Những câu chuyện đời

Liên hệ QC
Chuyện của bác thiệt buồn đau quá nhỉ!
Còn em thì từ trước thế kỉ này 5 năm đã rinh hẵn thùng bia thắng độ: (/iết xong đoạn mã dịch số ra chữ cho "bọn" Kế toán của CQ
Nền tảng là Forpro; Font VN-EP (của BK Tf HCM hay sao í)
Thời hạn fải xong "Công trình" là 07 ngày.
Lúc í lon 33 sao mà ngon đến thế!
Đến giờ nghỉ lại vẫn thấy ngon ngọt lắm!
Chúc bác ngon giấc!

Nhìn hình sao thấy quen quen
Chữ (/iết lại thấy càng quen bội fần
Yến nay đôi cánh còn chao liệng?
Hay hũ với chai, đắp mộ fần?
 
Thấy trên mạng XH liên tiếp xuất hiện các video học trò bịch nhau chí tử, Bộ chủ quản ban hành quyết định:
"Kỹ lâật Hiệu trưởng trường nào có HS wính nhau"

Thế là cô hiệu trưởng ở Chợ Mới (cách nhà thầy Ba Tê non xị cây số) nói rằng "Các em, chúng đùa thái quá í mà!"

Dân ngu khu đen nhào lên xin khuyên Ô. Bộ trưởng: Nên định nghĩa thế nào là "Wính nhau" trong "Nghị định" của mình.

Thế trước khi có quyết định này thì HS oánh nhau không ai kỷ luật hết hở?
 
...
- Đến năm 2010 thì cũng làm được một số ứng dụng đem vào cơ quan định cho một số anh em dùng để thuận tiện trong công việc, nhưng cơ quan lại cấm tuyệt đối không cho dùng với lý do cơ quan có Trung tâm công nghệ thông tin muốn dùng hay làm cái gì đó thì để cho tụi nó viết mà dùng còn ông này bằng A cũng chẳng có nói chi đến viết lập trình.
- Vì vậy mà tôi đăng ký sáng kiến 5 lần từ năm 2010-2015 nhưng cơ quan nó chẳng quan tâm và cũng chẳng cần xem xét. Vậy là những sáng kiến của tôi làm ra đều xếp xó từ đó. Đến nay, những ứng dụng tôi làm ra để dùng trong công việc của cơ quan thì Trung tâm công nghệ thông tin cũng chưa làm được để sử dụng.
Sau này có một số anh em vào diễn đàn Giải pháp Excel và đọc được một số bài viết của tôi thì mới biết tôi làm được nhiều thứ có thể ứng dụng trong công việc của cơ quan và đến nhờ tôi giúp, lúc này tôi chỉ trả lời ngắn gọn nay tôi đã nghĩ hưu rồi nên chẳng còn tha thiết gì với công việc của cơ quan nữa, vã lại cơ quan có Trung tâm công nghệ thông tin đó, nhờ tụi nó viết cho mà dùng
.

Chuyện này xảy ra không chỉ riêng cho bác. Và nói rộng ra thì không chỉ riêng ở VN.
 
Thế trước khi có quyết định này thì HS oánh nhau không ai kỷ luật hết hở?

Trước thì kĩ luật HS thôi;
Nay BT muốn dẹp hẵn & mạnh tay làm trong lành nhà trường í mà!

Khiếp, hỏi kỳ ghê!
Mã:
      Yến nay đôi cánh còn chao liệng?
      Hay hũ với chai, đắp mộ fần?
PHP:
     Mộ fần đã nhờ lên 2ui hoạch;
     Bóng bay đưa thẳng tầng bình lưu;
     Bỡi lẽ chưa bay & nóng nực,
     Cả đời chỉ đợi chuyến mộng du!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
- Vì vậy mà tôi đăng ký sáng kiến 5 lần từ năm 2010-2015 nhưng cơ quan nó chẳng quan tâm và cũng chẳng cần xem xét. Vậy là những sáng kiến của tôi làm ra đều xếp xó từ đó.
Tối kiến không đăng ký, mà đăng ký sáng với chả kiến.
Sáng kiến cũng phải có quy trình.
Mà cũng may nhờ bác có "sáng kiến" nên bây giờ được "dzề dzườn", sáng ngồi đếm giọt cà phê rơi cùng đàn kiến nhỏ, lâu lâu cho em được ham hố 1 tý. Chứ còn bác mà có "tối kiến" không chừng bây giờ còn được lên Sếp nữa là khác à nghen.Lúc đó thì em cũng khó mà "tối kiếm" bác được.:beach::beach::beach:
 
Tối kiến không đăng ký, mà đăng ký sáng với chả kiến.
Sáng kiến cũng phải có quy trình.
Mà cũng may nhờ bác có "sáng kiến" nên bây giờ được "dzề dzườn", sáng ngồi đếm giọt cà phê rơi cùng đàn kiến nhỏ, lâu lâu cho em được ham hố 1 tý. Chứ còn bác mà có "tối kiến" không chừng bây giờ còn được lên Sếp nữa là khác à nghen.Lúc đó thì em cũng khó mà "tối kiếm" bác được.:beach::beach::beach:
Anh thì không dám đăng ký tối kiến, sợ không thấy đường thì mò sẽ rất nguy hiểm.
 
Tối kiến không đăng ký, mà đăng ký sáng với chả kiến.
Sáng kiến cũng phải có quy trình.
Mà cũng may nhờ bác có "sáng kiến" nên bây giờ được "dzề dzườn", sáng ngồi đếm giọt cà phê rơi cùng đàn kiến nhỏ, lâu lâu cho em được ham hố 1 tý. Chứ còn bác mà có "tối kiến" không chừng bây giờ còn được lên Sếp nữa là khác à nghen.Lúc đó thì em cũng khó mà "tối kiếm" bác được.:beach::beach::beach:

Không hẳn đúng. Bạn cùng khoá tôi cũng có nhiều đứa lên sếp lâu rồi, và cũng về vườn mấy năm rồi. Tôi thấy chả có liên quan gì đến sáng kiến cả.
 
Chuyện của bác thiệt buồn đau quá nhỉ!

Còn em thì từ trước thế kỉ này 5 năm đã rinh hẵn thùng bia thắng độ: (/iết xong đoạn mã dịch số ra chữ cho "bọn" Kế toán của CQ
Nền tảng là Forpro; Font VN-EP (của BK Tf HCM hay sao í)
Thời hạn fải xong "Công trình" là 07 ngày.

Lúc í lon 33 sao mà ngon đến thế!
Đến giờ nghỉ lại vẫn thấy ngon ngọt lắm!

Chúc bác ngon giấc!

Đám kế toán CQ bác như thế là đã hiện đại lắm.
Nhớ hồi năm 1995, làm việc với kế toán cty nọ ở một tỉnh gần Hà nội, chỉ có việc cân đối mấy cái bản kê mà mất hết một chồng giấy nháp. Hồi đó có mấy cty có đủ tiền sắm phần mềm kế toán đâu? Cái cty phần mềm ở Hà nội (xin phép không nêu tên) giới thiệu phần mềm kế toán viết bằng Foxpro (lời của nhân viên chào hàng) giá 12.000 đô (con số này dạo ấy lớn lắm chứ không như bây giờ). Tiền huấn luyện người dùng vài ngàn nữa. Đem về cứ ba bữa lại phải gọi HN xin trợ giúp. Ổn được vài tháng thì bị sở Thuế gọi lên hạch sách về việc sử dụng phần mềm mà không được sở duyệt qua. Mãi về sau, ông GĐ (hồi đó không ó chiện gọi si i ô như bây giờ) cty phần mềm kia đến làm việc với sở Thuế mới xong. Lý do chính: ông GĐ này là dân xịn, gốc bự chứ thời ấy mà bảo ngừoi ta hiểu phần mềm kế toán thì đòi hỏi có hơi cao.
 
Chuyện này xảy ra không chỉ riêng cho bác. Và nói rộng ra thì không chỉ riêng ở VN.
Nói đến chuyện này tôi mới nhớ.
Tôi có xem một số chương trình (chiếu trên màn ảnh nhỏ) nói về những sáng kiến độc đáo của Việt Nam. Tôi thấy toàn là sáng kiến của các bác nông dân mà không thấy sáng kiến nào của mấy anh Thạc sỹ, Tiến sỹ, chương trình có nêu đã có một số sản phẩm được bán sang một số nước Đông Nam Á và tôi nhớ không lầm thì có một số ít sản phẩm được các chuyên gia người Nhật sang tận Việt Nam mục thị và trao đổi, học tập kinh nghiệm.
Than ôi! Việt Nam hiện nay là thế ấy, không biết mấy anh Thạc sỹ, Tiến sỹ khi xem các chương trình họ có thấy nhói lòng không nữa?????
 
Muốn dẹp hẳn thì kỷ luật cái ngừoi quay phim và ngừoi đưa lên mạng.

Bác này lại xúi ém nhẹm thông tin rồi: Hành vi này còn xấu hơn cả hành vi mà bác đòi kỹ luật nữa kia!
Nhắc nhỡ những ai có quyền lực mà không lương tâm chớ xa đà như Tần Thủy Hoàng hay Hít le!

Ở fía ngược lại:
Ông bà xưa có câu: "Ném chuột coi chừng bể bình"
Nhưng cái bình thời xưa trên bàn thờ là cái pha lê đích thực; Còn ~ cái bình giờ có đến 30% thíu *** chuột!
 
Bác này lại xúi ém nhẹm thông tin rồi: Hành vi này còn xấu hơn cả hành vi mà bác đòi kỹ luật nữa kia!

Đối với bạn, đó là thông tin.
Đối với tôi, mớ rác rưởi ấy chúng còn gây thêm hứng thú (*) cho những học sinh côn đồ, thích oánh nhau.

(*) Theo nghiên cứu của tâm lý giáo dục. Tác giả là ngừoi Tây, đăng bài trên báo nghiên cứu chất lượng, chứ không phải hạng lá cải.
Hiện tượng oánh hội đồng, hiếp đáp, khủng bố tinh thần không hẳn chỉ xảy ra ở VN. Nó vẫn là mối điên đầu của ngành giáo dục thế giới trong thế kỷ 21. Nhất là Nam hàn, Nhật, và Đài loan.
 
Các tệ nạn (Hiện tượng oánh hội đồng, hiếp đáp, khủng bố tinh thần . . . .) không thể tiêu diệt bằng sự cắm đoán fát tán, ghi hình hay loan truyền,. . . . thông tin trên mạng.
& cũng không thể kĩ luật Hiệu trưởng (để HS wính nhau) hay gì gì khác.

Mà cần sự vào cuộc của toàn XH nhằm xây dựng XH không tham những, không bốc lột, không cá lớn nuốt cá bé,. . . (Có nghĩa là tiêu diệt hết những giương xấu diễn ra hàng ngày trên XH)
Tóm lại: Là nêu cao khẩu hiệu ngàn năm " Độc lập - Tự do - Hạnh phúc "

Chúc các bạn vui vẻ ngày cuối tuần!
 
Cái tệ nạn học sinh choảng nhau lúc nào nơi nào mà chẳng có. Trong suốt quá trình học 12 năm cấp dưới (*), chính bản thân tôi cũng từng phải choảng tay đôi ít nhất 2 lần. Và ít nhất 1 lần chơi "tập thể" - trường này choảng với trường khác.

Nhưng cái tệ hơn nữa là quay phim đưa lên mạng để khoe khoang. Và cái tệ nhất là những kẻ "lai" nó.

(*) hồi đó chúng tôi học 11 năm thì thi bằng tú tài 1 và đậu tú tài 1 mới được học lớp 12, học xong thì lại phải thi bằng tú tài 2. Có tú tài 2 mới được thi vào Đại Học (cũng có trường không cần thi, nhưng tú toàn phần là phải có). Thời đó, lớp 11 gọi là đệ nhị và 12 gọi là đệ nhất.
 
(*) 2uay fim đưa lên mạng là quyền tự do cá nhân mà!
Nhiết móc Bộ trưởng còn được nữa là!

Còn những người bạn gọi là nhấn nút 'Lai' cũng có không ít kẻ thích wính nhau, cũng có kẻ fẩn nộ với những gì đó đang làm hắn/ả ta bực mình & cũng có kẻ chỉ là xúm vô coi & lỡ tay hiếu kỳ mà thôi; Tất nhiên cũng không loại trừ kẻ chán & ghét xã hội đương thời; Muốn như quá khứ hay tương lai huy hoàng mà hắn/ả ta hướng tới.

Những hành vi 'Lai' cũng đáng chê trách; Nhưng đáng trách hơn là những người có trọng trách 2uản lý XH, để sẩy ra những hiện tượng không rõ là xấu nhiều hơn tốt đó. (Bao gồm từ việc wính nhau, quay fim, fÁt tán & nhấp lên nút . . . trời ơi đó).

Không lẽ, những gì đẹp đẽ thì vơ vào, xấu xa là do tại người/kẻ khác; Thậm chí còn đổ cho nước ngoài nữa í chứ!
 
(*) 2uay fim đưa lên mạng là quyền tự do cá nhân mà!
Nhiết móc Bộ trưởng còn được nữa là!

Bộ trưởng là chức vụ công chúng. Công chúng phê bình thì ráng chịu.

Nói chuyện về quyền tự do cá nhân với trẻ em là đơn giản hoá một vấn đề phức tạp của xã hội. Hai đứa trẻ đánh nhau không hẳn là quyền tự do cá nhân của cả hai.
Cá nhân của kẻ bắt nạt người khác thì thích được diễn toàn thế giới. Nhưng cá nhân của kẻ bị bắt nạt thì có đồng ý như thế hay không?
Tôi không biết ngừoi khác thì nghĩ thế nào, nhưng riêng con tôi, nếu bị bắt nạt thì nó theo phản ứng tự nhiên là phải tự vệ. Lúc đang choảng nhau mà bị ai đó quay phim đưa lên mạng thì là điều hoàn toàn bất hạnh với nó:
1. Những sự việc đưa lên mạng có thể bị người khác cóp lại. Điều này có thể ảnh hưởng đến tương lai của nó.
2. Một khi sự việc xảy ra, suốt một khoảng thời gian ít nhất vài tháng, nó phải chuẩn bị để bào chữa cho mình khi hàng xóm, những ngừoi quen, họ hàng cô bác nói về việc này.

Tôi nói những điều trên theo kinh nghiệm thực tế. Nạn nhân không phải là con tôi nhưng là cháu ruột tôi. Tôi phải khó khăn lắm mới giải thích được cho ba mẹ nó về vấn đề "không phải lúc nào ngừoi ta cũng có thể cúi đầu nhịn nhục".
 
Em thấy có vài chuyện chả liên quan gi đến Excel nhưng em mang lên đây có được không?

Lượn quanh, thấy tình hình tuyển dụng qua FB nó là 1 kênh tạp pí lù. (Không nói động chạm đến ai nhé).
Chỉ thấy rằng cái công viêc tuyển dụng tại sao các bạn không có hiệu quả? Đây là 1 số ý kiến của mình về viêc tuyển dụng nhé:
1f917.png
1f917.png
1f917.png
1f917.png
1f917.png
1f917.png
1f917.png

1/ Một cái tin đăng lên là "em cần tìm việc" là mấy chục anh chị tuyển dụng nhảy vào, nào là đủ các vị trí cho em ý lựa chọn. Nhưng đâu biết rằng em ấy có đủ khả năng hoặc có phù hợp với công việc ấy không?
Biết đâu công việc kiểu "cao không tới thấp không thông" không nhỉ? Nghĩa là: Có viêc thì quá cao so với bạn ấy, có việc thì quá thấp so với bạn ấy. Vậy thì 1 rừng cmt chả có nghĩa lý gì.
-------> Ứng viên thấy quá nhiều lựa chọn và đôi khi họ thiếu ý thức với nhà tuyển dụng, đến hay không không báo, hoặc nhận lời hẹn rồi không đến. Vì các bạn ấy nghĩ quá nhiều lựa chọn làm ở đâu chẳng được. Cách mời gọi tuyển dụng của các bạn khiến cho ứng viên tự cho mình cái quyền như vậy.
Rồi các bạn thì than không tuyển được nhân viên, ý thức ứng viên kém, nhưng chính cái cách mà các bạn tiếp cận khiến cho ứng viên kém ý thức. Vạn sự do mình các bạn ạ!
1f911.png
1f911.png
1f911.png
1f911.png
1f911.png
1f911.png

Khuyên các bạn làm tuyển dụng vài vấn đề:
1/ Bỏ qua các tin kiểu như: "em cần tìm việc....mà không nói về bản thân mình có cái gì hoặc muốn công viêc như thế nào?",
Nhớ câu: "Hãy cho rồi sẽ được nhận". Các bạn phải cho người khác biết các bạn có cái gì rồi các bạn mới đón nhận được sự phù hợp. ---> Muốn có hiệu quả thì phải show rõ ràng. Giống như việc 1 nhân viên hành chính muốn sếp duyệt 1 đề xuất thì phải chuẩn bị kỹ các giấy tờ hoặc bảng phân tích kèm theo ..> roẹt cái sếp ký luôn.
1f619.png
1f619.png
1f619.png
1f619.png
1f619.png
1f619.png
1f619.png
1f619.png

2/ Các bạn ứng viên không có lỗi, lỗi do sự quá dễ dãi trong các tin đăng tuyển. Mạng FB không giống như các trang tuyển dụng tìm viêc nhanh, vietnamwork, bởi vào các trang đó, ứng viên phải trình bày đủ về bản thân qua CV online mới có thể đăng nhập. nghĩa là các bạn cũng biết tự giới thiêu bản thân mình (điều kiện bắt buộc)...
Còn trên FB thì chẳng có giới hạn nào về sự lịch thiệp hoặc form mẫu.
Chúng ta tuyển dụng, chứ không đi xin ứng viên hay lôi kéo mời mọc. Cần tuyển chất lượng chứ không phải số lượng. Cần tuyển sự phù hợp với công việc chứ không để phải mất công tuyển vào mà không làm được---> tỷ lệ turn over quá cao cũng là điểm trừ, chậm mà chắc nhé!
Cái gì dễ dãi quá sẽ không bền.
"Có một con ốc vàng
Sóng xô vào tận bãi
Những cái gì dễ dãi
Sẽ ít được bền lâu...."
Tại sao mà ứng viên thậm chí chẳng thèm trả lời tin, rồi còn cáu gắt với người tuyển dụng? Tại sao mà hẹn rồi không thèm đến hoặc là tự cho phép mình đến muộn?

Như tôi đây, trước đây khi tôi còn phải đi phỏng vấn vị trí Giám đốc nhân sự, tôi chuẩn bị cho mình kỹ lưỡng và đến sớm 10 phút chỉnh trang tư thế....Khi tôi không đến được, tôi còn gửi mail hoặc gọi điện từ chối lịch sự, xin phép lịch sự...

Vậy thì mình tuyển đúng là cần người, nhưng cũng cần những người cần mình, tôn trọng công việc....
Hãy hướng dẫn các bạn ứng viên về quy tắc ứng xử. Văn hóa cá nhân ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp.--> Bằng cách mình cũng tự tôn trọng các tin đăng của mình.

Nhân viên bên mình đi tuyển dụng, tuyệt đối không "vơ bèo vạt tép", tuyển người cần tuyển và người cần ứng tuyển phù hợp với nhu cầu.

Viêc nào cũng vậy từ bồi bàn đến nhân viên văn phòng đều tạo ra thu nhập bằng mồ hôi nước mắt của mình. Nếu ứng viên đã yêu viêc thì viêc gì cũng quan trọng, còn khi họ đã xác định chỉ làm tạm thời thì họ không tôn trọng,

Nhân đây khuyên các ứng viên: Dù viêc gì có thu nhập không vi phạm pháp luật dù là tạm thời hay dài hạn thì các em cũng nên tôn trọng công việc. Lịch sự là điều tối thiểu trong ứng xử cá nhân. Mỗi công viêc đều cho mình trải nghiệm và kinh nghiệm để có sự trưởng thành. Hãy chỉn chu từ những viêc nhỏ nhất các bạn nhé!
 
Để mở đầu, toi xin công hiến câu chuyện đời như sau:

Quán và phê ven rìa thành phố đương dộ vắng khách, chủ quán đang ngồi ngáp ruồi thì có một anh chàng vào kêu ly… trà đá.

Nốc hết ly trà cho đã khát rồi anh ta mới lân la đến gạ chuyên chủ quán:

- Chả dám dấu ông anh, em đây đang hồi túng quá, cần việc làm gấp sống qua ngày. Ông anh có quen biết chỗ nào giới thiệu em đội ơn.

Chủ quán tốt bụng chỉ ngay:

- À chú có thấy cái ông bụng bự ngồi bàn phía kia không? Ông ta là chủ tịt phường này. Chú cứ đến xưng với ông ta là em họ xa tôi ở quê lên, may ra ông ta có cái chân nào cho chú.

Anh chàng liền qua gạ chuyện với chủ tịt phường. Anh ta ăn nói nhã nhặn và nhanh nhẩu nên chủ tịt phường cũng ưng. Ông này ngẫm nghĩ một lúc rồi bảo:

- Ở đây có anh quét lá công viên và thu dọn các nhà vệ sinh công cộng vừa được cô con gái bảo lãnh đi Mỹ nên xin thôi việc. Chú không ngại việc làm dơ bẩn thì tôi sẽ làm giấy cho cư trú tạm và giao việc cho.

- Được mà bác, em như thế này thì công việc gì có cơm ăn qua ngày là phước đức lắm rồi. Đâu dám kén chọn gì.

Ông chủ tịt liền giở ngay cái láp tốp cáu cạnh ra, gõ mấy cái rồi quay cho anh chàng:

- Chú điền tên tuổi CMND vào cái phom này.

Anh ta ngập ngừng, gõ được vài phím thì cái phom nó quay vòng vòng rồi hiện lên một cửa sổ báo lỗi. Ông chủ tịt vội vàng nhào vào, click chuột lia lịa rồi thở hắt ra:

- Phom kẹt rồi, mà điện thoại tôi vừa hết pin, không hỏi GPE được. Thế chú có biết Vi Bi Ê không hở.

- Viên bi ế là cái gì thế bác?

- Ơ hay, cái đó mà cũng không biết thì hơi tệ. Thôi để tôi tắt Ma cơ rô. Bây giờ thì chú cứ việc diền tên trực tiếp vào bảng tính Excel này. Chiều về cơ quan tôi sẽ đưa cho lính nó nhờ GPE giải quyết “tự động cập nhật”

- Ếch xào? ủa không quét rác dọn cầu nữa mà làm phụ bếp à bác?

Chủ tịt trợn mắt:

- Excel mà chú cũng không biết? Thôi không làm việc được đâu. Điều kiện của cán bộ phường là phải có bằng THVP. Tôi thấy công việc đang neo người nên đã châm chước cái vụ chứng chỉ. Nhưng không biết Word, Excel là nhất định không được.

Năm nỉ mãi cũng khong thể nào thay đổi được cái quy củ của phường văn hóa đỉnh cao này, anh chàng thất nghiệp đành chán nản bỏ đi. Chủ quán thương tình thí cho anh ổ bánh mì. Cầm ổ bánh, anh ra xa lộ may mắn đón được quá giang chiếc xe chở heo về Tây Nguyên.

Về đến Tây Nguyên, người lái heo giao anh cho một lão thợ mộc. Học nghệ được thời gian, gặp lúc Việt kiều về nước mua đồ mỹ phẩm, anh cùng lão kia đi mua lại mấy cái nhà cổ gỡ gỗ lim, cẩm lại ra bào, đẽo lại thành tượng này nọ., giả làm đồ cổ. Đang phất lên như diều thì lão thợ kia lại lăn đùng ra đột quỵ tim, không có con cháu gì cả. Thế là anh chàng thừa hưởng cơ nghiệp, mạnh bạo dấn thân vào đầu tư tải (lậu) gỗ quý từ đất Lào và Căm, đem về đóng đồ nội thất cho các tỉnh ủy, xin được giấy phép xuất khẩu. Chả mấy chốc mà thành đại gia.

Được cái cũng biết nhớ thời hàn vi có kẻ hảo tâm giúp đỡ nên anh ta cũng rất rộng lượng, làm phước, cũng tế, bảo trợ mấy cái liveshow VK nghệ sĩ ngon lành. Tên tuổi nhà tỷ phú đô la làm giàu từ hai bàn tay trằng nổi như cồn, tỏng lẫn ngoài nước. Và năm đó, anh đoạt giải thưởng “Nhà Doanh Ngiệp Xuất Sắc Nhất Của Thập Niên”

Buổi lễ phát cúp, báo chí, truyền hình đua nhau chụp hình quay phim, phỏng vấn inh ỏi. Một cô Em Xi ngoẻn miệng tươi tắn đưa mi cờ rô ra và yêu cầu anh dùng kinh nghiệm bản thân để tặng một lời khuyên cho giới trẻ. Anh chững chạc nói ngắn gọn:

- Các em hãy tin vào gương tôi. Không nên học nhiều. Và nhất là đừng nên học Tin Học Văn Phòng. Nếu ngày xưa tôi biết võ vẽ được chút Viên Bi Ế hay Ếch xào thì giờ này tôi vẫn còn đang lúi húi hôt phân ở cái phường ven đô kia…

Chuyện hài nhưng đúng cảnh XH hiện nay, làm kỹ thuật chuyên môn chỉ đi cày thuê, đủ sống là giỏi. Muốn giàu có phải kinh doanh (đương nhiên có khả năng) cùng với độ nhanh nhạy, bản lĩnh, may mắn...
Em biết 1 số tập đoàn tư nhân lớn về xd được lãnh đạo bởi những người học chưa qua lớp 12, nhưng quan hệ xh thì khủng khiếp... Nghĩ mà buồn cho XH :(
 

Cái từ tabloid hơi khó dịch ra đúng nghĩa tiếng Việt.
Trên thực tế, khoái đọc tabloid là một cá tính của dân Anh. Người Anh có nhiều tính xấu, chỉ là họ giỏi giấu mà thôi.
Tuy dạng báo này có toàn thế giới nhưng ở Anh là nơi nó có tầm cỡ "ác liệt" nhất. Cái vụ hình xếch xy nói theo khampha.vn cũng không hết sự thật. Tuỳ theo địa phương và thời điểm mà cái hình ấy nằm ở trang 1 (lồ lộ), hay trang 3 (giở 1 trang ra mới thấy), hoặc không có trang nào hết. Nói cách khác, nhà báo tabloid luôn luôn dựa vào thị hiếu và thị trường.

Xin các bạn cũng lưu ý một đặc điểm của Anh là dân lao động và một số trung lưu đi làm bằng xe lửa hoặc xe buýt. Buổi sáng ra bến xe cắp tờ báo khổ nhỏ đọc là vừa vặn. Lên xe lửa/buýt ngồi giở tờ báo ra cũng dễ. Chiều về gắp lấy từ báo tờ báo chiều cũng nhẹ. Loại báo khổ lớn chỉ có thể đọc trên bàn. Dân Mỹ thì trừ mấy thành phố lớn không đủ chỗ đậu xe, họ thường lái xe đi làm.

Tự thuở xưa, "lá cải" đã được đánh đồng với loại in ấn mà nội dung (xin lưu ý: nội dung chứ không phải hình thức) kém chất lượng, chỉ cốt nhắm vào thị hiếu số đông. Theo tôi, với định nghĩa như vậy thì "lá cải" có thể coi như tabloid.
 
Web KT
Back
Top Bottom