Dùng VBA trong EXCELL tìm điểm A trong Autocad

Liên hệ QC

tranvanhung2009

Thành viên hoạt động
Tham gia
1/3/11
Bài viết
128
Được thích
18
Xin chào cả nhà.
Mình có 1 file cad chứa 1 đường tròn O bán kính OF. Đã biết chiều dài cung IA = c xuất phát từ điểm I(a,b). Đường thẳng l đi qua I vuông góc với trục Ox.
Mình cần dùng VBA trong Excell dùng vòng lặp để xác định điểm A với điều kiện: Điểm A thuộc đường tròn tâm O bán kính F và đường thẳng l tiếp tuyến với cung IA tại I.
Rất mong mọi người giúp đỡ.
 

File đính kèm

  • tìm điểm A.rar
    62.3 KB · Đọc: 7
...
Mình cần dùng VBA trong Excell dùng vòng lặp để xác định điểm A với điều kiện: Điểm A thuộc đường tròn tâm O bán kính F và đường thẳng l tiếp tuyến với cung IA tại I.
Rất mong mọi người giúp đỡ.
VBA là bản quyền của Microsoft. Tôi không chắc cái phần mềm Excell gì đó chạy được đâu.
 
Upvote 0
Xin chào cả nhà.
Mình có 1 file cad chứa 1 đường tròn O bán kính OF. Đã biết chiều dài cung IA = c xuất phát từ điểm I(a,b). Đường thẳng l đi qua I vuông góc với trục Ox.
Mình cần dùng VBA trong Excell dùng vòng lặp để xác định điểm A với điều kiện: Điểm A thuộc đường tròn tâm O bán kính F và đường thẳng l tiếp tuyến với cung IA tại I.
Rất mong mọi người giúp đỡ.
Nếu là CAD, tốt nhất dùng VBA trong CAD, hoặc dùng ngôn ngữ LISP để làm
Và trên hết nên sang diễn đàn CAD sẽ nhanh và chuyên hơn
 
Upvote 0
Excel và AutoCAD có mối quan hệ khá thân thiết. :)
Có khá nhiều addins làm việc qua lại giữa hai phần mềm này.
 
Upvote 0
Thực ra bài toán là xác định tọa độ của A, tức đơn thuần là tính toán. Tính toán thì tính ở đâu cũng được, và thực ra chẳng cần vòng lặp gì cả.

Bài toán với phát biểu hiện tại thì không xác định. Có 2 đường tròn cùng tiếp xúc với l tại điểm I. Chúng nằm ở 2 phía của đường thẳng l, đối xứng với nhau qua trục l.

Cũng nên cho biết a và b âm hay dương. Tức điểm I nằm ở phần tư thứ I, II, III hay IV của mặt phẳng toạ độ (mặt phẳng tọa độ được chia làm 4 phần tư bởi 2 trục x và y).

Tôi viết những điều trên (2 đường tròn, a và b âm dương) khi chưa tải tập tin. Vì hiện tại tôi chưa tải được tập tin do máy có trục trặc.
--------------------------------

Tôi đã tải được tập tin nhưng đó là tập tin của AutoCAD mà tôi lại không có để mở. Nếu muốn tính toán tọa độ của A dùng Excel thì phải có: bán kính đường tròn r (đã cho), độ dài cung IA = c (đã cho), đường tròn và gốc toạ độ nằm cùng phía hay khác phía so với đường thẳng l (chưa cho).

Còn một điều tôi quên là thậm chí xác định được đường tròn và gốc tọa độ nằm cùng phía hay khác phía so với đường thẳng l thì luôn có 2 điểm A thỏa điều kiện. Chúng nẳm đối xứng với nhau qua trục k, với k là đường thẳng vuông góc với l và đi qua điểm I. Bạn định tính tọa độ cho điểm A nào (chưa cho)?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Upvote 0
Nếu là CAD, tốt nhất dùng VBA trong CAD, hoặc dùng ngôn ngữ LISP để làm
Và trên hết nên sang diễn đàn CAD sẽ nhanh và chuyên hơn

Thực ra bài toán là xác định tọa độ của A, tức đơn thuần là tính toán. Tính toán thì tính ở đâu cũng được, và thực ra chẳng cần vòng lặp gì cả.

Bài toán với phát biểu hiện tại thì không xác định. Có 2 đường tròn cùng tiếp xúc với l tại điểm I. Chúng nằm ở 2 phía của đường thẳng l, đối xứng với nhau qua trục l.

Cũng nên cho biết a và b âm hay dương. Tức điểm I nằm ở phần tư thứ I, II, III hay IV của mặt phẳng toạ độ (mặt phẳng tọa độ được chia làm 4 phần tư bởi 2 trục x và y).

Tôi viết những điều trên (2 đường tròn, a và b âm dương) khi chưa tải tập tin. Vì hiện tại tôi chưa tải được tập tin do máy có trục trặc.
--------------------------------

Tôi đã tải được tập tin nhưng đó là tập tin của AutoCAD mà tôi lại không có để mở. Nếu muốn tính toán tọa độ của A dùng Excel thì phải có: bán kính đường tròn r (đã cho), độ dài cung IA = c (đã cho), đường tròn và gốc toạ độ nằm cùng phía hay khác phía so với đường thẳng l (chưa cho).

Còn một điều tôi quên là thậm chí xác định được đường tròn và gốc tọa độ nằm cùng phía hay khác phía so với đường thẳng l thì luôn có 2 điểm A thỏa điều kiện. Chúng nẳm đối xứng với nhau qua trục k, với k là đường thẳng vuông góc với l và đi qua điểm I. Bạn định tính tọa độ cho điểm A nào (chưa cho)?
Cám ơn bác đã đọc bài.
Vì cần dùng VBA để mình tính ra được nhiều điểm A trên excell
Em dự kiến sẽ xuất các tâm và bán kính ra exell. Sau đó sẽ dùng vòng lặp trong VBA để tính toàn bộ điểm A.
Em đã đưa về dạng file cell để mọi người có thể tiện xem ạ
 

File đính kèm

  • Tinh diem A.xls
    97.5 KB · Đọc: 8
Upvote 0
Bây giờ có hình thì mới thấy hơi khác với cái mà tôi tưởng tượng trước khi có hình. Nhưng ta đã biết:
- tọa độ của tâm O là (0; 0), tức tâm O nằm ở gốc tọa độ.
- điểm I nằm ở phần tư I của mặt phẳng tọa độ.
- tâm O và O' nằm ở 2 phía khác nhau của đường thẳng l.
- đường tròn O' tiếp xúc với l tại điểm I, tâm O' nằm trên đường thẳng song song với trục Ox và đi qua điểm I.

Theo tôi thì làm như sau ...

Gọi góc OO'A là α, góc IO'O là α'. α và α' đều tính bằng radian. Gọi bán kính đường tròn O' là R, bán kính đường tròn O là r.

TAN(α') = y/(x + R)
=> α' = ATAN(y/(x + R))

Theo định lý cos trong tam giác OO'A có: r² = R² + OO'² - 2*R*OO'*cos(α)
=> cos(α) = (R² + OO'² - r²) / (2*R*OO')
=> α = ACOS((R² + OO'² - r²) / (2*R*OO'))

Góc IO'A = α' + α = ATAN(y/(x + R)) + ACOS((R² + OO'² - r²) / (2*R*OO')) *

Ta biết rằng góc ở tâm O' có độ lớn 1 radian thì chắn cung có chiều dài bằng bán kính đường tròn, vậy góc IO'A = α' + α chắn cung IA có độ lớn bằng R*(α' + α)

=> cung_IA = R*(α' + α) = R*ATAN(y/(x + R)) + ACOS((R² + OO'² - r²) / (2*R*OO')) **

Theo Pitago thì OO'² = y² + ̣(x + R)² => OO' = √(y² + ̣(x + R)²)

Thay các giá trị OO'² và OO' vào ** ta có:

cung_IA = R*ATAN(y/(x + R)) + ACOS((R² + y² + ̣(x + R)² - r²) / (2*R*√(y² + ̣(x + R)²))) ***

Như vậy cung_IA là hàm một biến R (x, y, r cho trước).

Công việc:
- Ta chọn giá trị R đủ lớn (hoặc R = r - x)
- Trong vòng lặp FOR giảm dần giá trị R (hoặc tăng dần giá trị R)
- Với mỗi vòng FOR tính giá trị cung_IA theo công thức ***. Nếu giá trị cung_IA khác giá trị cung IA cho trước không quá một sai số cho trước (đủ nhỏ) thì kết thức vòng lặp.

Gọi H là chân đường vuông góc hạ từ A xuống IO' ta có:
- HO' = R*cos(α' + α) ****
- AH = R*sin(α' + α) *****

Tính được R rồi thì tính được α' + α theo *, và theo **** tính được HO', theo ***** tính được AH

Tọa độ x của A = x + R - HO'
Tọa độ y của A = -(AH - y)

Hi vọng không nhầm lẫn.

autocad.JPG
 
Upvote 0
Em thấy hướng đi của bác rất ổn.
Đây là file Excel của em cần viết vòng lặp để tính điểm A.
Bác batman1 xem và giúp đỡ ạ
 

File đính kèm

  • Tinh diem A.xls
    97.5 KB · Đọc: 4
Lần chỉnh sửa cuối:
Upvote 0
Em thấy hướng đi của bác rất ổn.
Đây là file Excel của em cần viết vòng lặp để tính điểm A.
Bác batman1 xem và giúp đỡ ạ
Trước hết về sơ suất. Trong bài #8 do sơ suất mà tôi dùng thiếu cặp dấu ().
1. Không phải
cung_IA = R*(α' + α) = R*ATAN(y/(x + R)) + ACOS((R² + OO'² - r²) / (2*R*OO')) **

mà phải là

cung_IA = R*(α' + α) = R*(ATAN(y/(x + R)) + ACOS((R² + OO'² - r²) / (2*R*OO'))) **

2. Không phải
cung_IA = R*ATAN(y/(x + R)) + ACOS((R² + y² + ̣(x + R)² - r²) / (2*R*√(y² + ̣(x + R)²))) ***

mà phải là

cung_IA = R*(ATAN(y/(x + R)) + ACOS((R² + y² + ̣(x + R)² - r²) / (2*R*√(y² + ̣(x + R)²))))***
---------------
Tôi không biết dữ liệu của bạn có cùng đơn vị không. Giả sử đơn vị trục là một đoạn nào đó (1 mm, 2 cm, 5 m - tùy ý - được lấy làm đơn vị trên trục Ox và Oy). Lúc đó dữ liệu đầu vào phải cho với cùng 1 đơn vị trục. Vd. r = 50, Ix = 23, Iy = 10, cungIA = 123 thì có nghĩa: bán kính = 50 đơn vị, Ix = 23 đơn vị, Iy = 10 đơn vị, và cungIA = 123 đơn vị.

Nếu các con số trong dữ liệu được cho với cùng 1 đơn vị đo lường thì tôi thấy có dữ liệu có vẻ vô lý. Theo đánh giá sơ bộ của tôi thì cung IA của đường tròn O' không thể lớn hơn đường kính của đường tròn O. Trong khi đó thì dữ liệu tôi nêu trên cho thấy cung IA = 123 > 100 = đường kính của đường tròn O.

Tôi không biết bạn lấy dữ liệu từ đâu, và chúng có tồn tại không. Bạn có chắc là có dữ liệu thực như dòng 6 trong tập tin, và bạn cần tính tọa độ của điểm A? Hay bạn muốn thử tìm xem liệu có vòng tròn O' thỏa điều kiện là cho cung IA = 123, và nếu thỏa thì tính tọa độ điểm A?

Bạn xem tập tin tôi đính kèm. Tôi dùng sai số là sai_so = 0.1. Trước khi vào vòng lặp thì bán kính vòng tròn O' được đặt R1 = r - Ix . Trong mỗi vòng lặp nếu so sánh không thỏa thì R1 được tăng thêm một lượng bằng buoc_nhay = 1. Cả sai_so va buoc_nhay đều có thể thay đổi khi gọi hàm tinh_cung. Để có thể ra khỏi vòng lặp khi không tìm thấy thì code chỉ xét bán kính đường tròn O' không lớn hơn 500 lần bán kính đường tròn O. Khi tăng dần bán kính đường tròn O' mà vượt 500 lần bán kính đường tròn O thì ra khỏi vòng lặp. Nếu tìm thấy thì ra khỏi vòng lặp.

Để test thì chạy sub toadoA.

Tôi không còn gì để nói thêm nữa. Nếu cần thì bạn hãy tự tìm nhé.
 

File đính kèm

  • Tinh diem A.xls
    111 KB · Đọc: 8
Upvote 0
Trước hết về sơ suất. Trong bài #8 do sơ suất mà tôi dùng thiếu cặp dấu ().
1. Không phải
cung_IA = R*(α' + α) = R*ATAN(y/(x + R)) + ACOS((R² + OO'² - r²) / (2*R*OO')) **

mà phải là

cung_IA = R*(α' + α) = R*(ATAN(y/(x + R)) + ACOS((R² + OO'² - r²) / (2*R*OO'))) **

2. Không phải
cung_IA = R*ATAN(y/(x + R)) + ACOS((R² + y² + ̣(x + R)² - r²) / (2*R*√(y² + ̣(x + R)²))) ***

mà phải là

cung_IA = R*(ATAN(y/(x + R)) + ACOS((R² + y² + ̣(x + R)² - r²) / (2*R*√(y² + ̣(x + R)²))))***
---------------
Tôi không biết dữ liệu của bạn có cùng đơn vị không. Giả sử đơn vị trục là một đoạn nào đó (1 mm, 2 cm, 5 m - tùy ý - được lấy làm đơn vị trên trục Ox và Oy). Lúc đó dữ liệu đầu vào phải cho với cùng 1 đơn vị trục. Vd. r = 50, Ix = 23, Iy = 10, cungIA = 123 thì có nghĩa: bán kính = 50 đơn vị, Ix = 23 đơn vị, Iy = 10 đơn vị, và cungIA = 123 đơn vị.

Nếu các con số trong dữ liệu được cho với cùng 1 đơn vị đo lường thì tôi thấy có dữ liệu có vẻ vô lý. Theo đánh giá sơ bộ của tôi thì cung IA của đường tròn O' không thể lớn hơn đường kính của đường tròn O. Trong khi đó thì dữ liệu tôi nêu trên cho thấy cung IA = 123 > 100 = đường kính của đường tròn O.

Tôi không biết bạn lấy dữ liệu từ đâu, và chúng có tồn tại không. Bạn có chắc là có dữ liệu thực như dòng 6 trong tập tin, và bạn cần tính tọa độ của điểm A? Hay bạn muốn thử tìm xem liệu có vòng tròn O' thỏa điều kiện là cho cung IA = 123, và nếu thỏa thì tính tọa độ điểm A?

Bạn xem tập tin tôi đính kèm. Tôi dùng sai số là sai_so = 0.1. Trước khi vào vòng lặp thì bán kính vòng tròn O' được đặt R1 = r - Ix . Trong mỗi vòng lặp nếu so sánh không thỏa thì R1 được tăng thêm một lượng bằng buoc_nhay = 1. Cả sai_so va buoc_nhay đều có thể thay đổi khi gọi hàm tinh_cung. Để có thể ra khỏi vòng lặp khi không tìm thấy thì code chỉ xét bán kính đường tròn O' không lớn hơn 500 lần bán kính đường tròn O. Khi tăng dần bán kính đường tròn O' mà vượt 500 lần bán kính đường tròn O thì ra khỏi vòng lặp. Nếu tìm thấy thì ra khỏi vòng lặp.

Để test thì chạy sub toadoA.

Tôi không còn gì để nói thêm nữa. Nếu cần thì bạn hãy tự tìm nhé.


Chân thành cám ơn bác.
Chúc bác sức khỏe và có nhiều đóng góp cho diễn đàn
Một lần nữa rất cám ơn bác!
 
Upvote 0
Web KT
Back
Top Bottom