Hàm NPV!

Liên hệ QC

ThuNghi

Hãy cho rồi sẽ nhận!
Thành viên đã mất
Tham gia
16/8/06
Bài viết
3,808
Được thích
4,449
Các bạn HD giúp tôi về hàm NPV. Cám ơn nhiều!
Tôi thấy trên net có HD mà tôi chưa biết áp dụng hàm NPV thế nào trong Excel
trích từ
http://my.opera.com/nmduc/blog/gia-tri-hien-tai-thuan-npv-net-present-value
Ví dụ: một doanh nghiệp dự định đưa ra thị trường một dòng sản phẩm mới. Chi phí ban đầu để sản xuất sản phẩm này (tiền mua sắm máy móc, thiết bị, chi phí đào tạo nhân viên...) là $100,000. Các chi phí quản lý dự kiến là $5,000/năm. Doanh thu từ sản phẩm này dự kiến là $30,000/năm. Tỉ suất hoàn vốn là 10%. Sản phẩm này dự kiến sẽ bán trong vòng 6 năm.
Theo công thức ở trên ta có thể tính toán giá trị hiện tại thuần của dự án là:

NPV = -100000 + (30000-5000)/1.1^1 + (30000-5000)/1.1^2 + (30000-5000)/1.1^3 + (30000-5000)/1.1^4 + (30000-5000)/1.1^5 + (30000-5000)/1.1^6 = $8881.52 > 0

Nhờ HD cụ thể và nhập môn. Mình đang học lại môn này.
 
NPV là giá trị hiện tại thuần của dư án khi dòng tiền (ròng) hàng năm thu về không đều nhau.
Dòng tiền (ròng) thường là: Lợi nhuận sau thuế + KHCB và ở năm cuối của đời dư án có thêm giá trị thanh lý TS và các giá trị lưu động khác ( thu về ) nếu có.
Trong công thức của bạn về cơ bản là đúng. Nhưng hiện nay người ta dùng công thức trên Excel nhiều hơn là thủ công:
NPV=(lãi chiết khấu( TSH/Vốn),Dòng tiền hàng năm( thương bằng số năm của DA),1(hoặc 0 do dòng tiền thu vào đầu năm hay cuối năm, nếu không đánh vào nó mặc định là cuối)) - Đầu tư ban đầu.
Chắc bạn THu Nghị xới xáo vấn đề lên thôi chứ với bạn thì vấn đề này ... bình thường... quá còn gì!
 
Thú thật là mình chưa hiểu về hàm tài chính nhiều.
Bạn giúp ví dụ trên = hàm NPV của Excel cái.
Thấy ct trên mà chả biết cái nào là value1, value2...NPV(rate,value1,value2, ...)
 
Thú thật là mình chưa hiểu về hàm tài chính nhiều.
Bạn giúp ví dụ trên = hàm NPV của Excel cái.
Thấy ct trên mà chả biết cái nào là value1, value2...NPV(rate,value1,value2, ...)

rate là lãi suất : trong ví dụ của a là 10% , chẳng hạn đặt ở B1
còn value 1, value 2,... là dòng tiền theo thời gian, trong ví dụ trên lần lượt là: -100000, 25000, 25000,... đặt lần lượt các giá trị này vào A1,A2,...,A7

-> tại C1 công thức xác đinh NPV sẽ là: =NPV(B1,A1:A7)
công thức này xđ dòng tiền từ năm 1,2,3,.... (tương ứng -100000, 25000, 25000,...)
KẾT quả khác nhỉ

Tuy vậy tùy theo quan niệm, mà coi cho phí ban đầu bỏ ra ngay tại thời điêm 0 nghĩa là xđ dòng tiền từ năm 0,1,2,3,.... (tương ứng -100000, 25000, 25000,...) -> -100000 k tính lãi vì vậy khi này công thức thế này mới ra KQ như của a thunghi

tại C1 công thức xác đinh NPV sẽ là:
=A1+NPV(B1,A2:A7)

.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cám ơn nhiều, các bài Tài chính này có nhiều khái niệm khó hiểu thật.
Initial cost of investment one year from today
khác với
Initial cost of investment
Lúc nào rỗi nhờ TigerTiger dịch hộ help của NPV và IRR ra tiếng Việt nhé và có bài tập cơ bản nhé. Cám ơn nhiều! Hậu tạ 5 beer!
 
Về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính một dự án đầu tư: NPV và IRR

Gửi các bác một chút lý thuyết về các chỉ tiêu trên để các bác hiểu rõ hơn cách tính các chỉ tiêu này trong Excel

Thật ra việc tính các chỉ tiêu trên là một trong những bước cuối cùng khi lập và thẩm định hiệu quả tài chính một dự án đầu tư (gồm rất nhiều bước).

Lúc nào có đủ thời gian em sẽ Post lên một bài hoàn chỉnh vì cũng có khá nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề này mà em chưa kịp trả lời.

abd81524832d8a785021.jpg


68d30a94832d8b434e14.jpg


0d0fd7c4832d8bc5bae9.jpg


69421f04832d8c98808f.jpg


f0adc884832d8dd24ecc.jpg
 
Gửi các bác một chút lý thuyết về các chỉ tiêu trên để các bác hiểu rõ hơn cách tính các chỉ tiêu này trong Excel

Thật ra việc tính các chỉ tiêu trên là một trong những bước cuối cùng khi lập và thẩm định hiệu quả tài chính một dự án đầu tư (gồm rất nhiều bước).

Lúc nào có đủ thời gian em sẽ Post lên một bài hoàn chỉnh vì cũng có khá nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề này mà em chưa kịp trả lời.
Rất cám ơn Dat2007 về bài trên, mong bạn tiếp tục. Tiện đây xin hỏi thêm
1- Theo như bài trên thì áp dụng hàm NPV như sau
=NPV(0.1,-1000,150,250,350,450,300,200)=193.15
Vậy khi nào thì dùng như sau:
=-1000+NPV(0.1,150,250,350,450,300,200)=212.46
Đang lấn cấn về năm thứ 0 và năm thứ 1.
2- Mình thấy trong các trong các bài phân tích dự án có phần tính độ nhạy. Và có hàm
{table(...)}
Chỉ hiểu là theo tỉ suất thay đổi thì NPV thay đổi mà chưa hiểu lắm. Dat2007 hướng dẫn và cho ví dụ thêm về hàm Table nhé.
Cám ơn nhiều!
 
Mấy cái này em dịch từ Help của Excel nên có thể không thích hợp lắm với Việt Nam, nhưng bác xem đỡ nha: Hàm NPV(), hàm IRR().
 
Gởi ThuNghi thí dụ về NPV năm 0 và NPV năm 1
Phần dưới là Table() phân tích độ nhạy
Ghi chú: table() không hẳn là 1 hàm, đó là 1 chức năng, vì tham số của nó chỉ có row và column là các tiêu chí phân tích, không có tham số chỉ tiêu cần phân tích. Chỉ tiêu cần phân tích phải đặt đúng vị trí quy định thì table() mới làm việc.
 

File đính kèm

  • NPV-Table.xls
    27.5 KB · Đọc: 3,199
Ui, làm gì có bài tập nào! ThuNghi cứ xóa đi làm lại vài lần, rồi làm với dữ liệu mẫu khác là xong!
Học phải hành chứ, mà không Thầy đố mày làm nên.
Em diễn nôm về {table} có phải vậy không?
Ta có:
D1=0%; D2=0%
NPV=1000
Vậy {=table(D1,D2} có phải là tính kết quả tăng giảm của NPV theo D1, D2 theo hàng và theo cột. Nếu là 10% thì NPV1= NPV*(1+10%).
Bác giúp em làm sao gắn {table} vào cell tô màu vàng.
 

File đính kèm

  • NPV-Table.xls
    23.5 KB · Đọc: 975
Các tiêu chí phân tích phải có tham gia vào công thức tính của chỉ tiêu cần phân tích, trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong file thí dụ, đó là
tiêu chí 1: lãi suất nằm trong cell E20, lãi suất này nằm trong công thức NPV
tiêu chí 2: tỷ lệ hoàn thành nằm trong cell E23, E23 không nằm trong công thức NPV nhưng nó làm thay đổi tham số C22:C27 của công thức NPV.
Vậy muốn phân tích theo tiêu chí nào thì tạo 1 range của tiêu chí đó theo ý mình, thường bắt đầu từ 1 số nhỏ hơn số ban đầu và kết thúc bằng 1 số lớn hơn số ban đầu. Trong thí dụ đó là các range dọc G21:G31, J21:J31, ngang F33:M33... ThuNghi sẽ thấy trong các ô đó là số gõ tay. Nếu 1 tiêu chí thì thường là range dọc.

1. Khi muốn phân tích 1 tiêu chí dọc: thí dụ đã tạo range G21:G31 theo lãi suất, chỗ của chỉ tiêu cần phân tích là ô H20, trực tiếp hoặc gián tiếp. trong file thí dụ là gián tiếp (= E21 với E21 là ô chứa công thức NPV). Chọn khối G20:H31, vào menu data - table, chọn ô lãi suất 10% (E20) trong textbox column.

2. Khi muốn phân tích theo 1 tiêu chí ngang, thí dụ đã tạo range F33:M33 theo tỷ lệ hoàn thành, chỗ của chỉ tiêu cần phân tích là ô E34, trực tiếp hoặc gián tiếp. trong file thí dụ là gián tiếp (= E21 với E21 là ô chứa công thức NPV). Chọn khối E33: M34, vào menu data - table, chọn ô tỷ lệ hoàn thành 100% (E23) trong textbox row.

3.Khi muốn phân tích 2 tiêu chí thì tạo 2 range 1 dọc 1 ngang. Cell giao của 2 mảng này là chỗ của chỉ tiêu cần phân tích, trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong file thí dụ là gián tiếp (E36 = E21 với E21 là ô chứa công thức NPV). Chọn khối E36: M47, vào menu data - table, chọn ô tỷ lệ hoàn thành 100% (E23) trong textbox row, chọn ô lãi suất 10% (E20) trong textbox column.

Ui! 1 thùng Ken đấy.
 
D1=0%; D2=0%
NPV=1000
Vậy {=table(D1,D2} có phải là tính kết quả tăng giảm của NPV theo D1, D2 theo hàng và theo cột. Nếu là 10% thì NPV1= NPV*(1+10%).
Không phải vậy. Ý nghĩa của table() là:
Khi đưa D1, D2 vào table(), NPV được tính lại với tham số D1i, D2j, thay đổi theo dòng và cột mới tạo.
Chính vì vậy D1 và D2 phải có tham gia vào công thức tính NPV, trực tiếp hoặc gián tiếp. Thì khi D1, D2 thay đổi, NPV sẽ thay dổi tương ứng.
Mỗi Giá trị NPV trong bảng ứng với D1i và D2j trong toàn bảng
hay nói cách khác, mỗi NPV trong bảng table() được tính với giá trị D1 và D2 tương ứng theo cột và dòng.
Thêm đĩa mồi bự!
 
Không phải vậy. Ý nghĩa của table() là:
Khi đưa D1, D2 vào table(), NPV được tính lại với tham số D1i, D2j, thay đổi theo dòng và cột mới tạo.
Chính vì vậy D1 và D2 phải có tham gia vào công thức tính NPV, trực tiếp hoặc gián tiếp. Thì khi D1, D2 thay đổi, NPV sẽ thay dổi tương ứng.
Mỗi Giá trị NPV trong bảng ứng với D1i và D2j trong toàn bảng
hay nói cách khác, mỗi NPV trong bảng table() được tính với giá trị D1 và D2 tương ứng theo cột và dòng.
Thêm đĩa mồi bự!
Em làm thử bài này về table, Bác xem hộ có OK? Cứ xem NPV là biến (Lãi=Giá bán - giá thành) tại t0. Giá thành=3/4 giá bán.
Em lập thử bảng độ nhạy theo giá thành và giá bán.
Chấm điểm nhé.
 

File đính kèm

  • NPV-PTM-TN-01.xls
    15.5 KB · Đọc: 559
9,5 điểm.
0,5 điểm là do tiêu đề không rõ dẫn đến công thức lãi gộp khó hiểu:
- B1 nên là "tỷ lệ tăng giảm giá bán"
- B2 nên là "tỷ lệ tăng giảm giá thành"
Công thức lãi gộp sẽ dễ hiểu hơn.

TB: bán thứ gì mà giá thành KH có 25% giá bán? 1 vốn 3 lời?
---------
Edit bài rồi à? trừ thêm 0.5 điểm vì giá thành bằng 3/4 giá bán mà lấy giá bán nhân 0.25!
 
Lại nói về table:
Trong việc tính độ nhạy dự án ta dùng table để xem xét độ nhạy của dự án ở mức độ đơn giản. Table có hai loại:
- Table 1 chiều và table 2 chiều. Với TB 1 chiều có nghĩa là ứng với sự biến đổi của một laọi dữ liệu ( Chi phí tăng, giảm 10%; 20%; -5% ... chẳng hạn .... ) thì một số chỉ tiệu khác biến động thế nào...... Table hai chiều là ứng với biến động của hai loại dữ liệu thì một chỉ tiiêu ( cốt lõi ) như NPV chẳng hạn sẽ biến động thế nào.
Các phân tích trên nhằm để thấy mức độ chịu đựng của dự án đối với tác động ngaoi cảnh ra sao. Ngoài ra ta còn có mô hình về " Sôl Vơ " để phân tích sự biến đổi của nhiều laọi dữ liệu thì nhiều chỉ tiêu liên quan biến đổi thế nào .... . Nhưng ở đây ta đang bàn về Table nên đi sâu vào Table trước đã .
Trong Exel dùng bảng Table như sau:
Ôi ta bàn cái này sau một tý nhé lại bận rồi, mình sễ quay lại ngay
 
lại bàn về NPV và độ nhạy dự án

Về Table ta sử dung như sau: ( xem file đính kèm)
 

File đính kèm

  • DONHAY1.xls
    32 KB · Đọc: 774
Sơn cho hỏi:
- tại sao chi phí năm 1 có tính khấu hao và bằng 2.100 trong khi các năm sau không tính và chỉ bằng 1.850?
- Tại sao dòng tiền thu bằng khấu hao cộng thuế thu nhập?

Cám ơn trước.
 
Ồ ...... Xin lỗi vì vội mình đặt nhầm công thức ..... chứ dòng tiền phải bằng KH + TH sau thuế. Còn .... các mục khác nữa chỉ mang tính minh họa nếu không chuẩn các bạn tính lại hộ.
 
Bổ sung:
tất cả các ô có tác động đến kết quả của chỉ tiêu cần phân tích (trực tiếp hoặc gián tiếp) đều có thể lấy làm tiêu chí phân tích. Muợn file của Xuan Sơn, minh hoạ như sau:
Precedence.jpg


Các ô có nút tròn đầu là những ô có thể dùng làm tiêu chí phân tích.
 
NPV của một dự án.

Đọc tới đọc lui nhiều chủ đề, các hướng dẫn mà tôi vẫn tính NPV không chính xác,. Tôi kèm file các dữ liệu, các anh chị tính NPV dùm, và nhớ để công thức nhé. Cảm ơn nhiều nhiều.
 

File đính kèm

  • NVP.xls
    15 KB · Đọc: 617
Web KT
Back
Top Bottom