em nói để bác biết chút ít tình hình của em:
vì rong xưởng toàn máy móc tự động nên lãnh đạo không tuyển quá nhiều người. Với lại cty em cũng mới thành lập còn đang trong quá trình lắp ráp trang thiết bị, chạy thử máy móc. Cty không có bất kỳ một dữ liệu nào em có thể tham khảo bác ạ.
Trước mắt em vừa làm kho vừa làm quản lý sx. Kho thì em chỉ tạm đảm nhận thôi, em cũng đọc và hiểu nên làm gì. nhưng còn quản lý sx thì em còn mơ hồ lắm bác ạ.
Cho nên 2 bộ phận mà bác nhắc tới, cty em không có phân như vậy. Em làm quản lý sx thì tất cả các khâu em đều phải chụi trách nhiệm.
Bác có kinh nghiệm có thể cho em hỏi "nếu như em nhận được đơn đặt hàng, bước kế tiếp em nên làm như thế nào ạ"
Để nắm rõ kiến thức lập kế hoạch sản xuất, bạn nên đề xuất công ty để đi học 1 khóa ngắn hạn.
Để công việc tiến hành nhanh chóng, bạn tìm hiểu xem công ty đã có dữ liệu thống kê hay không, nếu có thì cần lấy những thứ liên quan nguồn lực sản xuất (nguyên phụ liệu; nhân công tham gia sản xuất; máy móc thiết bị, các tài liệu hướng dẫn; quy trình, đo lường sản xuất). Nếu chưa có, bạn phải xây dựng mới, việc này sẽ mất thời gian, cũng hi vọng là bạn có thể sử dụng tốt Excel.
Có đơn hàng xuống, cứ làm những gì đang có trước; chứ chờ xây dựng dữ liệu rồi mới thực hiện thì khách hàng cũng bỏ mà đi chỗ khác. Tham khảo các bước sau:
1. Lấy định mức nguyên vật liệu (BOM): cân, đo, đong, đếm vật tư nguyên liệu cấu thành 1 sản phẩm để làm định mức; tính toán vật tư nguyên liệu tồn kho có đáp ứng yêu cầu đơn hàng hay không, chưa đủ loại nào thì lập tức yêu cầu mua (tránh đang sản xuất lại chờ mua vật tư); tính luôn vật tư bao bì đóng gói. Cứ lưu thông tin mỗi loại sản phẩm đều có định mức nguyên vật liệu để làm cơ sở tính vật tư.
2. Lấy định mức sản phẩm (sản lượng đáp ứng trong 1 thời gian quy định), lên sản xuất thử, khi đã tương đối ổn định thì lấy 1 vòng chu kỳ sản xuất mất bao nhiêu thời gian, được bao nhiêu sản phẩm. Quy đổi số lượng đơn hàng cần bao nhiêu thời gian sản xuất. Mỗi sản phẩm phải lưu lại chu kỳ sản xuất để làm cơ sở cho đơn hàng sau.
3. Sắp xếp vận hành: kiểm tra số lượng máy móc thiết bị có thể vận hành sản xuất cho sản phẩm như đơn hàng, tương ứng với số lượng nhân công có thể vận hành sản xuất, kết hợp định mức sản xuất ở bước 2 và thời gian giao hàng để sắp xếp.
Phần này QLSX nên nắm: thiết lập bảng thông số máy để biết năng lực đáp ứng; bảng năng lực nhân sự để bố trí nhân công phù hợp; thiếp lập quy trình sản xuất; hướng dẫn vận hành; tiêu chuẩn và kiểm soát chất lượng sản phẩm; ...
4. Theo dõi tiến độ và điều chỉnh kế hoạch: kế hoạch chỉ là phần dự đoán tương đối, khi thực hiện có những phát sinh xảy ra không đúng theo lộ trình, QLSX phải theo dõi và điều chỉnh phù hợp, trường hợp bất khả kháng nên báo cho BGĐ và P.KD để làm việc với khách hàng. Đây là phần quan trọng của kế hoạch sản xuất. Tôi đã gặp một số bạn chủ quan cho mình giỏi lập kế hoạch, nhưng khi triển khai không bám sát tiến độ, không có khả năng giải quyết sự cố, đẩy trách nhiệm cho sản xuất, cuối cùng công ty lãnh hậu quả.
Cứ làm từ từ, nhưng tất cả cần được thống kê đầy đủ, kế hoạch mà không có số liệu thông kê thì không có cơ sở để lập kế hoạch, nên nhớ là vậy.