Xây dựng chương trình quản lý thi trong trường học phổ thông (3 người xem)

  • Thread starter Thread starter chibi
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

chibi

Thành viên tích cực
Thành viên danh dự
Tham gia
10/1/07
Bài viết
1,120
Được thích
623
Tôi đang muốn xây dựng một chương trình quản lý thi dành cho các trường phổ thông (Dĩ nhiên là trên Excel!). Ai có cùng ý tưởng thì chúng ta cùng nhau bắt tay vào xây dựng.
Chờ tin.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bác là người đề xuất bác hãy cho biết luôn yêu cầu của dự án này đi:
- Làm cho ai?
- Bao nhiều người sử dụng (có cần database riêng hay không?)?
- Yêu cầu của dự án này sản sinh ra những loại báo cáo nào?
 
Đồng ý với ý kiến của OverAC . Tôi cũng đã có ý tưởng nhưng không biết có giống của chibi không, bạn cứ đề xuất ý kiến rồi chúng ta cùng tham gia (thi cuối cấp hay thi cuối năm, báo cáo sl hs theo trình độ(giỏi, khá...) hay theo lên lớp, trượt....vỏ chuối, hay là tốt nghiệp hay không tốt nghiệp v.v... và v.v...) . Chờ tin
 
Nguồn dữ liệu vào: Họ tên, ngày sinh, nơi sinh, lớp, địa chỉ cư trú (Thôn/Xóm/Miền/Khu phố). Tổ chức cho 4 kì thi: 8 tuần, học kì I. 24 tuần và cuối năm. Mỗi lần thi có số môn khác nhau. Có thể chuyển đi, chuyển đến.
Tổ chức mỗi kì thi: Chia phòng thi theo khối, chấm thi có thể đánh phách hoặc không. Thống kế kết quả theo lớp, môn. Mỗi lần tổ chức thi kết quả được gửi về nơi cư trú (Cho Hội khuyến học khen thưởng). . . Kết quả thi lần sau có kèm theo kết quả lần trước ...
 
Góp vài í với cho xom tụ!

Nguồn dữ liệu vào: [Họ], [tên], [ngàysinh], [NơiSinh], [lớp], [địa_chỉ] (Xã; huyện), [mãtỉnh]. . . .
Đề nghị có thêm [MaHS]; & nếu cần thì có thêm: [Nu], [NgayNH] (ngày nhập trường)
Trong đó Len([MaHS]) = 4; Các Table fụ trợ như Tỉnh([MaTinh], [TenTinh]) (Hơn nữa mã tỉnh nên lấy theo biển số xe vì khắc nhập khắc xuất í mà!)
--=--
Mã:
Tổ chức cho 4 kì thi: 8 tuần, học kì I. 24 tuần và cuối năm. 
Mỗi lần thi có số môn khác nhau. 
Có thể chuyển đi, chuyển đến. 
Tổ chức mỗi kì thi: Chia phòng thi theo khối, chấm thi có thể đánh phách hoặc không.
 Thống kế kết quả theo lớp, môn. 
Mỗi lần tổ chức thi kết quả được gửi về nơi cư trú (Cho Hội khuyến học khen thưởng). . . 
Kết quả thi lần sau có kèm theo kết quả lần trước ...
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Đồng ý cần phải có Mã HS, giới tính còn Mã Tỉnh thì theo tôi không cần thiết vì đây là dự án cho các trường phổ thông trong tỉnh rồi, còn xã huyện thì đương nhiên phải có
 
Còn Mã Tỉnh thì theo tôi không cần thiết vì đây là dự án cho các trường phổ thông trong tỉnh rồi, còn xã huyện thì đương nhiên phải có
/(hông thấy [NoiSiinh] ư?!; ngoài ra còn phảo giả thiết rằng 'fần mền' còn xuất khẩu tại chổ nữa chứ! Mà nếu không thì quản lí thay vì TP HCM ta nhập số 54 - ngắn bao nhiêu không bạn!?
 
Đối tượng sử dụng: Trường học phổ thông
Cơ sở dữ liệu dự kiến:
- Bảng dshs: Mã học sinh, lớp, ban, họ tên, giới tính, ngày sinh, nơi cư trú (Xã/phường hoặc Thôn/Miền/Khu phố), Môn 11, Môn 12, Môn 13, Môn 14, Môn 15, Môn 16 . . . (Không tổ chức thi quá 6 môn và 1 năm học thi nhiều nhất 9 lần – 9 tháng).
- Bảng diachi: Mã, Tên Thôn/Khu phố
- Bảng kythi: Mã, Tên kỳ thi (mã là kí tự đầu của các môn: 1-9)
- Bảng dsmonthi: Khối, kỳ thi, Môn 1, Môn 2, . . ., Môn 6
Yêu cầu mỗi kỳ thi:
Phần coi thi:
- Đánh số báo danh, chia phòng thi theo khối-ban.
- In danh sách phòng thi.
Phần chấm thi:
- Phát sinh phách (Trộn bài ngẫu nhiên theo phòng thi + môn thi, mỗi phòng là 1 túi bài thi/môn).
- In tờ đối chiếu phách.
- Đánh phách, rọc phách (Do người được giao nhiệm vụ làm).
- In tờ ghi điểm thi (Theo số phách)
- Nhập điểm theo số phách.
- Khớp phách và in kết quả.
 
Xôm tụ các bạn ơi, vì tương lai chúng ta!

Mã:
Cơ sở dữ liệu dự kiến: 
- Bảng dshs: Mã học sinh, lớp, ban, họ tên, giới tính, ngày sinh, nơi cư trú 
(Xã/phường hoặc Thôn/Miền/Khu phố), Môn 11, Môn 12, Môn 13, Môn 14, Môn 15, Môn 16 . . .
 (Không tổ chức thi quá 6 môn và 1 năm học thi nhiều nhất 9 lần – 9 tháng).
- Bảng diachi: Mã, Tên Thôn/Khu phố
- Bảng kythi: Mã, Tên kỳ thi (mã là kí tự đầu của các môn: 1-9)
- Bảng dsmonthi: Khối, kỳ thi, Môn 1, Môn 2, . . ., Môn 6
Sao không tách DSHS ra làm 2 ta?! /)/(ình nghĩ rằng thường fần đông HS học 3-5 năm 1 trường & mỗi bậc học có số môn học (môn thi) # nhau
(Tất nhiên mình không phải trong ngành nên có zì không fải đừng chọt nha: nhột lắm!
* Các môn thi mã hóa như vậy cảm thấy chưa tối ưu; Đề nghị lấy 36 kí tự (+ kí số) để mã hóa các môn học có thi!
 
Sử dụng Access để quản lý các vấn đề đó dễ hơn nhiều.
 
chibi đã viết:
Đối tượng sử dụng: Trường học phổ thông
Cơ sở dữ liệu dự kiến:
- Bảng dshs: Mã học sinh, lớp, ban, họ tên, giới tính, ngày sinh, nơi cư trú (Xã/phường hoặc Thôn/Miền/Khu phố), Môn 11, Môn 12, Môn 13, Môn 14, Môn 15, Môn 16 . . . (Không tổ chức thi quá 6 môn và 1 năm học thi nhiều nhất 9 lần – 9 tháng).
- Bảng diachi: Mã, Tên Thôn/Khu phố
- Bảng kythi: Mã, Tên kỳ thi (mã là kí tự đầu của các môn: 1-9)
- Bảng dsmonthi: Khối, kỳ thi, Môn 1, Môn 2, . . ., Môn 6
Yêu cầu mỗi kỳ thi:
Phần coi thi:
- Đánh số báo danh, chia phòng thi theo khối-ban.
- In danh sách phòng thi.
Phần chấm thi:
- Phát sinh phách (Trộn bài ngẫu nhiên theo phòng thi + môn thi, mỗi phòng là 1 túi bài thi/môn).
- In tờ đối chiếu phách.
- Đánh phách, rọc phách (Do người được giao nhiệm vụ làm).
- In tờ ghi điểm thi (Theo số phách)
- Nhập điểm theo số phách.
- Khớp phách và in kết quả.
Có thể rút một số học sinh ra khỏi danh sách và lập phòng thi riêng bằng cách chọn, sau đó tự động chia phòng thi theo số phòng quy định. Có thể thêm phần quản lý điểm và chuyển kết quả thi của các đợt thi thành điểm kiểm tra 1 tiết, kt học kỳ để tính điểm. Báo cáo kết quả số học sinh đỗ, trượt. Thống kê điểm..
 
Xôm tụ quá.
"Tâm" thì đã có nhưng "Tầm" sao lâu xuất hiện quá.
Tôi xin có ý kiến:
- Quản lí thi (kiểm tra thường xuyên) theo mình không cần quá nhiều thông số, yêu cầu cao quá chỉ làm chương trình chạy chậm đi mà thôi, không tập trung được chất xám cho chỗ cần thiết. Ngoài họ tên, mã số HS, ngày sinh, ban học, lớp học là quá đủ. Các yêu cầu khác giống bạn CHIBI là tốt rồi. Nếu tốt hơn nữa là có thể trả kết quả về theo từng lớp để dễ cho các giáo viên bộ môn. Có phần thống kê điểm cho từng môn, từng ban, từng lớp để có thể so sánh, đánh giá nếu cần.
Mong các chuyên gia giúp đỡ.
 
các bác bàn về vấn đề này tôi thấy rất hay, tui xin co ý kiến!
đề tài mà bác CHIBI đưa ra là có phạm vi ứng dụng qúa lớn nêu sử dụng trong trường THPT hay THCS, vì trong đó tui thấy có những ý tưởng trùng lắp với các phần mềm khác đang được sử dụng như quản lí điểm thi, kiểm tra (mỗi trường có cách tính và thống kê riêng), hiện tại ở Tp. Hồ Chí Minh đang triển khai chấm thi trắc nghiệm, dữ liệu có thể xuất thẳng sang Excel.
Tui xin góy ý phần mềm mà bác CHIBI đưa ra như thế này: nên chú trọng vào phần quản lí học sinh, giáo viên hơn là gom cả phần quản lí điểm số .
 
hecanrun đã viết:
các bác bàn về vấn đề này tôi thấy rất hay, tui xin co ý kiến!
đề tài mà bác CHIBI đưa ra là có phạm vi ứng dụng qúa lớn nêu sử dụng trong trường THPT hay THCS, vì trong đó tui thấy có những ý tưởng trùng lắp với các phần mềm khác đang được sử dụng như quản lí điểm thi, kiểm tra (mỗi trường có cách tính và thống kê riêng), hiện tại ở Tp. Hồ Chí Minh đang triển khai chấm thi trắc nghiệm, dữ liệu có thể xuất thẳng sang Excel.
Tui xin góy ý phần mềm mà bác CHIBI đưa ra như thế này: nên chú trọng vào phần quản lí học sinh, giáo viên hơn là gom cả phần quản lí điểm số .
Thực tình ở quê tôi, các trường THCS muốn mua 1 chương trình quản lý trường học như ý của hecanrun thì chỉ có cách bán máy tính đi để mua phần mềm (Từ địa phương gọi là rất "túng"). Phần mềm quản lý thi trắc nghiệm đối với chúng tôi hiện nay là quá "xa xỉ". Vì vậy tôi muốn qua diễn đàn giúp tôi xd một chương trình nhỏ để giúp các nhà trường. Tôi xin gửi lên phần dữ liệu dự kiễn, mong mọi người đóng góp ý kiến.
 
Dữ liệu đính kèm
 

File đính kèm

Quả là một kỳ tích & cần tiếp tục!

Mình xin nêu vài í về mã HS
Như mình đã nêu trước đây, mã HS nên gồm 4 kí tư (& cả kí trong đó)
Hiện nay đã trên 1000 HS, vậy nên bắt đầu từ: A001,.. . .,A999,B001. . . .
(Trong MS Access thì có thể từ 0001, nhưng Excel thì sợ fiền sau này thôi)

Tiếp theo,Bạn hãy nêu từng phần cần giải quyết lên, ChiBi ơi, mọi người mới có í kiến & cùng bạn thực hiện một khi đã thống nhất! (hay chủ đề tài đã quyết).
Theo mình nghỉ, phần tiếp theo sẽ là các kì thi(?)
Bổ sung: Bạn nên tách họ tên thành 2 trường: [HoDem] & [ten]; nhất là chuyện thi cử phải xếp phòng thi theo vần A, B, C,. . .
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Chào các bạn!
Những ý kiến của các bạn thật sôi nổi và tâm huyết. Nhưng không biết các bạn có nắm được thực tế của nhà trường phổ thông hiện nay hay không?
Xin có một vài góp ý như sau:
1. Cần phải phân biệt giữa quản lý thi và quản lý điểm.
Khác với các kỳ thi vào đầu cấp, thi tốt nghiệp trên phạm vi toàn tỉnh hay toàn quốc, điểm của một kỳ thi trong trường (như thi giữa học kỳ, thi học kỳ) không cho kết quả cuối cùng. Điểm thi sẽ được cọng với điểm miệng, kiểm tra thường kỳ, định kỳ mới cho kết quả: giỏi, khá, tb, yếu, kém...
Thế nên một chương trình quản lý thi như các bạn dự kiến sẽ không thể cho ra kết quả cuối cùng để báo về gia đình hoặc địa phương. Còn nếu muốn có kết quả cuối cùng ấy, ta phải hoà điểm thi vào các điểm khác, cọng và xếp loại theo thông tư 40: như thế nghĩa là phải làm chương trình quản lý điểm.
2.Trong nhà trường PTCS cũng như PTTH, ngoài các bài kiểm tra theo từng lớp, có các cuộc thi tổ chức toàn trường như sau:
-thi giữa học kỳ, thi học kỳ: Học sinh trộn theo từng khối, xếp phòng thi theo A,B,C. Thường không làm phách, cắt phách. Chấm xong, bài được hồi về từng lớp. Giáo viên bộ môn sẽ vào sổ điểm.
Nếu có cắt phách thì mới cần chương trình hồi điểm về theo lớp.
-thi thử: đối với lớp cuối cấp như lớp 9, lớp 12: Cho học sinh tập dợt như thi tốt nghiệp. Có xét đậu, rớt , thống kê. Kỳ thi này không làm phách, cắt phách. Có thể kết hợp để lấy điểm học kỳ. Điểm trả về từng lớp.
-thi lên lớp: thường tổ chức trong hè. Học sinh trộn theo khối lớp. Chia phòng thi theo A,B,C. Có làm phách, cắt phách. Chấm xong hồi điểm về theo lớp, hoà vào điểm cũ, xét đậu rớt.
3. Như thế nhà trường rất cần Excel để việc quản lý nhẹ nhàng và chính xác hơn. Mình có đề nghị:
-Nếu các bạn làm chương trình quản lý thi, tập trung các thao tác sau: Xếp họ tên hs theo ABC - chia phòng thi - Nhập điểm theo phòng thi - Hồi điểm về theo danh sách lớp.
-Nếu các bạn làm chương trình quản lý điểm: Tạo sheet để nhập điểm các môn theo từng lớp - Cọng và xếp loại theo thông tư 40 - xét các danh hiệu - xét kết quả- xuất dữ liệu ra phiếu liên lạc - thống kê - in ấn...
Mong được trao đổi thêm.
 
Xin đưa ra một số giải pháp:
1, Đánh mã học sinh: Năm tuyển_stt, ví dụ 2007_0001, vì chỉ tuyển học sinh đầu cấp, học sinh chuyển đến được thêm mã như tuyển.
2, Đánh SBD: Bổ sung cột SBD cho mỗi kì thi, thêm một sheet TEMP
- Chuyển mã, khối, họ tên và ngày sinh ra TEMP (Cột A,B,C và D)
- Dùng một hàm chuyển chữ: Chuyển tất cả các chữ ra chữ thường không dấu, đảo các thành phần trong họ tên - Để phù hợp với SORT trong EXCEL (Hàm này chuyển họ tên và đưa giá trị vào cột E trong TEMP).
- SORT dữ liệu trong TEMP theo khối, chuyển(hoten) và ngày sinh (cột B, cột E và cột D)
- Đánh số báo danh theo khối
- Chuyển SBD ngược lại phần dữ liệu.
3, Phạm vi của chương trình: Trước mắt là quản lý thi, nếu làm được như ý kiến của VODA thì tốt quá.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
(/ề một việc nhỏ í mà!

Xin đưa ra một số giải pháp:
1, Đánh mã học sinh: Năm tuyển_stt, ví dụ 2007_0001, vì chỉ tuyển học sinh đầu cấp, học sinh chuyển đến được thêm mã như tuyển.
Quá dài nhưng thông tin không nhiều hơn fw án ni:
A0001,A0002 . . . .
ở đây A là biểu thị năm (2007:A; 08: B. . . )
/(hông nên tùy tiện ở chỗ này; í mình là số HS>1.000 em 1 năm học; nếu mỗi em thêm 4 byte thì CSDL tự nhiên nặng lên 1 cách vô ích, mà thông tin đưa đến cũng chỉ rõ hơn 1 tẹo;
Mình nói rõ hơn 1 teo: vì người dùng cuối của chw trình này không cần biết đến MaHS đâu, nếu một khi ta có cái nhìn tổng quát ngay từ đầu; & tất nhiên như vây MaHS sẽ do 1 UDF tạo ra theo quy luật chúng ta muốn!
(Tại sao tôi viết kĩ như vậy(?); - thôi nói nhiều không hay. . . )@$@!^%
Bổ sung: Tiện đây xin đề cập đến chủ 'đề án' (cho Oai!) về cách giải quyết ra sao với các em HS trùng cả tên lẫn họ?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom