Xây dựng chương trình quản lý thi trong trường học phổ thông (3 người xem)

  • Thread starter Thread starter chibi
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

TuanVNUNI đã viết:
Nhìn vào mã làm sao để nhà quản lý có thể nhận biết đặc điểm của đối tượng quản lý.
Nhìn vào mã ở đâu, khi nào?

- Nếu nhìn vào mã ở trên phần mềm thì ... dùng béng phần mềm còn ra được vô khối thông tin khác (với chức năng lọc dữ liệu)
- Nếu nhìn vào mã trên thẻ học sinh thì ... co luôn tên, trường, khóa, lớp trên cái thẻ đó rồi.
- Nhìn vào Số chứng minh thư ra cái gì?
- Nhìn vào Mã vạch hàng hóa ra cái gì?
- Còn phương pháp đặt mã theo cách ghép n chars của một số các thuộc tính nào đó với nhau thì có gì đâu nhỉ, chỉ là Str1 + Str2 + .... + Strn với nhau thôi mà. Nhưng cuối cùng có cái code dài đó để làm gì nhỉ? Phương pháp quản lý mã à? (trong khi các thông tin link với nhau qua ID chứ ko link qua mã).
- Trường hợp thuyên chuyển, lên lớp, chuyển khoa, chuyển khối, chuyển trường, chuyển địa điểm, v.v... thì nếu theo phương pháp đặt mã như trên thì phải thay đổi liên tục (ít nhất 1 năm lên lớp 1 lần). Còn nếu giữ nguyên mã thì thì nó ko có tính hiện thời mà chỉ có tính lịch sử.
- Đó là còn chưa kể có những trường hợp một đối tượng có 1 thuộc tính có 2 giá trị khác nhau. Ví dụ 1 quyển sách vừa là "sách văn học", vừa là "sách thiếu nhi" hay có những học sinh, sinh viên học cùng 1 lúc 2 trường, 2 khoa khác nhau (ngày xưa chuyện này xảy ra nhiều lắm, trường tôi một người khi đó vừa học Bách khoa (khoa vật lý), vừa học Đại học SPNN (khoa tiếng anh), vừa học trường tôi với 2 khoa khác nhau (Toán Tin và Tin quản lý). Tất cả việc học đó đều cùng 1 thời điểm, chỉ khác là khoa Anh học sáng, khóa Pháp học chiều. Hình như giờ họ cấm học kiểu này rồi). Ngoài ra, có rất nhiều người học xong bằng 1, đi làm mấy năm sau lại quay về trường học tiếp bằng 2. Chả nhẽ lại làm lại mã số cho người đó?

- Tương tự như vậy, một nhân viên, một mặt hàng cũng có vố số các thuộc tính nhận dạng, và có thể một đối tượng, ở 1 thuộc tính có 2 giá trị khác nhau. Nếu cứ ghép mã để quản lý thì chắc sẽ tương đối lằng nhằng mà... chả để làm gì. Với công nghệ phần mềm, việc tra cứu, lọc dữ liệu kiểu fulltext search rất thông mình. Nó có thể tìm trong Code, nếu ko thấy thì tìm tiếp trong Name, nếu ko có thì tìm tiếp trong Address, v.v...
 
Lần chỉnh sửa cuối:
smbsolutions đã viết:
Nhìn vào mã ở đâu, khi nào?

- Nếu nhìn vào mã ở trên phần mềm thì ... dùng béng phần mềm còn ra được vô khối thông tin khác (với chức năng lọc dữ liệu)
- Nếu nhìn vào mã trên thẻ học sinh thì ... co luôn tên, trường, khóa, lớp trên cái thẻ đó rồi.
- Nhìn vào Số chứng minh thư ra cái gì?
- Nhìn vào Mã vạch hàng hóa ra cái gì?
- Còn phương pháp đặt mã theo cách ghép n chars của một số các thuộc tính nào đó với nhau thì có gì đâu nhỉ, chỉ là Str1 + Str2 + .... + Strn với nhau thôi mà. Nhưng cuối cùng có cái code dài đó để làm gì nhỉ? Phương pháp quản lý mã à? (trong khi các thông tin link với nhau qua ID chứ ko link qua mã).
- Trường hợp thuyên chuyển, lên lớp, chuyển khoa, chuyển khối, chuyển trường, chuyển địa điểm, v.v... thì nếu theo phương pháp đặt mã như trên thì phải thay đổi liên tục (ít nhất 1 năm lên lớp 1 lần). Còn nếu giữ nguyên mã thì thì nó ko có tính hiện thời mà chỉ có tính lịch sử.
- Đó là còn chưa kể có những trường hợp một đối tượng có 1 thuộc tính có 2 giá trị khác nhau. Ví dụ 1 quyển sách vừa là "sách văn học", vừa là "sách thiếu nhi" hay có những học sinh, sinh viên học cùng 1 lúc 2 trường, 2 khoa khác nhau (ngày xưa chuyện này xảy ra nhiều lắm, trường tôi một người có thể học 2 khoa cùng 1 lúc ở cùng 1 thời điểm, chỉ khác là khoa Anh học sáng, khóa Pháp học chiều. Hình như giờ họ cấm học kiểu này rồi).
- Tương tự như vậy, một nhân viên, một mặt hàng cũng có vố số các thuộc tính nhận dạng, và có thể một đối tượng, ở 1 thuộc tính có 2 giá trị khác nhau. Nếu cứ ghép mã để quản lý thì chắc sẽ tương đối lằng nhằng mà... chả để làm gì. Với công nghệ phần mềm, việc tra cứu, lọc dữ liệu kiểu fulltext search rất thông mình. Nó có thể tìm trong Code, nếu ko thấy thì tìm tiếp trong Name, nếu ko có thì tìm tiếp trong Address, v.v...

Cách đặt mã cũng như tư tưởng để đặt là thực tế của trường tôi rồi./-*+/. Phương pháp đó đã áp dụng cho một nhà trường ĐH có 20 khoa ban đào tạo và hơn 20.000 sinh viên đó. Trường tôi có nhiều nhà quản lý tầm cỡ phết đấy! Các chuyên gia về IT trong và ngoài trường tư vấn nhiều, cuối cùng thống nhất là vậy đó. Có lẽ bác chưa làm thực tế trong một nhà trường nên không hiểu các nhà quản lý ở đó họ muốn gì.
Tôi đưa ra đây về thực tê của trường tôi để các bạn tham khảo thôi. Việc áp dụng cho dự án này thế nào thì chủ dự án hãy quyết định. Hãy tìm hiểu các giải pháp cho phù hợp nhất. Quyết định và làm ngay (htại bạn chỉ có một mình, dù sao nó cũng là việc của bạn mà). Tôi nhận thấy cứ nói và tranh cãi nhiều cuối cùng chẳng làm được cái gì đâu.
 
Chào các bạn.
Tôi xin mạn phép thêm đôi điều thế này:
1. Mình cần xác định "mục tiêu" trước khi xác định "nội dung" và "phương pháp" các bạn ạ. tiêu đề của diễn đàn:"Xây dựng chương trình quản lý thi trong trường học phổ thông" chính là mục tiêu chúng ta cần đạt được, tôi mong các bạn bám vào tiêu chí này, để tìm "nội dung" của đề tài cần gì và biện pháp cần làm là như thế nào để đạt được nội dung đó và mục tiêu đã đề ra. Hiểu biết của tôi về EX chỉ bằng 1/n lần của các bạn nên không thể làm được, khi thấy các bạn bàn về chủ đề này tôi rất mừng, nhưng tôi cảm thấy các bạn đi hơi xa so với tiêu chí ban đầu, phức tạp hoá vấn đề làm cho "dự án bị treo trên giấy".
2. Về mã học sinh: vì dự án là "trường phổ thông" phục vụ cho kiểm tra định kì nên các bạn cần gì phải quan tâm đến trường khác, đơn vị khác làm gì. Các bạn hình dung thử 1 trang in mà riêng cột mã học sinh có từ 9 đến 12 chữ(số) liệu có thẩm mĩ hay không, theo tôi chỉ cần từ 5 đến 7 số là nhiều (ví dụ: 07.xxxx ) trong đó 07 là năm học sinh được tuyển vào trường, xxxx là số riêng ứng với mỗi học sinh, như vậy trong 1 trường cấp 3 năm nay sẽ có mã sô là 07.xxxx, 06.xxxx, 05.xxxx. trường hợp có học sinh từ nơi khác chuyển tới sẽ được cấp mã số tương ứng với năm được tuyển vào bậc học này(07, 06, hay 05).
3. Các bạn cũng không nên khoá việc đánh mã số học sinh, cứ để cho người quản trị cơ sở dữ liệu họ xử lí, trường hợp nếu đánh mã trùng nhau thì chương trình báo lỗi bằng bảng thông báo hay bằng màu sắc là tốt rồi.
4. Mình rất muốn thấy sản phẩm của các bạn góp phần vào tin học hoá ngành giáo dục. Cảm ơn các bạn
 
Lần chỉnh sửa cuối:
TuanVNUNI đã viết:
Trường tôi có nhiều nhà quản lý tầm cỡ phết đấy! Các chuyên gia về IT trong và ngoài trường tư vấn nhiều, cuối cùng thống nhất là vậy đó. Có lẽ bác chưa làm thực tế trong một nhà trường nên không hiểu các nhà quản lý ở đó họ muốn gì.
:). OK, cứ cho là đặt mã như thế đi, cũng có gì phức tạp lắm đâu (nhưng rồi sẽ gặp trục trặc về lâu về dài theo như những gì tôi viết ở trên). Tuy nhiên, xét về phương diện quản lý thì tôi chả thấy mục đích của nó để làm gì (nếu đã được IT hóa). Hiện các SP như MySAP ERP, Oracle eBusiness Suite, QAD, v.v... cũng cho phép đặt mã theo yêu cầu người dùng. Thích thì sinh tự động, ko thích thì manual.

Với lại, khi đi khách hàng thực tế tôi gặp tư tưởng đó nhiều rồi. Rất nhiều khách hàng thích đặt mã số theo 1 phương pháp nào đó (cũng có thể do PM cũ họ đặt như thế nên phải đặt theo). Với tôi thì: OK! Phương pháp nào cũng chơi được hết. Xong tôi chỉ hỏi mã số như vậy để làm gì thì họ chỉ nói là: Để quản lý cho dễ, ko bị trùng, cho có vẻ ... như 1 khoa học vễ mã số. Tôi hỏi tiếp: Vậy, sau đó anh áp dụng như thế nào? Lợi ích ở đâu? Họ chịu ko trả lời được. Mà có trả lời thì với những lập luận trên của tôi. Họ đành bảo ừ, đúng là ko cần thiết phải đặt như thế thật, nhưng thôi, cứ làm thế cho tôi. --=0 Và cuối cùng thì Ý KHÁCH HÀNG LÀ Ý TRỜI. MIỄN LÀ HỌ HAPPY. Cho dù họ công nhận những gì tôi nói là có lý, là ko sai.

Về sau, suốt ngày họ yêu cầu tôi thay đổi mã đối tượng trong chương trình (vì họ sợ thay đổi thì bị ảnh hưởng tới dữ liệu như các PM khác đã làm - nhưng họ đâu có biết là với cách thức link qua ID chứ ko link qua code thì họ thay đổi thế nào mà chẳng được): Nào là thay đổi mã hàng hóa vật tư (vì nghĩ ra cách đặt mã mới), nào là thay đổi mã nhân viên (vì nhân viên đó thay đổi phòng ban, chức vụ), v.v.... Đúng như những gì tôi đã dự đoán từ trước về sự thay đổi đó.

nmhungcncm đã viết:
tiêu đề của diễn đàn:"Xây dựng chương trình quản lý thi trong trường học phổ thông" chính là mục tiêu chúng ta cần đạt được, tôi mong các bạn bám vào tiêu chí này, để tìm "nội dung" của đề tài cần gì và biện pháp cần làm là như thế nào để đạt được nội dung đó và mục tiêu đã đề ra. Hiểu biết của tôi về EX chỉ bằng 1/n lần của các bạn nên không thể làm được, khi thấy các bạn bàn về chủ đề này tôi rất mừng, nhưng tôi cảm thấy các bạn đi hơi xa so với tiêu chí ban đầu, phức tạp hoá vấn đề làm cho "dự án bị treo trên giấy".
Trời, tôi đã nói rồi mà. Chủ đề trên diễn đàn này vẫn chỉ là chủ đề. Chỉ có chibi làm vụ này thôi. Hiện ko có ai làm ngoài chibi đâu.

Vấn đề đơn giản là cái mã số đó thì chibi chắc quyết định xong rồi. Vấn đề mà chibi hỏi chỉ là rất nhỏ: Pupil.MaxID() + 1 mà thôi. :-=

chibi đã viết:
Vì thế mã học sinh không đòi hỏi đến mức phải phức tạp quá, chỉ cần 0001 đến hết là đủ. Vấn đề là tự động tạo ra khi có hs mới và không trùng với mã đã từng có, không cho phép sửa.
Mọi người chỉ có thể tham gia từng phần cụ thể nhỏ nhỏ thôi (ví dụ phần mã số học sinh) chứ lấy đâu ra người, lấy đâu ra thời gian để tham gia vào cái chương trình trên.

Tôi đã nói rồi mà, sẽ ko có ai trên diễn đàn này có thể tạo thành 1 nhóm để thực hiện bất cứ "dự án" XYZ nào trên diễn đàn này cả. Vì thế những người mong đợi hết quả dự án này chỉ có thể chờ đợi ... cá nhân chibi đưa ra bản cuối cùng (do cá nhân chibi thực hiện mà thôi).

Nhưng theo phán đoán thì hình như đây là 1 SP Excel mà chibi định bán cho các trường phổ thông.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
nmhungcncm đã viết:
Các chuyên gia thân mến!
Tôi xin tham gia ý kiến với các bạn thế này:

Dự án của các bạn lớn quá, thực tế để tổ chức thi cho Toàn quốc, các Tỉnh hay các Huyện (khối trung học cơ sở) thì người ta đã có "chương trình làm" cả rồi các bạn ạ. Tôi chỉ mong các bạn quan tâm đến một dự án nhỏ hơn với qui mô là 1 trường phổ thông với trên dưới 1000 học sinh/khối là tốt rồi. Hãy đơn giản đi những cái không cần thiết. Với qui mô như vậy tôi nghĩ dự án của các bạn sẽ sớm thành hiện thực hơn. Chúng tôi-những nhà giáo sẽ cám ơn các bạn rất nhiều.

Mình ủng hộ ý kiến của bạn. Cảm ơn
Có 1 câu hát mình rất thích "...Cứ nói khẽ, nói khẽ thôi là khiến ta vui rồi...."
 
Gửi tới:Smp.
Bạn đừng giận Chibi, theo tôi CB không có ý gì đâu, hiểu lầm nhau là do... "bất đồng ngôn ngữ" giữa.... người NAM kẻ BẮC mà thôi, có lẽ CB là NAM còn Smp là Bắc phải không? Ở phía Nam, cụm từ "thằng cha này", "ông nội này" được dùng khi giữa 2 người ít nhiều có sự thân thiết với nhau đấy Smp ạ, đừng trách Chibi mà tội bạn ấy. Một lần tôi cũng phải hết lời giải thích từ "bạo" khi bạn tôi (người Bắc) nhận xét về 1 bạn gái(người Nam) đấy.
Thôi, hãy hiểu nhau và vui vẻ với nhau đi nhé.
Còn chuyện "thì hình như đây là 1 SP Excel mà chibi định bán cho các trường phổ thông." ta khoan hãy bàn, tôi nghĩ rằng để có sản phẩm thương mại cũng khó chứ không dễ tí nào đâu, cứ để sản phẩm ra xem sao đã, trên echip.com.vn có nhiều sản phẩm tốt mà các tác giả còn miễn phí cơ mà.
Chúc vui vẻ nhé
 
Chi bi đi đâu rồi cà, lặn không thấy sủi tăm vậy ta????
 
nmhungcncm đã viết:
Chi bi đi đâu rồi cà, lặn không thấy sủi tăm vậy ta????
Mải chơi quá, tôi vừa đi chơi xa về. Cảm ơn bạn. Chúng ta sẽ tiếp tục chủ đề này.
 
Tôi rất ủng hộ dự án của Chibi (mặc dù kiến thức của tôi về Excel còn hạn chế). Tuy nhiên tôi cũng xin đưa ra một số góp ý nho nhỏ (có cân nhắc tới những bài viết của SmbSolution):
1- Trong các mã danh mục bạn thiếu một danh mục rất quan trọng đó là mã môn học, hệ số của từng môn.
2- Mã học sinh nên đặt có cả phần chữ cái. Phần chữ cái chỉ phân ban cho học sinh. VD: Ban A thì đặt là A0001...., ban B đặt là B0001....., không phân ban đặt là K0001.
3- Nếu viết cho 1 trường PTTH thì cứ viết đi đã chứ cần gì phải đưa mã tỉnh/thành, quận/huyện, xã/ phường vào làm gì. Khi chương trình đã chạy được rồi thì chỉnh sửa sau cũng chưa muộn mà.
4- Chibi nên Fix chính thức Main Menu gồm những phần hành gì để các CAO THỦ còn nhận việc mà làm.
Trước mắt do kiến thức có hạn nên mới góp ý vậy thôi. Năn nỉ những bạn nào là giáo viên đang tham gia GPE cho thêm ý kiến đóng góp để giúp đỡ Chibi và diễn đàn cùng có một SP thực sự.
(Năn nỉ một lần nữa) Các CAOTHỦ làm ơn chủ động nhận các phần hành để giúp Chibi và cũng qua đó, tôi có cơ hội được mở rộng tầm mắt hơn.
Khi nào nghĩ được thêm gì thì tôi sẽ xin góp ý thêm (Nhất dạ sinh BÁ KIẾN mà).
 
Lần chỉnh sửa cuối:
minhlev đã viết:
Tôi rất ủng hộ dự án của Chibi (mặc dù kiến thức của tôi về Excel còn hạn chế). Tuy nhiên tôi cũng xin đưa ra một số góp ý nho nhỏ (có cân nhắc tới những bài viết của SmbSolution):
1- Trong các mã danh mục bạn thiếu một danh mục rất quan trọng đó là mã môn học, hệ số của từng môn.
2- Mã học sinh nên đặt có cả phần chữ cái. Phần chữ cái chỉ phân ban cho học sinh. VD: Ban A thì đặt là A0001...., ban B đặt là B0001....., không phân ban đặt là K0001.
3- Nếu viết cho 1 trường PTTH thì cứ viết đi đã chứ cần gì phải đưa mã tỉnh/thành, quận/huyện, xã/ phường vào làm gì. Khi chương trình đã chạy được rồi thì chỉnh sửa sau cũng chưa muộn mà.
4- Chibi nên Fix chính thức Main Menu gồm những phần hành gì để các CAO THỦ còn nhận việc mà làm.
Trước mắt do kiến thức có hạn nên mới góp ý vậy thôi. Năn nỉ những bạn nào là giáo viên đang tham gia GPE cho thêm ý kiến đóng góp để giúp đỡ Chibi và diễn đàn cùng có một SP thực sự.
(Năn nỉ một lần nữa) Các CAOTHỦ làm ơn chủ động nhận các phần hành để giúp Chibi và cũng qua đó, tôi có cơ hội được mở rộng tầm mắt hơn.
Khi nào nghĩ được thêm gì thì tôi sẽ xin góp ý thêm (Nhất dạ sinh BÁ KIẾN mà).
Vâng, tôi là GV đây minhlev. Tôi cũng đang năn nỉ để các cao thủ giúp đây, nhưng thấy bàn nhiều quá, dự án treo rồi hay sao ấy bạn ạ!
Phần mã học sinh bạn đề nghị, theo tôi nên thêm 2 chữ số cuối của năm tuyển vào(năm đầu cấp) nữa, để phân biệt các khối khác nhau ví dụ: năm học 2007-2008 này học sinh lớp 10 ban KHTN có mã 07Axxx, lớp 11 ban KHTN có mã 06Axxx, học sinh lớp 10 ban Cơ bản có mã 07Bxxx, học sinh lớp 11ban Cơ bản có mã 06Bxxx, học sinh lớp 10 ban KHXH có mã 07Cxxx, học sinh lớp 11 ban Cơ bản có mã 06Bxxx, nếu học sinh ở lại lớp vẫn giữ mã số cũ.
 
Vậy thì tốt quá rồi. Chibi ơi, bạn đâu rồi? có nhiều người ủng hộ bạn lắm đó.
(Hay là đi chơi về mệt quá chưa thể bắt tay vào làm ngay được. Chẳng hiểu đi chơi cái gì về mà có vẻ ươn thế. Nếu thế thì đành phải đợi Trưởng nhóm nghỉ ngơi cho khoẻ vậy)
 
Phần I: Nhập dữ liệu
- Nơi lưu trữ: Sheet "dulieu"
- Giao diện: Nhập trực tiếp trên sheet
- Yêu cầu: Mã do người thiết kế tự đặt, đảm bảo tự động phát sinh mới khi nhập thêm HS, không trùng với mã đã từng có.
Mong các bạn cho ý kiến cụ thể phần thiết kế nhập dữ liệu.
(Có file đính kèm)
 

File đính kèm

Theo ý kiến của riêng tôi, thiết kế của bác Chibi là đẹp. Tuy nhiên trong sheet 'dulieu' nên chăng đưa thêm cột năm tuyển sinh như ý kiến của bác nmhungcncm có được không? Xin mời các cao thủ cùng xắn tay để xây dựng chương trình.
 
chibi đã viết:
Phần I: Nhập dữ liệu
- Nơi lưu trữ: Sheet "dulieu"
- Giao diện: Nhập trực tiếp trên sheet
- Yêu cầu: Mã do người thiết kế tự đặt, đảm bảo tự động phát sinh mới khi nhập thêm HS, không trùng với mã đã từng có.
Mong các bạn cho ý kiến cụ thể phần thiết kế nhập dữ liệu.
(Có file đính kèm)
/(hông nên nhập trực tiếp ChiBi à! Rất chi là dễ sai sót & hư dữ liệu;
(hí ít nên nhập từ Sheet riêng vô 'DuLieu'
Mã:
  [B] A               B[/B]
  Mã:           (N)
  Họ & Tên:    (N)
  Phái tính:     (N)
 Ngày sinh:   (N)
 Nơi ở:         (N)
 Lớp:           (N)
 Ban :          (N)
Sau đó dùng macro chép vô sheets("DuLieu")
/(/ếu muốn trở thành SF thw mại thì tạo form, (tham khảo trên DĐàn, có nhiều mà); Vì cái này chỉ thiết kế một lần xài hoài, nên đứng sợ tốn công!)


Tiến lên nào, các bạn ơi!!!
--=0
 
chibi đã viết:
Phần I: Nhập dữ liệu
- Nơi lưu trữ: Sheet "dulieu"
- Giao diện: Nhập trực tiếp trên sheet
- Yêu cầu: Mã do người thiết kế tự đặt, đảm bảo tự động phát sinh mới khi nhập thêm HS, không trùng với mã đã từng có.
Mong các bạn cho ý kiến cụ thể phần thiết kế nhập dữ liệu.
(Có file đính kèm)
1.Tôi vẫn giữ quan điểm là: không đưa địa bàn cư trú vào cơ sở dữ liệu
2. Cột nữ: tôi không nhập"x" được, bảng thông báo có báo là: nếu là nữ nhập"x" nhưng khi nhập"x" nó lại báo lỗi??
3.Không có ban "trung hoà" bạn ạ, chỉ có ban KHTN, ban KHXH và ban cơ bản thôi. Ở tỉnh tôi qui ước: ban KHTN là "T" (lớp 10T1, 10T2..), ban KHXH là X(lớp 10X1,10X2..), ban cơ bản là C (lớp 10c1,10c2..). Không biết các trường dạy 2 ngoại ngữ thì qui định như thế nào. Đối với lớp 12 ở trường không thí điểm phân ban thì vô tư khi đặt tên. 12a,12b,12c hoặc 12a1,12a2.....
 
Chibi ơi

1. Mình cũng giống nmnhungcncm, hơi đâu mà "vác" thêm cái ĐỊA BÀN CƯ TRÚ cho nó mệt cái CSDL.
Theo mình thì nên thêm cái thông tin về trường nữa. Mới chỉ có lớp thi chưa đủ lắm.

2. Mình thấy cái tên "CHƯƠNG TRÌNH QUÀN LÝ THI TRƯỜNG PHỔ THÔNG" hơi bị "sướng". Nhưng Chibi ơi, phổ thông là phổ thông nào vậy cà? Phổ thông có tới 3 cấp lận:
+ Tiểu học
+ Trung học cơ sở
+ Trung học phổ thông.

3. Chương trình có tính đến khả năng tổ chức thi liên trường, liên hội đồng không?

4. Nên giới hạn lại đi Chibi ơi, theo mình thì cứ nên làm từ từ (nho nhỏ thôi, không cần qui mô lắm đâu) để xem thử khả năng của Excel tới đâu; khả năng sử dụng ra sao; khả năng phát triển tiếp theo như thế nào đã, qua thời gian thực hiện thử nghiệm sẽ có thêm nhiều ý kiến đóng góp bổ sung liền hà!
Chứ không, mình hơi bị "run" mất rồi. Thấy nó phải quản, vác nhiều thứ quá. Không khéo lại phải ca bài "Bà Còng đi chợ đường xa,....." đấy.

Xin các bạn "Godautre" lên thêm tiếng nói, tư vấn thêm cho vài dòng với!!! Alo...Alo...
 
To nmhungcm:
Thông thường thì bạn phải nhập và tính điểm cho HS hả? Bạn có thể nói sơ về cv đó. Mỗi GV bộ môn có phải nhập điểm hay là GVCN tổng hợp. Trình tự tổng hợp thế nào.
Đang tính vận dụng công thức (Báo cáo) tổng hợp và giao diện .của Thầy Long (Bến Tre) theo link mà bạn đưa. Bây giờ nếu biết trình tự nhập, tôi sẽ làm tiếp tục.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom