Những câu chuyện đời

Liên hệ QC
[Đọc báo giúp bạn]

Mới đây, quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ghi tên các thành viên hộ gia đình vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã "chết yểu" ngay khi chưa có hiệu lực thi hành .
Trước đó, quy định "bán thịt trong vòng 8 giờ" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành năm 2012 cũng bị phản đối kịch liệt vì thiếu thực tế với điều kiện kinh doanh, sinh hoạt của người dân.
Quy định phạt 5 triệu đồng nếu sử dụng điện thoại ở cây xăng đầu tháng 8-2012 cũng bị phản đối vì không biết triển khai phạt như thế nào, ai phạt.

Trong việc ban hành chính sách thời gian qua, những quy định "trên trời" như:
(/iếng đám ma không quá 7 vòng hoa,
/(hông được để ô kính trên nắp quan tài;

(ấm bán bia vỉa hè, kinh doanh bia phải có nhiệt độ dưới 30 độ C;

)(ử phạt người đi xe máy đội mũ bảo hiểm không bảo đảm chất lượng...

không còn là chuyện hiếm.
 
Cái vụ bia hơi lạ. Lý do tại sao bia phải dưới 30 độ c vậy?
 
)(ử phạt người đi xe máy đội mũ bảo hiểm không bảo đảm chất lượng...
Cái này đúng là vô lý.
Người nào không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy thường là người "cứng đầu".
Mà đã "đầu cứng" thì cần quái gì mũ bảo hiểm?:''"
 
Cái này đúng là vô lý.
Người nào không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy thường là người "cứng đầu".
Mà đã "đầu cứng" thì cần quái gì mũ bảo hiểm?:''"
Anh cho em hỏi, đội mũ bảo hiểm mà không đi xe có bị phạt không vậy ?
 
. . . vô lý.
Người nào không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy thường là người "cứng đầu".:''"

/(hông đúng; Mà fải là : "Đầu cứng" mới fải!
*
* *
*​

Cộng đồng mạng dậy sóng trước các tiêu chuẩn về chiều cao, cân nặng, "ngực lép" khi lái xe. Đặc biệt là những bình luận hài hước và ảnh chế nhằm mục đích châm biếm quy định này.
Sẽ kiểm tra "ngực lép" như thế nào?
Gần đây, quy định “ngực lép” không được lái xe lại vừa được Bộ Y tế và Bộ Giao thông Vận tải một lần nữa đưa ra trong dự thảo Thông tư liên tịch quy định tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe.
Cụ thể, về tiêu chí thể lực, dự thảo này quy định người cao dưới 1,45m, nặng dưới 40kg và vòng ngực dưới 72cm sẽ không được lái xe hạng A1 (xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 đến dưới 175cm3). Ngay lập tức, quy định này gây xôn xao trong giới trẻ.
Câu hỏi được cư dân mạng đặt ra nhiều nhất là: “Làm sao để phân biệt hàng thật, hàng giả khi ra đường?”.

Thành viên Min Koi băn khoăn: "Không biết các anh làm sao để kiểm soát người ta ngực lép hay không nhỉ? Mỗi lần tuýt còi lại nhìn ngực người ta để phán đoán à? Hay cầm thước ra để đo. Mà như thế thì loạn mất”.
Trên nhiều diễn đàn, chị em phụ nữ thi nhau dự đoán áo ngực loại “xịn” sẽ rất đắt hàng. Nếu như độn ngực chỉ là giải pháp nhất thời và chưa hiệu quả thì việc tìm đến ngành phẫu thuật thẩm mỹ là cần thiết. Còn nếu không, chỉ còn có nước… đi bộ.
Từ quy định có phần kỳ lạ này, cuộc tranh cãi giữa ngực khủng và ngực lép gây xôn xao. Bạn Phan Nguyễn cho rằng: “Những người ngực to, mặc váy ngắn mới không được lái xe vì dễ gây tai nạn cho người khác. Nếu quy định này hiện hành thì sẽ tỷ lệ tai nạn giao thông sẽ tăng”.

Bạn Lâm Nguyễn chia sẻ ý kiến vừa thực tế nhưng cũng rất hài hước: “Theo tôi các loại xe máy, ô tô đều không hề khó điều khiển. Lái xe không phải dùng cơ bắp mà dùng sự khéo léo, tỉnh táo. Nếu khỏe quá thì có thể sẽ gây nên gãy phanh, hỏng cần số không chừng.
Tôi thấy tiêu chuẩn này phù hợp với người bốc vác hơn là thi lái xe”.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Để giữ vệ sinh vỉa hè đó bác.
Quán nhậu vỉa hè thường phát sinh vụ bia 37 độ C xả tùm lum, nên phải quy định bia <30 độ.
:''":''"

Một số bia, như guiness, lúc uống không lạnh có vị đặc biệt của nó.
vả lại, ngừoi Đức uống bia ấm là chuyện bình thường

Cái này đúng là vô lý.
Người nào không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy thường là người "cứng đầu".
Mà đã "đầu cứng" thì cần quái gì mũ bảo hiểm?:''"

Gặp những người dầu cứng thì cái mặt đường có cơ vỡ. Trường hợp này, mục đích của mũ bảo hiểm là bảo vệ cái mặt đường.
 
Chúng ăn gì mà ngu thế hong biết:

"Đặc biệt, các cơ quan lắp đặt biển “Cấm dừng xe quá 5 phút”, biển viết bằng chữ, nền màu đỏ, chữ viết màu trắng cách cabin thu phí khoảng 50 m.

Biển này được lắp trên giải phân cách giữa. Lắp biển báo hết lệnh cấm phía sau trạm thu phí khoảng 100-200 m."


Nông dân còn chặm quốc lộ nữa là cái xe; Nó quay ngang cách cây số cũng đủ chết rồi chú gì 200 thước.
 
Chúng ăn gì mà ngu thế hong biết:

"Đặc biệt, các cơ quan lắp đặt biển “Cấm dừng xe quá 5 phút”, biển viết bằng chữ, nền màu đỏ, chữ viết màu trắng cách cabin thu phí khoảng 50 m.

Biển này được lắp trên giải phân cách giữa. Lắp biển báo hết lệnh cấm phía sau trạm thu phí khoảng 100-200 m."


Nông dân còn chặm quốc lộ nữa là cái xe; Nó quay ngang cách cây số cũng đủ chết rồi chú gì 200 thước.
Sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về , lãnh lương hoài đâm ra cũng ngại.
Nên cũng phải biết tư duy cho khác người để tạo điểm nhấn chứ bộ !
 
Bọn cắp ô đi về đáng thương hại là hơn, biết làm gì nên hồn đâu. . .

Cái bọn ăn chán, giờ tìm cách lẫn tránh cái sai bằng những mệnh lệnh này nọ mới đáng căm!
 
Bọn cắp ô đi về đáng thương hại là hơn, biết làm gì nên hồn đâu. . .

Cái bọn ăn chán, giờ tìm cách lẫn tránh cái sai bằng những mệnh lệnh này nọ mới đáng căm!

Thương hại ngừoi ta rồi ai thương hại mình. Nó có cái ô, ngày sau còn dùng để che cho con cháu nó.
Tôi tìm mãi một cái ô rách cũng chả ra.
 
. . . Bên cạnh những thành tựu đáng phấn khởi, vẫn thấp thoáng những kỷ lục buồn. Đó là các ngân hàng ném tiền qua cửa sổ, các doanh nghiệp nhà nước dùng tiền chùa vô tôi vạ, vụ thua lỗ thất thoát nào cũng cả ngàn tỉ trở lên. Là những vụ án xót xa, biểu hiện sự tha hóa tận cùng của đạo đức xã hội. Không ít cán bộ và doanh nhân nổi tiếng, từng được tung hê với những “lời vàng ý ngọc” dạy dỗ thiên hạ, bỗng chốc thành tội đồ, thành kẻ nói láo không ngượng mồm. Đó là nạn bổ nhiệm “con ông cháu cha’’ tùy tiện và “nâng đỡ không trong sáng” của không ít cán bộ lãnh đạo. Là việc năng suất lao động Việt Nam còn thua cả Lào (chỉ bằng 87,4% Lào, theo Tổng cục Thống kê)…

Lại có những kỷ lục mà không biết nên vui hay buồn. Đó là việc tiếng Việt bỗng dưng được mọi người quan tâm qua đề án “cải cách tiếng Việt” của giáo sư Bùi Hiền. Tự điển tiếng Việt càng phong phú vì được bổ sung thêm nhiều thuật ngữ mới lạ từ các cơ quan công quyền như “Nâng đỡ không trong sáng”, “Cách hết chức vụ” của những người đã về hưu, “Phê bình sâu sắc”, “Đúng qui trình”, “Rút kinh nghiệm”… Có thể làm thành luận văn tiến sĩ về tiếng Việt mới. Đó còn là bộ sưu tập cổng chào, từ làng quê hẻo lánh đến trung tâm phố thị. Cái nào cũng hoành tráng, gấp mấy trăm lần những cổng chào khiêm tốn của nước Mỹ và châu Âu giàu có. Có cổng chào đẹp, tầm cỡ đến mức hơn thu nhập của cả làng quê gộp lại. Có cổng chào “mỏi chân”, tự dưng ngã, đè chết người qua đường mà đành chịu vì “Trời kêu ai, nấy dạ”.

Là những “tượng đài thế kỷ”, có cái chưa khánh thành đã hư, chưa khai trương đã xuống cấp. Là những hội sở các cơ quan công quyền bề thế, nhìn vào là biết ngay của ai, thể hiện quyền uy và trang nghiêm của chốn công đường. Mấy nước trong khu vực muốn bắt chước, học hỏi mà đành chịu. Các nước khác thường chỉ có các công trình kiến trúc văn hóa, lịch sử hay tôn giáo bề thế còn nước ta thì...

Trung Quốc đã bỏ việc chạy đua khẩu hiệu, phong trào để tập trung đổi mới với những thành quả chóng mặt. Nhưng Việt Nam có vẻ chưa từ bỏ thói quen này. Từ “Khoan cắt bê tông”, “Yếu sinh lý, “Trĩ nội, trĩ ngoại” cho đến những “Vịnh Cam Dai” (Cấm đái bậy). Từ khẩu hiệu vô lý “cấm xả rác” - không được xả, chả lẽ giữ luôn? “Cấm đái bậy” nhưng lại không có chỗ xả. Có khẩu hiệu chỉ kích thích tiêu cực như “Cấm mại dâm” (chỗ này có nên mới cấm, không cần tìm đâu xa), “Cấm khạc nhổ”, chỉ còn cách là nuốt luôn? Rồi “Tích cực chữa cháy” (phải cháy nhiều), “Nhiệt liệt chào mừng ngày Thương binh Liệt sĩ” (ngày buồn đau, tưởng nhớ sao lại vui cười?”. Rồi thi nhau “Nói không…” với đủ thứ tệ nạn nhưng cứ làm thoải mái… và …

Là số lượng quán nhậu vô địch thế giới, cả về số lượng người đến quán và số lượng rượu bia tiêu thụ trên đầu người. Không đâu trên thế giới rượu - bia - thuốc lá rẻ và dễ mua như Việt Nam. Rồi các kỷ lục về bóp còi xe, chạy xe lên lề và cả kỷ lục số lượng cảnh sát giáo thông “thập diên mai phục” mọi nơi, mọi lúc mà dân gian gọi là “anh hùng núp”. Là số lượng các trạm thu phí BOT bủa vây, “không cho chúng nó thoát” và những cách trả tiền độc đáo của cánh lái xe. Là số lượng dẫn đầu thiên hạ về xe gắn máy trên đầu người, tỉ lệ nghịch với phương tiện giao thông công cộng, mà còn đang bị hăm he cấm, để thay bằng ô tô, vừa sanh chảnh, vừa tắc tị để bỏ xe đi bộ cho nhanh.

Là số lượng doanh nghiệp được khen thưởng hàng năm với vô số danh hiệu tầm cỡ thế giới, châu lục lẫn quốc gia mà đất nước cứ mãi nghèo. Là danh hiệu “văn hóa” từ cấp tỉnh thành, quận huyện, phường xã, khu phố, tổ dân phố đến từng gia đình. Chỗ nào cũng ngời ngời văn hóa, chỉ thiếu văn hóa tối thiểu của từng cá nhân nên xã hội nhiễu nhương, hỗn loạn.

Đầu năm, đầu tháng, nói những điều này không phải để bi quan hay hoài nghi những thành tựu đạt được mà để thấy đau đáu nhiều việc phải cùng nhau hợp sức và nỗ lực nhiều hơn. Để những kỷ lục buồn, những Guinness băn khoăn ngày càng thu hẹp và không có điều kiện sinh sôi. Đất nước sẽ ngày càng tốt đẹp, xã hội ngày càng minh bạch và những giá trị đạo đức truyền thống được phát huy. Nhiệm vụ này không của riêng ai, mà là của tất cả mọi người.

Kỳ vọng năm 2018 sẽ là khởi đầu cho những đổi thay tích cực và mạnh mẽ.

Nguyễn Chánh Trực
 
Web KT
Back
Top Bottom