Những câu chuyện đời

Liên hệ QC
NHỮNG NGÀY NÀY CỦA 45 NĂM TRƯỚC.​

Mỹ đã huy động một lực lượng khổng lồ, gồm 193 máy bay ném bom chiến lược B-52 (chiếm gần 50% lực lượng không quân chiến lược), 48 máy bay F-111A, 999 máy bay chiến thuật các loại đánh phá ồ ạt và trực tiếp vào Hà Nội, Hải Phòng và một số mục tiêu trọng điểm khác.

Trước khi các máy bay ném bom chiến lược B-52 bay đến mục tiêu khoảng 2 giờ, vào khoảng 18 giờ 30 phút đến 19 giờ 30 phút đêm 18/12, toàn bộ các sân bay chủ yếu của không quân như Đa Phúc, Thọ Xuân, Kiến An, Kép, Yên Bái . . . đều bị các máy bay F-111A của không quân và A-6 của hải quân đánh phá ác liệt.

Theo tướng L.V. Ngọc, P. Tham mưu trưởng Quân chủng PK-KQ, trong 12 ngày đêm, không quân Mỹ đã sử dụng máy bay ném bom chiến lược B-52 đánh phá Hà Nội, Hải Phòng với 795 lần xuất kích nhưng chỉ có 729 lần chiếc bay đến được mục tiêu. Các máy bay B-52 đã trút 15.287 tấn bom vào 34 mục tiêu, phá hủy hoặc gây hỏng nặng 1.600 cơ sở quân sự và công nghiệp.

Trong 12 ngày đêm của chiến dịch, theo ước tính phía Mỹ có khoảng 884 đến 1.285 quả tên lửa SAM-2 đã được phía Bắc Việt Nam phóng lên, trong đó chỉ có 24 quả trúng mục tiêu (tỷ lệ bắn trúng là 2,7%). Phía Mỹ thừa nhận có 15 chiếc B-52 bị bắn hạ, 3 chiếc bị thương nặng, 6 chiếc bị thương nhẹ.

Theo thống kê của một số tác giả Mỹ, trong 12 ngày đêm, chỉ có 27 lần chiếc MiG xuất kích đánh B-52, số liệu này gần trùng với số liệu của phía Việt Nam.

Một câu hỏi mà được nhiều người đặt ra là trong 12 ngày đêm của chiến dịch, phía Bắc Việt Nam đã phóng lên bao nhiêu quả tên lửa? Đã có nhiều con số được đưa ra, như người Mỹ nói có khoảng từ 800 - 1.000 quả, còn phía Việt Nam nói đã phóng 134 lần với 239 quả.

Chỉ trong 12 ngày đêm chiến đấu, với lực lượng PK-KQ làm nòng cốt, bộ đội tên lửa, bộ đội không quân là chủ lực, quân và dân ta đã bắn rơi 81 máy bay các loại; trong đó, có 34 máy bay chiến lược B-52 (chiếm hơn 17,6% trong số 193 máy bay chiến lược B-52 mà đế quốc Mỹ huy động vào cuộc tập kích). Riêng Quân chủng PK-KQ đã bắn rơi 53 chiếc, có 32 máy bay B-52, chiếm 94% tổng số máy bay B-52 bị bắn rơi của toàn chiến dịch. Chiến thắng mang tầm vóc chiến lược . . .
Chiến tranh Việt Nam có rất nhiều sách viết, Ta có mà Tây Tàu cũng có. Mỗi người viết một kiểu tùy theo góc nhìn của tác giả. Thường thì con số thống kê trong một trận của 2 bên khác xa nhiều lắm.
Người thì thêm, kẻ thì bớt, nhằm kéo chân lý về mình, riết rồi hổng biết đâu là sự thật.
Chỉ biết sự thật một điều rằng cho tới bây giờ, mặc dù ranh giới cầu Bến Hải không còn, nhưng ranh giới trong suy nghĩ thì chưa phai.
 
Sự thật chỉ có 1, nhưng vì mục đích chính trị hay giai cấp bên nào cũng bẻ cong; Sự bẻ cong này không những của những người trong cuộc, mà các bên trời ơi nữa kia.

Những kẻ đứng ngoài, nhưng của có quan điểm, cách nhìn nhận vấn đề của riêng họ nên họ sẵn lòng bẻ cong số liệu.

Thôi thì ta sống theo thuyết tương đối đi, nhỉ!
 
Cả một thời chiến tranh Việt Nam trng ký ức mình chỉ còn cô đọng trong hai câu:
Rớt Tú tài anh đi trung sĩ.
Em ở nhà lấy Mỹ nuôi con
(còn 2 câu lục bát nhưng không đáng kể)
 
Cả một thời chiến tranh Việt Nam trng ký ức mình chỉ còn cô đọng trong hai câu:
Rớt Tú tài anh đi trung sĩ.
Em ở nhà lấy Mỹ nuôi con
(còn 2 câu lục bát nhưng không đáng kể)
"Em ở nhà lấy Mỹ sanh con" mới đúng bác à, vì câu sau là " Bao giờ hết nợ nước non, Anh về anh có Mỹ con anh bồng"
Nghệ sĩ Giang Châu đóng thập niên cuối 70s đầu 80s
 
Bạn không xem kỹ. Tôi có nói hai câu sau không quan trọng.
Phải là người lớn lên trong thời này mới hiểu hết hai câu này.

Cuối thập niên 70s là giai đoạn đã hết chiến tranh. Giai đoạn này nó có lịch sử riêng, tôi không muốn nhắc tới ở đây.
 
/(/gày 19 tháng này cách đây 45 năm, mình đến phố Hai Bà Trưng nhận quyết định lên TN công tác;
Sau khi có QĐ, ghé vô bọn bạn đồng niên hàn huyên đến lúc có còi báo động;
Hôm đó hồi còi dài khác thường, nhưng bọn này không chú í mấy. (Mãi sau này mới biết vì sao nó dài thất thường!)
Mình cũng ỉ i như mọi ngày: Mấy anh tự vệ bắt xuống hầm cũng không nghe, cứ đạp xe về nhà. . .
Sau đêm "Khâm Thiên", toàn HN tổng sơ tán; Mình không thể nương thân chổ bà chị & ông anh rễ, đành đạp xe 69 Km lên nhận nhiệm sở;

Tối hôm í lần đầu tiên trong đời ngủ hầm chữ A 1 fen nguyên đêm & sáng hôm sau được biết:
. Cao xạ 100 li bắn được 1 B52 (1 cách hú họa kiểu chó ngáp fải ruồi?)
. 01 đại đội khoảng 70 TNXF ở 1 hang núi bị bom B52 lấp của hang & tử nạn (https://thethaovanhoa.vn/xa-hoi/khu...ung-phong-915-bac-thai-n20121218111501934.htm)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cả một thời chiến tranh Việt Nam trng ký ức mình chỉ còn cô đọng trong hai câu:
Rớt Tú tài anh đi trung sĩ.
Em ở nhà lấy Mỹ sinh con
(còn 2 câu lục bát nhưng không đáng kể)
2 câu lục bát trên được thể hiện trong tuồng cải lương "Tìm lại cuộc đời" của đạo diễn Hoa Hạ.
 
2 câu lục bát trên được thể hiện trong tuồng cải lương "Tìm lại cuộc đời" của đạo diễn Hoa Hạ.
Anh Bé chắc cũng rành món này. Có gì ngộ không anh?
Em thì khoái văn hường ca xuống câu ứ ự nhứt.
 
Từ năm 1946 tới nay, 8 Thủ tướng Chính phủ Việt Nam gồm:

1. Chủ tịch Hồ Chí Minh (11/1946 - 9/1955)

Chủ tịch Nước kiêm Thủ tướng Chính phủ

2. Đồng chí Phạm Văn Đồng (1955 - 1987)

Tên gọi khác: Tô Ngày sinh: 01/03/1906

Ngày mất: 29/4/2000

Quê quán: Xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi

3. Đồng chí Phạm Hùng (1987 - 1988)

Họ và tên: Phạm Văn Thiện Bí danh: X2, A7, Bảy Cường

Ngày sinh: 11/06/1912 Ngày mất: 10/03/1988

Quê quán: Xã Long Hồ, huyện Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long

4. Đồng chí Đỗ Mười (1988 - 1991)


Họ và tên: Nguyễn Duy Cống Tên gọi khác: Đỗ Mười

Ngày sinh: 02/02/1917

Quê quán: Xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội

5. Đồng chí Võ Văn Kiệt (1992 - 1997)

Họ và tên: Phan Văn Hoà Bí danh: Sáu Dân

Ngày sinh: 23/11/1922 Ngày mất: 11/06/2008

Quê quán: Xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Cửu Long

Trình lý luận chính trị: Cao cấp

6. Đồng chí Phan Văn Khải (1997 - 6/2006)


Bí danh: Sáu Khải Ngày sinh: 25/12/1933

Quê quán: Xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh

Trình lý luận chính trị: Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc

Chuyên môn: Đại học kinh tế quốc dân Liên Xô


7. Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng (từ 6/2006 đến năm 2016)


Ngày sinh: 17/11/1949

Quê quán: Thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VI (dự khuyết), VII, VIII, IX, X, XI

Uỷ viên Bộ Chính trị khoá VIII, IX, X, XI

Bí thư Ban Cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Đại biểu Quốc hội khoá X, XI, XII, XIII

Trình lý luận chính trị: Cao cấp

8. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc

Thủ tướng Chính phủ (từ 07/4/2016)
 
NHỮNG CON ĐƯỜNG & NHỮNG LIÊN QUAN​

NAM TIẾN

Ngày 26/9/1945, tại ga Hàng Cỏ đoàn quân Nam tiến đầu tiên rời Hà Nội vào chi viện cho miền Nam, mở đầu cho phong trào Nam tiến, cả nước sát cánh cùng đồng bào Nam bộ và Nam Trung bộ đánh giặc cứu nước.

QUA MIỀN TÂY BẮC
Qua miền Tây Bắc núi vút ngàn trùng xa
Suối sâu đèo cao bao khó khăn vượt qua
Bộ đội ta vâng lệnh Bác Hồ
Về đây giải phóng quê nhà
Đất nước miền Tây Bắc đau thương
Từ bao lâu dưới ách loài giặc tàn ác
Quân với dân một lòng không phân biệt xuôi ngược
Cùng đồng tâm tiêu diệt hết quân thù.
. . .

CON ĐƯỜNG HẠNH PHÚC

“Hạnh phúc” là tên gọi của con đường huyền thoại trên vùng đất Hà Giang. Có bao câu chuyện đằng sau con đường Hạnh Phúc ấy mà chúng ta chưa hề biết. Vậy đằng sau con đường mang tên Hạnh Phúc ấy ẩn chữa những điều gì, cùng đến với Hà Giang để khám phá điều chưa kể đó nhé.

Con đường hạnh phúc bắt đầu khởi công ngày 10/9/1959 có chiều dài khoảng 200km chạy từ Hà Giang qua cao nguyên đá Đồng Văn và đỉnh Mã Phí Lèng rồi đến Mèo Vạc.


ĐƯỜNG 559

Năm 1959, khi xung đột quân sự lên cao giữa Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và chính phủ Ngô Đình Diệm chính phủ Hà Nội gửi Đoàn 559 mới được thành lập vào tháng 9 vào Nam để xây dựng hệ thống đường Trường Sơn với lực lượng gồm một tiểu đoàn giao liên D301 với 440 người. Đoàn trưởng là Thượng tá (sau là Thiếu tướng) Võ Bẩm. Đoàn có nhiệm vụ vừa vận chuyển vừa mở đường hành quân. Với phương châm "đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng" để đảm bảo bí mật tối đa, toàn bộ vũ khí và hàng mang theo đều là các loại cũ từ thời Pháp, thậm chí đoàn còn dùng ván gỗ để khi đi không để lại dấu vết trên đất rừng.

ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH TRÊN BIỂN

Trong 10 năm từ 1962 đến 1972, tại bến Đồ Sơn (Hải Phòng) đã có gần một trăm lượt con tàu bí mật của Đoàn 125 xuất phát, vận chuyển hàng ngàn tấn vũ khí, phương tiện và hàng trăm cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam, góp phần làm nên nhiều chiến công vang dội. Bến Đồ Sơn còn được gọi mật danh là “K.15”.


BARIÊ TRÊN ĐƯỜNG

Trạm thuế Tân Hương, vị trí giáp ranh của tỉnh Tiền Giang với Long An là địa danh khét tiếng một thời. Xe cộ từ các tỉnh miền Tây lên đến đây bì ùn tắc vì phải đỗ lại để quản lý thị trường khám xét. Khách hàng phải xuống hết để nhân viên quản lý thị trường lên xe săm soi từng cái gầm ghế. Một kg gạo, một trái dừa khô, một kg đường cũng bị tra hỏi. Có anh bộ đội về phép thăm nhà, đem 10 kg gạo, khi bị quản lý thị trường giữ, anh ta nói: có giấy phép của ông Đỗ Mười, quản lý thị trường quát: Đỗ mười một cũng tịch thu nữa là đỗ mười!

ĐƯỜNG DÂY 500 KV

Với chiều dài gần 1487 km, từ trạm biến áp (TBA) 500 kV Hòa Bình đến TBA 500 kV Phú Lâm (TP HCM), đường dây (ĐZ) 500kV Bắc – Nam mạch 1 được thi công trong 2 năm đã thực sự trở thành kỳ tích của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20. Đó là công trình được xây dựng bằng sức mạnh, trí tuệ và sự quyết tâm của người ...


ĐƯỜNG HẦM HẢI VÂN, các thong số kỉ thuật:

Đường hầm chính: dài 6.280 m, rộng 10 m, độ cao xe cho phép đi qua là 7,5 m.

· Đường hầm thoát hiểm (chạy song song với đường hầm chính): dài 6.280 m, rộng 4,7 m, cao 3,8 m.

· Hệ thống đường hầm thông gió: dài 1.810 m, rộng 8,2 m, cao 5,3 m.



ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH

Theo Nghị quyết số 38/2004/QH11, đường Hồ Chí Minh sẽ đi qua 30 tỉnh, thành phố trong cả nước Việt Nam, với tổng chiều dài toàn tuyến 3.167 km (trong đó tuyến chính dài 2.667 km, tuyến nhánh phía Tây dài 500 km). Đường sẽ có quy mô từ 2 đến 8 làn xe tùy thuộc địa hình.


ĐƯỜNG CHO VINASHIN & VINALINE CŨNG NHƯ Ụ NỔI
 
Từ năm 1946 tới nay, 8 Thủ tướng Chính phủ Việt Nam gồm:

1. Chủ tịch Hồ Chí Minh (11/1946 - 9/1955)

Chủ tịch Nước kiêm Thủ tướng Chính phủ

2. Đồng chí Phạm Văn Đồng (1955 - 1987)

Tên gọi khác: Tô Ngày sinh: 01/03/1906

Ngày mất: 29/4/2000

Quê quán: Xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi

3. Đồng chí Phạm Hùng (1987 - 1988)

Họ và tên: Phạm Văn Thiện Bí danh: X2, A7, Bảy Cường

Ngày sinh: 11/06/1912 Ngày mất: 10/03/1988

Quê quán: Xã Long Hồ, huyện Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long

4. Đồng chí Đỗ Mười (1988 - 1991)


Họ và tên: Nguyễn Duy Cống Tên gọi khác: Đỗ Mười

Ngày sinh: 02/02/1917

Quê quán: Xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội

5. Đồng chí Võ Văn Kiệt (1992 - 1997)

Họ và tên: Phan Văn Hoà Bí danh: Sáu Dân

Ngày sinh: 23/11/1922 Ngày mất: 11/06/2008

Quê quán: Xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Cửu Long

Trình lý luận chính trị: Cao cấp

6. Đồng chí Phan Văn Khải (1997 - 6/2006)


Bí danh: Sáu Khải Ngày sinh: 25/12/1933

Quê quán: Xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh

Trình lý luận chính trị: Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc

Chuyên môn: Đại học kinh tế quốc dân Liên Xô


7. Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng (từ 6/2006 đến năm 2016)


Ngày sinh: 17/11/1949

Quê quán: Thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VI (dự khuyết), VII, VIII, IX, X, XI

Uỷ viên Bộ Chính trị khoá VIII, IX, X, XI

Bí thư Ban Cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Đại biểu Quốc hội khoá X, XI, XII, XIII

Trình lý luận chính trị: Cao cấp

8. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc

Thủ tướng Chính phủ (từ 07/4/2016)
Phạm văn Đồng thời kỳ chiến tranh
Võ văn Kiệt thời kỳ xây dựng
Nguyễn Tấn Dũng thời kỳ phá hoại
 
Nội quy diễn đàn có giới hạn việc chính trị.
Nói tới một mức độ nào đó là rõ rệt đã bước qua lằn ranh.
 
Cái lằn ranh hay giới hạn này mong manh lắm & đối với từng người là khác nhau;
Hai người cùng trong ban điều hành cũng mường tượng cái lằn ranh đó cũng không thể như nhau.

Nhưng trên chính trị & giai cấp, hay gì gì khác nữa . . . . đó là sự thật; Nó cần tôn trọng 1 cách tiên quyết.

Vấn đề cuối cùng mình muốn nói, đó là:

Nói xấu & nói lên cái xấu là hai fạm trù thường không song hành!

Chúc các bạn mùa xuân tràn ngập hạnh phúc & niềm tin!
 
Các bạn thân mến:
Đọc xong các bài trong năm nay & xin các bạn trả lời giúp mình câu hỏi sau:

Từ xã Tân Hưng đến trạm thu fí Cai Lậy bao xa vậy?
 
Các bạn thân mến:
Đọc xong các bài trong năm nay & xin các bạn trả lời giúp mình câu hỏi sau:

Từ xã Tân Hưng đến trạm thu fí Cai Lậy bao xa vậy?
Từ UBND xã Tân Hưng đến trạm thu phí Cai Lậy có cự ly khoảng 30 km (xem hình).

A_TanHung.JPG
 
Cái lằn ranh hay giới hạn này mong manh lắm & đối với từng người là khác nhau; {1}
Hai người cùng trong ban điều hành cũng mường tượng cái lằn ranh đó cũng không thể như nhau. {2}

Nhưng trên chính trị & giai cấp, hay gì gì khác nữa . . . . đó là sự thật; Nó cần tôn trọng 1 cách tiên quyết. {3}

Vấn đề cuối cùng mình muốn nói, đó là:

Nói xấu & nói lên cái xấu là hai fạm trù thường không song hành! {4}

Chúc các bạn mùa xuân tràn ngập hạnh phúc & niềm tin!

{1} Chính vì đối với từng người khác nhau cho nên hầu hết các diễn đàn đều có luật không động chạm vào chính trị. Cái mà bạn gọi là trò đùa chưa hẳn đã là trò đùa với chính quyền.

{2} Bởi không thể như nhau cho nên mới xảy ra cái vụ giai cấp. Dầu muốn dầu không cái giai cấp giữa các người trong ban điều hành, và giai cấp điều hành với thành viên bình thường vẫn xảy ra.

{3} Sự thật? Thế nào là sự thật? Ngay đến môn khoa học rõ rệt như Toán mà còn có sự thật khác nhau. Điển hình:
- Ở cấp lớp 10 trở xuống thì toán số chỉ nằm trong không gian véc tơ số thực. Vì vậy chân lý n*n >= 0 áp dụng mọi trường hợp.
- Từ lớp 11 trở đi, toán số bao luôn cả số phức. Vì vậy, nếu muốn áp dụng luật trên thì phải thêm điều kiện "không gian số thực"
Trong khoa học nhân văn, sự thật rất ít khi trong tầm tay với của kẻ yếu. Đã không trong tầm tay thì tôn trọng một cách tiên quyết là một giáo điều rỗng tuếch.

{4} Đối với ngừoi nói thì có thể là "nói lên cái xấu", đối với người bị nói thì thường là "nói xấu". Tuy nói xấu và nói lên cái xấu không thường song hành nhưng nói và bị nói thường song hành.

Chú thích: {3} đặt nghi vấn trên định nghĩa "sự thật" (100%)
{1}, {2}, {4} không nói chuyện sự thật mà chỉ nói chuyện thống kê ( < 100% )
 
Web KT
Back
Top Bottom