- Tham gia
- 30/5/06
- Bài viết
- 1,630
- Được thích
- 17,440
- Nghề nghiệp
- Bác sĩ
Chẳng biết trong diễn đàn của mình, có bao nhiêu người là học trò của thày, nhưng cũng Post bài viết này chia xẻ cảm xúc với mọi người về sự ra đi của một người thày đáng kính
Thày là giáo viên dạy ngoại ngữ (Anh văn và Pháp văn) cho học sinh các trường Kỹ thuật La san Đà Lạt, trường Bùi Thị Xuân Đà Lạt, trung tâm Hùng Vương Đà Lạt, trường ĐH Luật TPHCM...
Thày qua đời lúc 15 giờ 35 phút ngày 08/02/2009 và 6 giờ sáng nay, đã được hoả táng tại Bình Hưng Hoà
1. Anh Hân đi dự thánh lễ an táng về nhà, nói với mình là : "Em à, bọn anh vô tình thật, là học sinh lớp thày CN 3 năm ròng rã, vậy mà hôm nay, khi thày không còn nữa, anh mới biết...thày là một đứa trẻ mồ côi, bố mẹ thày đã chết hết, thày sống với bà nội, đến khi bà già quá, sắp chết, bà không biết cách nào liền gửi thày cho cha xứ. Cha đưa thày vào các soeur bên nhà thờ Domain nuôi dưỡng, dạy dỗ (dòng nữ tử bác ái Vinh Sơn). Thày lớn lên và trưởng thành từ đây...
Cũng đến hôm nay, mới đọc được lời chia xẻ của một sinh viên cũ của thày cho chi tiết trên :
2. Và thày đã trở thành một con người hoạt động thiện nguyện không hề biết mệt mỏi cho cộng đồng những người nghèo khổ, cô đơn, cơ nhỡ, một nhà giáo tâm huyết với bao thế hệ trẻ, một người chỉ cho (và biết cách cho nữa) mà không bao giờ chờ được nhận lại (vì thế người được thày cho không cảm thấy bị nợ bao giờ)
Vòng hoa đưa tiễn thày thật nhiều, của biết bao lớp học trò trong suốt hơn 30 năm, của các diễn đàn trong nước, các nhóm thiện nguyện, các cộng đoàn...xếp quanh lối vào nhà thờ...còn thày nằm đó, trong khi bao nhiêu người khóc...nhưng mình tin chắc thày đang mỉm cười.
3. Đức Cha Phaolo Bùi Văn Đọc nói :
- Với tôi, anh Nhiên chết trẻ quá, mặc dù tuổi của anh đã xấp xỉ 70, vì anh vẫn còn tràn trề nhiệt huyết, anh vẫn còn sung sức, còn cống hiến được cho cuộc đời, cho mọi người những ý tưởng mới mẻ, những năng lực dồi dào của mình
- Anh Nhiên là người thích kết nối, anh đã sử dụng hầu hết các phương tiện Internet như tham gia các diễn đàn, viết Blog, tham gia hầu hết các nhóm làm việc ...để kết nối mọi người lại với nhau, bằng tình thân chan hoà, vui vẻ.
4. Và còn nhiều nữa...Qua các bài tâm tình của mọi người, các bloggers, mình hiểu thêm nhiều, nhiều lắm, về ý nghĩa của cuộc sống mà chính thày đã là ngọn đuốc, là tấm gương sáng cho mọi người...
Mình nói với anh Hân : "Có nhiều khi chúng ta không biết quý những cái chúng ta đang có. Anh và các bạn anh là những học sinh khoá đặc biệt nhất, khoá học cấp 3 ngay sau GP, nên được thày nhớ lâu nhất, quan tâm nhất, cái tình ấy do hoàn cảnh lịch sử đem lại và chúng ta tự nhiên được ban tặng . " Thế nhưng, chính chúng ta lại không biết cách quý trọng điều ấy so với các đàn em của chúng ta...
5. 19 giờ tối qua, linh cửu của thày đã được di quan đến nhà nguyện của dòng nữ tử bác ái Vinh Sơn - 42 Tú Xương. Mới đầu, mình chỉ nghĩ chắc tại nhà thày chật chội, nhưng bây giờ mình mới hiểu thêm một ý nghĩa khác...Thày đã về lại nhà, nơi thày lớn lên trong tình thương của các nữ tu dòng này. Có lẽ vì thế, nên thày gắn bó thân thiết với các hoạt động của dòng ...Năm Duy lên 3 tuổi, thày đã gửi con cho các soeur Tú Xương, và Duy đã được các soeur chăm sóc súôt 3 năm tuổi thơ đầu đời
6. Duy đã sưu tầm hầu hết các bài viết của thày về phương pháp học Anh Văn trước khi con biết tác giả các bài viết đó chính là thày Nhiên bố mẹ thường nhắc. Con chép vào Blog của con, chỉ vì con tâm đắc với ý tưởng của thày, con thích cách viết hóm hỉnh, lối lập luận sắc bén, chính xác...
Ngày nọ, mình lọ mọ tìm vào Blog của thày...và tìm được mấy bài viết này, mới hay con đã tìm vào đây...trước cả mẹ nó biết bao lâu rồi....
Cũng vui...khi thấy con...càng ngày...càng có nhiều tính cách giống mẹ, và hiểu bố mẹ nhiều hơn
7. Anh Hân gặp Triệu - BNTT - trong thánh lễ an táng thày. Cùng là dân Đà Lạt, cùng tham gia Giaiphapexcel, cùng tôn giáo, nên BNTT và gia đình mình có nhiều điểm gần gũi, tương đồng...nhất là từ lúc anh Hân nhận làm bố đỡ đầu cho Tony, con của Triệu...Bác Tường - ba của BNTT - đã ở bên thày suốt cả đêm hôm qua. Anh Hân nói hôm nay, bác ngồi ở hàng ghế trên, và ngồi cạnh Frère Ba, cũng là thày dạy anh ấy năm lớp 6. Đông quá, nên anh cũng không tiện chào Frère và bác
8. Con trai Út của thày đọc lời cám ơn cộng đồng. Anh chàng này hôm nay cao, to, khác hẳn năm xưa khi xuống mình làm răng. Nói đến đây chợt nhớ...vậy là theo lời Quang - con trai thứ của thày - thì cái hàm khung năm xưa, thày làm từ lúc mình còn mở phòng mạch bên chú Luỹ - 111 Bình Thới - khoảng năm 1995 gì đó, thày vẫn còn sử dụng cho đến hôm nay, đến giờ phút lìa đời
9. Thày đi nhé !
Thày đã sống
Thày đã yêu thương
Thày luôn là người thắp lửa, thay vì nguyền rủa bóng đêm
Nhưng mình vẫn bàng hoàng...Sao thày đi vội vàng thế ???
Thày Nhiên và mẹ Thérèse de Calcutta
Thày là giáo viên dạy ngoại ngữ (Anh văn và Pháp văn) cho học sinh các trường Kỹ thuật La san Đà Lạt, trường Bùi Thị Xuân Đà Lạt, trung tâm Hùng Vương Đà Lạt, trường ĐH Luật TPHCM...
Thày qua đời lúc 15 giờ 35 phút ngày 08/02/2009 và 6 giờ sáng nay, đã được hoả táng tại Bình Hưng Hoà
1. Anh Hân đi dự thánh lễ an táng về nhà, nói với mình là : "Em à, bọn anh vô tình thật, là học sinh lớp thày CN 3 năm ròng rã, vậy mà hôm nay, khi thày không còn nữa, anh mới biết...thày là một đứa trẻ mồ côi, bố mẹ thày đã chết hết, thày sống với bà nội, đến khi bà già quá, sắp chết, bà không biết cách nào liền gửi thày cho cha xứ. Cha đưa thày vào các soeur bên nhà thờ Domain nuôi dưỡng, dạy dỗ (dòng nữ tử bác ái Vinh Sơn). Thày lớn lên và trưởng thành từ đây...
Cũng đến hôm nay, mới đọc được lời chia xẻ của một sinh viên cũ của thày cho chi tiết trên :
Có lẽ Thầy không đẹp bằng cha nó. Nhưng mà, điều đó có hề gì. Nó thương Thầy hơn thưong cha nó. Nó là đứa bất hiếu ? Nhưng liệu nó có yêu thương được cha nó, người đã ngoảnh đầu bỏ mặt năm đứa con và một người vợ « tay yếu chân mềm » đúng nghĩa, là má nó. Cha đi. Má con nó lênh đênh, chao đảo giữa cuộc đời chỉ để được tồn tại. Những ngày tháng đó, nó không quên.
Nó gặp Thầy vào những năm đầu vào đại học. Thầy dạy tiếng Pháp cho lũ học trò rành tiếng Anh nhưng không biết chữ tiếng Pháp nào. Mỗi lần chúng nó cất giọng đọc, người bình thường chỉ muốn bịt tai. Thầy thì không, Thầy nghe kỹ, để sau đó Thầy chỉnh, rất từ tốn nhưng nội dung thì đại loại theo kiểu này « Ngu như con bò, mà so sánh vậy thì tội nghiệp con bò quá ! ». Mỗi lần nghe vậy, đứa hiếu thắng như nó thấy lùng bùng lỗ tai ! Nó muốn thắng con bò ! Và nó học, học cái mớ tiếng của thi ca và nhạc họa nhưng khó nuốt ấy.
Thấy đã « truyền lửa » cho chúng nó bằng sự nhiệt tình không mệt mỏi của Thầy. Có lẽ không đứa nào trong chúng nó quên được hình ảnh Thầy lúc đó. Thầy ốm nhom, nhưng giọng khỏe, đầy lửa. Lúc đó cả lũ chúng nó say mê học tiếng Pháp. Những giờ học với Thầy là những giây phút thú vị nhất.
Nhưng lúc ấy nó gắn bó với Thầy hơn các bạn. Chẳng biết thế nào mà Thầy biết cảnh ngộ của nó. Thầy chú ý đến nó hơn vì Thầy bảo Thầy cũng đã từng trong trại trẻ mồ côi. Thầy gieo yêu thương vào tâm trí nó. Thứ tình yêu mà nó đã khóc đòi trong những trang nhật ký khi đến nhà các bạn có đầy đủ mẹ cha.
Thầy tập cho nó nói những điều nó suy nghĩ, vưóng bận nhưng không biết chia sẻ. Thầy tập cho nó thoát khỏi tâm trạng sống trên ốc đảo ngay cả khi xung quanh nó đầy người. Thầy dạy nó cách nhìn cuộc sống và con người một cách đúng đắn hơn. Thầy dạy cho nó cách làm NGƯỜI xứng đáng !
Nó chưa bao giờ gọi Thầy bằng Ba. Tiếng Ba đó, nó vẫn dành riêng cho một người, dù có hay là không xứng đáng. Nhưng khi con nó chào đời, nó đã gọi Thầy và xin « Thầy cho con bé gọi Thầy là ông ngoại ! »
----------
Thầy tên Trần Duy Nhiên, dạy tiếng Pháp ở trường ĐH Luật TPHCM
(Nguồn : Blog 228)
2. Và thày đã trở thành một con người hoạt động thiện nguyện không hề biết mệt mỏi cho cộng đồng những người nghèo khổ, cô đơn, cơ nhỡ, một nhà giáo tâm huyết với bao thế hệ trẻ, một người chỉ cho (và biết cách cho nữa) mà không bao giờ chờ được nhận lại (vì thế người được thày cho không cảm thấy bị nợ bao giờ)
Vòng hoa đưa tiễn thày thật nhiều, của biết bao lớp học trò trong suốt hơn 30 năm, của các diễn đàn trong nước, các nhóm thiện nguyện, các cộng đoàn...xếp quanh lối vào nhà thờ...còn thày nằm đó, trong khi bao nhiêu người khóc...nhưng mình tin chắc thày đang mỉm cười.
3. Đức Cha Phaolo Bùi Văn Đọc nói :
- Với tôi, anh Nhiên chết trẻ quá, mặc dù tuổi của anh đã xấp xỉ 70, vì anh vẫn còn tràn trề nhiệt huyết, anh vẫn còn sung sức, còn cống hiến được cho cuộc đời, cho mọi người những ý tưởng mới mẻ, những năng lực dồi dào của mình
- Anh Nhiên là người thích kết nối, anh đã sử dụng hầu hết các phương tiện Internet như tham gia các diễn đàn, viết Blog, tham gia hầu hết các nhóm làm việc ...để kết nối mọi người lại với nhau, bằng tình thân chan hoà, vui vẻ.
4. Và còn nhiều nữa...Qua các bài tâm tình của mọi người, các bloggers, mình hiểu thêm nhiều, nhiều lắm, về ý nghĩa của cuộc sống mà chính thày đã là ngọn đuốc, là tấm gương sáng cho mọi người...
Trích comment của Blogger Khoai Tây
Thầy Nhiên, người mà tới bây giờ tớ vẫn luôn kể cho bạn tớ khi vào lớp học ngoại ngữ. Không biết là tớ có chủ quan quá hay không nhưng tớ chưa thấy ai dạy ngoại ngữ hay như Thầy! Đó là lý do mà tớ hết học-bỏ-rồi lại học tiếp nhưng AV của tớ chẳng tiến bộ là bao. Vì sao? Vì tớ cứ vào lớp là lại nhớ cái lớp AUF của mình. Thật lạ.
Thầy cứ như một phù thuỷ, bắt cả lớp học mà đứa nào cũng thấy mình đang chơi, chơi mà không biết rằng tiếng Pháp đang mê hoặc mình.
Những buổi nói chuyện thầy-trò, những lần đi chơi đến bây giờ mình vẫn nhớ. Nhớ lớp pháp văn, nhớ Thầy. Dáng gầy gầy, đôi khi đi xiêu vẹo mà lại rất hay hút thuốc (một thói quen xấu mà chính Thầy cũng công nhận). Mình vẫn nhớ câu: "Năm mươi sáu năm vẫn chạy tốt" và Thầy chửi yêu: "Cha tụi bay!" Cả bọn cười ầm.
Một phần vì lười, một phần vì công việc mà mình cũng như nhiều bạn ít đến thăm hay DT hỏi thăm Thầy.
Hôm Tết DT chúc Tết Thầy, thấy giọng Thầy vẫn khoẻ, vẫn nhận ra mình. Cảm thấy vui và hạnh phúc.
Mình nói với anh Hân : "Có nhiều khi chúng ta không biết quý những cái chúng ta đang có. Anh và các bạn anh là những học sinh khoá đặc biệt nhất, khoá học cấp 3 ngay sau GP, nên được thày nhớ lâu nhất, quan tâm nhất, cái tình ấy do hoàn cảnh lịch sử đem lại và chúng ta tự nhiên được ban tặng . " Thế nhưng, chính chúng ta lại không biết cách quý trọng điều ấy so với các đàn em của chúng ta...
5. 19 giờ tối qua, linh cửu của thày đã được di quan đến nhà nguyện của dòng nữ tử bác ái Vinh Sơn - 42 Tú Xương. Mới đầu, mình chỉ nghĩ chắc tại nhà thày chật chội, nhưng bây giờ mình mới hiểu thêm một ý nghĩa khác...Thày đã về lại nhà, nơi thày lớn lên trong tình thương của các nữ tu dòng này. Có lẽ vì thế, nên thày gắn bó thân thiết với các hoạt động của dòng ...Năm Duy lên 3 tuổi, thày đã gửi con cho các soeur Tú Xương, và Duy đã được các soeur chăm sóc súôt 3 năm tuổi thơ đầu đời
6. Duy đã sưu tầm hầu hết các bài viết của thày về phương pháp học Anh Văn trước khi con biết tác giả các bài viết đó chính là thày Nhiên bố mẹ thường nhắc. Con chép vào Blog của con, chỉ vì con tâm đắc với ý tưởng của thày, con thích cách viết hóm hỉnh, lối lập luận sắc bén, chính xác...
Ngày nọ, mình lọ mọ tìm vào Blog của thày...và tìm được mấy bài viết này, mới hay con đã tìm vào đây...trước cả mẹ nó biết bao lâu rồi....
Cũng vui...khi thấy con...càng ngày...càng có nhiều tính cách giống mẹ, và hiểu bố mẹ nhiều hơn
7. Anh Hân gặp Triệu - BNTT - trong thánh lễ an táng thày. Cùng là dân Đà Lạt, cùng tham gia Giaiphapexcel, cùng tôn giáo, nên BNTT và gia đình mình có nhiều điểm gần gũi, tương đồng...nhất là từ lúc anh Hân nhận làm bố đỡ đầu cho Tony, con của Triệu...Bác Tường - ba của BNTT - đã ở bên thày suốt cả đêm hôm qua. Anh Hân nói hôm nay, bác ngồi ở hàng ghế trên, và ngồi cạnh Frère Ba, cũng là thày dạy anh ấy năm lớp 6. Đông quá, nên anh cũng không tiện chào Frère và bác
8. Con trai Út của thày đọc lời cám ơn cộng đồng. Anh chàng này hôm nay cao, to, khác hẳn năm xưa khi xuống mình làm răng. Nói đến đây chợt nhớ...vậy là theo lời Quang - con trai thứ của thày - thì cái hàm khung năm xưa, thày làm từ lúc mình còn mở phòng mạch bên chú Luỹ - 111 Bình Thới - khoảng năm 1995 gì đó, thày vẫn còn sử dụng cho đến hôm nay, đến giờ phút lìa đời
9. Thày đi nhé !
Thày đã sống
Thày đã yêu thương
Thày luôn là người thắp lửa, thay vì nguyền rủa bóng đêm
Nhưng mình vẫn bàng hoàng...Sao thày đi vội vàng thế ???
Thày Nhiên và mẹ Thérèse de Calcutta
Lần chỉnh sửa cuối: