Làm thế nào để diển giải viết nhật ký theo đối tượng thi công và lý trình đã có.

Liên hệ QC

lolo0011

Thành viên mới
Tham gia
18/10/11
Bài viết
48
Được thích
57
Em chào các anh, các chị và Ban Quản trị diễn đàn. Hiện em đang làm việc trong lĩnh vực xây dựng. Em đã được biết đến diễn đàn rất lâu từ những giao trình và những câu hỏi và phương pháp giải rất hay. Em đã học hỏi và áp dụng đựoc nhiều và tiết kiệm rất nhiều thời gian và độ chuẩn xác cao. Việc viết nhật ký thi công trong quá trình làm hồ sơ nghiệm thu là một rất mất thời gian và dễ bị nhầm; nhưng là một việc quan trọng vì tương ứng với việc nghiệm thu thí nghiệm kể cả khối lượng công trình đều nằm trong phần này . em cũng có cách viết nhưng còn vài bước còn phải làm bằng tay như ví dụ em gởi theo file đính kèm. Em rất mong được sự giúp đỡ của các anh chị trong diễn đàn!
 

File đính kèm

  • nhat ky mau goi dien dan.rar
    71.5 KB · Đọc: 1,384
Mình cũng làm trong lĩnh vực xây dựng. Mình cũng đang cần cách viết nhật ký thi công như vậy. Ý tưởng viết như vậy rất Hay! Rất dễ quản lý và kiểm tra lại nhanh và chính xác nữa chứ! nhưng trình độ mình hạn hẹp chưa có cách nào giúp bạn.
 
khó thật đáy! chẳng lẻ các cao thủ của diễn đàn ta đành bó tay sao!Bạn có ý tưởng hay nhưng thực hiện nó là một vấn đề hóc búa!
 
Trong file truoc minh goi cac sheet viết bằng tiếng việt sợ các bạn khi lập trình sợ nhầm lẫn nên mình post lại file đính kèm!
 

File đính kèm

  • nhat ky mau goi dien dan.rar
    14.5 KB · Đọc: 381
cảm ơn bạn huuthang_bd rất nhiều. Nhưng vẫn chưa được. Tại vị trí cột C cột " ngày tháng" của sheet "Dien giai nhạt ky" mình cần phải lấy công thức như cột "ngày tháng" trong sheet "Thu vien nhat ky TC". mục đích là khi nhập một ngày đầu tiên cho mỗi đối tượng thi công ta sẽ biết được ngày thí nghiệm; ngày nghiệm thu. Nếu làm như bạn, mình cần phải viết lại công thức cột ngày tháng trong sheet "Diên giai nhat ky", có cách nào mình có thể hoàn thiện hơn nữa được không bạn! tương tự như vậy trong cột "tên công việc" trong sheet "Dien giai nhat ky" mình cũnh lấy công thức thì càng tốt nếu không thì trong cột này vậy là cũng Ok rồi.Một lần nữa cảm ơn bạn rất nhiều và mong được sự giúp đỡ.
 
Mình mới nghĩ ra cách này! Nếu như để lấy công thức cột ngày tháng trong " Dien giai nhat ky" giống như trong sheet"Thu vien nhat ky TC". tại sao ta không cho ngày bắt đầu trong sheet "So thu tu nhat ky". Từ ngày bắt đầu link theo công thức ngày tháng tự điền giá trị ngày vào "Dien giai nhat ky". Mình gởi file đính kèm này cho các bạn dễ hiểu ý mình nhé!
 

File đính kèm

  • Nhat ky cong trinh.rar
    21.5 KB · Đọc: 293
Mình đã nghĩ ra cách ghi ngày tháng bằng các hàm tự tạo. Các bạn nhấn ALT + F8 chạy trước macro GPE sau đó nhấp lại ALT + F8 chạy macro nhapngay.
 

File đính kèm

  • Nhat ky cong trinh moi.rar
    201.9 KB · Đọc: 898
Quá hoàn hảo! Làm như thế này chúng ta có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian. Tùy theo đối tượng bạn thi công là gì. bạn có thể biên soạn trong "Thu vien nhat ky TC". kể cả các ngành thi công như: Dân dụng; Cầu đường; thủy lợi....đều có thể sử dụng được ứng dụng này. Chúng ta có thể dùng data fill để lọc các biên bản theo hạng mục. Và in Biên bản nghiệm thu tùy theo hạng mục. Tươgn tự như vậy Việc yêu cầu thí nghiệm sẽ cực kỳ nhanh và gọn. Cảm ơn một ý tưởng viết nhật ký của bạn lolo0011. cảm ơn cách lập trình của bạn huuthang_bd (rất nhanh và gọn).
 
Giá mà nhật ký thi công được chấp nhận đánh máy thì tốt các bác nhỉ.
 
Mình đã dùng thử phần các bạn đưa lên (phần mới có sử dung macro nhap ngay) Mình có ý kiến như sau:
- Về cấu trúc file ở phần cơ sở dữ liệu: Bạn nhập các tình huống theo thứ tự công việc là tương đối nhưng ở một số khâu còn chưa hợp lý và đùng qui trình.
- Về phần diễn giải nhật ký: theo cách các bạn làm thì công việc diễn ra quá lý tưởng và công việc tiếp theo sẽ là ngày kế tiếp. . nhưng có những hạng mục công việc phải làm rất nhiều ngày vì thế cần phải có ngày bắt đầungày kết thúc từ đó ở mỗi phần công việc sẽ nội suy từ khoản thời gian trên để chia ra công việc và chú ý phần này phải có đoạn mở cho chương trình nó chạy vì có thể công việc thi công xong nhưng vì một lý do nào đó chưa thí nghiệp được hay tư vấn giám sát chưa nghiệp thu được thì phải sữa thủ công chen vào.
- Về phần macro: mình mở ra thì nhình thấy có 6 môdun nhưng chỉ có môdun1 và 6 là có cod và cách viết và khai báo lệnh như thế sẽ cho ngày sai nếu cộng việc nhập sau nhưng thi công trước. . và nếu sử dung tổ hợp phím Alt+F8 thì ta làm luôn add in hay các thanh công cụ lện cho nó tiện.. .
Có ý kiến ước là nhật ký cho đánh máy thì quá sướng: Riêng mình thì đang ủng hộ việc viết nhật ký bằng máy tính vì có các vấn đề lợi ích như sau:
CHủ đầu tư, tư vấn giám sát, luôn quản lý là theo dõi tư vấn GS viên và nhà thầu liên tục và chặt chẽ ( mỗi ngày phải email cho CĐT và TVGS Trưởng đoạn NHật ký thi công, các yêu cầu và các biên bản nghiệm thu đã có chữ ký sô. .
Mấy ý kiến góp ý cùng các bạn.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
- cảm ơn ý kiến đóng góp của bạn!
+ Thực chất việc viết nhật ký công trình là một việc rất phức tạp phù thuộc vào rất nhiều yếu tố.Nếu như viết nhật ký theo thực tế thi công thì sẽ không bao giờ có sự "Quá hợp lý" như cách viết mình trình bày ở các file trước.Nhưng xin hỏi tất cả các anh em kỹ thuật đang công tác trong lĩnh vực Xây Dựng. Từng là kỹ thuật trực tiếp thi công; TVGS hay chỉ huy trưởng công trình mà chủ đầu tư là các Ban Ngành trong nước. Có công trình nào thực sự viết Nhật ký hay không? Hay toàn bộ đều là Hồi Ký.sau một thời gian thi công. Các bên sẽ thống nhất lại khối lượng hoàn thành và sau này mới tiến hành đến phần nhật ký thi công. Tất nhiên việc viết nhật ký đã mang tinh chất xác lập BB Nghiệm thu công trình. Thí nghiệm vật Liệu công trình và khối lượng trong đó. Lúc này là lúc các bạn ngồi vào bàn và hợp lý các khối lượng thực tế thi công (Hồi ký).Vậy thì ta có thể hợp lý hóa nhật ký?

+ Việc mở một sự động cho các hạng mục khác nhau trong xây dựng. Mình nghĩ việc đó chỉ cần thay đổi thư viện nhật ký. Cách thay đổi đó cũng rất đơn giản. có sẵn công thức ròi bạn chỉ cần lắp vào thôi!

+ Mình gởi cho bạn file này "mình đã hoàn thiện rất nhiều". Các ưu điểm so với file trước: Khi viết nhật ký sẽ tự động tránh ngày nghĩ.đánh số BB tùy theo từng hạng mục. Điền thời gian thi công khỏi bị chồng chéo.và có link qua BB nghiem thu tuy theo so BB sẽ in BB Nghiệm thu và điền ngày cho BB nghiệm thu đó.
bước chạy: nhấn ctrl+F8 chạy :A-dien giai nhat ky; sửa đổi ngày tháng hoặc chèn thêm ngày tháng tùy bạn; sau đó ctrl+F8 chạy : B-sap xep nhat ky va C-Bo sung tham so. còn D_bổ sung ngay khong thi cong mình tạo ra chỉ nhằm mục đích bổ sung những ngày không thi công vào nhật ký cho trọn vẹn đầy đủ các ngày trong tháng.
 

File đính kèm

  • Nhat ky lap trinh NTN OK.rar
    575.6 KB · Đọc: 2,462
- cảm ơn ý kiến đóng góp của bạn!
+ Thực chất việc viết nhật ký công trình là một việc rất phức tạp phù thuộc vào rất nhiều yếu tố.Nếu như viết nhật ký theo thực tế thi công thì sẽ không bao giờ có sự "Quá hợp lý" như cách viết mình trình bày ở các file trước.Nhưng xin hỏi tất cả các anh em kỹ thuật đang công tác trong lĩnh vực Xây Dựng. Từng là kỹ thuật trực tiếp thi công; TVGS hay chỉ huy trưởng công trình mà chủ đầu tư là các Ban Ngành trong nước. Có công trình nào thực sự viết Nhật ký hay không? Hay toàn bộ đều là Hồi Ký.sau một thời gian thi công. Các bên sẽ thống nhất lại khối lượng hoàn thành và sau này mới tiến hành đến phần nhật ký thi công. Tất nhiên việc viết nhật ký đã mang tinh chất xác lập BB Nghiệm thu công trình. Thí nghiệm vật Liệu công trình và khối lượng trong đó. Lúc này là lúc các bạn ngồi vào bàn và hợp lý các khối lượng thực tế thi công (Hồi ký).Vậy thì ta có thể hợp lý hóa nhật ký?

+ Việc mở một sự động cho các hạng mục khác nhau trong xây dựng. Mình nghĩ việc đó chỉ cần thay đổi thư viện nhật ký. Cách thay đổi đó cũng rất đơn giản. có sẵn công thức ròi bạn chỉ cần lắp vào thôi!

+ Mình gởi cho bạn file này "mình đã hoàn thiện rất nhiều". Các ưu điểm so với file trước: Khi viết nhật ký sẽ tự động tránh ngày nghĩ.đánh số BB tùy theo từng hạng mục. Điền thời gian thi công khỏi bị chồng chéo.và có link qua BB nghiem thu tuy theo so BB sẽ in BB Nghiệm thu và điền ngày cho BB nghiệm thu đó.
bước chạy: nhấn ctrl+F8 chạy :A-dien giai nhat ky; sửa đổi ngày tháng hoặc chèn thêm ngày tháng tùy bạn; sau đó ctrl+F8 chạy : B-sap xep nhat ky va C-Bo sung tham so. còn D_bổ sung ngay khong thi cong mình tạo ra chỉ nhằm mục đích bổ sung những ngày không thi công vào nhật ký cho trọn vẹn đầy đủ các ngày trong tháng.

Cảm ơn bạn! bạn cho mình hỏi phần này với! bạn nói tự động tránh ngày nghĩ; ngày không thi công là làm sao và như thế nào? Ví dụ như hạng mục giao thông công tác vét hữu cơ: mình định dự kiến vét ngày 1/4/2012 và theo như TV nhat ky bạn lập thì ngày 2/4/2012 sẽ nghiệm thu. nhưng nếu ngày 1/1/2012 đến ngày 5/2/2012 là ngày mưa; thì chương trình bạn sẽ hiểu và chạy ntn! và bạn chỉ luôn cách điền ngày nghĩ vào khu vực nào!
 
he! hình như bạn đánh câu hỏi nhầm. dự kiến vét hữu cơ ngày 1/4/2012 ngày 2/4/2012 nghiệm thu; từ ngày 1/4/2012 đến 5/4/2012 mưa mới đúng chứ!
nếu như vào trường hợp này chương trình sẽ tự động cập nhật ngày thi công là ngày 6/4/2012 và ngày nghiệm thu là ngày 7/4/2012.Với diều kiện là bạn phải nhập ngày nghĩ 1/4/2012; 2/4/2012; 3/4/2012; 4/4/2012; 5/4/2012 vào bảng ngaynghi bảng này nằm ở sheet ngay khong thi cong ô A5:B73
 
Cảm ơn bạn đã chia sẻ thành quả làm việc của mình,với phương thức nhập ngày thi công như bạn thì cũng là rất nhanh rồi, tuy nhiên nếu để đầy đủ thì còn phải hệ thống các biên bản phụ khác nữa (như là nghiệm thu vật tư vật liệu đầu vào, biên bản lấy mẫu), và với mỗi người có thể ứng dụng kết quả của bạn để phát triển thành ứng dụng phục vụ riêng của mình.Mình đã thử thêm vào các sheet khác vào nhưng thấy chạy khá chậm, ko biết có phải excell của mình bị lỗi hay không nữa.
 
- cảm ơn ý kiến đóng góp của bạn!
+ thực chất việc viết nhật ký công trình là một việc rất phức tạp phù thuộc vào rất nhiều yếu tố.nếu như viết nhật ký theo thực tế thi công thì sẽ không bao giờ có sự "quá hợp lý" như cách viết mình trình bày ở các file trước.nhưng xin hỏi tất cả các anh em kỹ thuật đang công tác trong lĩnh vực xây dựng. Từng là kỹ thuật trực tiếp thi công; tvgs hay chỉ huy trưởng công trình mà chủ đầu tư là các ban ngành trong nước. Có công trình nào thực sự viết nhật ký hay không? Hay toàn bộ đều là hồi ký.sau một thời gian thi công. Các bên sẽ thống nhất lại khối lượng hoàn thành và sau này mới tiến hành đến phần nhật ký thi công. Tất nhiên việc viết nhật ký đã mang tinh chất xác lập bb nghiệm thu công trình. Thí nghiệm vật liệu công trình và khối lượng trong đó. Lúc này là lúc các bạn ngồi vào bàn và hợp lý các khối lượng thực tế thi công (hồi ký).vậy thì ta có thể hợp lý hóa nhật ký?

+ việc mở một sự động cho các hạng mục khác nhau trong xây dựng. Mình nghĩ việc đó chỉ cần thay đổi thư viện nhật ký. Cách thay đổi đó cũng rất đơn giản. Có sẵn công thức ròi bạn chỉ cần lắp vào thôi!

+ mình gởi cho bạn file này "mình đã hoàn thiện rất nhiều". Các ưu điểm so với file trước: Khi viết nhật ký sẽ tự động tránh ngày nghĩ.đánh số bb tùy theo từng hạng mục. điền thời gian thi công khỏi bị chồng chéo.và có link qua bb nghiem thu tuy theo so bb sẽ in bb nghiệm thu và điền ngày cho bb nghiệm thu đó.
Bước chạy: Nhấn ctrl+f8 chạy :a-dien giai nhat ky; sửa đổi ngày tháng hoặc chèn thêm ngày tháng tùy bạn; sau đó ctrl+f8 chạy : b-sap xep nhat ky va c-bo sung tham so. Còn d_bổ sung ngay khong thi cong mình tạo ra chỉ nhằm mục đích bổ sung những ngày không thi công vào nhật ký cho trọn vẹn đầy đủ các ngày trong tháng.
Cảm ơn bạn đúng cái mình đang cần tìm từ lâu cái này chỉ dùng để xếp kiểm tra
cho nhanh tránh được sự chồng chéo trong thi công .mình thường viết nhật ký bằng thủ công cái này mình có thể tổng hợp được giá kể mà nó liên kết được với word thì tốt đại loại là công việc cũng như trong thư viện nhật ký thi công mình có thể thêm bớt hoa lá cành vào đó cho có bài bản. Mình là dân thi công cũng có đôi chút về nhật ký xếp vừa rồi giao cho mình hoàn thiện hồ sơ hoàn công hơn chục công trình mình đang lo . Nhân đây xin hỏi bạn muốn thay đổi ngày bắt đầu và ngày kết thúc thì phải làm như thế nào. Mình làm công trình dân dụng.
 
Bạn muốn thay đổi thư viện nhật ký thi công bạn chỉ cần vào sheet "Thu vien nhat ky thi cong": từ cột A đến cột F là phần bạn biên soạn "thu vien nhat ky thi cong" bạn muốn thêm hoa lá cành thế nào tùy bạn. Nhưng phải chú ý các nguyên tắc cơ bản sau đây.
Cột A từ ô A4 trở xuống là phần ghi đối tượng thi công. Các đối tượng cùng trong 1 công việc phải liên tục nhau. Khi kết thúc đối tượng thi công này sẽ chuyển sang đối tượng thi công khác kế tiếp không nên để ô trống giữa các đối tượng thi công.
Cột B là cột bạn biên soạn ngày thi công. Bạn phải để ngày đầu tiên đối tượng thi công là ô trống. Và các ngày tiếp theo phải liên kết với ngày đầu tiên bằng công thức hẳn hoi.
Mình vi dụ như sau nhé:
Đối tượng thi công: Bóc hữu cơ
Ở cell A4: mình nhập đối tượng thi công: Bóc hữu cơ. Ngày bắt đầu đối tượng này ở cell B4 (ô B4 để trống). Đối tượng thi công này có hai ngày làm việc ngày bắt đầu thi công và ngày sau là nghiệm thu nên tiếp tục ở ô A5 nhập Bóc hữu cơ (giống hệt như ô A4). Và ở ô B5 nhập công thức =B4+1. (chú ý: bạn có thể nhập công thức liên kết với ngày bắt đầu tùy ý bạn; hoặc bạn có thể nhập công thức gián tiếp liên kết với ngày bắt đầu thông qua các ô kế trên nó). Bây h bạn đã có 1 mẫu nhật ký bóc hữu cơ rồi nhé! Bạn vào sheet “So thu tu nhat ky” tại cột B đối tượng thi công nhập đối tượng “Bóc hữu cơ”. Ở cột F bạn nhập ngày bắt đầu ví dụ nhập ngày 1-2-2012 theo như cách lập trình sẽ cho bạn ngày kết thúc là 1-2-2012+1=2-2-2012.
Cột C là các cột bạn ghi hạng mục thi công tùy theo đối tượng thi công bạn ghi hạng mục phù hợp.
Cột D là cột bạn thể hiện các ghi chú cho riêng mình ví dụ như nghiệm thu; nghiemj thug d; thí nghiệm; thí nghiệm 1. Các ghi chú này bạn từ mình đặt riêng theo quy cách của mình.
Ví dụ: nghiệm thu: là nghiệm thu hạng mục công việc. Bạn thích thì đặt là NT cũng chẳng sao cả. Miễn là bạn phải biết rằng NT là nghiệm thu theo cách bạn hiểu.
Cột E là cột ghi tên công việc: tất nhiên cột này tùy bạn ghi phụ thuộc vào tính chất công trình của bạn và đối tượng thi công. Hè cột này là khó nhất vì cột này bạn phải có ít vốn liếng về thi công và am hiểu tiêu chuẩn thi công để viết cho phù hợp.
Cột F cột này bạn ghi lý trình đoạn thi công chú ý trong cùng 1 đối tượng thi công lý trình này phải giống y hệt nhau. Thực chất khi viết nhật ký lý trình đoạn thi công sẽ được hiểu theo lý trình bạn viết ở cột D sheet “ thu tu nhat ky thi cong”. Mục đích cột F là gợi ý cách nhập lý trình thi công phù hợp.
Từ cột G đến cột AU là cột ghi công thức Những cột này nó sẽ liên kết công thức với cột B sheet thu vien nhat ky thi cong; cot D sheet thu tu nhat ky thi cong và cột A sheet ngày không thi công . Sau đó trả kết quả sang sheet “ diễn giải nhật ký”.Những cột này bạn không nên can thiệp. Một ghi chú nhỏ nhé: bạn để ý thấy hàng đầu tiên của một đối tượng thi công. Tại các hàng này ở vị trí cột G đến AU tô màu xanh. Đây là hàng công thức cho ngày bắt đầu. Còn phần tô màu vàng từ cột G đến AU là phần công thức các công việc không phải ngày bắt đầu. Sau khi bạn sửa hoặc thêm đối tượng thi công bạn phải copy 1 hàng màu xanh bất từ cột G đến AU vào ngày đầu tiến đối tượng thi công. Và các ngày tiếp theo đối tượng thi công thì coppy hàng màu vàng bất kỳ dán vào. Thế là xong thư viện nhật ký thi công.
Tái bút: nếu bạn lập thư viện nhật ký thi công có vướn mắt gì cứ gởi file lên và nói rõ yêu cầu mình xem có thể giúp bạn không!
 
Web KT
Back
Top Bottom