Tính tỷ lệ phần trăm với số âm

Liên hệ QC

Dqchi

Thành viên mới
Tham gia
4/5/20
Bài viết
2
Được thích
0
Mình phải làm báo cáo sản lượng thường xuyên, hàm tính với các số dương thì đơn giản nhưng khi gặp số âm thì tính tỷ lệ % nhìn vào thấy rất vô lý. Vậy nhờ các ace chỉ bảo giúp với.

ví dụ 1: Tháng 2 bị âm , sang tháng 3 đã tăng và đạt số dương nhưng khi so sánh với tháng trước thì tỷ lệ lại bị âm

1588640868930.png

Ví dụ 2: Tổng 3 đơn vị bị âm nhưng đơn vị B có sản lượng dương, khi so sáng tỷ lệ với tổng thì lại bị âm trong khi các đơn vị âm lại có tỷ lệ dương

1588641005647.png
 
Mình phải làm báo cáo sản lượng thường xuyên, hàm tính với các số dương thì đơn giản nhưng khi gặp số âm thì tính tỷ lệ % nhìn vào thấy rất vô lý. Vậy nhờ các ace chỉ bảo giúp với.

ví dụ 1: Tháng 2 bị âm , sang tháng 3 đã tăng và đạt số dương nhưng khi so sánh với tháng trước thì tỷ lệ lại bị âm

View attachment 236847

Ví dụ 2: Tổng 3 đơn vị bị âm nhưng đơn vị B có sản lượng dương, khi so sáng tỷ lệ với tổng thì lại bị âm trong khi các đơn vị âm lại có tỷ lệ dương

View attachment 236848
Các chỉ tiêu có khả năng có số âm dương như ví dụ, về lý thuyết không được tính các chỉ tiêu tỷ lệ theo cách ví dụ
 
Bạn phải giải thích rõ hơn về cái con số âm/dương.
Chứ nhìn vào báo cáo sản lượng mà thấy số âm là đã phi lý từ đầu rồi, chưa cần nói đến tính toán %.
Theo nguyên tắc, sản lượng là con số đo, chỉ có thể tiến về 0 chứ không thể dưới 0.
 
Bạn phải giải thích rõ hơn về cái con số âm/dương.
Chứ nhìn vào báo cáo sản lượng mà thấy số âm là đã phi lý từ đầu rồi, chưa cần nói đến tính toán %.
Theo nguyên tắc, sản lượng là con số đo, chỉ có thể tiến về 0 chứ không thể dưới 0.

Bên mình hơi đặc thù chút. Sản lượng Net trong tháng là tổng mới đặt trong tháng - tổng hủy trong tháng. Tổng hủy có thể là đã đặt từ các tháng trước nhưng sang tháng sau mới hủy và sẽ được tính vào sản lượng hủy của tháng thưc hiện lệnh hủy. Nếu sản lượng đặt mới trong tháng ít mà lại hủy nhiều thfi tổng sẽ bị âm
 
Tôi tin rằng đồ hư của tháng trước đem kết toán vào tháng sau là lối làm việc hạch toán lớp 1. Lối này ngày nay ngừoi ta đã bỏ lâu rồi, đồ của kỳ (tháng) nào thì hạch toán đúng kỳ (tháng) đó. Lý do giản dị là con số so sánh hoàn toàn vô nghĩa lý. Và một người quản lý khôn ngoan có thể lèo lái con số bổ vào kỳ để ra cho đẹp hoặc xấu hơn thực tế. Theo luật kế toán thì chưa chắc đã hợp pháp.

Tuy nhiên, nếu cơ quan bạn làm việc kiểu đó để có con số ngắm chơi thì cũng là việc của cơ quan.
Lý do chính khiến bạn có mấy con số âm là tại vì cách tính so sánh lớp 1. Theo đúng luật kỹ thuật và toán số, tỷ lệ chỉ có thể tính trên cùng đơn vị. Nhìn con số bạn tính T3 vs T2 (lại Tây) thì đã thấy đem 300 chia cho -500 (T3/T2) là một con toán phi lý rồi. Con số ấy đọc ra sao? "tháng 3 có sản lượng bằng 60% số thiếu hụt của tháng 2" ?
300 và -500 tuy cùng đơn vị đếm nhưng trị tuyệt đối của chúng không cùng đơn vị theo ý nghĩa. Một cái được đọc là số thiếu và cái kia đọc là số dư.

Với tình trạng kỳ âm kỳ dương như vậy thì chỉ có thể tính trên con số cách biệt: T3 - T2 / Abs(T2)

Chú: hỏi bài thì cố tránh viết tắt. Người khác giỏi chứ tôi thì giải bài là tập trung hết 100% não vào bài rồi, không còn chút nào dư ra để đoán mấy từ viết tắt.
 
Em cũng muốn hỏi về cách tính tỉ lệ với số âm.
Ví dụ chi phí đặt ra tháng này là -10 (chấp nhận lỗ 10 đồng). và thực tế chi phí mất X đồng.
Thế tính thê snaof ạ
 
Web KT
Back
Top Bottom