Tang thương vùng lũ (1 người xem)

  • Thread starter Thread starter yeudoi
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

yeudoi

Thành viên gắn bó
Thành viên BQT
Moderator
Tham gia
12/6/06
Bài viết
3,186
Được thích
7,637
Mấy ngày qua theo dõi tình hình mưa lũ của cơn bão số 11 tôi thấy gió không mạnh như ở đợt bão số 09 nhưng thiệt hại về người và của hình như lại nhiều hơn. Qua đây thấy được tình hình phòng chống lụt bão và cứu người ở các địa phương này làm chưa thật tốt.
Phú Yên:
Quặn lòng những cái chết trong nước lũ
(Dân trí) - Bão lũ đánh vỡ đập, nước xối thẳng, cuốn trôi cả ngôi nhà anh Tùng. Anh bám được vào bẹ chuối, chị quàng người qua dây điện, thoát nạn; nhưng cả hai đứa con của anh chị đều bị lũ cuốn phăng. “Tìm đâu được lại con đây!”, nước mắt chị dài hơn nước lũ.
Sáng ngày 4/11, chúng tôi đến thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, một trong những địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất sau trận bão lũ vừa qua, đâu đâu cũng một cảnh hoang tàn, tang thương đến nát lòng.



Mặt cầu Thị Thại bị lũ "cứa" đứt đôi.

Ngay sau cơn bão số 11, lũ từ đầu nguồn đổ về kết hợp với triều cường trong đêm 2/11 đã quần nát thị xã Sông Cầu. Tính đến thời điểm này, đã có ít nhất 13 người chết, 1 người mất tích, hàng chục người bị thương; trong đêm 2/11, hàng trăm tàu thuyền neo đậu trú bão gần khu vực cửa sông Tam Giang bị lũ quét đánh đứt neo, trôi dạt ra biển… Cơn lũ quét kinh hoàng được cho là “dữ dội chưa từng thấy” đã đánh tan gần 50 mét đập Đá Vải - tấm bình phong chắn lũ, khiến hơn 300 nhà dân bị sập đổ, cuốn trôi. Lũ đánh nghiêng cầu Tam Giang, đánh đứt đôi mặt cầu Thị Thại, thiệt hại ước tính 50 tỷ đồng. Nặng nề nhất là toàn bộ lúa gạo, hoa màu, gia súc, gia cầm vùng thuần nông bị mất trắng, hàng trăm tỷ đồng mồ hôi, nước mắt của nhà nông đã trôi theo cơn lũ kinh hoàng.



Trên đường công tác, PV báo Dân trí đã hỗ trợ khẩn 3 gia đình bị thiệt hại nặng nề nhất về người và của ở thị xã Sông Cầu mỗi gia đình 2 triệu đồng, trích từ nguồn Quỹ Nhân ái của báo.

13 nguời dân thiệt mạng tại thị xã Sông Cầu hầu hết đều ở những nơi thuộc vùng cao của thị xã, là nơi mà “trước đây, lũ cao mấy cũng chưa dính xíu nước” như lời ông Bùi Ngọc Minh, trưởng Công an thị xã Sông Cầu, nói.



Bàng hoàng nhất là cái chết của 2 cháu nhỏ con anh Huỳnh Thanh Tùng và chị Nguyễn Thị Ái Mỹ. Đập Đá Vải bị đánh vỡ, lũ tông thẳng qua mặt đường quốc lộ đoạn gần cầu Thị Thại, xô thẳng và cuốn trôi hoàn toàn ngôi nhà cấp 4 khá kiên cố của vợ chồng anh Tùng. Vợ chồng anh bị lũ cuốn phăng trong khi đang chạy nạn. Anh bám được vào bẹ chuối thoát chết, chị quàng người qua dây điện, được người dân cứu kịp thời, nhưng hai cháu Huỳnh Ái Vân (15 tuổi) và Huỳnh Thị Thanh Nguyên (9 tuổi) bị lũ cuốn phăng, đến chiều tối ngày 3/11 mới tìm thấy xác.


PV Dân trí trao 2 triệu đồng trích từ Quỹ Nhân ái của báo cho gia đình anh Võ Ngọc Giàu có hai con thiệt mạng trong bão lũ.


Ngay giáp khu phố Long Hải Nam, nơi gia đình anh Tùng gặp nạn, cũng đầy rẫy những cảnh tang thưuơng đến quặn lòng. Anh Đỗ Kim Hùng thẫn thờ bên xác vợ, chị Đặng Thị Thuỷ (28 tuổi), vừa được tìm thấy; cạnh đó là thi hài đứa con trai duy nhất của anh chị, cháu Đỗ Quốc Trung (8 tuổi).



Đi sâu vào trong khu phố Long Bình, phường Xuân Phú, thị xã Sông Cầu, dưới một mái nhà xiêu vẹo, vợ chồng anh Võ Ngọc Giàu và chị Nguyễn Thị Thơm đang ngồi xiêu vẹo. Nước mắt không ngừng rơi, chị Thơm thảm thiết: “Nhà cửa mất rồi, con cũng mất, cả hai đứa con tôi đều bị lũ cuốn trôi. Tìm đâu được lại con tôi bây giờ!”. Bà nội của các con chị (cháu Võ Thị Kim Quyền 3 tuổi và Võ Kim Quân 7 tuổi) tựa vào cột nhà khóc không thành tiếng. Không chỉ 2 đứa cháu nội, đứa cháu ngoại duy nhất của bà cũng bị lũ cuốn trôi mất xác…


Người bà này cứ ôm cột mà khóc không thành tiếng. Thủy thần đã cướp đi của bà cả 3 đứa cháu.


Sau những nỗi đau mất người là nỗi lo thiếu cái ăn. “Lá lành đùm lá rách”, những người dân nghèo trắng tay sau lũ mấy ngày qua san sẻ cho nhau từng sợi mì tôm.



Buộc xác chồng trên mái nhà



Anh Nguyễn Đình Mỹ sau hơn 12 giờ chống chọi với thủy thần, đến trưa 3/11 đã chết cóng trên mái nhà. Sợ nước cuốn trôi mất xác chồng, chị Nhung vợ anh đã dùng dây buộc xác chồng trên mái nhà rồi đưa con gái nhỏ theo canô cứu hộ ra ngoài. Sáng 4/11 chị mới quay về đưa xác anh xuống được. Nhà sập, trôi mất đàn heo nái, ba triệu đồng làm của hồi môn cho con và hơn 20 chục bao lúa vừa gặt, chị chỉ còn hai bàn tay trắng.



Cũng tại khu phố Ngân Sơn, bà Phạm Thị Thừa chết từ trưa 2/11, người nhà đã cột xác bà vào cửa sổ nhưng sáng 4/11 về xác đã trôi đi mất, mọi người bủa đi tìm mà chưa thấy. (Theo Pháp luật TPHCM)




Khánh Hiền

http://dantri.com.vn/c20/s20-360203/quan-long-nhung-cai-chet-trong-nuoc-lu.htm
 
Thương cho đồng bào miền trung, thương cho người dân đất phú. Xem báo, đài tôi rất đau lòng trước cảnh thiên tai xảy ra như vậy. Miền trung một nắng hai mưa mảnh đất khô cằn, giờ là cái đói, cái rét. k biết đến bao giờ người dân bớt khổ.
 
Đau lòng nhiều, nhiều lắm trước cảnh tang tóc thương tâm

Căm giận cũng không ít:

(*) Những kẻ thường ngày vẫn phá rừng, hỗ trợ phá rừng, buông xuôi cho kể phá rừng.

(*) Những kể thờ ơ, vô trách nhiệm, dững dưng với lũ lụt.

Kiến nghị: Nên thêm 1 số cách khác chống lũ lụt cho dân, như:

(*) Dùng phần nhiều tiền quyên góp được để diệt trừ lâm tặc & bọn lau nhau xung quanh chúng.

(*) Truy cứu trách nhiệm với bọn vô trách nhiệm

(*) . . .

Có vậy mới diệt trừ từ gốc nạn lũ lụt; Đừng đổ tội cho trời, do đất! Do con người cả đấy!

Có vậy, lòng thương của chúng ta mới là đúng chỗ!?!
 
vậy có ý kiến gì về việc ủng hộ đồng bào miền Trung ko?.............Mình đang viết bản kế hoặc mà khó quá...........Ai đã từng có kinh nghiệm nhiều thì chỉ mình với...........
yh: ngoisao_dem94
mail: binh16ntu@gmail.com
Mình xin chân thành cảm ơn ............
 
Đau lòng nhiều, nhiều lắm trước cảnh tang tóc thương tâm

Căm giận cũng không ít:

(*) Những kẻ thường ngày vẫn phá rừng, hỗ trợ phá rừng, buông xuôi cho kể phá rừng.

(*) Những kể thờ ơ, vô trách nhiệm, dững dưng với lũ lụt.


Kiến nghị: Nên thêm 1 số cách khác chống lũ lụt cho dân, như:

(*) Dùng phần nhiều tiền quyên góp được để diệt trừ lâm tặc & bọn lau nhau xung quanh chúng.

(*) Truy cứu trách nhiệm với bọn vô trách nhiệm


(*) . . .

Có vậy mới diệt trừ từ gốc nạn lũ lụt; Đừng đổ tội cho trời, do đất! Do con người cả đấy!

Có vậy, lòng thương của chúng ta mới là đúng chỗ!?!

Nói thì dễ nhưng làm thì khó, rừng là tài nguyên của đất nước nhưng bọn chúng đã phá sạch. Giầu 1 số kẻ nhưng dân ta đã gánh đủ hậu quả. **~**
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom