Tham gia cùng với chibi về quản lý thi
Thân chào chibi
Tôi đề nghị về tổng thể, có thể chia chương trình quản lý thi làm 4 phần:
1. Phần chuẩn bị cho kỳ thi (hoặc kiểm tra) nói chung
2. Phần chuẩn bị các hội đồng coi thi
3. Phần chấm thi.
4. Phần lên kết quả, xét duyệt, công bố kết quả, kết xuất báo biểu.
Như vậy, mỗi phần bao gồm nhiều công việc chủ yếu:
Phần 1: Chuẩn bị các thông tin về kỳ thi:
a. Các thông số chung:
- Ngày thi
- Các môn thi - mã môn thi
- Phương án tổ chức các hội đồng thi (mỗi trường là 1 hội đồng hay hội đồng ghép,...)- mã hội đồng thi; phương án xếp học sinh trong phòng thi (phòng thi có bao nhiêu thí sinh)
- Các loại Ưu tiên, khuyến khích - mã điểm hưởng ƯT, KK theo từng diện.
- Người phụ trách vi tính, người đọc điểm, người nhập điểm.
- Các lãnh đạo hội đồng coi, chấm
- Phương án đánh mã phách (Chữ, số, kết hợp chữ số,...) - về phương án đánh mã phách thì có nhiều cách đánh lắm.
- Thang điểm cho mỗi môn (vì kinh nghiệm cho thấy ở một số hội đồng thi học sinh giỏi, có môn thi thang điểm không chỉ là thang điểm 10 mà có thể là 20,......) nhằm có thể xây dựng phương án thiết kế các loại biểu thống kê, thống kê lũy tiến, cách thức xét duyệt kết quả,...
b. Danh sách học sinh đăng ký dự thi:
- Ngoài các mục mà bạn đề nghị, chắc cũng cần phải chuẩn bị thêm vài cột dành cho diện học sinh ưu tiên, diện khuyến khích, điểm ưu tiên hoặc khuyến khích được hưởng tối đa (theo qui chế).
- Về các thông tin cần nhập liệu: TT; Họ và tên thí sinh; ngày sinh; Nữ; Dân tộc; Nơi sinh; Lớp; Trường đang học; xếp loại học lực; xếp loại hạnh kiểm; diện Ưu tiên; diện khuyến khích; Ghi chú
c. Phần nhập liệu danh sách thí sinh:
- Cần chuẩn bị 1 bảng (Database) chứa tất cả các thông tin của mọi thí sinh và tất nhiên trong bảng này sẽ có tất cả các fields đủ các thông tin nêu trên và cần có thêm 1 cột Số báo danh (SBD), các cột chứa mã trường, của môn thi, mã phách bài thi từng môn, điểm từng môn, tổng cộng, xếp loại, kết quả. Ngoài ra, cũng phải chuẩn bị các thông tin phụ khác VD môn có nhân hệ số,...
Phần 2: Phần chuẩn bị các hội đồng coi thi
a. Chuẩn hóa danh sách, sắp xếp danh sách theo thứ tự ABC
b. Đánh số báo danh (nên tự động và ghép giữa mã hội đồng với thứ tự của thí sinh trong từng hội đồng thi). Có nhiều khi phải xếp thí sinh theo môn thi riêng trong 1 hội đồng vì có nhiều năm học sinh được thi các môn thay thế.
* SBD là duy nhất 1 (coi như là khóa chính)
c. Phân bổ thí sinh vào các hội đồng
d. Phân bổ thí sinh từ các hội đồng vào phòng thi.
e. Lập danh sách phòng thi: STT; SBD; Họ và tên thí sinh; Ngày sinh; Nữ; Dân tộc; Nơi sinh.
f. Có thể thiết kế chuẩn một số loại ấn chỉ, biên bản, biểu mẫu: Biên bản mở đề, biên bản phân công coi, biên bản thu bài; sơ đồ bố trí chỗ ngồi,...
Phần 3: Phục vụ cho công tác chấm thi
a. Bảng điểm: STT; SBD; Họ và tên thí sinh; Ngày sinh; Nữ; Dân tộc; Nơi sinh; Học sinh trường; XLHL; XLHK; ƯT; KK; Điểm các môn thi; Điểm TC; Kết quả; Ghi chú.
b. Bảng phách - điểm hoặc SBD - điểm (hoặc tổng hợp: SBD - Phách - Điểm)- Thường thì phách - điểm được sử dụng rộng rãi hơn để bảo đảm tính bảo mật.
c. Bảng khóa mã (dùng để hồi phách theo phòng thi - hội đồng thi - môn thi)
d. Phần phát sinh mã: Tùy theo phương án đánh phách được lựa chọn từ đầu, có thể thiết kế phần phát sinh mã này ở nhiều cách, nhiều dạng:
+ Mã chữ (ít sử dụng riêng)
+ Mã số:
- Dạng 1: VD: 12301; 12302; 12303...... đến cuối mỗi phòng (2 số cuối chạy theo số thứ tự thí sinh trong mỗi phòng).
- Dạng 2: VD: 12345; 12346; 12347.... đến cuối (số nối).
+ Dạng chữ - số hỗn hợp.
Ở các dạng này có thể một mã phách bao gồm: mã hội đồng + mã phòng thi + mã môn + thứ tự bài thi (hoặc nối); cũng có thể là một mã ngẫu nhiên + số thứ tự bài thi (hoặc nối),...
Nói tóm lại là có nhiều cách đánh phách quá. Nếu là chương trình quản lý thi, tôi nghĩ rằng cũng nên dự kiến hết các phương án hỗ trợ khác nhau.
d. Một phần (form) để truy cập, sửa chữa, bổ sung danh sách (thường hội đồng chấm sẽ phải rà soát, đối chiếu lại toàn bộ danh sách thí sinh do hội đồng coi thi đã sửa chữa sau khi kiểm tra trước khi niêm yết chính thức danh sách thí sinh, và thường thì còn rất nhiều chỗ sai mà hội đồng chấm phải điều chỉnh) theo số báo danh - hội đồng thi.
e. Cũng giống như phần coi thi, phần chấm thi cũng cần thiết kế một số ấn chỉ; biên bản; biểu mẫu; thống kê tình hình, tiến độ chấm thi hàng buổi; phiếu chấm cá nhân, phiếu chấm thống nhất (2 dạng: dạng mẫu ghi điền và dạng in sẵn phách bài thi - Thường thi sử dụng dạng 1 ghi điền thì tốt hơn) và các báo cáo.
Phần 4: Phần lên kết quả, xét duyệt, kết xuất ra các loại báo biểu, thống kê, báo cáo
a. Phần hồi phách - ráp điểm.
b. Phần xét kết quả (có thể có 1 module để xử lý hoặc dùng hàm)
b. Phần in Bảng điểm.
c. Phần in danh sách - kết quả tạm thời.
d. Thống kê kết quả từng hội đồng.
e. Bảng lũy tiến điểm.
f. Báo cáo tổng hợp kết quả chấm thi:
Số Hội đồng - phòng thi - Số thí sinh
Số bài mỗi môn - Số bài đã chấm
Số Bài trên trung bình - Trung bình - Dưới trung bình
Điểm cao nhất - Số bài đạt; điểm thấp nhất - số bài đạt.
Họ và tên thí sinh đạt điểm cao nhất.
....
g. Giấy chứng nhận hoặc phiếu báo điểm.
Ngoài ra còn chuẩn bị các folder để lưu trữ dữ liệu riêng cho từng năm:
VD: folder 20062007\HK1 (để lưu toàn bộ data của kỳ thi (hoặc kiểm tra)HK1 vào đây,...
Chừng này việc có lễ vẫn chưa đủ cho 1 kỳ thi nhưng khi thiết kế 1 chương trình quản lý thi với dụng ý ứng dụng Excel tôi nghĩ có thể làm được ở một chừng mực nào đó và có thể dung lượng sẽ rất lớn.
Mong chibi và các bạn cùng bàn thêm nên lượt bỏ cái gì, thêm cái gì cần thiết nhất thôi.
Cảm ơn và thân chào mọi người.