Đố vui... (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

HAI CHỊ EM SINH ĐÔI


Ở thành phố nọ có một cặp sinh đôi khá đặc biệt.Tên hai cô là Nhất và Nhị. Những điều ly kỳ về 2 cô lan truyền đi khắp nơi: Cô Nhất không có khả năng nói đúng vào các ngày thứ 2, thứ 3 và thứ 4, còn những ngày khác thì nói đúng.Cô Nhị nói sai vào những ngày thứ 3, thứ 5 và thứ 7, còn những khác nói đúng..


Một lần tôi gặp 2 cô và hỏi một trong 2 người :
-Cô hãy cho biết , trong 2 người cô là ai?
-Tôi là Nhất.
-Cô hãy nói thêm , hôm nay là ngày thứ mấy?
-Hôm qua là Chủ nhật.
Cô kia bỗng xen vào :
-Ngày mai là ngày thứ 6.
Tôi sũng sờ ngạc nhiên -Sao lại thế được?-và quay sang hỏi cô đó :
-Cô cam đoan là cô nói thật chứ?
-Ngày thứ tư tôi luôn luôn nói thật - cô đó trả lời.

Hai cô làm tôi lúng túng thực sự , nhưng sau một hồi suy nghĩ tôi đã xác định được cô nào là cô Nhất, cô nào là cô Nhị , thậm chí còn xác định được hôm đó là ngày thứ mấy.

Câu hỏi : Vậy mời các bạn suy luận xem tôi đã làm thế nào nhé?
 
Theo tôi :
Hỏi người thứ nhất : 2 chị em sinh cùng ngày chứ ? để xác định tên là : Nhị
Rồi suy tiếp là thư 3
Mời các ý kiến khác
 
Theo tôi: Người thứ nhất là tên là Nhị, người thứ 2 tên Nhất và hôm đó là thứ 3.
Suy luận:
- Nếu cô thứ nhất nói thật nghĩa là hôm qua là CN, nếu hôm qua là CN thì hôm nay là T2 vậy, mà thứ 2 thì cổ không nói thật vậy suy cô thứ nhất trả lời sai, vậy thì câu trả lời thứ nhất của cổ (tôi là Nhất) bị sai, nghĩa là cổ là Nhị vậy thì còn lại cô kia là Nhất.
- Nếu là cô Nhị vậy thì hôm nay chỉ có thể 1 trong các ngày thứ 3,5 hoặc 7 vì đây là những ngày cô Nhị nói sai.
- Cô thứ 2 chắc chắn là Nhất, vậy thì cô nhất không thể nói thật vào thứ 4. vậy suy ra cổ đang nói sai. Mà này cô Nhất chỉ nói sai vào ngày thứ 2,3,4 suy ra hôm đó ngày thứ 3.
 
Vô tình đọc được đề tài này. Thấy hay.

Hồi học đại học, giải bài toán có 10 bi, trong đó 9 bi cùng trọng lượng, 1 bi khác trọng lượng. Dùng cân đĩa, 3 lần cân để chỉ ra bi lạ và nặng hay nhẹ. Nay trong đề tài có bài tương tự với 12 bi. Và có người còn "mở rộng" đến 13 bi.

Xin góp một vài bài. Có thể bài rất dễ, các bạn đọc xong, có thể biến tấu về đố các em, các cháu...

Bài 1. Ba lọ hoa: có 3 lọ hoa, số hoa trong từng lọ lần lượt là 3, 5, 7. Hai người chơi, ai đi trước cũng được. Người đến lượt chơi chọn 1 lọ còn hoa tùy ý, lấy đi 1 số (>0) hoa có trong lọ đó. Ai lấy bông cuối cùng thì thua. Hãy tìm luật để mình luôn thắng.

Bài 2. Mở rộng bài toán trên: có n lọ hoa, số hoa trong từng lọ lần lượt là n1, n2,... . Hai người chơi, ai đi trước cũng được. Người đến lượt chơi chọn 1 lọ còn hoa tùy ý, lấy đi 1 số (>0) hoa có trong lọ đó. Ai lấy bông cuối cùng thì thua. Hãy tìm luật để mình luôn thắng.

Bài 3. Có n vật trên bàn dồn thành đống. Hai người chơi, ai đi trước cũng được. Người chơi đầu tiên chia n vật đó thành 2 phần có số lượng khác nhau. Người chơi tiếp theo chọn 1 phần tùy ý và phải chia nó thành 2 phần con có số lượng khác nhau (như vậy phần phần có 1 hoặc 2 vật là không thể "chơi" được. Ai không làm được là người thua.

Hè này, đi chơi biển, có thể lấy các vỏ sò thay hoa, khoanh vòng tròn trên cát để thay lọ. Và cứ chơi tự nhiên. Chắc cũng rất thư giãn.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Đọc được bài này, tôi như nhớ lại một thời tuổi trẻ xưa kia.
Bài 12 bi, 13 bi tôi đều biết, trong đó tôi tự mình giải được bài 12 bi, mà lúc bấy giờ không mấy bạn bè cùng lớp giải được.
Trong 3 bài còn lại:
Bài số 3 tôi chưa từng biết nên chưa bàn tới, sẽ ngâm cứu sau.
Bài số 2 là mở rộng của bài số 2, tôi chỉ nghiên cứu tới trường hợp n=5, tất nhiên n1,n2,n3,n4,n5 bất kỳ.
Còn bài số 1 thì tôi rất tâm đắc và tự hào, bởi tôi đã từng khám phá ra quy luật và cách giải, mà cho đến nay tôi chưa đọc thấy ở đâu có nói về quy luật giải bài này (có thể có, nhưng tôi chưa đọc được).
Đối với tôi thì bài toán tổng quát cho bài 1 này là n=3 (đúng như đề bài này), nhưng n1,n2,n3 thì bất kỳ (trong khi đề bài này thì n1,n2,n3=3,5,7).
Trong nhất thời, tôi chưa đưa quy luật lên đây cho các bạn tham khảo (trường hợp n=3 và n1,n2,n3 bất kỳ).
Nhưng đối với tác giả đưa lên bài đố vui này (haonlh) thì tôi sẵn sàng thử sức với bạn với bài 1 kể cả bài 1 tổng quát.
Trong trường hợp bài 1: theo luật công bằng thì nếu như đề bài do bên A đưa ra (ví dụ bên A đưa ra n=3 và n1,n2,n3=3,5,7) thì bên B sẽ là người được quyền chọn là bên B sẽ đi trước hay đi sau; trong trường hợp này nếu tôi là bên B thì bên B sẽ chọn đi trước và có tới 3 phương án để đi: 2,5,7 hoặc 3,4,7 hoặc 3,5,6. Tùy vào bên A đi tiếp theo thế nào thì bên B sẽ đi tiếp tục để thắng.
Tạm thời tôi chỉ đưa ra một số bộ số sau để các bạn quan tâm tham khảo:
1,1,1 1,2,3 1,4,5 2,4,6 2,5,7 3,4,7 3,5,6
Nếu ngoài phạm vi 3,5,7 thì thêm một số bộ sau:
1,6,7 1,8,9 1,10,11 2,8,10 2,9,11 3,8,11 3,9,10 4,8,12 ...

Vô tình đọc được đề tài này. Thấy hay.

Hồi học đại học, giải bài toán có 10 bi, trong đó 9 bi cùng trọng lượng, 1 bi khác trọng lượng. Dùng cân đĩa, 3 lần cân để chỉ ra bi lạ và nặng hay nhẹ. Nay trong đề tài có bài tương tự với 12 bi. Và có người còn "mở rộng" đến 13 bi.

Xin góp một vài bài. Có thể bài rất dễ, các bạn đọc xong, có thể biến tấu về đố các em, các cháu...

Bài 1. Ba lọ hoa: có 3 lọ hoa, số hoa trong từng lọ lần lượt là 3, 5, 7. Hai người chơi, ai đi trước cũng được. Người đến lượt chơi chọn 1 lọ còn hoa tùy ý, lấy đi 1 số (>0) hoa có trong lọ đó. Ai lấy bông cuối cùng thì thua. Hãy tìm luật để mình luôn thắng.

Bài 2. Mở rộng bài toán trên: có n lọ hoa, số hoa trong từng lọ lần lượt là n1, n2,... . Hai người chơi, ai đi trước cũng được. Người đến lượt chơi chọn 1 lọ còn hoa tùy ý, lấy đi 1 số (>0) hoa có trong lọ đó. Ai lấy bông cuối cùng thì thua. Hãy tìm luật để mình luôn thắng.

Bài 3. Có n vật trên bàn dồn thành đống. Hai người chơi, ai đi trước cũng được. Người chơi đầu tiên chia n vật đó thành 2 phần có số lượng khác nhau. Người chơi tiếp theo chọn 1 phần tùy ý và phải chia nó thành 2 phần con có số lượng khác nhau (như vậy phần phần có 1 hoặc 2 vật là không thể "chơi" được. Ai không làm được là người thua.

Hè này, đi chơi biển, có thể lấy các vỏ sò thay hoa, khoanh vòng tròn trên cát để thay lọ. Và cứ chơi tự nhiên. Chắc cũng rất thư giãn.
 
Một ông luật sư có một người học trò nghèo, do không có tiền đóng học nên hai thầy trò thoả thuận với nhau rằng khi người học trò kia thắng vụ kiện đầu tiên thì sẽ lấy tiền trả tiền học phí cho thầy. Sau khi "tốt nghiệp" xong một thời gian, người học trò vẫn không nhận được ai thuê cả, người thầy mới kiện học trò ra toà vì không trả tiền học phí cho ông. Trong phiên toà ông nói:
- Nếu toà xử tôi thắng, thì tất nhiên người học trò kia phải trả tiền cho tôi. Nếu toà xử nó thắng, thì theo thoả thuận giữa tôi và nó, nó phải trả tiền cho tôi!
Người học trò thì nói
- Nếu tòa xử tôi thắng thì tất nhiên theo toà, tôi không phải trả tiền. Còn nếu toà xử tôi thua, thì tôi vẫn chưa thắng vụ kiện nào cả. Vậy theo thoả thuận của tôi và thầy, tôi vẫn chưa phải trả tiền.
Bác nào xử cho em vụ này cái ạ!
 
Theo tớ thì trong vụ này ông thầy chắc chắn thua kiện rồi. Vì thỏa thuận giữa thầy trò kia chỉ bằng lời nói, mà lời nói thì gió bay, quan trọng nhất là học trò kia tuy được thầy dạy dỗ song chưa ra kết quả gì, vậy lấy gì chứng minh trò đã thành tài, quan tòa sẽ bác đơn kiện của ông thầy vì thiếu căn cứ. Vậy thì còn cơ hội nào cho ông thầy lấy tiền học phí ko? nếu chẳng may học trò kia thắng được vụ kiện nào khác sau đó. Chắc chắn là ko rồi, trừ khi học trò cảm thấy có lỗi với thầy tự đem tiền đến trả cho thầy.
Qua đây tớ thấy rằng đã giúp đỡ ai rồi thì đừng mong lấy tiền, nếu đã muốn lấy tiền thì phải giấy trắng mực đen công chứng rõ ràng.
Trên đây là ý kiến của riêng tớ, ko biết mọi người thì sao, xin mời góp thêm đôi lời cho vui.
 
Mình nghĩ rằng nếu Toà xử học trò thắng thì đương nhiên trò phải trả tiền. Cậi học trò cũng chỉ dám nói: "Nếu tòa xử tôi thắng thì tất nhiên theo toà, tôi không phải trả tiền..." theo vụ kiện chứ đâu phải không trả tiền học. Từ cổ xưa đều dạy "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" hay "Công cha-Nghĩa mẹ-Ơn thày" và đặc biệt ở đời những người hành nghề chân chính bao giờ cũng đặt đạo đức nghề nghiệp lên đầu. Vậy mà viện vào chuyện lời nói gió bay mà trốn tránh thì thiết nghĩ cậu học trò còn xử được ai.
Mình thấy dân quê chẳng học hành gì mà luôn minh bạch ân đền oán trả chứ đây là chuyện đưa một "thảo dân" lên cương vị ăn trên ngồi trốc vậy mà không có trách nhiệm chỉ cần theo thỏa thuận thôi thì mình không còn gì bình thêm.
 
nếu cả 2 nhà thông thái kia đội nón trắng thì nhà thông thái này đội nón đen, nếu 2 nhà thông thái kia mỗi người đội 1 cái nón khác nhau thì... chỉ còn cách là các nhà thông thái nói cho nhau biết người kia đội nón gì
 
TÌM ĐIỂM KHÁC NHAU
Mình thấy em gái mình chơi trò này thấy hay hay, post lên mọi người cùng thư giãn nhé!

attachment.php
 
Có 2 điểm khác nhau mình phát hiện ra.
Thứ 1 trên mũ của cô gái bên trong cái vòng của chữ "P" của cô gái bên trái có dấu "o" cô gái bên phải thì không
Thứ 2 trên chán cô gái bên trái có tóc thò ra còn cô gái bên phải thì không :D
 
Đọc được bài này, tôi như nhớ lại một thời tuổi trẻ xưa kia.

Tạm thời tôi chỉ đưa ra một số bộ số sau để các bạn quan tâm tham khảo:
1,1,1 1,2,3 1,4,5 2,4,6 2,5,7 3,4,7 3,5,6
Nếu ngoài phạm vi 3,5,7 thì thêm một số bộ sau:
1,6,7 1,8,9 1,10,11 2,8,10 2,9,11 3,8,11 3,9,10 4,8,12 ...

Lâu lâu mới trở lại, thấy bạn quan tâm thì thấy vui và muốn hỏi bạn: bạn luôn nhớ các bộ số đó hay bộ số đó có quy luật gì dẫn đến người chơi chọn bộ số đó thì luôn thắng?
 
Vụ án luật sư kiện học trò không chịu trả tiền học

Nếu tôi là quan toà, tôi sẽ xử tên học trò phải trả tiền học. Ngoài ra, tước bỏ vĩnh viễn quyền hành nghề luật sư, vì cái tội cãi đổi trắng thay đen.

Tuy nhiên, lão chết tiệt thì làm gì được làm quan toà, nên sẽ đề nghị ông thầy phạt tên học trò kia phải quỳ trên gai sầu riêng, đến khi nào chịu trả tiền thì thôi.
 
Hix ,các bác thế mà cũng phải đoán. Đã là nhà thông thái rùi thì cái gì chả bít. hihi
 
TÌM ĐIỂM KHÁC NHAU
Mình thấy em gái mình chơi trò này thấy hay hay, post lên mọi người cùng thư giãn nhé!

attachment.php

Còn nữa:
- Mũi bên trái thẳng, bên phải cong
- Tóc dưới tai hình bên trái có 1 chùm, hình bên phải 2 chùm
- Đường gạch dưới chữ P trên mũ hình bên trái ngắn hơn hình bên phải
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Có 2 anh em nọ được người bố để lại cho một mảnh đất hình tứ giác lồi.
- Người anh: Ta chia thành 2 phần có diện tích như nhau em nhé
- Người em: Vâng ạ. Em nghĩ đơn giản là qua 1 đỉnh bất kỳ ta kẻ một đường thẳng chia đôi.
- Người anh: Em đi lấy dụng cụ đi
....
Anh ơi, nhà có thước nhưng không có vạch chia. Có cả com pa nữa. Chia như thế nào bây giờ hả anh?
...
Các bạn hãy giúp 2 anh em nhà nọ đi.
 
Có 2 anh em nọ được người bố để lại cho một mảnh đất hình tứ giác lồi.
- Người anh: Ta chia thành 2 phần có diện tích như nhau em nhé
- Người em: Vâng ạ. Em nghĩ đơn giản là qua 1 đỉnh bất kỳ ta kẻ một đường thẳng chia đôi.
- Người anh: Em đi lấy dụng cụ đi
....
Anh ơi, nhà có thước nhưng không có vạch chia. Có cả com pa nữa. Chia như thế nào bây giờ hả anh?
...
Các bạn hãy giúp 2 anh em nhà nọ đi.

Từ 1 đỉnh bất kỳ, hạ 2 đường thẳng vào trung điểm của 2 cạnh đối diện phải không anh?
 
Có 2 anh em nọ được người bố để lại cho một mảnh đất hình tứ giác lồi.
- Người anh: Ta chia thành 2 phần có diện tích như nhau em nhé
- Người em: Vâng ạ. Em nghĩ đơn giản là qua 1 đỉnh bất kỳ ta kẻ một đường thẳng chia đôi.
- Người anh: Em đi lấy dụng cụ đi
....
Anh ơi, nhà có thước nhưng không có vạch chia. Có cả com pa nữa. Chia như thế nào bây giờ hả anh?
...
Các bạn hãy giúp 2 anh em nhà nọ đi.

Giả sử Tứ giác ABCD , đường thẳng từ A ,
Vẽ BH và DK Vuông góc với AC,giả sử BH>DK
Trên BC ấy M và trên AC lấy N , sao cho tam giác MCN vuông tại N và NM=BH-DK
I là trung điểm MC, AI là đường phải tìm
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom