4,6;5:5}
Thế vào => 4,6 là đáp số
Vậy số bé là 4 số lơn là 6.
Hay chơi cao hơn thì phần tích ước số của 24 thành 2x2x2x3.
Kg biết thầy PTM giải cách nào theo toán 6.
Con em cũng đang học lớp 6.
 
DHN46 thấy các bác, các chú, các anh cứ bàn mãi về cái đề toán trên mạng này. Cho DHN46 có chút ý kiến:
Sau khi đọc Topic và các bài viết Coment Dhn46 thấy vấn đề "đọc kỹ đề bài" là quan rất trọng, khi đọc kỹ thì sẽ cho đáp án đúng. Còn về trình độ thì dhn46 thấy các bé lớp 5 hoàn toàn có thể giải bài tập về phân số nếu phân tích kỹ đề.
Năm lớp 3, kỳ thi học sinh giỏi huyện dhn46 có gặp đề như thế này: năm nay em 5 tuổi, tuổi anh kém 3 lần tuổi em là 2 tuổi. Hỏi anh bao nhiêu tuổi.
Caí đề này chỉ đọc qua thì đến người lớn còn bảo sai, song nó hoàn toàn đúng và dhn46 nhớ mãi không quên.

Dhn46 cũng được các bé hỏi khá nhiều và cái quan trọng là "yêu cầu bé phân tích đúng đề bài" và đưa ra phương pháp phù hợ lứa tuổi. Mong bác binhminhcaonguyen tìm ra được những phương pháp tốt khắc phục tình trạng trên!

Trân trọng!
 
Khổ ghê cái bài hiệu tỉ tổng tỉ => số lơn số bé thì có gì bàn cải, đây còn 1 cái bẫy nữa là hai số có cũng mẫu => phải tư duy ra số lơn, bé, ghi đáp án sai mà cứ bàn.
Còn bài
a+b=10
a x b=24
=> a,b > 0 và < 9
Vậy a,b thuộc về tổ hợp {1,9;2,8;3,7;4,6;5:5}
Thế vào => 4,6 là đáp số
Vậy số bé là 4 số lơn là 6.
Hay chơi cao hơn thì phần tích ước số của 24 thành 2x2x2x3.
Kg biết thầy PTM giải cách nào theo toán 6.
Con em cũng đang học lớp 6.
Hay, thế theo thầy, bài này thì giải thế nào:
a + b = 5
a x b = -6
 
1. Vẫn là lập đi lập lại 1 câu cũ! Đã bảo rằng đây là bài toán đại số lớp 6, cứ áp vào lớp 5!
Ra đề cho lớp 6, tôi có quyền ra thế này:

b + a = 17 (1)
a - b = 7 (2)

2. Một cái sai mà tôi gọi là trói buộc tư duy: Tại sao áp cái việc thứ tự viết trước sau vào thứ tự giải trước sau?

3. Nhắc lại câu tôi nói ở trên: Điền số lớn vào ô chứa số bé (có chữ ghi "số bé" tổ bố) gọi là xớn xác. Cả thầy và trò!

Khó thật. Nói rõ thì thế nào cũng phạm nội quy, mà không nói thì...Với bài này, thay vì người ra đề chỉ ghi ở phần dưới là: Trả lời, hai số đó là...
Nói về cách giải thì một là tìm số lớn trước, hai là tìm số bé trước. Chỉ cần tìm ra một số thui, thì việc tìm số còn lại của bài tổng hiệu được đưa về dạng tìm số hạng, số bị trừ hoặc số trừ chưa biết.
2. Một cái sai mà tôi gọi là trói buộc tư duy: Tại sao áp cái việc thứ tự viết trước sau vào thứ tự giải trước sau?

Tại sao cứ phải bắt tìm số bé rùi tìm số lớn, trong khi đó, chỉ việc tìm ra một số thui, thì số kia tự khắt nó ra. Toán học là khoa học, mà khoa học cũng bị áp đặc nữa thì... thì đúng là nó chết rồi, con chim của tôi/ con chim se sẻ mới ra đời...

 
Chính vì cách trả lời như thế, nên tôi mới bảo rằng nói với đầu gối sướng hơn. Giống như cãi ngang, cãi chầy cãi cối, chứ không phải tranh luận.

Thế này nhé:

1. Trên kia tôi đã viết: Xác suất chọn 1 trong 2 cách là 50/50 (bài lớp 5 ấy, không phải bài diễn giải theo đại số lớp 6). Tôi không buộc phải tính số bé trước bao giờ. Tôi chỉ nói: học sinh khá giỏi sẽ chọn tính số nhỏ trước, vì (tổng - hiệu) dễ chia 2 hơn (tổng cộng hiệu).
Tôi không bắt ai tính số bé trước cả. Không áp đặt gì cả. Chỉ có bmcn khăng khăng tính số lớn trước thôi.

2. Tôi cũng đã nói tiếp: Nếu tính số lớn trước (OK, 50/50 mà), vẫn phải ghi vào đúng ô chứa số lớn. Câu này, và các câu khác (của cả những người khác) thì không chịu đọc.

3. Tôi đã hỏi: Tại sao lấy thứ tự viết trong đề để làm thứ tự giải, thì không trả lời.

Thí dụ bài toán tổng tỷ (viết dưới dạng hệ phương trình bậc nhất):

a + b = 10
a/b = 2/3

Tính số nào trước? a viết trước thì tính trước phải không? Nhưng a là số bé đấy!
Dù vậy, tính số bé trước cũng là 50/50 như thường.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Theo mình suy nghĩ thì :
1/ Nếu bài tóan yêu cầu :
Câu a/.....tìm A
Câu b/.....tìm B
Thì nên làm theo thứ tự ấy , thường thì câu b/ suy ra từ câu a/
Có trường hợp bí quá(có thể không nhớ cách khác) muốn tìm A , phải có B => A
2/ Nếu bài tóan yêu cầu : tìm A , B thì cái nào trước cũng được nhưng phải ghi đáp số đúng (có nghĩa phải theo yêu cầu đề tóan)
3/Còn đề tóan TỔNG , TÍCH , trong phạm vi lớp 5 như ThuNghi giải ở #28 .
Chính bài này mới dễ bị bẫy(để lấy điểm tối đa) : đáp số đủ phải là 2 cặp
a=4 , b=6
b=6 , a= 4
Bạn bncn2 không nên bảo thủ
 
Theo mình suy nghĩ thì :
1/ Nếu bài tóan yêu cầu :
Câu a/.....tìm A
Câu b/.....tìm B
Thì nên làm theo thứ tự ấy , thường thì câu b/ suy ra từ câu a/
Có trường hợp bí quá(có thể không nhớ cách khác) muốn tìm A , phải có B => A
2/ Nếu bài tóan yêu cầu : tìm A , B thì cái nào trước cũng được nhưng phải ghi đáp số đúng (có nghĩa phải theo yêu cầu đề tóan)
3/Còn đề tóan TỔNG , TÍCH , trong phạm vi lớp 5 như ThuNghi giải ở #28 .
Chính bài này mới dễ bị bẫy(để lấy điểm tối đa) : đáp số đủ phải là 2 cặp
a=4 , b=6
b=6 , a= 4
Bạn bncn2 không nên bảo thủ

Thế này, giờ bmcn2 viết lại như sau (giả sử đây là bài 4 trong 5 bài kiểm tra 45'):
Bài 4
Tìm hai phân số biết tổng của chúng bằng 17/20 và hiệu của chúng bằng 7/20?
Xin hỏi, bmcn2 viết đề như vậy có sai hay không?
Nếu sai thì sai chổ nào?

3. Tôi đã hỏi: Tại sao lấy thứ tự viết trong đề để làm thứ tự giải, thì không trả lời.
Vấn đề không phải như vậy. Trong cách 1 và cách 2, tìm bé hoặc lớn trước. Nếu các em không nhớ cách tìm số bé trước mà chỉ nhớ cách tìm số lớn, thì khi tìm ra số lớn, các em sẽ viết ngay là:
12-b = 7
và =>b= 12-7
b=5.
Viết rõ để kiểm lại là :
12 + 5= 17 (tổng)
12 - 5= 7 (hiệu)

Sao mà lấy bài toán tổng tỷ để làm ví dụ so sánh trong trường hợp này được nhỉ? Một bên là tổng hiệu, một bên là tổng tỷ.

Khổ ghê cái bài hiệu tỉ tổng tỉ => số lơn số bé thì có gì bàn cải, đây còn 1 cái bẫy nữa là hai số có cũng mẫu => phải tư duy ra số lơn, bé, ghi đáp án sai mà cứ bàn.
Đáp án là 2 số cần tìm thì không sai, nhưng vì không ghi theo yêu cầu là phải ghi số bé trước nên bị cho là sai.

Toán lớp 5 không nhớ thì thuật toán tối ưu không nhớ cũng phải thôi.
Bên kia cũng có người không biết giải toán lớp 5 tính tỷ lệ thuận
Thuật toán, hay bài toán vận tải tối ưu mà dân xây dựng học cũng chỉ là dạng phương trình tương tự như cái p/t mà bmcn2 đã viết bên topic cắt sắt gì đó thui.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Một bài toán mà nhầm lẫn tùm lum, zui thiệt
Đề:
6 : 2(1 + 2) = ?
Người thứ nhất:
6 : 2(1 + 2) = ?
2(1+2) = 2 x 3 = 6
vậy ==> 6 : 2(1 + 2) = 6:6 =1
Người thứ hai:
6 : 2(1 + 2) = ?
6:2x(1+3) =3x3 =9 (đúng)
Nếu viết:
6:2(1+3) = 6:6 =1 (đúng)
Người thứ ba:
6 : 2(1 + 2) = ?
Nếu làm theo cách này thì sao:
6 : 2(1 + 2)
= 6 : 2 + 4
= 3 + 4
= 7
đầu tiên, ta bỏ dấu ngoặc trước bằng cách viết
6 : 2x1 + 2x2
Nhân chia trước, cộng trừ sau
Thế là ta có:
6 :2 + 2 x 2
= 3 + 4
= 7
Người thứ tư:
6 : 2(1 + 2) = ?
Còn đây là kết quả khác
6:2(1+2) = 6:(2 +4) =6:2 + 6:4 = 3 + 1,5 = 4,5
Đây là một kết quả khác do lỗi không có ngoặc vuông phân định
thực ra để rõ ràng phải viết:
(6:2)(1+2)=9

bmcn2 cũng hoa mắt luôn, không biết đâu là đúng, đâu là sai.
 
Một bài toán mà nhầm lẫn tùm lum, zui thiệt
Đề:
6 : 2(1 + 2) = ?
Người thứ nhất:
6 : 2(1 + 2) = ?
2(1+2) = 2 x 3 = 6
vậy ==> 6 : 2(1 + 2) = 6:6 =1
Người thứ hai:
6 : 2(1 + 2) = ?
6:2x(1+3) =3x3 =9 (đúng)
Nếu viết:
6:2(1+3) = 6:6 =1 (đúng)
Người thứ ba:
6 : 2(1 + 2) = ?
Nếu làm theo cách này thì sao:
6 : 2(1 + 2)
= 6 : 2 + 4
= 3 + 4
= 7
đầu tiên, ta bỏ dấu ngoặc trước bằng cách viết
6 : 2x1 + 2x2
Nhân chia trước, cộng trừ sau
Thế là ta có:
6 :2 + 2 x 2
= 3 + 4
= 7
Người thứ tư:
6 : 2(1 + 2) = ?
Còn đây là kết quả khác
6:2(1+2) = 6:(2 +4) =6:2 + 6:4 = 3 + 1,5 = 4,5
Đây là một kết quả khác do lỗi không có ngoặc vuông phân định
thực ra để rõ ràng phải viết:
(6:2)(1+2)=9

bmcn2 cũng hoa mắt luôn, không biết đâu là đúng, đâu là sai.
Bình tĩnh, lôi excel ra, nhập:
=6/2*(1+2)
Nhấn Enter
Result= 9
Kết luận: Người làm ra đáp số =9 là đúng.
Excel đã tính thì cấm có cãi. Giờ, mình biến nó thành 1 phương trình 1 ẩn xem sao
6 : 2(1 + 2)=9
Dấu số nào đi để nó thành phuong trình nhỉ? Thôi, dấu đại số 2 trong ngoặc đi
6 : 2(1 + a)=9
Theo các thầy, để tìm ẩn a trong p/t này thì ta có bao nhiêu cách giải?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Hôm qua phân tích bài toán sắp xếp theo thứ tự tăng dần (thuật toán nổi bọt) của Tin học lớp 10. Nhìn tư duy hướng dẫn của SGK là không ổn, có chỗ bất hợp lý nữa...
 
Mấy cái bài toán lớp 4, lớp 5 này mà cũng mang lên đây "bàn" hay sao trời?
Sao lại có chuyện KHÔNG BIẾT ĐÂU LÀ ĐÚNG, ĐÂU LÀ SAI thế chứ?
À, đôi khi mình cũng không biết mình là ai nữa. Thấy cái này bên một chổ khác, đọc thấy tếu tếu, mang về đây giải stress tý thui.

Hôm qua phân tích bài toán sắp xếp theo thứ tự tăng dần (thuật toán nổi bọt) của Tin học lớp 10. Nhìn tư duy hướng dẫn của SGK là không ổn, có chỗ bất hợp lý nữa...
Sách cấp 3 mà cũng có chuyện đó sao?
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bé là 12, lớn là 5, sai rành rành rồi.

Xét theo yêu cầu bắt buộc phải trả lời số bé trước, số lớn sau thì việc ghi số 12, lớn trước, 5 số bé sau là chỉ sai vì không chịu làm theo mệnh lệnh bắt phải trả lời như thế. Nhưng, ngược lại, xét theo cấu trúc bài toán:
a+b=17 (1)
a-b= 7 (2)
thì, việc ghi số 12 trước, số 5 sau (là 2 số cần phải tìm) thì không sai.

Nói riêng về môn toán, bmcn2 biết rõ mình còn phải học, dù cho có điều kiện cần và đủ đi chăng nữa, thì bmcn2 có học miệt mài riêng môn toán đến 10 năm nữa, bmcn2 vẫn không thể giỏi hơn thầy ptm0412.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom